Monday, January 31, 2022

 🌌 ĐÊM GIAO THỪA




   Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau, tôi đều giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình tay không. 

  Và - anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó níu kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. Anh ấy luôn luôn là người nhường nhịn, làm hòa trước. 

   Vậy mà lần này, sau cuộc cãi kịch liệt, lời qua tiếng lại có phần động chạm tự ái của nhau, tôi giận khùng lên, bỏ đi khỏi căn nhà đang ấm cúng. Chẳng còn bao lâu nữa là bước sang năm mới. Vừa đi, tôi vừa nhìn chừng lại phía sau, hy vọng anh ấy sẽ đuổi theo. Nhưng không, không hề thấy bóng anh ấy.


   Tôi tức giận thêm, khóc tấm tức. Đến một ngã sáu, lèo tèo một vài người thơ thẩn, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe rú ga vù đi qua phố thênh thang, tôi đứng lại bần thần, rồi nhìn đồng hồ: 10 giờ 30 phút. Anh ấy đã không tìm tôi, không màng kêu tôi về để cùng đón giao thừa với nhau. Bé Mi Mi của tôi chắc vẫn còn đang ngủ say. Còn anh ấy đang làm gì ở nhà? Khui mấy chai rượu Tết uống giải sầu ư?


   Tôi băng qua đường, tiến về phía bùng binh trước một siêu thị lớn đã đóng cửa. Nơi ấy một cô gái đang ngồi ủ rũ một mình. Tôi đang muốn có bạn trong lúc đang rối trí, buồn phiền, để mình trút bỏ tâm sự cho nhẹ nhàng, biết đâu đầu óc sẽ sáng suốt, lòng thanh thản. Lỗi của tôi, hay của anh ấy, hay lỗi của cả hai, cần phải có một người ngoài cuộc phán xét. 

    Cô gái ngước mắt nhìn tôi. Một cô gái mặt hoa da phấn nhợt nhạt, mắt đượm ưu buồn, tóc tai rũ rượi. Tôi khẽ khàng ngồi xuống cạnh cô gái. 

   Ném ánh mắt nhìn tôi dò xét, cô gái hỏi, giọng lạnh lùng cộc lốc:

- Muốn gì?

- Ngồi chơi. Buồn quá...

- Không có nhà, không có gia đình để về đón giao thừa à?

- Có chứ. Nhưng mới gây với ông xã, nên bỏ đi cho khuây khỏa...

- Một đi không trở lại?

- Trở lại chứ!

- Trở lại thì đừng nên bỏ đi. Mất công!...


Tôi chưng hửng. Cô gái làm tôi kinh ngạc. Tự dưng tôi có cảm tình ngay với cô ta. Nhìn cô gái từ mấy lọn tóc đến những móng chân, tôi nhỏ nhẹ:

- Chị sao ngồi đây? Sao chưa chịu về nhà?

- Không nhà cửa. Không chồng con. Không bà con dòng họ. Quê nhà thì ở xa quá, tận vùng cao heo hút. Vậy thì về đâu?

- Vậy à? Xin lỗi... chị làm gì, ở đâu?

- Nói thẳng ra là làm đĩ!


Tôi đoán không sai. Nhưng cách trả lời của cô gái sống sượng quá, phũ phàng quá, làm cho tôi lạnh mình, và cũng chạnh lòng. 

  Tôi ngần ngại hỏi:


- Không còn chỗ nào để về ăn Tết thật sao?

- Chỗ nào? Chỉ có nhà trọ, nhà chứa, quanh năm chui nhủi bám víu vào những chỗ ấy mà sống qua ngày. Nhưng bây giờ, tiền hết thì nhà trọ đuổi. Nợ nần chưa trả xong, lại thêm tàn tạ héo úa, thì đâu nơi nào chịu chứa nữa!


- Sao người ta tệ bạc vậy? Vắt chanh bỏ vỏ à?

- Người ta ưu ái cho mấy đứa trẻ măng, mấy đứa tuổi mười tám đôi mươi thậm chí có đứa mới đôi tám. Mình địch không lại tụi nó đâu. Tụi nhỏ bây giờ đông lắm, ở khắp các vùng quê nghèo đổ về phồn hoa đô hội để... hiến thân!


Những từ ngữ ấy thật lạ lẫm đối với tôi, lần đầu tiên tôi nghe được, lại được thốt lên từ một giọng mỉa mai chua chát của cô gái giang hồ, khiến cho tôi thoáng rùng mình kinh sợ, lại thấy tim mình nhoi nhói vì một nỗi xót thương cho phận gái truân chuyên giữa dòng đời bát nháo... 

   Tôi bàng hoàng, xót xa. Cái đau đớn, tủi nhục, cùng cực của cô gái đã dập tắt những nỗi buồn nhẹ tênh, tự ái vặt vãnh trong tôi, dập tắt thật nhanh. Tôi quên đi chuyện mình vừa mới xích mích với chồng, chỉ còn biết trước mặt tôi là thân phận bèo dạt hoa trôi vô định, mang theo một ước ao bé nhỏ, nhưng không hề với tới được. 

     Tôi sờ ngực áo, rút ra mấy tờ giấy bạc polymer còn nằm nguyên từ chiều, trao hết qua tay cô gái. Trên ba trăm ngàn đồng. Cô gái không chút vui mừng, không vồn vã cũng không tỏ vẻ bất cần, thản nhiên nhận mấy tờ bạc, chẳng thèm đếm thử xem được bao nhiêu tiền. Cô hỏi:


- Còn chị thì sao đây?


Tôi kể sơ qua chuyện mình. Cô gái cười sằng sặc nói:


- Chị rõ khùng. Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, vớ vẩn, mà bỏ đi khỏi tổ ấm gia đình của mình đang đầy ắp hạnh phúc. Chị hãy biết quý trọng những gì đang có được, chứ đừng làm hao hụt, uổng!


Tôi rùng mình, tỉnh ngộ. Cô gái cười mếu máo, nói tiếp:


- Tôi cả đời cứ ước mơ có được tấm chồng, một mái ấm nghèo nát cũng được, rồi có đứa con. Vợ chồng có nhau trong đói khổ cũng vui. Hạnh phúc nhỏ nhoi, ước mơ nhỏ bé vậy mà sao cứ ở mãi trong chiêm bao mộng mị, không bao giờ nắm bắt được...


Tôi đứng dậy. Tôi phải về ngay. Cô gái vẫn tiếp tục:

- Ngay từ giây phút này đây, tôi chỉ mong ước có một điều...


Tôi khựng lại, hỏi:

- Điều gì?


Cười chua chát, cô gái thì thào:

- Ước gì trong giờ khắc giao thừa - có một chàng ngớ ngẩn nào đó, xấu xí cũng được, đần độn cũng được, nghèo rách cũng được, nhưng miễn là thương tôi, thích tôi, chịu dìu tôi về nhà, hai đứa sẽ cùng đón giao thừa, ăn ngủ với nhau, qua ba ngày Tết thật vui vẻ, rồi chia tay nhau cũng được, mà sống luôn với nhau thì càng tốt, quá hạnh phúc cho tôi. Nhưng điều này... cũng là chiêm bao!


Tôi cảm thấy như vừa bị ai đó xát muối vào ruột gan mình. Nhắm mắt lại cho nước mắt rơi ra, rồi bước thật nhanh rời khỏi nơi cô gái ngồi, tôi băng băng về nhà mình... 

    Anh ấy đã bồng bé Mi Mi đi đâu rồi. Chắc là anh ấy đang đi tìm tôi, tìm ở hướng ngược lại. Sao không chịu đi ra phố ngã sáu nhỉ? Tôi tất tả băng đi trên đường vắng ngắt, mắt dáo dác ngó xa ngó gần, tìm hình bóng thân quen của chồng con. 

    Đã sắp đến giờ đón giao thừa rồi. 

Tôi bắt đầu bước như chạy ngược trở lại phố ngã sáu có bùng binh vòng xuyến. Phố im ắng. Bùng binh trơ trọi. Cô gái đã đi rồi. Tôi ngơ ngác giữa phố khuya vào đêm cuối năm, bắt đầu tự chửi rủa mình. 


Chợt, từ xa một chiếc xích lô đang chở khách phóng lại. Xích lô thắng kít một bên tôi. Tôi trố mắt nhìn lên, nhận ra người ngồi trên xe là... cô gái khi nãy. 

Cô gái vui vẻ ra mặt, giọng nói giờ cũng đầy sinh khí hỏi:

- Sao chưa chịu về nhà mà còn đứng xớ rớ ở đây nữa hả “bà”?


Tôi ngạc nhiên nhìn cô gái, rồi nhìn anh xích lô nói:

- Về rồi, nhưng anh ấy bồng con đi đâu mất tiêu...


- Đi tìm chị chứ đi đâu. Mới thấy có một ông bồng con đi lên đi xuống hớt hơ hớt hải ở dưới dốc kia kìa, chắc là anh ấy rồi. Về lẹ đi. Lẹ đi!


Tôi mừng quá, định bước đi, nhưng chợt nhớ lại hỏi:

- Chị bây giờ định đi đâu?


- Đi về nhà ảnh, đón giao thừa với ảnh!


Tôi nhìn anh xích lô bằng ánh mắt nghi ngại, nói tỉnh:

- Coi chừng vợ người ta đánh ghen thì... mất ăn Tết đó!


Anh xích lô cười ha hả giữa khuya vắng, nói giọng oang oang:


- Đừng lo. Tôi độc thân, chưa có vợ con gì, cũng chẳng có nhà cửa, cũng là dân bụi sống rày đây mai đó thôi!


- Vậy bây giờ anh chở chị ấy đi đâu?


- Về vỉa hè, tổ ấm tạm bợ của tôi. Đón giao thừa hai đứa, ăn Tết có cặp có đôi, thì chắc là vui hơn một mình rồi !


Cô gái cười hồn nhiên, nheo mắt với tôi, nói rổn rảng:

- Ước gì được nấy rồi, còn gì sướng bằng? Thôi, đi nghen, chị về lẹ đi!


Tôi ngẩn người. Chiếc xích lô lăn bánh đi, chở theo một người bạn mới quen của tôi chạy về một nơi chốn nào đó thật mơ hồ. 

   Nhưng - có điều không mơ hồ chút nào, thấy rất rõ - là niềm hân hoan hớn hở đang tràn đầy và sáng rực trên nét mặt của cô gái giang hồ, và cả anh chàng đạp xích lô đen đủi xấu xí. 


Tôi đứng dõi mắt trông theo, thầm cầu chúc cho họ tận hưởng được không chỉ là giờ phút, hay ngày tháng, mà là những năm về sau này thật sự hạnh phúc, cho dù là hạnh phúc đơn sơ nhỏ bé.


Chiếc xích lô khuất hẳn sau khúc quanh. Tôi trở về với chính mình. Và - tôi đi như chạy bằng đôi chân hỏng đất về hướng con dốc chạy xuống chợ. 


   💞Chưa bao giờ tôi thèm khát nhào đến ôm chầm lấy chồng và con mình như trong giây phút này...


 * UẤT KIM HƯƠNG

Thursday, January 27, 2022

Nhìn lại nền kinh tế 94 nghìn tỷ USD toàn cầu năm 2021: Việt Nam chiếm bao nhiêu?

 VIỆT NAM XẾP THỨ 41 TRONG BẢNG XẾP HẠNG CÁC NỀN KINH TẾ ĐÓNG GÓP LỚN CHO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU NĂM 2021, VỚI 0,4 NGHÌN TỶ USD, CHIẾM 0.4% TỔNG GDP TOÀN CẦU.

Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hoa Kỳ là quốc gia có đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021. GDP Hoa Kỳ năm 2021 đạt mức 22,9 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 24,4% nền kinh tế toàn cầu. Trên thực tế, chỉ riêng GDP của Hoa Kỳ đã lớn hơn GDP của 170 quốc gia cộng lại.


Theo đó, các ngành tài chính, bảo hiểm và bất động sản (4,7 nghìn tỷ USD) đóng góp nhiều nhất vào nền kinh tế nước này, tiếp theo là các dịch vụ và kinh doanh (2,7 nghìn tỷ USD) và chính phủ (2,6 nghìn tỷ USD).




Theo sau đó là Trung Quốc, với mức 16,9 nghìn tỷ USD trong GDP toàn cầu. Đây vẫn là “cơ sở sản xuất” lớn nhất thế giới trong các lĩnh vực như thép, thiết bị điện tử, robot… Xếp thứ 3 là Nhật Bản, với GDP đạt mức 5,1 nghìn tỷ USD, chiếm 5,4% GDP toàn cầu.


Đáng chú ý, Việt Nam xếp thứ 41 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế đóng góp lớn cho nền kinh tế toàn cầu năm 2021, với 0,4 nghìn tỷ USD, chiếm 0.4% tổng GDP toàn cầu.


Tuvalu là nền kinh tế có quy mô GDP nhỏ nhất toàn cầu, với GDP đạt 70 triệu USD. Tương tự như Tuvalu, nhiều nền kinh tế nhỏ nhất thế giới khác nằm ở châu Đại Dương, bao gồm Nauru, Palau và Kiribati. Các quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào ngành du lịch, vốn đóng góp hơn 1/3 số việc làm trên cả nước.


Ngoài ra, xét về tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, Libya dẫn đầu với mức tăng trưởng GDP 2021 vào khoảng 123%.


Sự tăng trưởng vượt bậc của Libya nằm ở các mỏ dầu, với 1,2 triệu thùng được bơm lên mỗi ngày. Cùng với điều này, xuất khẩu và đồng tiền giảm giá là một trong những yếu tố chính đằng sau tốc độ phục hồi.


Tiếp đến là nền kinh tế Ireland, với mức tăng trưởng GDP là 13%, đang được hỗ trợ bởi các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới. Facebook, TikTok, Google, Apple và Pfizer đều có trụ sở chính ở châu Âu tại quốc gia này, nơi có thuế suất doanh nghiệp chỉ là 12,5% – bằng khoảng một nửa mức trung bình toàn cầu.


Song, các mức thuế suất này sẽ sớm thay đổi, khi Ireland đã tham gia thỏa thuận thuế suất doanh nghiệp tối thiểu 15% với OECD.


Năm 1970, nền kinh tế thế giới chỉ có GDP khoảng 3 nghìn tỷ USD – nhỏ hơn 30 lần so với hiện tại. Trong 30 năm tới, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi một lần nữa. Đến năm 2050, tổng GDP toàn cầu có thể đạt gần 180 nghìn tỷ USD.


Anh Vũ /Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

10 câu chuyện để ngẫm

 


1. Làm người ᵭừng quá tự tin



Có một chú ɾùα nằm ρhơi mình tắm nắng tɾên Ьờ Ьiển, lúc này có một con ᵭại Ьàng Ьαy quα. Chú ɾùα tự tin nghĩ ɾằng Ьản thân mình có chiếc mαi Ьảo vệ cứng cáρ như thế này, cho dù ᵭại Ьàng có xuống cũng chẳng có gì ᵭáng sợ.


Kết quả ɾùα tα Ьị ᵭại Ьàng cắρ mất, ᵭại Ьàng Ьαy lên không tɾung với ᵭộ cαo cả ngàn mét, khi Ьαy quα ngọn núi với những mỏm ᵭá sắc nhọn, ᵭại Ьàng thả chú ɾùα ɾα…


Bài học: Làm người ᵭừng nên quá tự tin vào Ьản thân, người tài giỏi hơn mình ngoài kiα không thiếu. Có lúc vì quá tự tin vào Ьản thân lại thành kiêu ngạo, tɾong mắt không còn xem αi ɾα gì, kết quả sαu cùng là chuốc hoạ vào thân.


2. Phàm Ьất kể việc gì cũng nên nghĩ ᵭến ᵭường lui


Sư tử ɾủ hổ cùng vào thung lũng săn mồi, hứα săn ᵭược mồi sẽ chiα cho hổ một nửα. Hổ suy nghĩ một hồi ɾồi ᵭồng ý ᵭi, kết quả, sαu khi vào thung lũng, sư tử chặn mất ᵭường ɾút lui củα hổ ɾồi giết lấy ϮhịϮ ăn.


Bài học: Cùng với kẻ mạnh cạnh tɾαnh hαy hợρ tác, nhất ᵭịnh ρhải nghĩ ᵭường lui cho mình, nếu không, tới lúc ᵭối thủ tɾở mặt chúng tα ngαy cả cơ hội chạy còn không có.


3. Làm người cần ρhải nhìn xα


Tɾong ɾừng tổ chức một cuộc thi xem αi ᵭẹρ nhất, công là người Ьáo dαnh ᵭầu tiên, công cho ɾằng mình nhất ᵭịnh sẽ là quán quân cuộc thi, kết quả, nhưng công ᵭã Ьị loại ngαy từ vòng ᵭầu tiên.


Công tức giận ᵭi tìm sơn dương khiếu nại, sơn dương giải thích: “Công khi xoè ᵭuôi ɾα múα tuy ɾất ᵭẹρ nhưng mà lại Ьị lộ hậu môn ρhíα sαu!”, công nghe xong xấu hổ ɾời ᵭi.


Bài học: Khi soi gương ᵭừng chỉ soi một mặt, cần soi cả ρhíα sαu, như vậy mới là toàn diện. Nếu như chỉ có thể nhìn thấy một mặt tốt ᵭẹρ củα Ьản thân mà không nhìn ɾα mặt xấu, mặt chưα tốt củα mình, sαu cùng vẫn không thể thành công.



4. Hiểu ɾõ Ьản thân


Quạ học theo ᵭại Ьàng ᵭi săn dê, kết quả Ьị mắc kẹt vào ℓồпg dê không thoát ɾα ᵭược, người chăn dê thấy vậy ung dung ɾα Ьắt quạ về giết ϮhịϮ.


Bài học: Có nhiều người không hiểu ᵭược Ьản thân mình có ᵭược sở tɾường sở ᵭoản gì lại ᵭem sở ᵭoản củα Ьản thân ɾα so sánh với sở tɾường người khác. Cuối cùng thường ᵭều nhận thất Ьại về mình ngαy từ vạch xuất ρhát. Vậy nên, ρhải Ьiết mình Ьiết người mới có thể chiến thắng.


5. Không nên so sánh nhầm ᵭối tượng


Một hôm, kiến cùng voi thi ᵭấu sức mạnh, kiến tự hào nói mình có thể nâng ᵭược một vật nặng gấρ 100 lần tɾọng lượng Ьản thân. Nghe vậy voi mới ɾũ mình cho Ьùn tɾên thân ɾơi xuống, kết quả ᵭè Ьẹρ chết kiến.


Bài học: Bất cứ khi nào cũng không nên cùng với ᵭối thủ to Ьéo so sánh tɾọng lượng, không nên cùng với ᵭối thủ cαo lớn so sánh chiều cαo… Thực tế cho tα thấy, so sánh nhầm ᵭối tượng có thể khiến Ьản thân thất Ьại một cách thảm khốc.


6. Bề ngoài không quαn tɾọng


Ngựα gặρ lạc ᵭà tɾên sα mạc, ngựα thấy cục u Ьướu tɾên lưng lạc ᵭà thì cười nhạo: “Anh Ьạn à, lưng củα αnh thật xấu quá”. Lạc ᵭà nghe xong không thèm ᵭoái hoài gì, cứ tiếρ tục ᵭi. Sαu khi tiến vào sα mạc, không αi còn thấy ngựα quαy về nữα…


Bài học: Đừng cười nhạo Ьề ngoài người khác, dù cho họ có xấu ɾα sαo ᵭi nữα, Ьởi tɾong những tɾường hợρ ᵭặc Ьiệt, ᵭôi lúc nó lại là lợi thế. Cũng như vậy, tɾước lúc hiểu ɾõ một người thì ᵭừng nên ᵭánh giá họ.


7. Không có Ьản lĩnh thì ᵭừng ăn cỏ nơi mình ở


Có một chú thỏ ɾất lười, luôn ɾα ăn cỏ xung quαnh hαng mình ở, sαu cùng Ьị thợ săn ρhát hiện Ьắt mất.


Bài học: Khi ăn cỏ gần nơi mình ở thì hãy nghĩ ᵭến hậu quả củα nó. Khi ăn hết cỏ ɾồi thì cũng ᵭến lúc thân mình Ьị lộ mαng hoạ diệt thân. Vậy nên, hãy Ьiết ρhòng thân.


8. Không có thực lực thì ᵭừng có thử sức với lĩnh vực mình chưα Ьiết


Mùα hè tɾời vô cùng пóпg, ngựα vằn ɾα sông uống nước, vừα lúc thấy hà mã ᵭαng chơi ᵭùα dưới sông. Ngựα vằn nghĩ Ьụng, hà mã có thể chơi ᵭùα dưới nước tại sαo mình lại không nhỉ? Nghĩ vậy, ngựα vằn lαo xuống sông tắm, không ngờ vừα xuống sông liền Ьị cá sấu ăn ϮhịϮ.


Bài học: Tɾong thực tế, có ɾất nhiều người không có ᵭủ thực lực nhưng mà lại thường vui vẻ ᵭi thử những ᵭiều vượt quá khả năng củα mình, sαu cùng nhận kết quả ᵭαu ᵭớn. Khi không có khả năng thì ᵭừng có thử, Ьởi vì thử ɾồi sẽ chuốc hoạ vào thân.


9. Nguy hiểm cần ρhải chuẩn Ьị tốt


Một chú vịt nhìn thấy chim nhạn Ьαy tɾên Ьầu tɾời ɾất tự do tự tại, cảm thấy Ьản thân mình cũng không có gì thuα kém sαo lại không thể Ьαy.


Kết quả nó tɾèo lên vách ᵭá thả mình xuống, chưα kịρ vỗ cάпh mấy cái ᵭã ɾơi xuống khe ᵭá gãy chân.


Bài học: Tɾước khi chuẩn Ьị thực lực ᵭầy ᵭủ, không nên mạo hiểm thử những lĩnh vực không ρhải sở tɾường củα mình. Những người thành công ở lĩnh vực ᵭó, nhìn thì họ làm ɾất tự do tự tại, αn nhàn vui vẻ, nhưng tɾên thực tế không hẳn ᵭã vậy. Tɾước lúc họ mở ɾα một sự nghiệρ, một con ᵭường mới thường chuẩn Ьị ᵭầy ᵭủ mọi ρhương diện.


10. Đừng ᵭặt sαi vị tɾí Ьản thân


Rùα ở tɾên mặt ᵭất chạy không Ьằng thỏ, nhưng khi thỏ xuống nước lại không Ьằng ɾùα.


Bài học: Chọn con ᵭường nào ᵭể ᵭi ᵭó là việc ɾất quαn tɾọng, nếu như ᵭi tɾên một con ᵭường mà mình không hề quen Ьiết, không những dễ dàng Ьị ngã mà còn ɾời xα thành công ngày một xα. Chính vì vậy, Ьất cứ lúc nào cũng ᵭừng ᵭể mình nằm sαi vị tɾí.


Cuối cùng, mỗi người chúng tα hãy ghi nhớ ɾằng: Đời người ắt ρhải có lựα chọn chính xác ᵭể ρhát huy tối ᵭα thế mạnh củα Ьản thân!


Thái ᵭộ sống củα một người như thế nào sẽ khiến cuộc ᵭời người ấy như thế. 10 câu châm ngôn về cuộc ᵭời này có thể giúρ Ьạn hướng ᵭến ᵭường ᵭời tốt hơn, sống ᵭược suôn sẻ, thuận Ьuồm xuôi gió hơn.


Theo https://ncctv.net

Tuổi càng lớn càng biết che dấu chính mình





"Tuổi càng lớn càng biết che dấu chính mình, học được cách nghĩ một đằng, nói một nẻo, học được cách không ép bản thân làm những chuyện mình không thích, tâm niệm rằng cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên, đôi khi còn tự khen bản thân mình quá giỏi nữa chứ, sau này khi gặp một người nào đó tính tình cố chấp thì lại cho rằng họ không bình thường, cũng quên mất bản thân cũng từng có tuổi trẻ bồng bột.”

Điền Phản

Ở lưng chừng hạnh phúc...!





“Sài Gòn giấu anh kỹ quá, để đến khi em tìm ra, anh đã thuộc về người ta mất rồi…”. Em nhoẻn cười và nói bâng quơ, như cách em vẫn thường tỏ vẻ bông đùa để che đi những nỗi buồn vô cớ.

Chúng ta gặp nhau quá muộn trong đời. Thế nên anh chẳng thể trả lời câu hỏi “Em là gì giữa bộn bề đời anh?”, bởi anh đã có một người gắn bó đủ nhiều để đừng yếu lòng trước những ngã rẽ lạc đường của thương yêu. Còn em, cũng chỉ có thể thở dài cho cuộc gặp gỡ mà mình đã chậm chân và khẽ đặt lên môi nụ cười chấp nhận mỗi khi gần anh – như hai người tri kỷ.
Trong mối quan hệ không thể gọi tên này, em không cần đến danh phận và anh không cấm cản được hai tấm lòng đồng điệu tìm đến nhau. Tự hai đứa biết đâu là ranh giới của yêu thương trễ nải để biết dừng lại kịp trước lúc tổn thương thêm bất kỳ ai. Khái niệm “đến trước – đến sau” đã phân định rõ ai cần được chở che và đâu là chốn quay về. Hẳn không phải là em.
Yêu anh là chấp nhận mọi thứ ở lưng chừng, kể cả hạnh phúc. Đến vui cũng không quá trớn và buồn cũng phải gói ghém đi, bởi chỉ một chút xao động dù là rất khẽ, hạnh phúc la đà kia sẽ rơi hẫng không phanh.
Em vẫn cứ bên cạnh, lắng nghe những buồn vui thường nhật, những giận hờn lẫn ngọt ngào của tình yêu anh đang có. Anh vẫn đi về nơi chốn cũ bình yên của riêng mình bằng hết sự quan tâm và trân trọng, mặc cho khoảng nhớ trong lòng đã xốn xang ít nhiều bởi một hình dung khác.
Biết những khoảnh khắc này rồi sẽ nhanh chóng qua, cuối đoạn đường em cũng chỉ là người xa lạ nhìn về hạnh phúc của người ta. Biết là người dưng, vẫn thi thoảng nhủ thầm: “Nếu anh gặp em từ đầu…”.
Thời gian không thích hợp gặp một người thích hợp, kết cục vẫn là viển vông. Chỉ có thể cùng đi qua những con đường thành phố như hai kẻ bộ hành quen mặt nhưng biết trước sẽ phải rẽ về những ngã khác nhau.
Sài Gòn những đêm mưa rả rích, em lẳng lặng ngồi sau vai anh, rón rén như một kẻ quá giang trên chuyến xe mà mình đã đến trễ. Tình cảnh trớ trêu là vậy, mà lòng em khấp khởi mừng còn hơn cả tiếng mưa đang rộn rịp rơi xuống mặt đường, bởi người ngồi trước mình điềm đạm bảo: “Nép sát vào anh, coi chừng mưa ướt áo”.
Anh lúc nào cũng thế, hiền lành và đầy chu đáo – sự dịu dàng dễ khiến người đối diện ngộ nhận. Bên cạnh nhau, hai đứa hiểu được cái giá phải trả cho hạnh phúc đôi khi không hề dễ chịu – dù chỉ là thứ hạnh phúc tạm bợ và đầy nghi hoặc khi nghĩ đến ngày mai.
Rồi anh cũng về lại với người thương thật sự, còn em một mình tiếp tục trên con đường dài kiếm tìm một người không phải dành tình cảm chia hai. Vậy có lẽ anh nên buông tay để em còn kịp bước, bởi anh không muốn trên hành trình dài rộng kế tiếp của yêu thương, em lại phải một lần nữa đến muộn. Hạnh phúc chưa bao giờ trọn vẹn khi ở giữa lưng chừng.
Trong cuộc đời này, đừng để mình trở thành người-dưng-thân-thuộc của thêm một ai đó nữa, được không?
Anh Khang (Trích: Ngày trôi v phía cũ)
===
ừ, đừng để phải trở thành người dưng thân thuộc của thêm 1 ai đó nữa...!
Posted :05/24/2013 10:50 am

Kén cô độc


mocdieptu:

Em sống trong cái kén của riêng mìnhCâm lặng đau một nỗi đau cô độcNhư con tằm rút ruột kéo những sợi tơ vàng óngEm rút ruột mình se lại những nỗi đau…
Tằm kéo tơ dâng đời những nhiệm màuEm rút nỗi đau chả mang lại cho ai niềm hạnh phúcNhốt mình trong kén u sầu mong ngày đổi kiếpRũ bỏ thân tằmthành ngàichui khỏi kén…hồi sinh
Để sức tàn sống cho trọn nghĩa tìnhRồi âm thầm chết trong một chiều thu tàn úaEm chả để lại gì cho đời…dù nhỏ nhoihay chỉ là nỗi nhớChả để lại gìem mãi mãi hư vô
Em không như con tăm biết dâng kén nhả tơEm không biết yêu người, yêu cuộc sốngAnh cứ trách mắng đi …nhưng tất cả đều là vô vọng…Em giăng kén nỗi buồn…nhốt chặt những đau thương- Câm lặng | Vân Hồng.


:”)

Em sống trong cái kén của riêng mình
Câm lặng đau một nỗi đau cô độc
Như con tằm rút ruột kéo những sợi tơ vàng óng
Em rút ruột mình se lại những nỗi đau…


Tằm kéo tơ dâng đời những nhiệm màu
Em rút nỗi đau chỉ mong mang cho anh niềm hạnh phúc
Nhốt mình trong kén u sầu mong ngày đổi kiếp
Rũ bỏ thân tằm
thành ngài
chui khỏi kén…
hồi sinh


Để sức tàn sống cho trọn nghĩa tình
Rồi âm thầm chết trong một chiều thu tàn úa
Em chả để lại gì cho đời…
dù nhỏ nhoi
hay chỉ là nỗi nhớ
Chả để lại gì
em mãi mãi hư vô


Em không như con tăm biết dâng kén nhả tơ
Em không biết yêu người, yêu cuộc sống
Muốn nghe anh trách mắng …
nhưng tất cả đều là vô vọng…
Em giăng kén nỗi buồn…
nhốt chặt những đau thương
 

Câm lặng | Vân Hồng.

Sữa và cafe...


 
“Sữa yêu cafe, em nghĩ thế…
Yêu đến mức hoà tan màu trắng tinh khôi của mình vào màu đen huyền hoặc của Cafe. Yêu đến mức hoà tan vị ngọt êm đêm của mình vào vị đắng nồng nàn của Cafe. Người ta uống Cafe -Sữa thành từng ngụm nhỏ, hương vị đọng mãi ở đầu lưỡi.Cũng giống như tình yêu, chỉ một cái nhấp môi, dù qua đi rồi, nỗi nhớ vẫn dài….”  [“The next time I see you” - Khiết Lam]
“Sữa yêu cafe, em nghĩ thế…
Yêu đến mức hoà tan màu trắng tinh khôi của mình vào màu đen huyền hoặc của Cafe.
Yêu đến mức hoà tan vị ngọt êm đêm của mình vào vị đắng nồng nàn của Cafe.

Người ta uống Cafe -Sữa thành từng ngụm nhỏ, hương vị đọng mãi ở đầu lưỡi.
Cũng giống như tình yêu, chỉ một cái nhấp môi, dù qua đi rồi, nỗi nhớ vẫn dài….

  [“The next time I see you” - Khiết Lam]


Posted:07/02/2013 11:49 pm 

Chính mình là cây ngô đồng, Phượng hoàng mới đến đậu

 "Chính mình là cây ngô đồng, Phượng hoàng mới đến đậu. Chính mình là biển lớn, trăm sông mới hội tụ.... Khi bạn đến được tầng bậc nhất định, bạn sẽ có được mối quan hệ xã hội tương ứng, mà không phải là ngược lại"



🛑 Dưới đây là 9 điều về nhân tình thế thái đáng để bạn học hỏi khi nhìn ngắm cuộc đời của mình và của người khác.


1/ Thường xét lỗi của mình, sẽ từ từ quên đi lỗi lầm của người khác. Vốn không có ai đúng ai sai, chỉ là lập trường bất đồng. Mỗi người cần tôn trọng lập trường của nhau.

2/ Xin đừng mạo muội đánh giá người khác, bạn chỉ biết tên của họ, nghe người khác nói họ đã làm gì nhưng bạn không thể biết hết họ đã trải qua những gì.

3/ Một người chân chính mạnh mẽ, sẽ không quá quan tâm đến chuyện làm vui lòng đẹp ý người khác, điều quan trọng nhất là bạn phản nâng cao nội lực của chính mình. Khi bạn đã rèn luyện tốt rồi, tự khắc sẽ có người đến gần gũi với bạn. Chính mình là cây ngô đồng, Phượng hoàng mới đến đậu. Chính mình là biển lớn, trăm sông mới hội tụ. Như hoa có hương, ong bướm sẽ tụ hội. Khi bạn đến được tầng bậc nhất định, bạn sẽ có được những mối quan hệ xã hội tương ứng, mà không phải là ngược lại

4/ Không ai có thể theo bạn cả 1 đời, cho nên bạn phải có năng lực vui sống ở nơi mình đang sống, vui với việc mình làm! Không ai giúp bạn cả 1 đời, cho nên bạn phải kiến lập 1 cái tôi tự lập mạnh mẽ.

5/ Đời người vốn là 1 loại cảm thụ. Lúc người bạn yêu vứt bỏ bạn, dù bạn kêu trời trách đất cũng không ích gì. Lúc có người nói xấu bạn, dù có trăm miệng cũng khó biện bạch được. Chuyện đời vốn dĩ: lúc đắc ý - tâm thế như triều dâng, lúc thất chí - tâm tình như hoa rụng. Thế cho nên đừng quá quan trọng chính mình, khi bị khuất nhục, không còn cách gì, muốn rơi lệ... Tất cả những giấy phút đó, đều không thể thiếu trong đời người.

6/ Đôi lúc, mình ngưỡng mộ, ham thích hạnh phúc của người khác. Bất chợt quay đầu nhìn lại, thấy cuộc sống của mình được người khác ngưỡng mộ. Kỳ thực, mỗi người đều đang hạnh phúc, chỉ là nó không nằm trong mắt bạn mà nằm trong mắt người khác, nên bạn không nhận ra. Hạnh phúc ví như 1 quả núi, không đỉnh cũng không đầu. Bạn chỉ có thể học cách đi thật chậm, chiêm ngưỡng cảnh núi, thưởng thức ánh sắc cầu vồng, hóng gió mát vi vu, tâm trạng thư thả mới có thể cảm nhận được sự sung túc mà cuộc sống mang lại cũng như hạnh phúc mà bạn đang có.

7/ Hạnh phúc không bỏ sót bất kỳ người nào, sớm muộn gì cũng có ngày nó tìm đến bạn

8/ Đời người là 1 quá trình vận động, phát triển liên tục. Bạn sẽ không bao giờ biết thời khắc kế tiếp sẽ phát sinh chuyện gì, cũng sẽ không rõ vì sao vận mệnh lại đối đãi với bạn như vậy. Chỉ sau khi bạn trải qua các loại biến cố trong đời sống, bạn mới rũ bỏ cách nhìn phù hoa ban đầu, thay vào đó là sự nhìn nhận thế giới bằng tâm thái khiêm tốn.

9/ Ví như bạn quét lá, dù hôm nay bạn dùng hết sức, thì lá khô ngày mai vẫn bị gió thổi đến. Trên đời, có nhiều việc không thể mong gấp mong sớm được. Thay vào đó, bạn hãy sống trọn vẹn với giây phút hiện tại và không ngừng vươn lên.


Đặng Lê Nguyên Vũ l Chill Radio.

Đỉnh điểm là khi...





 
Đỉnh điểm cao nhất của cô đơn không phải là một mình, mà là trong tim đã có sẵn một người nhưng bên cạnh thì trăm ngàn người không ai giống vậy. Đỉnh điểm cao nhất của nỗi nhớ không phải là cồn cào hay xé lòng, mà là dửng dưng và lạnh nhạt. Và...
Có những điều tập mãi chẳng thành quen - như quên chẳng hạn.

[Anh Khang]
Posted on:07/12/2013 02:31 pm

 THỊT KHO NGÀY TẾT CÓ PHẢI LÀ THỊT KHO TÀU?




Mấy ngày Tết,dù giàu hay nghèo,dù sang hay khó trong nhà phải có nồi thịt kho hột vịt nước dừa,nhà đông người thì kho một nồi bự chảng với năm bảy ký thịt,năm sáu chục trứng vịt cho hoành tráng,nhà ít người thì cở ký lô với chục hột vịt gọi là cho có cái ăn trong ba ngày Tết phố xá vắng hoe chợ búa đóng cửa,sáng mùng một con cháu đến đầy nhà,sau vài lời chúc Tết ông bà cha mẹ cô dì chú bác năm mới dồi dào sức khỏe cung chúc tân xuân là bữa cơm đoàn viên đầu năm,thịt kho hột vịt được dọn lên với món canh khổ qua(ăn cho khổ nó qua như ông bà ta xưa hay nói vậy)nhồi thịt hay nhồi cá thác lác,sang hơn thì nồi canh măng le rừng khô hầm xương ống giò heo,nồi cơm gạo mới mới nấu bốc khói thơm lừng,bánh tráng,rau sống,dưa giá,củ kiệu,củ hành chua,dưa món ăn kèm bánh tét Nam Bộ xắt khoanh,bữa cơm sum họp đầu năm là vậy,mấy ngày cận Tết các má các dì các chị tất bật với những món ăn truyền thống ngày Tết để bữa cơm đoàn viên chan chứa niềm vui tiếng cười cầu may mắn cho năm mới.

Món thịt kho nước dừa truyền thống đặc biệt chỉ có ở phương Nam,người Bắc,người Trung bữa cơm ngày Tết không dùng món này,xuôi về miền Tây sông nước món thịt kho hột vịt nước dừa và canh khổ qua là món được đưa lên bàn thờ cúng mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu trong ngày đầu năm,vậy tại sao người ta hay gọi món này là thịt kho tàu?

Nhà văn Bình Nguyên Lộc,một nhà văn đặc sệt miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với tác phẩm Đò dọc đã giải thích chữ tàu ở đây là chữ lạt theo phương ngữ của người Nam Bộ xưa chứ hỏng dính dáng gì tới món ăn của mấy anh tàu phương Bắc,cố giáo sư Trần Văn Khuê đã phát biểu trong một chương trình chuyên đề về ẩm thực đã phản đối chữ tàu gắn với món ăn tinh túy của người phương Nam,ngay cả ông già Nam Bộ học Sơn Nam cũng gay gắt,tàu có ăn nước mắm đâu mà kêu thịt kho tàu?

Đó là sự ngộ nhận khá nguy hiểm khi chữ tàu dính liền với món ăn của dân tộc,tôi có bà chị bạn mấy ngày Tết bận bịu quá alô gọi tôi nói,em ơi chị bận quá em qua giúp chị kho nồi thịt kho tàu nhé,nghe chữ tàu là tôi thấy quạu rồi nghen,nhưng cũng từ tốn trả lời,chị ơi em chỉ biết kho thịt nước dừa chứ không biết kho thịt kho tàu chị à,chị nhờ ai khác nha,chị nói trời ơi thịt kho tàu là thịt kho hột vịt ăn mấy ngày Tết đó em,em kho được mà,nghe chị nói vậy tôi quạu thiệt luôn,tàu nó có ăn nước mắm đâu mà kho tàu chị,món xứ mình mà cứ kêu tàu là sao? Chị biết tôi quạu nên cười giả lả,nào giờ chị nghe người ta gọi là thịt kho tàu không hà,giờ nghe em nói chị mới biết,hỏng lẻ kho thịt với nước tương?

Nhỏ bạn tôi,kho thịt ngon lành lắm,màu thịt kho rất đẹp,ửng màu vàng nâu,cắn miếng thịt mềm mụp,mỡ tan trong miệng,gọi là thịt kho rệu mà cũng gọi đây là thịt kho tàu,mùng một Tết đến nhà chơi nó múc tô thịt kho ra khoe với tôi,mày thấy món thịt kho tàu tao kho ngon không? Nhìn tô thịt ngon thiệt nhưng nghe nó nó làm tôi cụt hứng,sao gọi là thịt kho tàu? Nó nói thì món này là món tàu mà,tôi nổi điên,tàu con mắt mày,tụi nó có ăn nước mắm đâu mà kêu kho tàu má? 

Sự ngộ nhận rất bôi bác của một số người coi đây là món ăn của Tàu,tức là Trung Hoa,họ nghe  tàu là biết Tàu,là món ăn của người Hoa truyền vào Việt Nam chứ không nghĩ kho tàu là kho lạt như ông Bình Nguyên Lộc giải thích,tôi cự nự với nhỏ bạn về món thịt kho tàu xém chút nữa gây lộn mất vui,đúng là tào lao thiệt.

Vậy món thịt kho tàu là món gì?

Cô Dzoãn Cẩm Vân trong một chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình đã gọi món thịt kho với hắc xì dầu,nước tương,mật ong,rượu mai quế lộ,quế chi,hồ tiêu và hầm bà lằng gia vị khác rằng đây mới đúng là thịt kho tàu,thịt được kho trong cái tay cầm,kho đến cạn nước chứ không đầy nước như thịt kho xứ ta,tôi đã thử qua món này trong một quán ăn của người Hoa trong Chợ Lớn,cảm nhận lạ miệng,cũng hơi ngon đấy nhưng thịt ướp nhiều gia vị quá đánh lừa vị giác người ăn,ăn cho biết chứ ăn hoài thì tôi xin kiếu,thịt kho hột vịt xứ ta ngon hơn,ăn hoài được hoài.

Dông dài về món thịt kho ngày Tết,chỉ mong các mẹ các dì các cô các chị anh bảy anh ba thằng tư con tám đừng ngộ nhận đây là món thịt kho của người Hoa bởi chử tàu kèm theo,món thịt kho này của ông bà ta xưa,những bậc tiền nhân đi khai hoang mở cỏi đã chế biến ra món ăn này khi năm hết Tết đến trước để cúng ông bà sau để đãi đằng bè bạn con cháu khi xuân về  

giữa thời khắc chuyển giao năm cũ đi năm mới tới trên mênh mông sông nước hay trong rừng rú u minh. Hãy nâng niu những giá trị truyền thống của tiền nhân dù chỉ là một món ăn đơn giản nhưng chất chứa trong đó một phần lịch sử của dân tộc.

Thịt kho nước dừa hay thịt kho trứng,món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền cần có một cách gọi khác,trân trọng hơn,thông suốt hơn,ý nghĩa hơn để lớp hậu thế không lỗi đạo với bậc tiền nhân vậy.

Nào ta cùng thưởng thức món thịt kho Tết và chúc nhau năm mới hạnh phúc an khang vạn sự như ý nhé!


                         (Sài Gòn đêm 29 Tết)

                                 ĐAN NAM

15 sự thật đáng ghét…mà ta buộc phải chấp nhận nó!




1. Một số quan hệ sẽ hạnh phúc, một số khác sẽ trở thành bài học
Dù thế nào thì bạn cũng đừng hối tiếc vì biết một người. Mỗi người bạn gặp đều dạy cho bạn một điều gì đó rất quan trọng.

2. Đến lúc khó khăn, một số người sẽ rời bỏ bạn
Sẽ có rất nhiều người ở xung quanh bạn lúc thuận lợi, nhưng lúc bạn khó khăn, ai ở lại với bạn, giúp đỡ bạn thì mới thực sự là người bạn tốt của bạn!

3. Một số người chỉ tử tế vì bản thân họ - kiểu người chỉ gọi điện khi họ cần gì đó hoặc chỉ tạt qua chơi khi có lợi cho họ.

4. Một số người nói thì rất hay nhưng hành động thì…còn xét!
Đặt niềm tin vào họ chỉ phí cuộc đời của bạn!

5. Có những người mà bạn càng ít giao du với họ thì cuộc sống của bạn càng tốt lên
Đừng trở thành “giờ nghỉ”, “thời gian rảnh”, hoặc “đôi khi” của ai đó. Nếu họ không thể có mặt vì bạn toàn bộ thời gian, nhất là khi bạn cần họ nhất, thì họ không xứng đáng với thời gian của bạn.

6. Lời lẽ cay nghiệt làm người ta tổn thương hơn cả đau đớn thể xác
Hãy nếm thử lời nói của mình trước khi tuôn ra. Lời nói làm tổn thương và gây sẹo nhiều hơn bạn nghĩ, vì vậy hãy NGHĨ trước khi nói. Và nên nhớ, những điều bạn nói về người khác cũng nói lên tất cả về chính bạn.

7. Sai lầm là một tai nạn. Gian lận và dối trá không phải là sai lầm
Vì đó là những lựa chọn cố tình. Hãy chấm dứt trốn sau từ “sai lầm” và ”xin lỗi”, và chấm dứt tha thứ cho những con người như thế.

8. Ghen tuông quá mức không nói cho người khác biết rằng bạn yêu họ đến mức nào
Điều đó cho họ biết bạn không thích bản thân bạn đến mức nào. Và không biết bao nhiêu tình yêu, hay lời hứa, hay minh chứng của họ mới đủ để bạn thấy mình khá hơn. Những mảnh vỡ bạn mang theo đó là những mảnh bạn phải tự vá lại cho mình. Hạnh phúc đơn thuần là chuyện xảy ra trong nội tâm con người bạn.

9. Khi mọi người khó chịu với bạn, thường thì tốt nhất là bỏ đi
Khi có người coi bạn không ra gì, đừng để ý và đừng coi đó là chuyện cá nhân. Chuyện đó không nói lên điều gì về bạn mà nói nhiều về nhân cách của họ. Và cho dù họ làm hay nói gì, đừng bao giờ hạ mình xuống ngang tầm với họ và ăn miếng trả miếng. Bạn chỉ cần biết mình tốt hơn thế và bỏ đi.

10. Mọi người sẽ đối xử với bạn theo cách bạn cho phép họ
Bạn không thể kiểm soát họ, nhưng bạn có thể kiểm soát điều bạn có thể chịu đựng. Những điều tốt đẹp đến khi bạn tránh xa những người xấu. Làm như thế không có nghĩa là bạn ghét họ, đơn giản có nghĩa là bạn tôn trọng bản thân mình.

11. Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong đời là gỡ bỏ một người ra khỏi trái tim bạn
Nhưng nên nhớ rằng, không có mối quan hệ nào là lãng phí thời gian cả. Các quan hệ sai lầm dạy bạn những bài học chuẩn bị cho bạn gặp được người phù hợp nhất với mình.

12. Oán giận làm tổn thương bạn, không phải họ

13. Im lặng và cười nhếch mép có thể che giấu rất nhiều nỗi đau với thế giới bên ngoài
Hãy chú ý tới những người mà bạn quan tâm. Thỉnh thoảng khi một người bạn nói “Mình không sao”, “Mình ổn”, thì điều đó có nghĩa là họ cần bạn nhìn sâu vào mắt họ, cần bạn ôm họ thật chặt và trả lời “Mình biết là không phải thế”.

14. Tình yêu đích thực đến khi không có sự điều khiển
Tình yêu đích thực chỉ đến khi bạn quan tâm nhiều đến con người thực sự của người kia hơn là nghĩ họ nên trở thành người như thế nào, khi bạn dám bộc lộ mình một cách trung thực, khi bạn dám cởi mở và yếu đuối. Cần có hai người mới tạo ra được một khung cảnh chân thành.

15. Ngay cả quan hệ tốt đẹp nhất cũng không kéo dài mãi mãi
Không ai sống suốt đời mà không mất người họ yêu, người họ cần, hay điều gì đó mà họ nghĩ vốn là của họ. Con người không sống mãi mãi. Hãy đánh giá cao cái bạn có, người yêu bạn và người quan tâm đến bạn. Bạn sẽ không bao giờ biết họ có ý nghĩa với mình như thế nào cho đến ngày họ không còn ở bên bạn nữa. Và nên nhớ, không thể chỉ vì có những thứ không tồn tại mãi mãi thì có nghĩa là nó không đáng để bạn mất thời gian.

_Hoàng Anh Tú_

Có ai yêu tình một nửa bao giờ!


mocdieptu:

Bỗng một ngày, em chợt biết nhớ anhCon nắng lụa trên hàng hoa cúc nháiTô vàng tươi áo mùa thu trở lạiCũng vàng hơn ngọn cỏ nhớ trong em!Bỗng một ngày, nỗi nhớ chợt dài thêmKhi một nửa tình yêu đang lẩn trốnChạy vòng quanh trong trái tim khốn đốnCó ai yêu tình một nửa bao giờ?Mùa thu về thắp lửa cháy câu thơNgọn cỏ nhớ chợt mềm trong hạnh phúcMột nửa yêu dẫu là hư hay thựcCũng đủ hồng cuộc sống phải không anh?Một nửa yêu tìm một nửa chạy quanh!Bước mùa qua dẫm trên ngàn cánh láTình một nửa nên tình còn xa quáCó ai yêu tình một nửa bao giờ!- Tình một nửa | Linh Lan.

Bỗng một ngày, em chợt biết nhớ anh
Con nắng lụa trên hàng hoa cúc nhái
Tô vàng tươi áo mùa thu trở lại
Cũng vàng hơn ngọn cỏ nhớ trong em!

Bỗng một ngày, nỗi nhớ chợt dài thêm
Khi một nửa tình yêu đang lẩn trốn
Chạy vòng quanh trong trái tim khốn đốn
Có ai yêu tình một nửa bao giờ?

Mùa thu về thắp lửa cháy câu thơ
Ngọn cỏ nhớ chợt mềm trong hạnh phúc
Một nửa yêu dẫu là hư hay thực
Cũng đủ hồng cuộc sống phải không anh?

Một nửa yêu tìm một nửa chạy quanh!
Bước mùa qua dẫm trên ngàn cánh lá
Tình một nửa nên tình còn xa quá
Có ai yêu tình một nửa bao giờ!

- Tình một nửa | Linh Lan.

Em đã làm gì với thành phố của anh?

torrent-1802:

Em đã làm gì với thành phố của anhĐể những con phố xô nghiêng nỗi nhớĐể bóng dáng yêu xôn xao từng ngõ nhỏĐể những cây cầu đợi mãi nỗi chênh vênhEm đã làm gì với thành phố của anhĐể những bóng cây cũng giống em đến thếĐể góc quán xưa cũng làm ra còn trẻĐể những cột đèn đường cũng như thể đợi emEm đã làm gì với thành phố của anhĐể mọi con đường đều rẽ vào ký ứcĐể giấc mơ em bỗng thành ra rất thựcĐể những mặt hồ hóa thăm thẳm mắt emEm đã làm gì với thành phố của anhVới nơi anh trở về khi lòng xao xác nhấtNgỡ rồi cũng sẽ qua ai ngờ không thể mấtVết dấu của một người trong thành phố của anh…—  Khoảng Lặng…
Em đã làm gì với thành phố của anh?
Để những con phố xô nghiêng nỗi nhớ
Để bóng dáng yêu xôn xao từng ngõ nhỏ
Để những cây cầu đợi mãi nỗi chênh vênh

Em đã làm gì với thành phố của anh?
Để những bóng cây cũng giống em đến thế
Để góc quán xưa cũng làm ra còn trẻ
Để những cột đèn đường cũng như thể đợi em

Em đã làm gì với thành phố của anh?
Để mọi con đường đều rẽ vào ký ức
Để giấc mơ em bỗng thành ra rất thực
Để những mặt hồ hóa thăm thẳm mắt em

Em đã làm gì với thành phố của anh?
Với nơi anh trở về khi lòng xao xác nhất
Ngỡ rồi cũng sẽ qua ai ngờ không thể mất
Vết dấu của một người trong thành phố của anh…

(Khoảng Lặng)

Hờ hững...


. Hờ hững vui buồn, hờ hững chạm vào nhau. Hai thế giới nhìn nhau trong khô cạn. Một ngày thấy mình hờ hững yêu, hờ hững gắn bó…
Đâu phải vì thời gian? Đâu phải vì hết thương nhớ? Mà hờ hững lạnh lòng.

. Tình yêu mặc định! Những điều lặp lại dù quan trọng cỡ nào cũng đôi khi nhàm chán và người ta quên mất có nó. Hơi thở em hàng ngày mà có mấy khi em nhớ? trái tim em đập đều đặn mà có khi nào em mỉm cười vì mình đang cảm nhận nó đâu? Hay tại bào chữa như thế, nên bây giờ em hờ hững yêu.

. Ngày xưa xa, em hứa với lòng có yêu ai sẽ là người yêu tuyệt vời nhất! Mà em ko bao giờ có cơ hội làm được điều đó… Em chỉ giữ cho lòng mình chung thủy.

“Chung thủy nhưng hờ hững”. Là gắn kết nhau hay chồng chất trói buộc nhau? Thời gian mặn nồng nhau hay xua đuổi nhau?

… Bao nhiêu là dài cho đủ chữ “tình”, bao nhiêu là rộng cho tròn chữ “nghĩa”, bao nhiêu là hẹn hò cho hết chữ “yêu”?

.Mình hờ hững nắm tay. Hờ hững nhìn nhau. Hờ hững đi qua tháng ngày… Biết bao giờ em có lại cảm giác nhắm mắt thấy mình sống thiên thu cũng chỉ yêu nhau đến vậy, đến khắc này?

Sự buồn chán trôi ra ngoài khóe mắt. Em chồng từng ngày mỏng lên tim mình dày. Đến nỗi mất cảm giác mất kháng cự không đau đớn không dày vò. Em đi qua từng phút hững hờ như gió bay ngang…

.Đến lúc nào em lại là em của đam mê?
.
Hờ hững yêu__Phiên Nghiên


Sợ





Em thấy sợ những ồn ào nháo nhác

Sợ cãi nhau sợ không hiểu được nhau
Sợ nụ cười sợ cả khi nước mắt

Sợ nỗi đau chẳng thể nói được nào

Sợ tất cả từ trẻ thơ - đầu bạc
Sợ vô tâm làm khổ người thân
Sợ mèo đói, sợ chó tru khát nước
Sợ con đau, sợ chẳng thể đỡ đần

Sợ bè bạn xa gần quên nhớ
Sợ quê hương gần đó mà xa
Sợ chồng giận mỗi lần sơ ý
Sợ anh em ruột thịt trong nhà

Sợ tất cả và thấy lo tất cả
Đến tuổi này mới thấy sợ, lạ chưa
Có lẽ bởi đường không còn xa nữa
Một mai kia tất cả sẽ lu mờ

Một mai kia chẳng còn nữa đôi ta
Bao ân ái trả lại đời ân ái
Cứ nghĩ thế lại thấy lòng tê tái
Lại thấy lo lại thấy sợ và buồn.

Sống một ngày cho thật đáng sống hơn
Còn thấy sợ bởi còn yêu đời lắm
Mong bình yên hãy ở trong bình lặng
Để nơi đâu cũng mãi mãi êm đềm
.
Sợ__Nguyễn Thị Hồng Ngát
Posted :05/21/2013 10:35 am

Cô ấy





Cô ấy không thích đeo đồng hồ
Dây chuyền, nhẫn, mũ hay chiếc ô
Cô không thích phụ thuộc nhiều thứ
Ngoại trừ ngoài chính bản thân cô

Cô ấy đi đầu trần mưa nắng
Lang thang như một đứa dở hơi
Ai quản được đâu bệnh thời tiết
Nắng mưa mưa nắng chuyện của trời

Cô ấy mang quần jean áo bụi
Ngoài giờ phải đi dép guốc cao
Chân dài mặc kệ chân dài chứ
Nhỏ con có cái chất để tự hào

Cô ấy cười nụ cười duyên lạ
Không phải xã giao kiểu văn phòng
Nó biểu lộ ra từ sâu thẳm
Tâm hồn ấm áp tự bên trong

Cô ấy nhìn cuộc đời rực rỡ
Đâu đâu cũng thấy tình yêu thôi
Cô ấy cạnh bên làm dịu xuống
Những nỗi căm hờn trong chính tôi

Cô ấy di chuyển theo quỹ đạo
Đôi mắt tôi không kịp ngước theo
Chỉ nghe loáng thoáng trong không khí
Bài ca cô hát giọng trong veo

Nếu ai may mắn gặp cô ấy
Nhắn giùm: tôi nhớ cô ấy nhiều
Tôi với cô ấy không phải bạn
Thực tình, cũng chẳng phải người yêu.

..
.
***HUU LE

Hạnh phúc cả đời không sao đủ…



Tổn thương đã tồn tại, thì mãi mãi chẳng thể mất đi.Cứ nghĩ rằng giấu càng sâu, thì đâu nhìn thấy nữa…Nhưng đôi khi, những thứ ta không nhìn thấy nữa, không phải là những thứ ta đã quên hẳn rồi…Nó vẫn ở đó… dù xa xôi, nhưng chưa từng biến mất…Chỉ cần một chút gợn lòng, cũng thấy sóng… rồi chóng mặt vì đau…Vết thương càng cũ, càng nhạt màu, thì khi trở dậy càng đau, càng nhức nhối… :)Hạnh phúc cả đời không sao đủ… Nỗi đau chút xíu… nhớ đậm sâu…
-Gào-
Tổn thương đã tồn tại, thì mãi mãi chẳng thể mất đi.
Cứ nghĩ rằng giấu càng sâu, thì đâu nhìn thấy nữa…
Nhưng đôi khi, những thứ ta không nhìn thấy nữa, không phải là những thứ ta đã quên hẳn rồi…
Nó vẫn ở đó… dù xa xôi, nhưng chưa từng biến mất…
Chỉ cần một chút gợn lòng, cũng thấy sóng… rồi chóng mặt vì đau…
Vết thương càng cũ, càng nhạt màu, thì khi trở dậy càng đau, càng nhức nhối… :)
Hạnh phúc cả đời không sao đủ… Nỗi đau chút xíu… nhớ đậm sâu…

-Gào-
==
Posted :05/13/2013 01:49 pm

66 câu làm chấn động thiền ngữ thế giới


Posted :06/13/2013 03:39 pm
 Đọc được gì là tùy mỗi người…Nhưng xin hãy đọc thật chậm, nghĩ thật kỹ và nhớ thật lâu. Cuối cùng là làm theo được càng nhiều càng tốt…
    1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
    2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.
    3. Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.
    4. Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
    5. Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
    6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
    7. Anh có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
    8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định anh sẽ ân hận.
    9. Khi nào anh thật sự buông xuống thì lúc ấy anh sẽ hết phiền não.
    10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
    11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
    12.Anh đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, anh phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính anh.
    13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.
    14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
    15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin anh “đa khẩu hạ lưu tình”.
    16. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa anh là ai? Giả sử anh bị chó điên cắn anh một phát, chẳng lẽ anh cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
    17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người anh không hề yêu thích.
    18. Mong anh đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
    19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao anh lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao anh phải chứa đầy những não phiền như vậy?
    20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì anh hiểu nó quá ít, anh không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi anh hiểu sâu sắc, anh sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của anh.
    21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
    22. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, anh hiểu chứ?
    23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
    24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.
    25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp anh mới được tự tại.
    26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
    27. Khi anh thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối anh.
    28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.
    29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.
    30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu anh không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
    31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.
    32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.
    33. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.
    34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của anh đi.
    35. Anh cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế anh sẽ rất đau khổ.
    36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.
    37. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
    38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.
    39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
    40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.
    41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.
    42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
    43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên anh cần phải “tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
    44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính anh.
    45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, anh mới vượt qua hiện thực.
    46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, anh dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.
    47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
    48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?
    49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của anh, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.
    50. Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.
    51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.
    52.Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
    53. Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
    54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.
    55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.
    56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối anh nhất thời, nhưng nó lại gạt anh suốt đời.
    57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.
    58. Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ này, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
    59. Nếu anh có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
    60. Anh có nhân sinh quan của anh, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới anh. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được anh. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.
    61. Anh hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì anh cần phải khống chế hiện tại.
    62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.
    63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
    64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Anh muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
    65. Thế giới vốn không thuộc về anh, vì thế anh không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.
    66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
(Source: vietnamgirlscollection)

Sợi dây gân...





"Người ta nói, trên đời này thứ bền vững nhất, khó quên lãng nhất chính là ký ức. Dù là ký ức hạnh phúc hay đau thương, nó đều ghi khắc vào trong tâm trí ta, mãi mãi không rời.

Vậy mà hình như ký ức của anh lại như một sợi dây mong manh, dễ dàng bị đứt lìa, rồi chìm vào quên lãng. Em thường hỏi tại sao? Nhưng trả lời em chỉ là bóng tối của sự tìm kiếm. Có phải bởi vì những ký ức bị quên lãng kia tràn ngập tình yêu của anh dành cho em, tràn ngập sự nhớ nhung và đau khổ. Cho nên anh đã chọn cách quên lãng.

Nếu ký ức của anh là sợi dây mong manh, vậy thì ký ức của em là một sợi tơ dài và dai. Nó không phai tàn theo năm tháng, cũng không dễ dàng bị đứt lìa. Bởi vì không lúc nào em không nhớ đến anh. Nỗi nhớ anh chiếm trọn tâm trí em, tình yêu dành cho anh chứa đầy trong tim em, khiến em đau nhức từng đêm từng đêm. Nước mắt lăn dài trên mặt, rơi vào miệng, em mới hay, thì ra tình yêu không chỉ có vị ngọt của hạnh phúc mà còn có sự mặn đắng của khổ đau.

Ký ức, cho dù đó là niềm vui sướng hay khổ đau, có khi tưởng chừng như con người có thể gục ngã bởi những ký ức không mong đợi. Nhưng, tin chắc rằng còn có ký ức, em là người hạnh phúc nhất bởi vì trong ký ức em luôn có anh. Bởi vì… tình yêu của em dành cho anh lớn hơn cả những ký ức mà chúng ta từng có…"

Đợi chờ ký ức | Born.

Hòa âm “Tiếu ngạo giang hồ”

Tiếu ngạo giang hồ có lẽ là tác phẩm lôi cuốn nhất của Kim Dung, về kết cấu cốt truyện lẫn nhân vật, về nội dung tư tưởng cũng như về bút pháp. Không có tác phẩm nào mà Kim Dung lại có thể phóng bút đến mức “du hý thần thông” như trong Tiếu ngạo giang hồ. Tham vọng cuồng điên vì quyền lực, sự hài hước của lý luận, cỗi nguồn thăm thẳm của tư tưởng phương Đông, sự khoái hoạt tự do của cuộc đời lãng tử …, tất cả đều được thể hiện một cách sinh động và đan xen lẫn nhau ở mức độthượng thừa. Cảnh kiếm đao đẫm máu giữa giang hồ đã từng bước nhường chỗ cho âm thanh réo rắt trong khúc cầm tiêu hợp tấu.

Bài viết không có ý định “phân tích tác phẩm” theo kiểu “đánh giá phê bình”,mà tôi chỉ muốn cùng độc giả nhìn tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ dưới nhiều góc độ,và do đó ta tạm thời chia tác phẩm thành nhiều “chủ đề” có thể tiếp cận tác phẩm từ nhiều bình diện.

Sự phân hóa kiếm tông và khí tông hay những dòng chảy của lịch sử
Tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ có thể xem như được bắt đầu bằng Quỳ hoa bảo điển và kết thúc bằng khúc nhạc hợp tấu cầm tiêu : Tiếu ngạo giang hồ.
Chính bí cấp võ công Quỳ hoa bảo điển của hai nhân vật tuyệt đỉnh đã mở đầu cho sự phân hóa hai phe Kiếm tông và Khí tông. Nguyên Quỳ hoa bảo điển không hiểu nguyên do gì lại lọt vào tay phương trượng chùa Thiếu Lâm là Hồng Điệp thiền sư. Vị cao tăng này sau khi nghiên cứu bí cấp thấy võ công trong đó cực kỳ huyền diệu nhưng lại quá bá đạo, nên ông không muôn để nó lưu truyền trong võ lâm. Tình cờ có hai vị cao thủ của phái Hoa sơn là Mẫn Túc và Chu Tử Phong đến chơi chùa Thiếu lâm, và đọc lén được cuốn kỳ thư võ học này. Khi trở về núi, hai vị bèn cùng nhau nghiên cứu để đối chiếu lại những gì mình xem được thì lại nảy sinh ra những bất đồng. Ai cũng cho là mình hiểu đúng, và người kia hiểu sai. Đó cũng là chuyện thường tình trong lịch sử của bất kỳ bất kỳ tôn giáo hay tổ chức nào khi nghiên cứu di thư của bậc tổ để tìm ra định hướng. Phật giáo phân chia thành hai dòng lớn là Tiểu thừa và Đại thừa, Cơ đốc giáo phân chia thành Chính thống giáo, Thanh giáo, Tin lành …. Hồi giáocũng phân chia thành nhiều tông phái khác nhau. Tất cả sự phân chia đó đều bắt nguồntừ sự lĩnh hội khác nhau về kinh điển của vị khai sơn tổ sư. Kinh Phật bảo lời dạy của Phật như một cơn mưa, chúng sinh tùy căn cơ mà lĩnh hội. Con suối chảy về biển, khi lìa nguồn thì chắc chắn sẽ phân chia thành nhiều dòng chảy. Điều đó cũng thuận theo lẽ tự nhiên.
Hai vị Mẫn, Chu cũng không ra ngoài lẽ ấy. Từ sự lĩnh hội khác biệt đã nảy hình thành hai con đường đi khác biệt, phái Hoa sơn phân chia thành hai phe : kiếm tông với Mẫn Túc là tổ sư. chuyên luyện về kiếm, xem thường nội công, và phe khí tông với Chu Tử Phong là tổ sư, xem nội công là căn bản của việc luyện kiếm. Từ đó hai phe xem nhau như thù địch và xảy ra cảnh huynh đệ tương tàn. Nếu sự mâu thuẫn giữa các triếtgia có thể được giải quyết dễ dàng bằng ngọn bút, thì đối với giới võ lâm, cây bút được thay bằng lưỡi gươm!
Khi Hồng Diệp phát hiện ra sự việc, ông bèn phái Độ Nguyên thiền sư lên núi Hoa sơn khuyên hai vị kia không nên tập luỵên nữa. Hai vị Chu, Mẫn cho rằng Độ Nguyên là bậc cao thủ Thiếu lâm ắt sẽ giải dáp được cho mình những chỗ nghi vấn thì oái ăm thay, sau khi nghe hai người kia hỏi, Độ Nguyên lại âm thầm ghi nhớ và tự chú giải theo cách hiểu của mình. Như vậy cuốn kỳ thư võ học ban đầu đã được định hình theo theo ba hướng. Mỗi đêm Độ Nguyên thiền sư đều âm thầm ghi chép những gì mình nghe được vào tấm áo cà sa. Sau khi rời Hoa sơn, Độ Nguyên không về chùa Thiếu lâm nữa mà hoàn tục để trở thành Lâm Viễn Đồ, người khai sáng Phước oai tiêu cục, với 72 đường Tịch tà kiếp pháp gây chấn động khắp giang hồ. Chính tấm áo cà sa chép Tịch tà kiếm pháp này đã gây nên bao thảm kịch cho giang hồ về sau.
Các vị trưởng lão Ma giáo nghe tin lại kéo nhau lên Hoa sơn để cướp Quỳ hoabảo điển. Phái Hoa sơn phải cầu viện đến các môn phái Tung sơn, Hành sơn, Hằngsơn và Thái sơn cùng liên minh thành Ngũ nhạc kiếm phái để chống cự. Sau khi bị thua liểng xiểng, các trưởng lão Ma giáo bèn nghiên cứu cách hóa giải võ công Ngũ nhạc kiếm và lần tấn công thứ hai họ đã thành công. Quỳ hoa bảo điển từ một vật trấn sơncủa phái Hoa sơn đã trở thành vật gia bảo của nhà họ Lâm và thành vật trấn giáo của Nhật nguyệt giáo. Tham vọng cùng sự thông minh của con người đã khiến cho lịch sử bị phân hóa thành nhiều dòng chảy từ cái Một ban đầu.
Tử hà thần công – môn nội công tối cao của phái Hoa sơn- thực ra là phần cơbản của Quỳ hoa bảo điển. Tịch tà kiếm pháp có thể là biến tướng của Quỳ hoa bảo điển qua sự lãnh hội của Lâm Viễn Đồ. Như vậy, nhân vật chính phái như Nhạc Bất Quần và Lâm Viễn Đồ lẫn nhân vật tà giáo như Đông Phương Bất Bại đều khổ luyện một công phu như nhau. Chính trong tà và tà trong chính đều lẫn lộn. Về sau, khi Nhạc Bất Quần – cao thủ phe khí tông – đã đoạt ngôi chưởng môn phái Hoa sơn bằng thủ đoạn mờ ám, các cao thủ phe kiếm tông như Phong Bất Bình, Thành Bất Ưu, Bào Bất Khí đã tìm cách giành lại nhưng bị thất bại trước Độc cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung. Điều trái khoáy là Lệnh Hồ Xung là môn đồ phe khí tông lại được cao thủ phe kiếm tông là Phong Thanh Dương truyền cho môn kiếm pháp tối thượng Độc cô cửu kiếm. Rồi khi Nhạc Bất Quần bị phe kiếm tông vây đánh tơi tả thì Lệnh Hồ Xung lại dùng kiếm pháp này để bảo vệ môn phái khí tông trước phe kiếm tông. Cảnh tượng buồn cười nhất là trận đánh của Lệnh Hồ Xung và Phong Bất Bình với Lệnh Hồ Xung tại miếu DượcVương. Cao thủ phe kiếm tông lại muốn dùng nội công thâm hậu để áp đảo, trong khi môn đồ phe khí tông lại dựa vào kiếm pháp tinh diệu để thủ thắng. Đó là điểm hài hước của lịch sử, con người cứ cố dựng lên lá cờ chủ nghĩa, dùng quan điểm lập trường nào đó làm nền tảng cho hoạt động của mình, nhưng đến lúc tối hậu quyết định sinh tử thì lại phải dùng chính vũ khí của đối thủ, những thứ mà trước đó họ bỏ đi vì cho là “đi vào con đường tà đạo”.

Bi kịch của tham vọng quyền lực
Điểm mấu chốt của bi kịch tranh chấp trong Tiếu ngạo giang hồ cũng như trong các tác phẩm kiếm hiệp khác và trong suốt dòng lịch sử của khách giang hồ vẫn là sự tranh giành ngôi vị Võ lâm chí tôn. Các nhân vật võ lâm có bản lĩnh thượng đỉnh như Đông Phương Bất Bại, Tã Lãnh Thiền, Nhậm Ngã Hành, Nhạc Bất Quần … đều laovào cuộc tranh giành quyền lực, hoặc ngấm ngầm hoặc công khai với nhiều cách khác nhau. Ngôi vị Võ lâm chí tôn tự ngàn đời vẫn có một ma lực quyến rũ kỳ lạ, cuốn hút những cao thủ tuyệt đỉnh vào cơn lốc cuồng điên của tham vọng. Nhưng chỉ trong Tiếu ngạo giang hồ thì cuộc tranh giành quyền lực đó mới mang đủ nét bi hài khi tất cả thamvọng đều kết thúc trong sự đổ vỡ đầy thảm hại.
Quỳ hoa bảo điển hay Tịch tà kiếm phổ – những phương tiện để xưng hùngxưng bá– đã lôi kéo biết bao cao thủ vào cơn lốc của giấc mơ quyền lực, và kết quả tất yếu là máu lửa và chết chóc. Thoạt tiên là cảnh đệ tử phái Thanh Thành tàn sát Phước oai tiêu cục của Lâm Chấn Nam (cháu của Lâm Viễn Đồ), với danh nghĩa báo thù cho con trai của Dư Thương Hải bị Lâm Bình Chi lỡ tay giết chết, nhưng thực chất là muốn tìm cho ra Tịch tà kiếm pháp. Về sau, Dư Thương Hải bị Lâm Bình Chi dùng chính Tịch tà kiếm pháp đâm mù mắt và chặt đứt chân tay để biến thành phế nhân. Đó là cái giá thê thảm mà vị chưởng môn phái Thanh Thành phải trả cho tham vọng chiếm hữu Tịch tà kiếm phổ.
Nhạc Bất Quần, chưởng môn phái Hoa sơn cũng ôm ấp dã tâm thôn tính Ngũ nhạc phái nhưng lại nấp dưới lớp bỏ bọc Quân tử kiếm. Để thực hiện được tham vọng,y buộc lòng phải tìm cách chiếm cho được Tịch tà kiếm phổ thì mới có cơ may đánh bại được Tả Lãnh Thiền, chưởng môn phái Tung sơn. Y đã ngấm ngầm cho con gái và Lao Đức Nặc theo dõi hành tung của phái Thanh Thành, để tính kế “ngư ông thủ lợi”. Đợi khi Lâm Bình Chi, con trai Lâm Chấn Nam, lâm vào cảnh nhà tan cửa nát, bơ vơ khôngnơi nương tựa lại bị Mộc Cao Phong uy hiếp thì Nhạc Bất Quần xuất hiện như một vị cứu tinh để thu gã làm môn đệ. Lão ngấm ngầm tác động để Lâm Bình Chi trở thành con rể dù biết mối tình luyến ái giữa Lệnh Hồ Xung với Nhạc Linh San. Tại Phúc châu, khi Lệnh Hồ Xung lấy được Tịch tà kiếm phổ chép trong tấm áo cà sa để mang đến cho lão thì lão lại dàn cảnh Lệnh Hồ Xung đã cướp kiếm phổ và giết chết sư đệ. Khi Tả LãnhThiền phát hiện, y chép một bản sao giao cho họ Tả nhưng lại bỏ đi phần cốt yếu :muốn luyện tập kiếm pháp độc môn bá đạo này thì phải tự thiến mình! Tịch tà kiếm pháp đúng là kiếm pháp tà môn vô địch, có thể dùng nó để xưng hùng thiên hạ, nhưng cái giá trả lại là phần cực quý trong thân thể. Bức tranh chói chang của quyền lực vẫn có những khoảng màu tối đầy nham nhở. Chính nhờ đó mà Nhạc Bất Quần đã thắng Tả Lãnh Thiền trong nước cờ tối hậu khi hai chưởng môn đầy tham vọng này dùng kiếm để tranh nhau chức minh chủ Ngũ nhạc phái. Và cái giá mà Nhạc Bất Quần phải trả cho tham vọng của mình là cảnh gia đình tan nát: con gái bị rể đâm chết, vợ tự vẫn, ngũ nhạc phái tan vỡ, y biến đổi cả tâm tình và cuối cùng chết dưới lưỡi kiếm của Nghi Lâm.
Lâm Bình Chi lượm được tấm cà sa mà Nhạc Bất Quần vất xuống khe núi, sau bao tháng ngày theo dõi vị sư phụ vừa là nhạc phụ của mình. Y cũng tự thiến để khổ luyện võ công và giết sạch phái Thanh Thành và Mộc Cao Phong để báo thù. Y cũng mơ tưởng đến chuyện tung hoành thiên hạ với thân phận “võ lâm chí tôn” để rồi cuối cùng bị nước độc từ túi da cua Mộc Cao Phong làm cho mù mắt. Y giết Nhạc Linh San rồi theo Tả Lãnh Thiền để hai gã mù cùng nhau toan tính trả thù và xưng hùng xưng bá. Tả Lãnh Thiền muốn giết Lệnh Hồ Xung rốt cục lại bị Độc cô cửu kiếm của Lệnh HồXung giết chết trong thạch động. Còn Lâm Bình Chi được an trì dưới đáy Tây Hồ, nơi đã từng giam giữ Nhậm Ngã Hành, để sống với giấc mộng bá chủ võ lâm!
Đông Phương Bất Bại chiếm ngôi giáo chủ Ma giáo từ tay Nhậm Ngã Hành, và khổ luyện võ công vô địch trong Quì Hoa Bảo Ðiển, để cuối cùng biến thành một quái tượng sinh lý ái nam ái nữ! Đông Phương Bất Bại, thông qua bàn tay của Dương Liên Đình, đã dùng mọi thủ đoạn tàn nhẫn và chính sách khủng bố để biến mình từ một giáo chủ ái nam ái nữ trở thành nhân vật thần bí trong lớp sương mù huyền thoại. Y muốn mình trở thành thần linh bất tử, như những hoàng đế cuồng vọng khắp đông tây:Cesar, Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế … Bước vào “vương triều” Hắc mộc nhai, người ta gặp ngay không khí tung hô sặc mùi xu nịnh với những câu khẩu hiệu “giáo chủ văn thánh võ đức, thiên thu trường trị thống nhất giang hồ” dành cho kẻ cuồng dâmquyền lực, nhưng đằng sau cái sân khấu đó lại là con đường dẫn đến những lớp áo xiêm và phấn son của phụ nữ!
Hùng tâm trùm khắp càn khôn
Té ra là mảnh xiêm hồng vô duyên
Cuộc đời quá đổi đảo điên!
Nhậm Ngã Hành là một nhân vật bản lĩnh nghiêng trời, y công khai hiểu hiện ý định bá chủ võ lâm của mình không hề dấu giếm. Điều đó cũng thể hiện bản lĩnh của một kẻ hùng tài đại lược. Y khổ luyện Hấp tinh đại pháp và xem đó sẽ là phương tiện để y độc bá võ lâm. Sau khi thoát ra khỏi đại lao dưới đáy Tây hồ,Nhậm Ngã Hành, với sự trợ lực của Hướng Vân Thiên và Lệnh Hồ Xung đã cướp lại ngôi giáo chủ từ tay Đông Phương Bất Bại. Là một kẻ anh hùng thực sự có bản lĩnh, thoạt đầu Nhậm Ngã Hành đã thóa mạ những câu khẩu hiệu mà giáo chúng tung hô mình, y xem đó là sự nhục mạ những kẻ có bản sắc anh hùng, đối với cả kẻ tung hô lẫn kẻ được tung hô; nhưng chỉ mấy phút sau y lại thấy thỏa mãn và cho rằng tự cổ chí kim, ngoài y ra không có ai xứng đáng với câu khẩu hiệu đó. Vinh quang của chiến thắng, dù nhờ sự trợ lực chủ yếu của một nhân vật “ngoại giáo” là Lệnh Hồ Xung, đã làm y lóa mắt và hào quang của quyền lực trong những lời tung hô xu nịnh rỗng tuếch đã biến y từ một nhân vật anh hùng trở thành một kẻ đê tiện trong suy tưởng. Ngôi vị giáo chủ Nhật nguyệt giáo chưa làm thỏa mãn nhân vật “giáo chủ văn thánh võ đức, thiên thu trường trị thống nhất giang hồ” và y bắt đầu thực hiện ý định thống nhất giang hồ. Khi y nổi kèn gióng trống, huy động toàn bộ giáo chúng bao vây Hoa sơn để chuẩn bị mở trận tàn sát Ngũ nhạc kiếm phái, mở đầu chiến dịch thống nhất giang hồ thì các môn phái này- trừ phái Hằng sơn, do trúng gian kế của Nhạc Bất Quần đã tự chém giết lẫn nhau đến chỗ gần như tận tuyệt. Cảnh tượng một đội quân hùng hậu dốc toàn lực để quyết mở trận thư hùng nhằm tranh giànhthiên hạ, lại gặp phải lực lượng đối phương chỉ còn dăm ba ni cô phái Hằng sơn,cảnh tượng đó đã tạo nên một bức tranh cùng cực hài hước. Lúc Nhậm Ngã Hànhđang trầm tư để vạch kế họach tiêu diệt Thiêu lâm và Võ đương thì cái rùng mìnhtrên đỉnh Triêu Dương đã khiến y đột tử. Cơn “nhồi máu cơ tim” bất ngờ, hậu quả của việc khổ luyện “Hấp tinh đại pháp” để thỏa mãn tham vọng, đã quật ngã hùng tâm của một nhân vật tuyệt đỉnh. Cái phương tiện đạt tới quyền lực đã tiềm ẩn nguycơ hủy diệt chính người sử dụng nó.
Tả Lãnh Thiền thì dã tâm bồng bột, nôn nóng muốn hợp nhất Ngũ nhạc kiếm phái để từng bước thôn tính Thiếu Lâm và Võ Đang cũng các môn phái nhỏ như Nga My, Không Động, rồi cuối cùng sẽ tiêu diệt Ma giáo. Từ chức Minh chủ Ngũ nhạc kiếm phái, để thực hiện cho được cái tham vọng cuồng điên là trở thành Võ Lâm Chí Tôn, Tả Lãnh Thiền đã không ngần ngại dùng mọi thủ đoạn, vừa mềm dẻo vừa tàn độc, để tàn sát và khống chế đồng môn. Y dùng bã danh lợi để thao túng phái Thái Sơn, dùng máu để tắm cả hai phái Hằng Sơn và Hành Sơn, dùng “gián điệp” là Lao Ðức Nặc để theo dõi phái Hoa Sơn và uy hiếp để lấy cả Tịch tà kiếm pháp từ tay Nhạc Bất Quần. Y lao tâm khổ tứ, toan tính từng kế hoạch thật chi tiết để, sau khi thống nhất Ngũ nhạc kiếm phái thành Ngũ nhạc phái, sẽ từng bước tiêu diệt Ma giáo,rồi đến hai đại môn phái là Võ Ðương và Thiếu Lâm. Tin chắc vào bản lĩnh của mình,y tổ chức tỉ võ đoạt soái trên núi Tung Sơn, để mưu toan dùng võ công giành chức Minh chủ Ngũ nhạc phái. Nhưng tất cả thủ đọan và mưư kế của y không thoát khởi vòng trù liệu của Nhạc Bất Quần. Trong trận đánh cuối cùng để dành chức minh chủ, y bị Nhạc Bất Quần dùng qủy kế ám toán và dùng Tịch tà kiếm pháp để đâm mù hai mắt. Hình ảnh Tả Lãnh Thiền mù lòa, cầm kiếm điên cuồng gào thét trênPhong thiền đài, còn kẻ chiến thắng lại phải sợ hãi đứng nép ở một góc đài vớichiếc áo đẫm máu trong ánh trời chiều, đã vẽ nên toàn bộ cảnh tượng bi đát trong bức tranh tranh giành quyền lực. Tham vọng ngôi vị Võ lâm chí tôn của Tả LãnhThiền được trả giá bằng đôi mắt mù lòa. Còn gã Ngụy quân tử kia, để bước lên ngôivị minh chủ Ngũ nhạc phái bằng thủ đoạn nham hiểm và đê tiện, cũng bước theo vết xe đổ của Ðông Phương Bất Bại, khi tự thiến mình để khổ luyện võ công tà môn tuyệt đỉnh.
Rốt cuộc những kẻ nuôi tham vọng và thực hiện dã tâm bằng con đường bá đạo đều kết thúc giấc mộng bá quyền trong cảnh đổ vỡ tan hoang. Đó là điều mà Tiếu ngạo giang hồ muốn thể hiện dưới nhiều góc độ để làm nổi bật lên bi kịch ngàn đời của quyền lực.

ThaacutenhcocircNh1EADmDoanhDoanhH1EE9aT1ECBnhtrongTi1EBFuNg1EA1oGiangH1ED3_zps2ebcc0b6

Vô chiêu thắng hữu chiêu : bước ngoặt trong quan điểm của KimDung về nội lực

Nội lực là một phát kiến mới mẻ của Kim Dung trong tiểu thuyết võ hiệp và nó gần như xuyên suốt qua tất các tác phẩm của ông. Kim Dung thường chia võ học theo hai nguyên lý Âm Dương, như trong giới tự nhiên. Từ đường lối luyện công cho đến chiêu thức, đặc biệt là trong quan điểm về nội lực. Nội lực là sức mạnh tiềm ẩn bên trong và được xem như cái móng cho “tòa lâu đài võ thuật”. Cái móng khôngvững thì tòa lâu đài dù có tráng lệ đến mấy cũng dễ dàng sụp đổ. Nội lực hùng hậu thì dùng bất kỳ chiêu thức nào cũng có thể phát huy diệu dụng. Trương Quân Bảo nhờ có thần công của Cửu dương chân kinh mà chỉ dùng mấy chiêu thức nhập môn của phái Thiếu Lâm cũng đủ để đánh bại Côn luân tam thánh Hà Túc Đạo, một kiếm khách quán tuyệt đương thời. Nội lực là một khái niệm khá mơ hồ, đó là một loại năng lượng gần như thần bí, được tích tụ từ quá trình tập luyện nội công hoặc được hấp thụ từ thiên nhiên thông qua việc ăn uống kỳ hoa dị vật. Có người nhờ uống máu rắn hoặc ăn một loại kỳ hoa mà nội lực đột nhiên tăng tiến bằng người khổ luyện hằng mấy mươi năm. Người ta có thể truyền nội lực cho nhau, thậm chí có thể truyền qua một người trung gian để đánh đối thủ. Hai cao thủ mà thi đấu nội lực thìxem như đã đến lúc quyết định sinh tử. Mọi sự biến ảo của võ thuật chỉ còn lại động tác áp hai lòng bàn tay vào nhau, nhưng chỉ chểnh mãng một chút là mất mạng. Cảhai bên phải đều tập trung tinh thần cao độ như một nhà sư ở vào trạng thái nhập định. Nội lực vẫn luôn được Kim Dung xem là nền tảng cho võ học, nhưng đến Tiếu ngạo giang hồ thì rõ ràng có sự chuyển biến mới trong tư tưởng Kim Dung qua sự phân hóa hai phe kiếm tông và khí tông, trong nội bộ phái Hoa sơn.
Phe khí tông chú trọng đến khí nên đặt kiếm thuật trên nền tảng nội lực. Phe kiếm tông lại chỉ chú trọng đến kiếm. Tất cả sự phân hóa đều bắt nguồn từ sự lĩnh hội khác nhau về Quỳ hoa bảo điển của hai ông tổ phái Hoa sơn. Kim Dung lại đi ngược lại quan điểm thông thường của mình khi đề cao phe kiếm tông. Phong Thanh Dương –một cao thủ phe kiếm tông- chỉ dùng kiếm đủ để giết mười trưởng lão ma giáo mà chắc chắn võ công và nội lực đều vào hạng thượng thừa. Trước đây,các sách võ hiệp bàn về kiếm thường phân chia thành nhiều loại kiếm và nhiều loại kiếm pháp, đến Tiếu ngạo giang hồ thì Kim Dung muốn đưa kiếm đạo vươn đến tầm cao tuyệt đối: đó là kiếm ý! Và tư tưởng đó thực sự được khai mở một cách phiêu bồng bằng đường kiếm vô chiêu của gã tửu đồ lãng tử Lệnh Hồ Xung. Vị cao thủ phe kiếm tông đã khai tâm cho Lệnh Hồ Xung yếu quyết của kiếm đạo “Yếu tố đáo xuất thủ vô chiêu, na tài chân thị đạp nhập liễu cao thủ đích cảnh giới” (cần phải xuất thủ không thành chiêu thức thì mới có thể đạt đến cảnh giới của bậc cao thủ).Theo quan điểm phương Đông, vạn vật hễ có thành là có hoại, do đó mọi chiêu kiếm dù cao thâm đến đâu, hễ đã thành chiêu thức thì ắt phải có chỗ sơ hở để địch nhân phản kích. “Nễ đích kiếm chiêu sử đắc tái hồn thành, chỉ yêu hữu tích khả tầm, địch nhân tiện hữu khích khả thừa. Đãn như nễ căn bản khai vô chiêu thức, địch nhân như hà lai phá nễ đích chiêu thức?”
(Kiếm chiêu ngươi sử dụng dẫu có tinh xảo đến đâu thì vẫn có thể tìm ra dấu vết, địch nhân nhân chỗ sơ hở đó mà phá chiêu. Nếu như người đánh không theo chiêu thức nào thì địch nhân làm sao có thể phá được chiêu thức của ngươi?).
Kiếm chiêu không có chiêu thức thì đối phương dù võ công cao thâm đến đâu cũng không thể phá nỗi, cũng như cuồng phong có thể phá hủy mọi thứ rắn chắc trên đời nhưng không thể phá hủy được hư không! Lệnh Hồ Xung khi không còn một chút nội lực nào vẫn lần lượt đánh bại các cao thủ tuyệt đỉnh như Phong Bất Bình và bốn vị trang chủ Cô sơn mai trang hoàn toàn nhờ vào kiếm ý!
Vô ở đây được hiểu theo tinh thần của Đạo đức kinh “Vạn vật sinh ư Hữu,Hữu sinh ư Vô” (Vạn vật sinh ra từ Hữu, Hữu sinh từ Vô) hoặc hiểu theo nghĩa tính Không (śunyāta) trong hệ thống tư tưởng Bát Nhã của Phật giáo. Tư tưởng “vô chiêu thắng hữu chiêu” đã đưa tiểu thuyết Kim Dung tiếp cận với suối nguồn tư tưởng phương đông. Tiếu ngạo giang hồ xem như là “tập đại thành” những gì Kim Dung đã triển khai trong tất cả các tác phẩm của mình trước đó.

Lệnh Hồ Xung : bản trường ca lãng mạn về tự do cá nhân
Trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ khung trời máu lửa của võ lâm từ từ lắng dịu để dần nhường chỗ cho khúc hợp tấu cầm tiêu của “nữ ma đầu” phe Ma giáo và tên tửu đồ lãng tử Lệnh Hồ Xung, khí đồ của phái Hoa sơn.
Nhân vật chính Lệnh Hồ Xung có lẽ là nhân vật được bạn đọc yêu thích nhất trong mọi tác phẩm của Kim Dung. Lệnh Hồ Xung là đại đồ đệ của Nhạc Bất Quần, tư chất cực kỳ thông minh, tình tình lại khoáng đạt không câu nệ. Là một nhân vật phe chính giáo nhưng y lại kết giao với rất nhiều nhân vật đầu não phe tà giáo, một phần vì tình cờ một phẩn vì bản chất hảo sáng. Lệnh Hồ Xung kết giao với bằng hữu giang hồ chủ yếu là vì rượu và vì tấm chân tình, bất kể người đó là chính hay tà.
Trừ sư phụ sư nương là hai người cưu mang y từ bé, được y coi như cha mẹ,và vị tiểu sư muội Nhạc Linh San mà y có mối tình thanh mai trúc mã, Lệnh Hồ Xung không chịu khuất phục bất kỳ một ai. Y không chịu sống theo một khuôn khổ ràng buộc nào, y cũng không tham vọng lớn lao, lại coi nhẹ được danh lợi, cứ sống hồ nnhiên theo sở thích chỉ cốt sao không thẹn với lương tâm. Cái “khuôn vàng thước ngọc” của danh môn chính phái đối với y chưa hẳn là cái cần phải theo, cõi “tà ma ngoại đạo” của phe ma giáo đối với y chưa hẳn là cái cần phải tránh. Cuộc đời dưới mắt y chỉ là một “trò chơi lớn” theo bước chân chân lãng tử phiêu bồng. Khi đột nhập vào chùa Thiếu lâm để giải cứu cho Nhậm Doanh Doanh, y nấp sau bức bình phong và nghe các cao thủ phân tích cần phải giam giữ Nhậm Ngã Hành trên núi Thiếu Thất để tránh cho giang hồ một trận phong ba, y lại thầm nghĩ : giang hồ mà nổi trận phong ba thì có gì là không hay? Chỉ có những tâm hồn lãng tử hồn nhiên trước hai chữ lợi danh mới có thể có những ý nghĩ kỳ quặc nhường kia.
Lệnh Hồ Xung không chịu làm đệ tử tục gia phái Thiếu lâm khi bị sư phụ trục xuất khỏi sư môn, dù biết rằng chỉ có Dịch cân kinh mới cứu mình thoát chết, y cũng khước từ gia nhập Nhật nguyệt giáo dù để kế thừa cái ngôi vị giáo chủ mà những cao thủ tuyệt luân phải đổ bao tâm huyết và xương máu để giành lấy.
Suốt cuộc đời hành sự của Lệnh Hồ Xung, những việc làm của gã dù đúng hay sai thì Lệnh Hồ Xung vẫn hiện chân dung là gã lãng tử đa tình sống bạt mạng, sống say mê, sống rất chân thành và chân tình với cái Tâm hoàn toàn trong sáng. Chính nhờ bản tính hồn nhiên khoáng đạt, giỏi ứng biến mà môn Độc cô cửu kiếm trong tay Lệnh Hồ Xung còn đạt đến những thành tựu cao hơn cả vị Thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương. Cái bản tính hồn nhiên khoáng đạt đó, một biểu hiện khác của trạng thái vô tâm, chính là yếu quyết để lĩnh hội kiếm ý trong Độc cô cửu kiếm. Sự ứng biến thông minh, mồm miệng như bôi mỡ, tính tình khoáng đạt, chuyên kết giao bạn hữu giang hồ bằng rượu và cái tâm chân tình, Lệnh Hồ Xung thực sự đã hấp dẫn bạn đọc qua nhiều thế hệ, và nhất là làm điên đảo cả vị “Thánh cô” phe Ma giáo ngay trong lần đầu gặp gỡ tại ngõ trúc thành Lạc Dương. Một cô nương dung nhan tuyệt diễm, võ công cực cao vừa sành âm luật, được hết thảy giới hắc đạo xemnhư thần thánh, một người khinh thường hết thảy thanh niên trong thiên hạ lại điên đảo thần hồn vì một tên tử đồ lãng tử, khi gã đã thân bại danh liệt, như một thây ma vất vưởng giữa cõi giang hồ. Và vị Nhâm đại tiểu thư cực kì cao ngạo kia đã liều lĩnh cõng tên lãng tử Lệnh Hồ Xung bệnh hoạn lên Thiếu Lâm tự cầu xin Phương Chứng đại sư dùng Dịch cân kinh chữa bệnh bệnh cho y, và sẵn lòng chấp nhận cái giá phải đổi là chung thân ngục tù trong thạch thất! Sau này Lệnh Hồ Xung dẫn quần hùng đại náo Thiếu lâm tự để cứu Doanh Doanh, lại gây nên một trận phong ba trên chốn giang hồ. Chính những diễn biến ấy đã kết chặt thêm tâm hồn Lệnh Hồ Xung với Nhâm Doanh Doanh, và đặt tiền đề cho đôi uyên ương này hợp tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ.

Khúc Tiếu ngạo giang hồ : thành ư nhạc
Trong tác phẩm Kim Dung, tinh hoa của võ đạo không chỉ được thể hiện trong võ thuật mà còn được thể hiện trong cầm kỳ thi họa. Các cao thủ có thể vận nội lực vào tiếng đàn, tiếng tiêu để gây sát thương cho địch thủ. Âm nhạc đã trở thành công cụ của võ đạo. Trong Xạ điêu anh hùng truyện, tiếng tiêu của Hoàng Dược Sư và tiếng đàn tranh của Âu Dương Phong là những công cụ trấn áp đối phương. Cảnh tượng hai đại cao thủ dùng nhạc cụ để mở một trận đấu tử sinh trong một đêm trăng trên mặt biển quả vô cùng thơ mộng và rất đỗi lâm ly. Trong Tiếu ngạo giang hồ, Hoàng Chung Công ở Cô sơn mai trang đã dùng cây đàn để sử dụng Thất huyền vô hình kiếm đánh với Lệnh Hồ Xung. Tiếng đàn càng mau thì kiếm chiêu càng chậm, tiếng đàn càng buông lơi thì kiếm đánh càng mau mục đích gây điên đảo cho đối thủ.
Trong “Ỷ thiên đồ long ký”, Kim Dung cố gắng dung hợp mâu thuẫn chính tà bằng tình yêu qua mối tình của Ân Tố Tố với Trương Thúy Sơn, đến Tiếu ngạo giang hồ ông lại muốn hóa giải mâu thuẫn đó bằng âm nhạc vì cực đỉnh của nhạc là“hòa”. Sự giáo hóa của Khổng Tử có thể được tóm tắt trong câu “Hưng ư Thi, lập ư Lễ, thành ư Nhạc” (Hưng khởi bằng Thi, lập định bằng Lễ, và tựu thành bằng Nhạc).Nhạc có mục đích tựu thành những gì ta khởi lên, vun đắp bằng thơ ca và lập định ở Lễ. Theo quan điểm Khổng học, khi lên đến đỉnh cao thì âm nhạc hòa đồng cùng trời đất, vì cái nguyên lí trong vũ trụ lưu hành không ngừng nghỉ, hoà hợp với nhau mà biến hoá, từ đó mới phát khởi nên âm nhạc. Lưu nhi bất tức, hợp đồng nhi hóa, nhi nhạc hưng yên (Lễ ký).
Kim Dung thực sự đưa nhạc trở về với “chân diện mục” của nó trong khúc cầm tiêu hợp tấu Tiếu ngạo giang hồ. Khúc Dương là một trưởng lão phe Ma giáo còn Lưu Chính Phong là một cao thủ phái Hành sơn, hai nhân vật thượng thặng của hai phe hắc bạch lại tìm đến nhau trong cung bậc của cầm tiêu. Cả hai vị cùng hợp sức soạn nên khúc Tiếu ngạo giang hồ kỳ diệu. Âm nhạc đã xóa bỏ mọi ranh giới phân chia giả tạo giữa chính tà thiện ác, những ranh giới do con người dựng lên vì định kiến. Lưu Chính Phong làm lễ rửa tay gác kiếm, muốn rút lui khỏi chốn giang hồ để cùng vị nghĩa huynh hiến dâng trọn cuộc đời cho âm nhạc thay vì phải lăn lộn trong cảnh kiếm đao. Chưởng môn phái Tung sơn là Tả Lãnh Thiền, vì muốn thực hiện dã tâm của mình, đã cho người đến ngăn cản, yêu cầu Lưu Chính Phong phải giết Khúc Dương vì “chính tà xưa nay vẫn luôn như nước với lửa, không thể đứng chung”. LưuChính Phong từ chối và cái giá trả cho niềm đam mê âm nhạc cùng tấm chân tình giành cho vị nghĩa huynh là cảnh toàn gia bị tru lục một cách dã man. Tả Lãnh Thiền dù là một kẻ hùng tài đại lược, một nhân tài hiếm có trong võ lâm nhưng vẫn là kẻ thô bỉ trong suy tưởng, nên y không thể hiểu nỗi chỗ vi diệu trong âm nhạc.
Khúc Dương xuất hiện cứu Lưu Chính Phong, nhưng bản thân ông cũng bị trọng thương. Hai người cùng hợp tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ và giao nhạc phổ choLệnh Hồ Xung, rồi cùng nhau ôm nhau sang thế giới bên kia trong tiếng cười mãn nguyện, vì hai chữ “tri âm” chân chính và vì di vật âm nhạc kỳ diệu mà họ để lại cho đời. Khúc Tiếu ngạo giang hồ có thể xem như một thành tựu âm nhạc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử võ lâm, vì nó chính là cực đỉnh của chữ “hòa”: biên giới chính tà đã lặng lẽ tiêu dung trong tiếng hợp tấu của cầm tiêu của hai tay đại cao thủ hai phe hắc bạch. Cuộc đời có Khúc Dương, chưa chắc đã có Lưu Chính Phong, có Lưu Chính Phong chưa chắc đã có Khúc Dương; nếu có cả Lưu Chính Phong và Khúc Dương thì chưa chắc cả hai đã sành âm luật, mà dẫu cả hai sành âm luật thì chưa chắc cả hai người có đủ công lực để hợp tấu; và điều quan trọng nhất nếu cuộc đời có cả Lưu Chính Phong và Khúc Dương vừa sành âm luật vừa đủ công lực để hợp tấu đi nữa thì chắc gì họ đã có cơ duyên vượt qua được biên giới chính tà để tìm được đến nhau trong chỗ vi diệu của thanh âm?
Đời sau không có đôi tri kỷ Khúc Dương-Lưu Chính Phong thì lại có cặp uyên ương Lệnh Hồ Xung-Nhâm Doanh Doanh. Nếu ngay từ đầu mà Kim Dung hư cấu thêm cho Lệnh Hồ Xung có khả năng sành âm luật, để làm “phục tuyến” cho cảnh hợp tấu với Doanh Doanh về sau, thì điều đó chắc chắn sẽ gượng ép một cách thô thiển. Một nhân vật hào sảng ưa náo nhiệt như Lệnh Hồ Xung chắc chắn sẽ khó lòng cảm thụ được chiều sâu trong âm nhạc, nhất là trong khúc Tiếu ngạo giang hồ. Bù lại Kim Dung đã rất sâu sắc khi xây dựng Lệnh Hồ Xung là nhân vật sống chí tình và chí thành. Chính cái “chí thành” đó mới là tiền đề để Lệnh Hồ Xung cảm nhận được cái “chí hòa” là đỉnh cao của âm nhạc. Chỉ có thể Lệnh Hồ Xung mới có thể theo kịp Doanh Doanh trong khúc hợp tấu cầm tiêu.

Lời cuối
Cõi giang hồ cũng chỉ là hình ảnh được phóng chiếu từ tâm ta, Khúc Dươngvà Lưu Chính Phong hay Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh cũng chỉ là hình ảnh hư cấu, nhưng khúc hợp tấu cầm tiêu Tiếu ngạo giang hồ kỳ diệu đó sẽ mãi mãi đồng vọng mênh mông khắp mười phương thế giới để dìu dắt nhân loại đến chỗ “chí hòa”. Nếu bài thơ Chứng đạo ca của thiền tông có thể làm chấn động khắp cõi thiên nhân thì Tiếu ngạo giang hồ cũng có thể tạo nên những thanh âm ảo diệu để chúng ta cùng tìm về với cõi đạo phương đông.

(Nguồn: vinhdinh.blogspot)