Friday, January 27, 2023

Đổ lỗi cho… hoàn cảnh!


Bạn chưa gặt hái được thành công và hay gặp trở ngại trong công việc, nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ bạn chưa nhìn ra bản thân mới chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định điều đó. Bạn đang mải mê đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận kém may mắn. Làm thế nào để thay đổi?

Mỗi khi gặp khó khăn hoặc công việc không thuận lợi và thất bại, bạn luôn tự bào chữa hay nói cách khác cố thuyết phục bản thân rằng đó là do: Thời vận của tôi chưa đến; Tôi không phù hợp với những người trong nhóm; Sếp cố tình ép tôi; Chỉ là tôi kém may mắn; Tôi còn nhiều cơ hội khác… Nhưng thực tế, nếu xét các khía cạnh khác bạn đang cản trở chính mình với lối suy nghĩ đó, thay vì nhìn nhận đúng rằng bản thân chưa đủ khả năng, chưa nhìn thấu sự việc và không biết nắm bắt cơ hội… Để đi đến thành công bằng cách riêng của mình, lời khuyên quan trọng nhất từ tác giả Kevin Daum là bạn hãy tự đi bằng chính đôi chân của mình.shutterstock_159410348_supersize_resize

ĐỂ XEM PHIÊN BẢN BÁO IN, VUI LÒNG BẤM VÀO ĐÂY!

1Tập trung tối đa và nghỉ ngơi đúng lúc

Nếu bạn thực sự muốn giành chiến thắng trong một trò chơi lớn, bạn không thể cẩu thả đó là điều kiện tiên quyết. Nói một cách dễ hiểu là bạn phải kiểm soát cuộc sống của chính mình thông qua đó mở cánh cửa số phận theo cách của mình. Muốn vậy, bạn phải tìm ra đâu là việc cần được ưu tiên cho từng thời điểm cụ thể. Khi đã xác định, bạn tập trung mọi nỗ lực, công sức, tiền bạc và các mối quan hệ cho nó để tiến đến gần mục tiêu hơn. Nếu không làm được điều này, bạn rất dễ mất tập trung và không biết phải bắt đầu ra sao, thực hiện như thế nào. Khả năng tập trung cũng cần được rèn luyện. Ngoài ra, việc học cách nghỉ ngơi khoa học cũng không kém phần quan trọng. Vì sao vậy? Vì không ai có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi mà không bị kiệt sức. Bạn cần thời gian để tái tạo năng lượng và tốt nhất là nghỉ ngơi, thư giãn.

2Hãy tự tin

Dường như không có ai là không gặp bất an và luôn phải chiến đấu với nỗi bất an đó nhất là khi bạn bắt tay làm một việc quan trọng hoặc đảm nhận trách nhiệm quản lý nặng nề. Hãy luôn động viên bản thân tự tin lên, để khi bắt đầu một dự án mới dù không thể đảm bảo 100% rằng bạn không bất an lo lắng, nhưng ít ra bạn kiểm soát được nó. Sự tự tin có thể là thiên phú cho nhiều người nhưng phần lớn phải đến từ những yếu tố cơ bản: được chuẩn bị kỹ lưỡng, có sự ủng hộ, lường trước bất trắc và bạn hoàn toàn quyết tâm cho một mục tiêu nhất định. Khi những yếu tố này đã vững chắc, tức là bạn có đủ mạnh dạn tiến về phía trước bằng một sự tự tin có cơ sở.

3Bình tĩnh trước cơ hội

Nhiều người chỉ ngồi bên lề nhìn chằm chằm vào cơ hội của người khác và chờ đến lượt mình mà không biết rằng mình đã vuột mất không ít cơ hội. Sự nhút nhát không thể giúp bạn theo đuổi ước mơ mà cần phải có những hành động cụ thể thậm chí có những lúc phải chạy thật nhanh để chớp lấy cơ hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất cẩn hay hấp tấp. Không phải mọi cơ hội đều phù hợp và có thể thực hiện, bạn cần phân tích mọi khía cạnh của nó để cân nhắc liệu có nên “chộp” lấy nó không. Thực tế cho thấy, những người thành công nhất là người thể hiện sự táo bạo của mình bằng cách bình tĩnh chờ đợi và suy xét trong khi tất cả mọi người vội vã vì quá nôn nóng. Nghiên cứu, chuẩn bị và đánh giá cơ hội đồng thời nhận biết khi nào nên ngừng lại dựa trên những lý thuyết và cả vốn thực hành bạn đã tích lũy được. Sau đó mới đưa ra quyết định có “nhảy vào” hoặc không. Khi đã quyết định, hãy chú tâm vào nó và làm cho nó thành công hơn nữa.shutterstock_143731105_huge_resize

4Nhìn nhận đúng thực lực

Bạn có khiêm tốn không hay luôn là người “say quá đà” trước những thành công gặt hái được. Ngủ quên trên chiến thắng luôn là trở ngại khiến bạn chủ quan đôi lúc tự huyễn hoặc khả năng của bản thân. Hãy tự nhìn nhận về bản thân một cách sáng suốt, bạn không nhất thiết nói cho ai đó khuyết điểm của mình nhưng chính bạn phải là người hiểu rõ điều đó. Mặt khác, hãy luôn thừa nhận rằng thế giới này rộng lớn, núi này cao còn có núi khác cao hơn và xung quanh bạn có nhiều người tài giỏi hơn bạn và việc kết hợp suy nghĩ, tài năng của nhiều người sẽ tốt hơn một mình loay hoay. Do đó, nên mời người tài giỏi, năng động cùng tham gia vào cuộc hành trình của bạn đồng thời chia sẻ với họ lợi nhuận và sự tin tưởng của bạn. Họ sẽ là những người quan trọng góp mặt làm nên thành công, chia sẻ hạnh phúc và cả những thất bại cùng với bạn. Lúc đó, bạn mới chính là những người “giàu có” thực sự.

5Luôn biết ơn những thất bại

Không dễ gì thừa nhận thất bại, ai cũng vậy. Nhưng bạn hãy luôn cảm thấy may mắn rằng công việc, những khó khăn trong cuộc sống đã mang đến cho bạn những kinh nghiệm và trải nghiệm tuyệt vời. Không có trải nghiệm nào là vô ích cho dù đó có là mất mát, đau khổ. Vì khi đứng trước những hỗn loạn, khó khăn và nguy cơ sụp đổ hoàn toàn bạn sẽ tự rút cho mình những kinh nghiệm quý giá. Người lạc quan sẽ luôn biết đứng dậy từ đống tro tàn của thất bại và mỉm cười chờ đón mọi thách thức sắp tới. Sau mỗi sóng gió, bạn sẽ thấy mình nhạy bén hơn trưởng thành hơn.

Mặt khác, đừng quên biết ơn những người đã chia sẻ cùng bạn những khó khăn và cuộc sống đã mang đến những cơ hội. Hãy luôn nhớ rằng, bạn là người may mắn khi xung quanh còn có nhiều người quan tâm và ủng hộ bạn.

Kevin Daum là tác giả cuốn sách best-seller Video Marketing for Dummies (tạm dịch: Bí quyết tiếp thị bằng video cho doanh nghiệp nhỏ) và là Giám đốc sản xuất của Amilya! trên 77WABC New York. Ông đã từng chia sẻ: “Hãy luôn tự biết ơn rằng bạn vẫn còn sức khỏe, còn những người thân yêu bên cạnh và những thất bại giúp bạn nhạy bén hơn để bắt đầu lại mọi thứ theo cách của riêng bạn”.  Những bí quyết của ông đã góp phần giúp các doanh nhân giao tiếp theo những cách chiến lược và hấp dẫn nhất trên con đường chinh phục thành công.


Tuyển dụng “2 tay” – phương pháp chọn nhân tài hiệu quả của tỷ phú số một thế giới

 Elon Musk luôn đi đầu trong các công nghệ thay đổi thế giới. Nhưng ít người biết tỷ phú này cũng đi đầu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân tài, nhờ phương pháp tuyển dụng thông minh của mình.

Chúng ta chủ yếu chỉ biết đến cách tuyển dụng thông qua các cuộc phỏng vấn truyền thống. Mọi người nghĩ rằng họ sẽ chiêu mộ được những tài năng tốt nhất theo cách này. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu phương pháp đó tốn nhiều thời gian và không chắc chắn?

Một người mà ta đang tuyển dụng có thể phù hợp với vị trí đăng tuyển, hoặc chỉ giỏi trả lời phỏng vấn. Bên cạnh bằng cấp, chứng chỉ và học vấn, một người nên được tuyển dụng khi có đủ kiến thức và năng lực đáp ứng yêu cầu của vị trí làm việc.

Việc tuyển dụng những ứng viên tốt nhất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một công ty. Một quyết định tuyển dụng sai lầm có thể gây tốn kém và “mua thêm việc” cho đội ngũ tuyển dụng.

Elon Musk – tỉ phú giàu nhất thế giới - đã phát minh ra một cách hiệu quả để lựa chọn những tài năng tốt nhất cho một công ty, giúp giải quyết vấn đề tồn tại ở trên. Về cơ bản, Musk tin rằng “kỹ năng quan trọng hơn bằng cấp”. Vì vậy, ông đã sử dụng phương pháp này để thu hút những bộ óc thông minh nhất từ khắp nơi trên thế giới vào Tesla và SpaceX suốt trong một thời gian dài.

Tuyển dụng “2 tay” – phương pháp chọn nhân tài hiệu quả của tỷ phú số một thế giới: Bằng cấp không quan trọng bằng yếu tố này! - Ảnh 1.

Nhìn chung, quá trình tuyển dụng của Elon Musk, với tên tiếng anh “two hands” – tạm dịch: hai tay, đòi hỏi hai yếu tố: first-hand experience - kinh nghiệm trực tiếp, và hands-on testing – kiểm tra thực tiễn.

Bài test “hai tay” này không sàng lọc những người xin việc qua các cách thông thường như bằng cấp. Thay vào đó, nó chấp nhận các ứng viên bằng cách kiểm tra kiến thức thực tế và kinh nghiệm thực hành. Bất kỳ tổ chức nào cũng có thể sử dụng quy trình đơn giản này để khai phá nhân tài hàng đầu bởi vì nó được tạo ra hướng đến sự đơn giản và hiệu quả.

First-hand experience - Kinh nghiệm trực tiếp

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh hai yếu tố kinh nghiệm và giáo dục. Mặc dù Musk ưu tiên kinh nghiệm, nhưng ông không muốn chỉ dựa vào nó. Thay vào đó, Musk cho rằng kinh nghiệm là một phương pháp giáo dục. Thậm chí là phương pháp giáo dục tốt nhất. Một nghiên cứu từ Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ cũng đã ủng hộ quan điểm này của Musk.

Như vậy, những ứng viên có kinh nghiệm chuyên môn trực tiếp liên quan đến vị trí đang cần người là những ứng viên đã vượt qua bài test thứ nhất.

Ví dụ, khi xem xét đơn xin việc, những người có kinh nghiệm liên quan để bắt đầu làm việc ngay lập tức hoặc chỉ cần đào tạo tối thiểu để thành công ở vị trí tuyển dụng sẽ có ưu thế và cơ hội được nhận cao hơn so với những người khác.

Tuyển dụng “2 tay” – phương pháp chọn nhân tài hiệu quả của tỷ phú số một thế giới: Bằng cấp không quan trọng bằng yếu tố này! - Ảnh 2.

Hands-on testing – Kiểm tra thực tiễn

Bước thứ hai là hands-on testing - kiểm tra thực tiễn, cũng là một cách tuyệt vời để đánh giá năng lực của ứng viên. Mặc dù cần chuẩn bị và suy nghĩ nhiều hơn trong quá trình này, nhưng chắc chắn người tuyển dụng sẽ nhìn nhận được rõ hơn về cách ứng viên đối diện với các tình huống khó khăn.

Quá trình tuyển dụng truyền thống chủ yếu dựa vào phương pháp hỏi - đáp. Và không giống như quy trình thông thường đó, việc kiểm tra thực tiễn bao gồm kiểm tra thực hành. Đại học Harvard cũng đã đề cập việc kiểm tra các ứng viên theo cách này trước khi phỏng vấn.

Là một nhà tuyển dụng, ta có thể tổ chức một cuộc phỏng vấn truyền thống với các ứng viên sau khi họ đã vượt qua bài kiểm tra “hai tay”. Quá trình này sẽ cho phép tiết kiệm quỹ thời gian quý báu. Bài kiểm tra này cũng sẽ đảm bảo rằng chỉ những ứng viên hàng đầu mới được nghiêm túc cân nhắc cho một vị trí công việc.

Tuyển dụng “2 tay” – phương pháp chọn nhân tài hiệu quả của tỷ phú số một thế giới: Bằng cấp không quan trọng bằng yếu tố này! - Ảnh 3.

Cách áp dụng phương pháp tuyển dụng “hai tay”

Trước tiên, nhà tuyển dụng sẽ cần xem lại quy trình tuyển dụng của mình. Họ không nên quá chú trọng đến bằng cấp và trình độ học vấn; thay vào đó, nên xem xét các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến công việc.

Một công ty chỉ nên thuê những người có kỹ năng và chuyên môn cần thiết, tránh lãng phí thời gian với những người không xứng đáng.

Các ứng viên đạt yêu cầu về kinh nghiệm trực tiếp cần được chuẩn bị để tiếp tục kiểm tra thực tiễn trước khi phỏng vấn. Sau phần kiểm tra thực tiễn, các trưởng phòng tuyển dụng sẽ dễ dàng lựa chọn được ứng viên xuất sắc nhất.

Cần nhớ rằng đặt ra một bài kiểm tra thực tiễn là phần khó nhất của kỹ thuật này. Để đảm bảo không mắc bất kỳ sai lầm nào, nhà tuyển dụng chỉ nên xem xét các kỹ năng chính cần thiết cho vị trí công việc. Hãy tạo một yêu cầu thực tế cho bài kiểm tra thực tiễn, có thể là yêu cầu ứng viên xây dựng một chiến lược kinh doanh, chuẩn bị một bài thuyết trình hoặc một dự án nhỏ.

Tuyển dụng “2 tay” – phương pháp chọn nhân tài hiệu quả của tỷ phú số một thế giới: Bằng cấp không quan trọng bằng yếu tố này! - Ảnh 4.

Phương pháp tuyển dụng“hai tay” giúp tìm kiếm tài năng nhanh hơn

Quy trình tuyển dụng truyền thống đôi khi có thể không công bằng. Một số người chỉ thể hiện tốt trong các cuộc phỏng vấn hơn là có các kỹ năng cần thiết. Hơn nữa, ứng viên có thể tham khảo trên Internet để chuẩn bị trước các câu trả lời tốt nhất.

Ngược lại, phương pháp “hai tay” không quan tâm đến việc ứng viên trả lời các câu hỏi trôi chảy ra sao. Phương pháp này chỉ đặt ra một vấn đề - ứng viên có kiến ​​thức đủ sâu và kinh nghiệm cần thiết để đảm nhận vị trí công việc hay không?

Có rất nhiều ứng viên tài năng đang háo hức chờ đợi để được làm việc cho các công ty hàng đầu. Nếu thực hiện kỹ thuật “hai tay” này trong việc tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ thu nạp được những cá nhân chất lượng để xây dựng một doanh nghiệp hàng đầu.

Tuyển dụng “2 tay” – phương pháp chọn nhân tài hiệu quả của tỷ phú số một thế giới: Bằng cấp không quan trọng bằng yếu tố này! - Ảnh 5.

Elon Musk rõ ràng rất quan tâm đến việc tìm kiếm và bổ nhiệm những ứng viên tốt nhất cho các công ty của mình. Và những ứng viên có năng lực tốt nhất đôi khi thiếu một vài chứng chỉ, nhưng vẫn thể hiện được năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành.

Và khi làm như vậy, Musk cũng đã gián tiếp gửi một thông điệp đến hàng triệu người trên thế giới, rằng bất cứ ai cũng có thể trở nên thành công và hiệu quả, ngay cả đối với những sinh viên chưa tốt nghiệp.

Theo Levelitup


Thiên An

Nhịp sống thị trường

Lịch sử cộng dồn thành định mệnh


Trải qua hàng thiên niên kỷ, nhân loại vẫn chưa tìm thấy câu trả lời xác đáng cho nghi vấn: “Định mệnh có thật hay không?”. Song, trong giới hạn tri thức loài người đang có, ta biết rằng dù tin hay không tin vào định mệnh, cuộc sống vẫn cần sự nỗ lực của bản thân.

NHỮNG NGƯỜI “ĐI TRÊN DÂY”

Tôi đọc được ở đâu đó câu chuyện về cậu học trò nhỏ đã theo học với nhà hiền giả trong thời gian rất lâu. Một hôm, cậu hỏi thầy mình: “Thưa thầy, trên đời này có định mệnh hay không?”. Sau lúc trầm ngâm, thầy đáp: “Trong cuộc sống, mỗi con người đều mang theo mình định mệnh”. Đây chỉ là lời mở đầu cho cuộc mạn đàm khá dài giữa hai thầy trò về định mệnh và cách mỗi người hành xử với định mệnh của mình. Bản chất của định mệnh là gì? Ta phải làm gì với định mệnh? Đó dường như là câu đố bí ẩn mà loài người đã tự hỏi từ thuở hồng hoang.

Tôi vẫn nghĩ rằng những người làm kinh doanh theo đúng nghĩa của từ này thường ít tin vào số mệnh như cách hiểu thông thường là “số trời sắp đặt”. Thế nhưng, họ lại có thể tin vào định mệnh ở ý nghĩa và phạm vi rộng lớn hơn. Christopher Columbus chẳng hạn. Ông ấy có tin vào định mệnh không thì chẳng ai rõ, nhưng chắc chắn Colombus đã tin vào một tấm bản đồ cổ có nguồn gốc rất mập mờ, tin vào trực giác “cứ đi về phía Tây sẽ đến được Ấn Độ” của mình. Columbus không đến được Ấn Độ, bù lại ông tìm thấy cả một tân lục địa. Điều này có thể quy kết cho định mệnh hay không? Christophe Colombus không phải là doanh nhân, song ông đã làm được một thương vụ vĩ đại bằng cách thuyết phục triều đình, giáo hội, các thương gia và các thủy thủ đầu tư tiền bạc, quyền lực và sinh mạng của bọn họ cho việc thực hiện ý tưởng của ông, một hải trình không ai dám đảm bảo thắng lợi.

Người doanh nhân cũng là một kiểu Christopher Columbus trên thương trường nhiều cam go đấy! Xưa nay, doanh nhân vốn vẫn thuộc loại người khai phá và mạo hiểm, họ có thể không phủ nhận định mệnh, song chắc chắn cũng không khuất phục định mệnh. Trong cuộc sống thường nhật, hai chữ “định mệnh” thường vẫn bị gán cho những dấu hiệu cưỡng bức, những yếu tố không cải biến được. Lãng mạn và hạnh phúc thì bảo “định mệnh anh yêu em”, mà khổ sở thì than “trời kêu ai nấy dạ”. Thế nên, với những con người dám đối đầu với thử thách để thành đạt, để giàu thì định mệnh hẳn là một lực lượng không quá nhiều uy hiếp. Về chuyện này, một nữ doanh nhân rất thành đạt hồi thập niên 90 đã nửa đùa nửa thật nói với tôi: “Người kinh doanh ai lại đầu tư vào một món hàng nếu đã biết chắc là thua lỗ?!”. Chị lại bảo: “Doanh nhân thường rất giỏi làm những việc khó như… đi trên dây, kinh doanh trong những tình thế mà người bình thường chỉ thấy bất trắc. Con người như vậy ai còn quanh quẩn với vấn đề định mệnh có tồn tại hay không?!”

NDN_Dinh menh_01

NHƯ BÓNG CHIM BAY…

Không phải ai trong chúng ta cũng đủ mạnh dạn tuyên bố “tôi không tin vào định mệnh”. Trong tất cả những việc phát sinh từ sự hiện hữu của mỗi con người trên mặt đất này, người ta luôn tìm thấy những câu chuyện về định mệnh, nhiều tới nỗi đủ để ta tranh biện cả đời. Ta hãy quay về Việt Nam để nghiền ngẫm công trình ngôn ngữ vĩ đại trong kho tàng văn học của dân tộc mình là Truyện Kiều. Hai chữ “định mệnh” lòe lòe trong đó. Nguyễn Du viết: “Cho hay muôn sự tại trời. Trời kia đã bắt làm người có thân” và đó là một đặc điểm chung của cái vẫn được chúng ta gọi là định mệnh. Ta thường chỉ nhận ra cái định mệnh ấy khi việc đã hoàn tất, đã xem như không thể thay đổi, không thể làm lại được nữa. Nói theo cảm quan của một hành giả Phật giáo Tây Tạng, nó như cái bóng của con chim đang bay, không thấy được. Và, chỉ khi con chim đó hạ xuống, đậu lại cuối đường bay, cái bóng ấy mới hiện ra. Nhà hành giả mệnh danh đó là “Nghiệp” của đời. Thế nhưng, nếu con đường tu phật đạo có thể giúp nhận ra và tác động vào “nghiệp” thì con đường phàm nhân có phương cách gì để ứng xử với định mệnh (nếu nó thật sự tồn tại)?

Hãy chỉ nói về người phụ nữ và định mệnh của họ. Thực tế khá thú vị là người Việt từ xưa đã rất ưa chuộng dùng hình ảnh người phụ nữ (thường nhuốm màu đắng cay, sầu bi) như một biểu tượng của ý niệm về định mệnh. Một thời, định mệnh có sức uy hiếp rất lớn tới cuộc đời người phụ nữ Việt, số phận của họ được đặt trên cán cân cùng “hạt mưa sa, hạt vào đài các, hạt ra cánh đồng”. Người ta có khuynh hướng không thấy dấu hiệu của định mệnh trong những thứ vẫn xảy ra mỗi ngày, chẳng hạn như việc dựng vợ gả chồng. Thế nhưng, trong quyết định đời thường này lại không chứa đựng một câu chuyện lớn về đời người với một hằng số của định mệnh hay sao? Cái hằng số đó có giá trị bằng các quyết định và các lựa chọn. Nói như Claude Lévi-Strauss, định mệnh, với tư cách truyện kể của đời người, vốn không hề có tính “tiền định” hay “nhất thành bất biến” mà là một lịch sử lũy tích, sự cộng dồn của những thành công hoặc thất bại của một cá thể.

Nữ doanh nhân tôi nói đến ở trên vốn là một cán bộ KCS trong một tổng công ty nhà nước. Chị nhận làm thêm công việc điều tra thị trường cho một hãng bia và ngạc nhiên nhận ra tập mẫu phỏng vấn người tiêu dùng với cả trăm câu hỏi trong đó là một kho vàng tri thức hướng dẫn kinh doanh, đưa đến cho chị những gợi ý về cách tiếp cận thị trường hoàn toàn mới. Chị khởi nghiệp từ buổi tối gần như chỉ ngẫu nhiên ngồi nghiền ngẫm kết quả của một tuần đi phỏng vấn thuê như thế. Chuyện của chị tựa như câu nói “Khoảnh khắc bạn đưa ra quyết định (quan trọng) cũng là lúc định mệnh của bạn được hình thành”. Có lý lắm chứ, định mệnh thật sự nằm ở trong chính mỗi người!

st

THÁNH ĐỊA CỦA TƯ BẢN


(Trích từ cuốn "Góc nhìn Alan về xã hội, Thuộc Bộ sách "Di sản Alan Phan")

Sau một cuộc họp dài suốt ngày, tôi cáo lỗi với đối tác, đi ăn một mình và thả bộ trên đường phố. Tôi chợt nhận ra là mình đang đứng giữa lòng Las Vegas, buổi tối Thứ Bảy, nhộn nhịp đám đông, xe cộ và muôn ánh đèn mầu rực rỡ. Người ta nói nhiều đến sinh thái năng động của các thành phố Á Châu mới nổi, nhưng tôi chắc chắn rằng không đâu có thể sánh bằng Vegas. Đủ mọi sắc dân Âu Á Phi, đủ mọi mầu da đen trắng vàng, đủ mọi loại tuồi, mọi loại quần áo phong cách và mọi loại thể hình mập ốm cao lùn. Nhưng họ đều chia sẻ một mẫu số chung: ngất ngây với mùi tiền, mùi tham và mùi vội vã.



Tôn giáo nào cũng có những vị thánh và những thánh địa để giáo dân hướng tâm tư và làm những cuộc hành hương tỏ lòng tôn kính. Người Thiên Chúa giáo tìm về Jesuralem đi lại con đường Thập Tự Giá của chúa Jesus, người Hồi giáo có Mecca va giáo chủ Mohammed, người Phật giáo quỳ dưới cây bồ đề của Phật Thích ca ở Patna. Tôn giáo tư bản có dollar và Las Vegas. Người ta nói nhiều đến New York, nhưng đây chỉ là chỗ để kiếm tiền, muồn hành hương để tìm biểu tượng cho sức mạnh của đồng tiền và những thú vui từ dollar, ta phải đến Las Vegas.


Người ta cũng hay nói về Macau, đỉnh mới của cờ bạc, nhưng vài ba sòng bài lớn và những số tiền khổng lồ thu từ các đại gia Trung Quốc (bao nhiêu là tiền rửa?), không thể cho Macau một phong cách của tư bản đại chúng, đa dạng mà sang trọng như Vegas. Một buổi tối cuối tuần ở Vegas sẽ phô bày tất cả xấu đẹp, sẽ phản ảnh mọi đúng sai của triết thuyết tư bản.


Tôi đến Vegas lần đầu vào năm 1964 khi đi một vòng xứ Mỹ du lịch ba lô với vài sinh viên cùng trường. Một con đường lớn giữa sa mạc mênh mông, vài ba sòng bài như ốc đảo, tôi vào Desert Inn, Dunes, Hacienda…như một anh nông dân Cà Mau bước vào Hyatt, Sheraton ở Saigon. Ấn tượng và lạ, nhưng không có gì để say mê hay cuốn hút (có lẽ tại tôi rất dửng dưng với cờ bạc). Qua các thập niên kế tiếp, tôi đến Vegas khá thường xuyên, vì khi mời các đối tác làm ăn về Los Angeles họp hành, họ không mặn mà lắm. Nhưng ở Vegas, nơi họ có thể ăn chơi cờ bạc, tiệc tùng trác tang và trừ phí tổn thua lỗ vào thuế, ai nấy đều hăng hái. Rồi đến các doanh nhân Trung Quốc vào những năm đầu mở cửa, Vegas là nơi phải dừng chân.


Đế chế Mỹ càng mạnh thì Vegas càng phát triển. Tôi chứng kiến một cuộc đua không mệt mỏi qua năm tháng của các công ty cờ bạc. Wynn tạo danh tiếng với Mirage, Treasure Island rồi cuối cùng là màn khiêu vũ nước hàng đêm ở Bellagio. Adelson trả lời với Venetian sau khi xây Sands thành một trung tâm hôi nghị lớn nhất nhì xứ Mỹ. Harrah nhập cuộc với những thâu tóm ngọan muc dọc The Strip (con đường chính của Vegas) như Bally, Paris, Planet Hollywood, Imperial. Nhiều tên tuổi hàng đầu ngày xưa như Circus Circus, Stardust,… thua cuộc và tụt hậu thảm hại. Nhiều tay chơi vừa nhập cuộc tạo ấn tượng mới với Cosmopolitan, Trump, Aria, City Center, Mandarin, Madalay Bay. Một cuộc đua thật hấp dẫn và sáng tạo để dành thị trường và lợi nhuận, hoàn toàn tự phát kiểu tư bản đại chúng. Dubai, Macau, Shanghai, Singapore… cũng có những cuộc đua, nhưng chỉ là một xếp đặt của giới cầm quyền và cầm tiền, kết quả thường được định đoạt qua “nghị quyết” nên không gì ngạc nhiên, và do đó, không gì đáng kể. Giống như một trận đá bóng, không ai buồn tham dự hay đi coi nếu nhà tổ chức đã xếp đặt sẵn người thua kẻ thắng.


Một thực tế phải hiểu là trong lịch sử loài người, luôn luôn có một đẳng cấp thống trị nhỏ nhoi, cố gắng lợi dụng quyền lực và tiền bạc của mình để áp đặt “giải pháp” của mình trên đại đa số quần chúng. Từ các bộ lạc xa xưa, qua các triều đại phong kiến, thực dân, đến các quốc gia Tây Phương hiện tại hay các xã hội “bình đẳng” như Liên Xô, Trung Quốc… giải pháp thường đem lại một cuộc sống “ngon lành” hơn về đủ phương diện cho giai cấp cầm quyền này. Chế độ tư bản cũng không khác gì. Lợi dụng công sức và tài sản của quần chúng “ngu ngơ” để làm đầy túi tiền cá nhân và phe nhóm mình là thủ thuật tinh vi mà các chính trị gia và đại gia đều thông thạo.


Mục đích như nhau nhưng cách làm thì giới tư bản đã đẩy lên hàng nghệ thuật. Những chế độ dùng roi vọt gông cùm để thúc đẩy ép buộc người dân đang đi dần vào quá khứ. Indonesia của Suharto hay Hàn Quốc của Park Chung Hee ngày nào chỉ còn là dư âm. Tunisia, Lybia, Egypt, Syria… đang được sắp xếp lại. Ở các xã hội tư bản, người dân làm nô lệ với tinh thần hoàn toàn “tự nguyện”. Hai lý do: lòng tham cố hữu của con người và những món nợ ngập đầu.


Triết thuyết tư bản vẽ ra một cuộc chơi hào hứng là ai cũng có thể thắng và đem về một phẩn thưởng đẹp như mơ. Đây là tiền đề của Las Vegas, của tư bản. Dĩ nhiên, ai cũng biết là xác xuất cho thấy người thua bạc chiếm đến 95% người tham dự. Ngoài xã hội, cũng không thiếu những người nhận chân ra điều này. Tuy  nhiên, giới tư bản còn một tuyệt chiêu khác: mua trước trả sau. Không nơi nào mà một người tay trắng có thể mua nhà, tậu xe, sắm sửa tiêu xài như ở xứ Mỹ. Có thể bạn không muốn nợ, nhưng chắc chắn là vợ con và đa số thành viên gia đình bạn bè sẵn sàng “shop” dùm bạn. Đòi hỏi duy nhất: bạn phải có job và phải nô lệ nghiêm túc. Mất job là mất tất cả.


Vì lòng tham và vì cái giây xích nợ vô hình này, cả trăm triệu nô lệ Mỹ đã đẩy nền kinh tế và xã hội Mỹ lên đỉnh cao thế giới dưới danh nghĩa “thị trường và tự do”. Trong khi đó các xã hội “phong kiến cổ hủ” phải trì trệ trong đống bùn vì ngu xuẩn. Các lãnh đạo nơi đây không hiểu rằng con ngựa sẽ chạy nhanh hơn nếu bạn treo trước đầu nó một củ cà rốt tươi ngon; chứ không thể dùng roi siết cương suốt chặng dường dài.


Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình và cận thần hiểu được điều này. Họ đã dùng lòng tham và miếng mồi tư bản giàu có để kích thích cả tỷ nô lệ sửa đổi định mệnh Trung Quốc và củng cố tài sản cũng như quyền lực của đẳng cấp thống trị. Họ thành công vượt mơ ước, nhưng vẫn phải núp mình dưới nhiều tên gọi nghe trái tai. Thực sự, Trung Quốc là một quốc gia tư bản gấp nhiều lần so với Mỹ, nếu bạn xem xét kỹ các chương trình phúc lợi xã hội hay quyền lực của các nhóm lợi ích của xứ này.


Nhất là trong thời điểm hiện tại khi xứ Mỹ phải chi tiêu cả ngàn tỷ dollar mổi năm cho các nô lệ nghèo và già (vì lá phiếu của dân chủ); chưa nói đến cả ngàn tỷ dollar khác để bảo vệ hình ảnh của đế chế (Iraq, Afghanistan) và quyền lợi của tư bản (các công ty đa quốc). Trung Quốc không bị gánh nặng này. Cho nên, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong vòng 20 năm nữa, thánh địa của tư bản sẽ được dời qua một địa điểm nào tại Trung Quốc. Nhưng không phải loại tư bản đại chúng, muôn màu và đa dạng như Vegas, mà là loại tư bản của phe nhóm, ích kỷ, tàn nhẫn và đơn điệu với chút quê mùa.


- TS. Alan Phan 




🎯Tham khảo thêm Bộ Di Sản Alan Phan tại đây: 


http://bit.ly/bo-sach-di-san-alan-phan-tiki

http://bit.ly/bo-di-san-alan-phan-shopee

Khi giới siêu giàu chi tiền theo đuổi giấc mộng trường sinh

 Với việc sở hữu khối tài sản khổng lồ và nhiều quyền lực trong tay, các tỷ phú mong muốn kéo dài cuộc sống của mình là điều hoàn toàn dễ hiểu.

“Trường sinh bất lão”, "cải lão hoàn đồng" vốn là giấc mộng của nhiều vị vua chúa khao khát có được nhằm vĩnh viễn nắm giữ quyền lực và sự giàu sang. Cũng chung suy nghĩ như vậy, giới siêu giàu ngày nay ẵn sàng mạnh tay đầu tư để chữa “căn bệnh tuổi tác”. Theo một ước tính, doanh thu của ngành công nghiệp chống lão hóa toàn cầu hiện nay là 200 tỷ USD, con số này có thể sẽ tăng lên 420 tỷ USD vào năm 2030.

Các tỷ phú công nghệ mạnh tay đầu tư cho ước mơ “không già”

Trong vòng một thập kỷ qua, nhiều tỷ phú giàu có như Mark Zuckerberg, Jeff Bezos hay Peter Thiel… đã rót tiền vào những dự án nghiên cứu về công nghệ kéo dài tuổi thọ và chống lão hóa, với hy vọng có thể áp dụng những công nghệ này lên chính mình.

Ngành công nghiệp chống lão hoá: Giới siêu giàu chi tiền theo đuổi giấc mộng trường sinh - Ảnh 1.

Tỉ phú Jeff Bezos đổ tiền vào công nghệ tái lập trình tế bào - Ảnh: Getty


Tháng 9/2021, tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Amazon, đã đầu tư một khoản tiền không được tiết lộ vào Altols Labs, công ty khởi nghiệp nghiên cứu về công nghệ chống lão hóa. Công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại San Francisco này tập trung vào công nghệ giúp "lập trình trẻ hóa tế bào", một phương pháp trên lý thuyết có thể đảo ngược được quá trình lão hóa, rút ngắn thời gian chữa trị bệnh tật, chấn thương…

Ngoài Jeff Bezos, tỷ phú công nghệ Peter Thiel cũng được xem là một người tích cực trong việc đầu tư vào các nghiên cứu về công nghệ chống lão hóa.

Jeff Bezos và Peter Thiel đã cùng đầu tư vào Unity Biotechnology, một công ty công nghệ sinh học khác có trụ sở tại San Francisco chuyên nghiên cứu về "tế bào già", với ý tưởng phát triển các loại thuốc biến đổi để làm chậm, ngăn chặn quá trình lão hóa và chống lại các bệnh do tuổi già.

Thiel cũng đã đầu tư vào một công ty khởi nghiệp có tên Ambrosia, hiện đang nghiên cứu về phương pháp chống lão hóa bằng tế bào máu.

Michael Rae - một chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng công nghệ trường sinh đang đạt những bước tiến vượt bậc. Nhờ các khoản đầu tư khổng lồ, ông tin tưởng con người sẽ đạt được mục tiêu vào năm 2050.

Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan, thông qua quỹ từ thiện mang tên của hai người, đã treo giải thưởng hàng năm trị giá 3 triệu USD cho các nhà khoa học tạo ra những tiến bộ mang tính đột phá nhằm kéo dài tuổi thọ con người.

Ngành công nghiệp chống lão hoá: Giới siêu giàu chi tiền theo đuổi giấc mộng trường sinh - Ảnh 2.

Peter Thiel, nhà sáng lập PayPal - Ảnh: AFP

Trong một bài trả lời phỏng vấn vào năm 2015, Mark Zuckerberg đã bày tỏ sự thích thú với ý tưởng có thể kéo dài cuộc sống mãi mãi.

"Tôi rất thích thú với những câu hỏi về con người. Điều gì có thể giúp chúng ta sống mãi mãi? Làm sao để chữa được toàn bộ bệnh tật? Bộ não hoạt động như thế nào? Làm sao để tăng sức mạnh để giúp con người có thể học hỏi nhiều hơn hàng triệu lần?", Mark Zuckerberg chia sẻ trong một bài phỏng vấn vào năm 2015.

Tỷ phú Larry Ellison, nhà sáng lập hãng phần mềm Oracle, cũng đã đầu tư ít nhất 370 triệu vào các nghiên cứu công nghệ chống lão hóa. Hai nhà sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page cũng đã đầu tư một số tiền lớn để giúp Calico, một công ty khởi nghiệp về công nghệ sinh học chuyên nghiên cứu công nghệ chống lão hóa và các căn bệnh về tuổi già.

Giấc mộng liệu có thành công?

Trái ngược với suy nghĩ chung của đại đa số các tỷ phú, người giàu nhất thế giới hiện tại là Elon Musk lại không mấy mặn mà và thờ ơ với công nghệ này. Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây với tờ báo Insider, Elon Musk đã đưa ra lời giải thích vì sao không muốn đầu tư vào công nghệ chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

"Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên thử tìm cách để giúp con người sống thực sự lâu", Elon Musk chia sẻ. "Điều này sẽ gây ra sự ngột ngạt cho xã hội, bởi vì sự thật là hầu hết mọi người không thay đổi suy nghĩ của họ. Họ chỉ chết đi. Vì vậy, nếu không chết, chúng ta sẽ bị mắc kẹt với những ý tưởng cũ và xã hội không thể tiến lên".

Ngành công nghiệp chống lão hoá: Giới siêu giàu chi tiền theo đuổi giấc mộng trường sinh - Ảnh 3.

Elon Musk thờ ơ với công nghệ kéo dài tuổi thọ vì cái chết như một sự giải thoát - Ảnh: Getty


Đây được xem là một quan điểm khá trái ngược với các "ông lớn" trong ngành công nghệ tại Mỹ. Song, thực tế là đến nay vẫn chưa có công nghệ chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ nào thực sự thành công và được áp dụng vào thực tế.

Giả sử các công ty thành công nghiên cứu được công nghệ kéo dài tuổi thọ thì đây có thật là tin tốt cho thế giới hay không? Có rất nhiều nghi vấn xoay quanh vấn đề này: Nếu con người sống bất tử, liệu chúng ta có phải làm việc vô thời hạn không? Thế giới sẽ đối phó thế nào với tình trạng bùng nổ dân số, và tình trạng này có tác động thế nào với môi trường sống?

Câu trả lời cho những nghi vấn trên có liên hệ mật thiết với các cuộc đàm phán tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu tổ chức tại Glasgow (Anh). Hội nghị hướng đến mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C. Mục tiêu này đòi hỏi mỗi người chỉ được tạo ra không quá 2 tấn CO2/năm, trong khi những người thuộc 1% dân số giàu nhất thế giới tạo ra tới hơn 70 tấn CO2/năm. Thế giới sẽ phải hứng chịu các thảm họa khí hậu sớm hơn dự kiến nếu như nhóm đối tượng này không chỉ ngày càng đông hơn mà còn có thể sống thọ đến 140, 200 tuổi, thậm chí là bất tử.

Có thể thấy, công nghệ trường sinh bất lão dường như khó đi đến kết quả thực tiến và đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ. Sẽ hữu ích hơn nếu như các dự án được giới siêu giàu thế kỷ 21 dốc vốn đầu tư không phải là kéo dài tuổi thọ mà là các lĩnh vực có thể thay đổi cuộc sống hiện tại.

Theo Nguyễn Phượng

Thể Thao Văn Hóa

Nền kinh tế chia sẻ_Bạn đã biết gì về #Biztrend?


Làm thay đổi sự vận hành của nhiều mô hình kinh doanh trên toàn cầu, nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều trước những tác động mới mẻ mà nó đem lại.

Kinh tế chia sẻ (sharing economy) là mô hình mà doanh nghiệp khai thác những tài nguyên sẵn có của các cá nhân, tận dụng ưu điểm của các nền tảng trực tuyến và big data để kết nối chủ sở hữu với người cần sử dụng, giúp những cá nhân hoặc nhóm người tạo ra được thu nhập thụ động từ những tài sản “nhàn rỗi” như nhà cửa, xe cộ, vật dụng.

Nielsen cho biết, có tới 76% người Việt sẵn sàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ chia sẻ, cao hơn mức trung bình so với người tiêu dùng trên thế giới với con số 66%. Cứ 4 người Việt Nam được hỏi thì có 3 người thích ý tưởng về mô hình kinh doanh này. Điều này xuất phát từ đặc tính sống đoàn kết, thoải mái trong việc cho người khác mượn đồ khi họ có việc cần, thuê thiết bị hoặc mua đồ dùng cũ.

Ước tính 14% nghề nghiệp sẽ hoàn toàn biến mất và 48% công việc hiện nay sẽ phải thay đổi vì tự động hóa và công nghệ mới.

335 tỷ USD sẽ là doanh thu toàn cầu mà các công ty cung cấp ứng dụng nền tảng kinh doanh chia sẻ sẽ đạt tới trong năm 2025 theo nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers. Giá trị lớn nhất của mô hình này là tác động lên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, buộc thay đổi và cạnh tranh, tiết giảm chi phí và tận dụng tối đa các nguồn lực.

Một ví dụ điển hình tại Việt Nam đến từ Grab  Uber – hai ông lớn tiên phong trong mô hình kinh tế chia sẻ đã tạo lên một làn sóng mạnh mẽ tác động lên ngành vận tải, với 68% người tiêu dùng sử dụng thường xuyên và 61% người dùng khẳng định sử dụng taxi truyền thống ít hơn tại Việt Nam, từ đó thay đổi nhận thức và thói quen của không chỉ khách hàng mà còn phương thức hoạt động của những công ty truyền thống sau 4 năm hoạt động.

1 năm sau sự xuất hiện của Grab và Uber, Mai Linh – thương hiệu lớn trong ngành vận tải Việt đã ra mắt ứng dụng cho phép khách hàng gọi taxi không cần qua tổng đài vào tháng 8/2015. Nối tiếp bước chuyển mình của Mai Linh, Vinasun cũng tung ra ứng dụng gọi xe của họ.

  • Củng cố lòng tin vào sự xếp hạng và mạng lưới từ cộng đồng.
  • Tạo ra quan hệ giữa người-người, tạo nên sự tin tưởng vào dịch vụ do người không chuyên cung cấp.
  • Người dùng nhận ra những thứ thuộc sở hữu đang bị lãng phí và tìm cách tạo giá trị sử dụng mới.
  • Người lao động sẽ biến thành “doanh nhân”, khai thác của cải của mình, tự sản xuất, giới thiệu khả năng và tìm kiếm thêm cơ hội làm việc không cần qua tuyển dụng.
  • Xây dựng tính đoàn kết và tự phục vụ trong cộng đồng.
  • Nâng cao tư duy cạnh tranh, đổi mới và cải tiến sản phẩm.

RelayRides: chia sẻ xe ô tô trong cộng đồng, tận dụng nguồn tài nguyên đang bị lãng phí là những chiếc xe ôtô được tư nhân sở hữu.

Airbnb: chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch, tận dụng nguồn tài nguyên đang lãng phí là những căn phòng không dùng đến.

Uber: công ty taxi cộng đồng, tận dụng nguồn tài nguyên là xe đang lãng phí và người lao động không kiếm được việc làm trong cộng đồng.

TaskRabbit: giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Người có công việc cần thực hiện nhưng không đủ khả năng sẽ thông báo nhu cầu lên nền tảng để tìm người lao động phù hợp.

KickStarter: gọi vốn từ cộng đồng để thực hiện các dự án nghệ thuật, phát triển phần mềm, nghiên cứu khoa học công nghệ.

  • Give people more power – cho con người thêm lựa chọn, thêm khả năng, quyền lực
  • Open new ways of happiness – cho con người cách mới để sống tốt
  • Account for all cost – Tính toán đến chi phí mà toàn bộ cộng đồng phải bỏ ra
  • Lessen the wealth gap – Giảm khoảng cách giàu nghèo

Tương lai tại Việt Nam:

Sự tăng trưởng về smartphone, mức độ phổ cập cao của wifi và internet đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều startup, công ty công nghệ lớn và các ngân hàng nền tảng “tấn công” ồ ạt vào thị trường thanh toán trực tuyến, thanh toán qua di động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng việc quảng bá thông qua quá trình tối ưu hóa thông tin (review các địa điểm, chia sẻ cách chữa bệnh…), hàng đổi hàng giữa doanh nghiệp, chia sẻ kĩ năng, mạng lưới freelancer, chia sẻ những hàng hóa có giá trị nhỏ. Nền kinh tế chia sẻ cũng sẽ thúc đẩy giúp tạo nên nhiều mô hình doanh nghiệp và hình thức kinh doanh mới.

st

 Bẫy Thu Nhập Trung Bình

Nguy Cơ Các Quốc  Gia Đông Nam Á Đi Lại Con Đường của Các Quốc Gia Nam Mỹ

Tác giả: William Bratton

Người dịch: Liem Mai



Dự phóng kinh tế hiện nay có vẻ chỉ ra rằng vùng này (Đông Nam Á) sẽ chật vật để thoát khỏi Bẫy Thu Nhập Trung Bình – William Bratton


(𝘓𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘥𝘪̣𝘤𝘩: 

𝘉𝘢̀𝘪 𝘯𝘢̀𝘺 𝘥𝘪̣𝘤𝘩 𝘵𝘶̛̀ 𝘣𝘢̀𝘪 𝘣𝘢́𝘰 “𝘚𝘰𝘶𝘵𝘩𝘦𝘢𝘴𝘵 𝘈𝘴𝘪𝘢 𝘳𝘪𝘴𝘬𝘴 𝘴𝘵𝘶𝘮𝘣𝘭𝘪𝘯𝘨 𝘵𝘰𝘸𝘢𝘳𝘥 𝘢 𝘚𝘰𝘶𝘵𝘩 𝘈𝘮𝘦𝘳𝘪𝘤𝘢𝘯 𝘧𝘶𝘵𝘶𝘳𝘦” 𝘤𝘶̉𝘢 𝘞𝘪𝘭𝘭𝘪𝘢𝘮 𝘉𝘳𝘢𝘵𝘵𝘰𝘯, đ𝘢̆𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘦̂𝘯 𝘕𝘪𝘬𝘬𝘦𝘪 𝘈𝘴𝘪𝘢 𝘙𝘦𝘷𝘪𝘦𝘸 𝘯𝘨𝘢̀𝘺 28/11/2021.

𝘞𝘪𝘭𝘭𝘪𝘢𝘮 𝘉𝘳𝘢𝘵𝘵𝘰𝘯 𝘭𝘢̀ 𝘵𝘢́𝘤 𝘨𝘪𝘢̉ 𝘤𝘶̉𝘢 𝘤𝘶𝘰̂́𝘯 𝘴𝘢́𝘤𝘩 “𝘊𝘩𝘪𝘯𝘢’𝘴 𝘙𝘪𝘴𝘦, 𝘈𝘴𝘪𝘢’𝘴 𝘋𝘦𝘤𝘭𝘪𝘯𝘦 (𝘚𝘶̛̣ 𝘛𝘳𝘰̂̃𝘪 𝘋𝘢̣̂𝘺 𝘤𝘶̉𝘢 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘘𝘶𝘰̂́𝘤 𝘷𝘢̀ 𝘚𝘶̛̣ 𝘟𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘋𝘰̂́𝘤 𝘤𝘶̉𝘢 𝘈́ 𝘊𝘩𝘢̂𝘶)”. 𝘖̂𝘯𝘨 𝘤𝘰́ 𝘩𝘰̛𝘯 20 𝘯𝘢̆𝘮 𝘬𝘪𝘯𝘩 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̣̂𝘮 𝘰̛̉ 𝘈́ 𝘊𝘩𝘢̂𝘶 𝘷𝘦̂̀ 𝘤𝘰̂́ 𝘷𝘢̂́𝘯 𝘲𝘶𝘢̉𝘯 𝘵𝘳𝘪̣ 𝘷𝘢̀ đ𝘢̂̀𝘶 𝘵𝘶̛, 𝘵𝘶̛̀𝘯𝘨 𝘭𝘢̀ 𝘛𝘳𝘶̛𝘰̛̉𝘯𝘨 𝘕𝘩𝘰́𝘮 𝘕𝘨𝘩𝘪𝘦̂𝘯 𝘊𝘶̛́𝘶 𝘊𝘩𝘶̛́𝘯𝘨 𝘒𝘩𝘰𝘢́𝘯 𝘵𝘢̣𝘪 𝘈́ 𝘊𝘩𝘢̂𝘶 𝘷𝘢̀ 𝘛𝘩𝘢́𝘪 𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝘋𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘤𝘶̉𝘢 𝘯𝘨𝘢̂𝘯 𝘩𝘢̀𝘯𝘨 𝘏𝘚𝘉𝘊. 𝘖̂𝘯𝘨 𝘵𝘰̂́𝘵 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̣̂𝘱 𝘵𝘪𝘦̂́𝘯 𝘴𝘪̃ 𝘷𝘦̂̀ 𝘬𝘪𝘯𝘩 đ𝘪̣𝘢 𝘭𝘺́ (𝘌𝘤𝘰𝘯𝘰𝘮𝘪𝘤 𝘎𝘦𝘰𝘨𝘳𝘢𝘱𝘩𝘺) 𝘵𝘢̣𝘪 đ𝘢̣𝘪 𝘩𝘰̣𝘤 𝘊𝘢𝘮𝘣𝘳𝘪𝘥𝘨𝘦, 𝘈𝘯𝘩 𝘘𝘶𝘰̂́𝘤.

𝘉𝘢̂̃𝘺 𝘛𝘩𝘶 𝘕𝘩𝘢̣̂𝘱 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘉𝘪̀𝘯𝘩 (𝘔𝘪𝘥𝘥𝘭𝘦 𝘐𝘯𝘤𝘰𝘮𝘦 𝘛𝘳𝘢𝘱) 𝘭𝘢̀ 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘵𝘩𝘶𝘢̣̂𝘵 𝘯𝘨𝘶̛̃ 𝘥𝘰 𝘞𝘰𝘳𝘭𝘥 𝘉𝘢𝘯𝘬 đ𝘶̛𝘢 𝘳𝘢 𝘯𝘢̆𝘮 2006. 𝘕𝘰́ 𝘤𝘩𝘪̉ 𝘵𝘪̀𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢̣𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘨𝘪𝘢, 𝘥𝘶̛̣𝘢 𝘷𝘢̀𝘰 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘴𝘰̂́ 𝘭𝘰̛̣𝘪 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝘣𝘢𝘯 đ𝘢̂̀𝘶, đ𝘢̣𝘵 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘮𝘶̛́𝘤 𝘱𝘩𝘢́𝘵 𝘵𝘳𝘪𝘦̂̉𝘯 𝘬𝘪𝘯𝘩 𝘵𝘦̂́ 𝘳𝘰̂̀𝘪 đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘩𝘰𝘢̀𝘪 𝘰̛̉ 𝘮𝘶̛́𝘤 𝘯𝘢̀𝘺. 𝘊𝘶̣ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘩𝘰̛𝘯, 𝘯𝘢̆𝘮 2011, 𝘮𝘶̛́𝘤 𝘯𝘢̀𝘺 𝘯𝘰́𝘪 𝘷𝘦̂̀ 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘨𝘪𝘢 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘭𝘰̛̣𝘪 𝘵𝘶̛́𝘤 𝘣𝘪̀𝘯𝘩 𝘲𝘶𝘢̂𝘯 đ𝘢̂̀𝘶 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘶̛̀ $1,000 đ𝘦̂́𝘯 $12,000, 𝘵𝘪́𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘵𝘳𝘪̣ 𝘨𝘪𝘢́ Đ𝘰̂ 𝘓𝘢 𝘯𝘢̆𝘮 2011. 𝘛𝘶̛̀ 𝘯𝘢̆𝘮 1960 𝘤𝘩𝘰 đ𝘦̂́𝘯 2010, 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 101 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘨𝘪𝘢 đ𝘢̣𝘵 𝘮𝘶̛́𝘤 𝘭𝘰̛̣𝘪 𝘵𝘶̛́𝘤 𝘵𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘣𝘪̀𝘯𝘩, 𝘤𝘩𝘪̉ 𝘤𝘰́ 15 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘨𝘪𝘢 𝘵𝘩𝘰𝘢́𝘵 𝘬𝘩𝘰̉𝘪 𝘉𝘢̂̃𝘺 𝘛𝘩𝘶 𝘕𝘩𝘢̣̂𝘱 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝘯𝘢̀𝘺, 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 đ𝘰́ 𝘤𝘰́ 𝘏𝘰𝘯𝘨 𝘒𝘰𝘯𝘨, Đ𝘢̀𝘪 𝘓𝘰𝘢𝘯, 𝘚𝘪𝘯𝘨𝘢𝘱𝘰𝘳𝘦, 𝘕𝘢𝘮 𝘏𝘢̀𝘯 𝘷𝘢̀ 𝘕𝘩𝘢̣̂𝘵).


Người ta dễ dàng quên rằng, chính Nam Mỹ chứ không phải Á Châu, một thời được xem là những điểm nóng về phát triển kinh tế. Nhiều quốc gia trong vùng Nam Mỹ tương đối thịnh vượng trong nửa đầu thế kỷ 20. Thí dụ Argentina lúc đó là một trong những quốc gia giàu có của thế giới. Các nước Nam Mỹ cũng đạt được mức tăng trưởng rất ấn tượng trong thời gian ngay sau Thế Chiến Hai. Nhưng sau thời gian huy hoàng này, Nam Mỹ đã tụt lại. Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GDP) của Nam Mỹ, so với GDP của Hoa Kỳ, đã suy giảm từ 22% năm 1980  xuống chỉ còn 17% năm 2020. Nếu tính theo lợi tức bình quân đầu người (GDP per capita), sự suy giảm này còn u ám hơn. Lợi tức bình quân đầu người của Brazil, so với lợi tức bình quân đầu người của Hoa Kỳ, đã giảm từ 22% nắm 1980 xuống còn 14% năm 2020. Trong cùng thời gian trên, lợi tức bình quân đầu người của Mexico đã giảm từ 25% xuống 15% lợi tính bình quân đầu người của Hoa Kỳ.


Sự suy giảm kinh tế này, và sự bất lực sau đó của các quốc gia Nam Mỹ để thoát khỏi Bẫy Thu Nhập Trung Bình, có thể được giải thích bằng những yếu tố tổng quát nhưng có liên hệ với nhau. Yếu tố thứ nhất là các quốc gia này đã không nâng cấp được các cấu trúc kinh tế, phát triển những công nghệ cạnh tranh với thế giới và giảm sự tùy thuộc vào việc xuất cảng những sản phẩm sơ cấp. Yếu tố thứ hai là sự thiếu hiệu quả trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng kinh tế và xã hội ngày càng tăng. Yếu tố thứ ba là sự bất ổn chính trị trong khu vực đã dẫn đến những chánh sách mị dân ngắn hạn hơn là hướng về phát triển kinh tế dài hạn.


Về địa lý, Nam Mỹ có thể cách xa Đông Nam Á, nhưng càng ngày càng có nhiều tương đồng giữa hai vùng.


Giống như Nam Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á, với ngoại lệ nổi bật của Singapore, đã chật vật trong việc phát triển những kỹ nghệ tiên tiến rất cần thiết để chuyển từ phát triển kinh tế đơn giản, dựa vào sức lao động sang phát triển kinh tế bền vững hơn, dựa vào năng suất.


Đúng là trong vùng Đông Nam Á cũng có những khu vực sản xuất với năng suất cao nhưng chúng chỉ tập trung trong một vài nơi và không đủ lớn đủ mạnh để có thể cạnh tranh quốc tế. Thay vào đó, việc sản xuất trong vùng thường là cho ra các sản phẩm sơ cấp, hướng về tiêu thụ nội địa, dù cho có nhiều cố gắng, nhưng thường thất bại, để phát triển đến những lãnh vực cao cấp.


Thực tế, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã trái qua việc bỏ công nghệ quá sớm, tùy theo vị thế của họ trong chu kỳ phát triển. Và bây giờ có lẽ quá trễ để đảo ngược xu hướng này. Giống như các quốc gia Nam Mỹ đã thất bại trong việc phát triển sản xuất trước sự cạnh tranh của Hoa Kỳ và Âu Châu, các khu vực sản xuất tại các quốc gia Đông Nam Á chắc chắn sẽ chật vật khi đối phó với các hàng nhập cảng có tính cạnh tranh rất cao của Trung Quốc.


Vấn đề căn bản là nếu Đông Nam Á không thể phát triển những công nghệ tiên tiến hơn thì họ sẽ không thoát được một tương lai y như của Nam Mỹ, trong đó sự phát triển chỉ chuyên vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa sơ cấp và công nghệ du lịch trong khi lại tùy thuộc vào hàng hóa cao cấp sản xuất từ nền kinh tế thống trị trong vùng (tức Trung Quốc – ND). Và nếu sự phân bố lao động và thương mại theo khu vực trỗi lên, những hậu quả lâu dài của việc phát triển kinh tế như thế sẽ không thay đổi được.


Con đường này có vẻ càng ngày càng rõ nét, vì đa số các quốc gia trong vùng thiếu những thành tố cho việc phát triển một nền kinh tế dựa vào năng suất.


Ở Đông Nam Á, không những thiếu những chính sách phối hợp về công nghệ cho toàn vùng, rất quan trọng nếu họ muốn phát triển những cấu trúc công nghệ bổ sung cho nhau thay vì cạnh tranh với nhau mà còn có sự miễn cưỡng trong toàn vùng về việc đầu tư vào con người. Thí dụ Indonesia, Thái Lan và Philippines, cả ba nước này đều chi tiêu về giáo dục, tính theo phần trăm GDP, ít hơn nhiều so với Brazil, Argentina và Mexico. Điều này dẫn đến việc thiếu sáng kiên và thiếu những tiến bộ công nghệ. Việc thiếu sáng kiến và tiến bộ công nghệ có vẻ mâu thuẫn với những hào hứng gần đây về chuyện nhiều sàn mạng (internet platform) trong vùng xuất hiện và thường được xem như thí dụ về sự tiến bộ của Đông Nam Á. Những điều này là những biệt lệ hơn là quy luật chung. Trong ba năm vừa qua, các quốc gia Đông Nam Á (660 triệu dân) chỉ có 19,300 bằng sáng chế, không hơn 17,300 bằng sáng chế của Úc (26 triệu dân) bao nhiêu và ít hơn 424,600 bằng sáng chế của Nam Hàn (51 triệu dân) rất nhiều. Hơn nữa, đa số các bằng sáng chế tập trung ở Singapore và sau đó là Malaysia. Có ít bằng chứng cho thấy phần còn lại của những quốc gia trong vùng, đặc biệt là Indonesia, Philippines và Thái Lan lại có khả năng sáng tạo cần thiết cho việc phát triển trên đường dài.


Những động lực về phát triển như thế sẽ dần dần dẫn đến hệ quả xấu, làm tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Nó không chỉ kềm hãm tương lai kinh tế mà trên đường dài sẽ làm tăng thêm sự bất ổn về chính trị. Bất ổn chính trị dĩ nhiên cũng không phải là điều mới lạ gì với các nước Đông Nam Á. Cuối cùng ,nhiều quốc gia Đông Nam Á, với Singapore là ngoại lệ nổi bật, trở thành tiêu biểu cho những chính sách mị dân ngắn hạn, chính quyền bao cấp và những định chế quốc gia yếu kém. Hơn nữa vấn đề là hiện nay, việc phát triển kinh tế trong vùng theo dự phóng này, rất có thể làm môi trường chính trị tệ hại hơn. Và, như con đường của các nước Nam Mỹ đã cho thấy, sự bất ổn chính trị khó đưa đến chuyện suy nghĩ đường dài, cần thiết cho việc duy trì sự phát triển. 


Vì vậy có những bài học quan trọng cho những quốc gia Đông Nam Á rút ra từ những khó khăn của con đường phát triển tại các nước Nam Mỹ, đặc biệt là hai vùng này càng ngày càng có nhiều điểm giống nhau. Câu hỏi căn bản là liệu các quốc gia Đông nam Á có giải quyết vấn đề cấu trúc công nghệ, vấn đề bất ổn chính trị và vấn đề bất bình đẳng ngày càng gia tăng, thành công hơn các quốc gia Nam Mỹ không. Cho đến nay, nhiều bằng cớ là việc giải quyết này của các nước Đông Nam Á không sáng sủa gì, đặc biệt là vài khuynh hướng xấu lại càng bám rễ sâu hơn. Cũng giống như các quốc gia Nam Mỹ khi chật vật với ảnh hưởng của Hoa Kỳ, các nước Đông Nam Á cũng đang chật vật khi kinh tế Trung Quốc trỗi lên. Điều này đã phản ảnh rõ khi so sánh những thành tựu kinh tế. Lợi tức bình quân đầu người của Indonesia, tính theo Đô La (không phải sức mua PPP - ND) năm 2000 là 87% của Trung Quốc đến năm 2020 chỉ còn 37%. Trong cùng thời gian này, Thái Lan sụt từ 164% xuống còn 61% lợi tức bình quân đầu người của Trung Quốc.


Ở đây, ta không kết luận được là vùng Đông Nam Á sẽ không đạt được tăng trưởng kinh tế. Ta chỉ kết luận được rằng với dự phóng hiện này, việc phát triển sẽ chậm hơn Trung Quốc và vùng này sẽ chật vật để đạt được những sức đẩy kinh tế cần thiết ngõ hầu trên đường dài, thoát được Bẫy Thu Nhập Trung Bình.


Nếu các quốc gia Đông Nam Á muốn tránh được số phận này, họ phải rút ra những bài học từ đường đi trước đây của các nước Nam Mỹ và hành động ngay bây giờ.


Người dịch

Liem Mai

(12/2021)

2030: Những xu hướng lớn sẽ định hình thế giới tương lai

 

Thế giới mà chúng ta sống đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Nếu như ngày trước, con người mất hàng nghìn năm để hình thành các xã hội sơ khai, thì giờ đây, chỉ trong khoảng thời gian nửa thế kỉ, một người có thể chứng kiến biết bao cuộc chiến bừng lên rồi dập tắt, biết bao thể chế từ lúc hưng thịnh cho đến khi suy tàn.


2030 là mốc thời gian mà tác giả Mauro F. Guillén đặt ra trong cuốn sách viết về tương lai. Năm 2030 thoạt nghe thật gần nhưng với tốc độ phát triển vũ bão của khoa học, công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hóa ngày nay, 10 năm cũng đủ tạo ra vô vàn biến động nằm ngoài trí tưởng tượng của chúng ta.


Cộng với những tác động tàn phá từ dịch bệnh Covid-19, tác giả Mauro F. Guillén khẳng định con người của năm 2030 không thể tiếp tục sống theo lối truyền thống. Vậy nên cuốn sách của ông ra đời nhằm giúp độc giả có một cái nhìn khái quát về các xu hướng đang diễn ra trên toàn cầu, đồng thời tự trang bị trước những cơ hội lẫn thách thức của thế giới mới để không bị tụt lại phía sau.


Được viết bằng văn phong hấp dẫn đan xen các dẫn chứng khoa học, 2030: Những xu hướng lớn sẽ định hình thế giới tương lai là một bản phân tích sâu rộng, chặt chẽ và đầy thuyết phục về xã hội loài người trong thập niên tới, trải dài trên nhiều lĩnh vực từ nhân khẩu học, kinh tế, đô thị hóa cho đến những cách tân công nghệ mới nhất như tiền điện tử và trí tuệ nhân tạo.

Qua đó, cuốn sách nêu bật những ý quan trọng:


Trong thập niên tới, số trẻ sơ sinh sẽ ít đi do hiện tượng giảm sinh toàn cầu. Thay vào đó, thế hệ “đầu bạc” có thêm cơ hội tiến vào thị trường việc làm, trở thành nhóm khách hàng được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.

Tầng lớp trung lưu mới và cũ sẽ tranh giành vị thế khi trọng tâm tiêu dùng toàn cầu dịch chuyển sang các lục địa nằm ngoài châu Âu và Mỹ.

Xuất hiện thêm nhiều phụ nữ giàu có khiến cơ cấu quyền lực của xã hội dần chuyển hóa, nhưng họ cũng phải đối mặt với nhiều áp lực hơn và xu hướng này có thể dẫn đến xung đột giữa các nhóm phụ nữ khác nhau trong xã hội.

Các thành phố tăng trưởng mạnh mẽ tạo ra hàng loạt vấn đề mới như biến đổi khí hậu, khủng hoảng nhu cầu nước và đất đai.

Hàng loạt công nghệ đột phá như AI (trí tuệ nhân tạo), xe điện, in 3D, công nghệ nano… mở ra rất nhiều tiềm năng để giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng đưa đến nhiều tình thế nan giải khi các phương thức truyền thống và lớp người lao động cũ bị thế chỗ. 

Còn rất nhiều dự đoán thú vị về nền kinh tế chia sẻ, thế giới không tư hữu, các dự đoán về blockchain (chuỗi khối) và tiền tê tương lai đang chờ bạn đọc khám phá.



Về tác giả:

Mauro F. Guillén là diễn giả, nhà tư vấn uy tín cho nhiều doanh nghiệp, một chuyên gia hàng đầu về xu hướng toàn cầu. Ông từng tốt nghiệp Xã hội học ở Đại học Yale và Kinh tế học ở Tây Ban Nha. Ông đồng thời cũng là một nhà tư tưởng, học giả và giáo viên đoạt giải thưởng tại Trường Wharton, nơi ông giữ chức Giáo sư Zandman về Quản lý Quốc tế và giảng dạy trong Chương trình Quản lý Nâng cao hàng đầu cùng nhiều khóa học khác cho giám đốc điều hành, MBAs và sinh viên đại học.


Hiện nay, ông là Giám đốc kiêm Hiệu trưởng của Trường Kinh doanh Cambridge Judge và là thành viên của Queen’s College tại Đại học Cambridge.


Những cuốn sách đã xuất bản: The Architecture of Collapse, Global Turning Points và Emerging Markets Rule.

-------

Sau này, mỗi cuốn sách mà ta viết book review, ta sẽ kèm link Ebook của quyển đó cho mọi người cùng down về đọc (trừ những quyển mới ra, ta chưa kịp mua/chưa có xiền mua thì chưa để link, như quyển này chẳng hạn :) 

Gái khôn không sợ ế!

 Trong khi đầy rẫy gái xinh thấp thỏm vì tình trạng lẻ bóng đơn côi, gái xấu xoắn quẩy tìm lối thoát “chống ề”, gái khờ ủ rũ trong hy vọng lịm tắt thì gái khôn tuyên bố như đinh đóng cột: lấy chồng dễ như chơi. Và cũng chẳng có gì quá ngoa ngôn, trước nay, gái khôn đã bao giờ ế trừ khi đó là ý họ muốn.

Đầu tư để… sinh lời

Người phụ nữ nào mà chẳng khao khát về ngày được bước lên xe hoa và xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Tuy nhiên, mỗi người lại theo đuổi ước mơ ấy một cách khác nhau. Phụ nữ xinh ơ hờ chờ đợi. Phụ nữ xấu phó mặc rủi may. Và chỉ đến khi sắp chạm vạch… ế, họ mới cuống cuồng tìm giải pháp.

Tuy nhiên, người phụ nữ khôn ngoan lại khác. Không đợi nước đến chân mới nhảy, gái khôn luôn có lên kế hoạch cho việc lập gia đình, có thể là rất sớm, thậm chí, từ thủa còn ngồi giảng đường. Trong khi các cô bạn vô tâm còn đang mải mê với những thú tiêu khiển vặt vãnh thì các cô nàng khôn ngoan đã âm thầm tạo dựng cho mình sức hấp dẫn riêng. Họ học nấu ăn, họ tìm hiểu nữ công gia chánh, họ chú ý làm đẹp và không quên ngấm ngầm tìm hiểu về đàn ông, về cuộc sống gia đình. Họ tất nhiên, cũng không ngại chủ động mở rộng các mối quan hệ với nam giới… Nên, gái khôn dù có thể không yêu nhiều nhưng họ sớm hiểu đàn ông và biết rõ đâu là mẫu người mà họ mong muốn.

NDN_Gai khon khong so e_2

Với gái khôn, lấy chồng luôn là “dự án” lớn của cuộc đời. Họ không ngại bỏ công sức, tình cảm, tâm huyết cho nó trong nhiều năm tháng. Đầu tư kỹ ắt sẽ được sinh lời. Thế nên không phải ngẫu nhiên mà những ông chồng lý tưởng, những mẫu gia đình hạnh phúc bao giờ cũng rơi vào tay gái khôn trước nhất.

Trong chặng đường kiếm tìm hạnh phúc, chẳng phải bao giờ gái khôn cũng gặp may. Cũng có những khoảng thời gian họ phải đứng trước sự cô đơn. Tuy nhiên, không kêu than bi lụy như những cô gái khác, cũng chẳng cuống cuồng vội vã, gái khôn tự tại yêu chiều bản thân. Bởi họ hiểu rằng: “Theo đuổi sở thích, làm vui chính bản thân, rồi tình yêu sẽ tự tìm đến bạn!”

Tình yêu không nán đợi ai

Gái khôn có thể không xinh, nhưng chắc chắn họ không bao giờ để mình xấu. Họ thừa hiểu rằng, trong thời đại thời trang và công nghệ make-up quá sức phát triển như ngày nay, để nâng hình thức từ xấu lên mức trung bình khá đâu có gì là khó.

Hơn nữa, với gái khôn, hình thức không phải là thứ quyền lực nhất tạo ra sự quyến rũ. Lối sống đẹp, sự chu đáo, quan tâm tới người khác, những món tài lẻ, sự sâu sắc trong suy nghĩ hay sự tỏa sáng trong công việc mới chính là thứ “duyên thầm” mà họ đặc biệt hướng tới. Cũng bởi thế mà trong khi đàn ông có thể đánh mất cảm hứng yêu đương với các cô nàng khờ khạo không lâu sau buổi hẹn hò đầu tiên vì sự nhàm chán hay trở nên thiếu kiên nhẫn trong mối quan hệ với các nàng xinh đẹp nhưng hời hợt, thì họ lại như bị “bùa mê” trong chuyện tình cảm với gái khôn. Càng yêu lâu càng nể phục, càng khám phá càng thấy bất ngờ.

Gái khôn luôn biết đưa đẩy mối quan hệ yêu đương trong thế chuyển động mới mẻ và lý thú. Vì thế mà chuyện tình cảm của gái khôn thường bền vững. Chìa khóa quan trọng nhất để gái khôn luôn bước được vào cánh cửa của hạnh phúc lứa đôi, đó là việc họ luôn xác định được người đàn ông phù hợp nhất với mình.

Gái khôn không khi nào chọn chồng dựa trên tiêu chí của một “Mr Hoàn Hảo”. Đối tượng của gái khôn tuyệt đối không phải những người có tiêu chuẩn cao, với chân cả ngày cũng không chạm tới. Họ biết không nên cố công với tìm một anh chàng trên trời, khi mình chỉ là là mặt đất bởi điều đó có thể sẽ khiến họ mỏi mệt chờ đợi trong vô vọng. Nhưng họ cũng không thích nhìn xuống thấp quá, bởi e ngại sẽ có lúc ngã nhào. Với gái khôn, nhìn thẳng luôn là giải pháp trọng tâm trong công cuộc kiếm tìm bạn đời.

NDN_Gai khon khong so e_3

Trong khi gái xinh, gái khờ có thể mơ mộng về một người chồng đẹp trai, giàu có, lãng mạn hay nổi tiếng thì với gái khôn, người đàn ông trong mộng của họ đơn giản là người phù hợp với họ, về tính cách, về quan điểm sống và nhận thức. Gái khôn cũng rất hiểu điểm mạnh và yếu của bản thân, nên họ biết người đàn ông như thế nào sẽ phù hợp với mình. Với họ, điều quan trọng là người đó có thể ở bên cạnh mình dài lâu.

Không giống những phụ nữ giản đơn, luôn xem chuyện nhường một lối cho đàn ông chủ động bước vào đời mình, hoặc bước vào cuộc tình mình là điều tất, lẽ, dĩ, ngẫu nhiên. Những cô nàng khôn ngoan hiểu rằng chờ người đàn ông mà họ có cảm tình lên tiếng trước cũng có thể đồng nghĩa với việc cơ hội hạnh phúc trôi qua lúc nào không hay. Hơn nữa, đành rằng đàn ông vốn là người thích đi chinh phục nhưng họ cũng cực kỳ dễ “đổ” trước ấn tượng người phụ nữ “cầm cưa”. Bởi thế, khi cảm thấy tình cảm dành cho người đàn ông nào đó đã đủ lớn, gái khôn sẽ không nán đợi. Họ chủ động bày tỏ tình cảm với người đàn ông của đời mình và sẵn sàng bảo vệ tình yêu của mình bằng mọi cách.

Rất đề cao chuyện kết hôn, tuy nhiên gái khôn lại không xem tình yêu là thứ cố sống cố chết phải có. Gái khôn sợ nhất phải hạ thấp mình trước đàn ông. Gái dại, hoặc lụy đàn ông đến thịt nát xương tan, hoặc bơ đàn ông phũ phàng. Nhưng gái khôn thì luôn biết giữ khoảng cách như thế nào là cần thiết, họ không ỡm ờ, không lươn lẹo nhưng họ biết cách để thu hút đối phương. Và vẻ đẹp rạng ngời tỏa ra từ sự tự tin, hướng thiện của họ chính là thỏi nam châm mà sức hút của nó khiến đàn ông khó mà cưỡng nổi.

(Nữ Doanh Nhân)