Saturday, March 30, 2024

Tom Brown- Tình yêu với Táo

 Ông lão đáng kính này tên là Tom Brown 82 tuổi, một người kỹ sư đã về hưu, ông đã bảo tồn khoảng 1200 giống táo khỏi bị tuyệt chủng trong suốt hơn 25 năm qua. Đây là các giống táo tự nhiên nên rất khác với táo bạn mua siêu thị đã biến đổi gene 🍎🍏 



Tình yêu với những giống táo heirloom chỉ nảy nở khi Brown tham gia một hội chợ nông sản vào năm 1998 ở vùng Salem, Bắc Carolina - nơi ông lần đầu tiên nhìn thấy nhiều loại táo có nhiều hình thù kỳ lạ khác nhau ở một gian hàng nhỏ, theo trang Atlas Obscura ngày 3-6.


Theo lời ông kể, chúng có nhiều màu sắc, từ xanh lục sáng đến vàng sọc, hồng hoàng hôn cho đến đen tía. Một số có kích thước bằng quả mận ruột đỏ, một số khác to bằng quả bóng mềm (softball).


Chúng có những cái tên độc đáo, mỗi loại lại mang đến một loạt hương vị và kết cấu khác nhau như Jonathans có thịt màu rượu vang hồng, Rusty Coats mềm như lê và ngọt như mật, Twenty Ounce mập mạp với lớp vỏ màu hồng đào, giòn tan.


Bị hấp dẫn bởi những loại táo mới mẻ này, Brown bắt chuyện với người chủ sạp - kiêm người trồng cây ăn quả giờ đã quá cố - Maurice Marshall.


Marshall cho biết những giống táo ông đang bán là những giống được tiêu chuẩn hóa vào những năm 1700 và 1800. Tuy nhiên, chúng đã biến mất khỏi lưu thông thương mại vào năm 1950. Marshall may mắn có được nhánh chiết của những giống táo kể trên từ những chủ vườn cao tuổi sống trên núi. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ tàn tích còn sót lại của những vườn cây ăn quả xưa.


Từ đó, Brown lóe lên ý nghĩ: “Sẽ thật khéo làm sao nếu tìm thấy một quả táo chưa từng được nếm trong 50 hay 100 năm!” và bắt đầu dốc sức nghiên cứu những giống táo heirloom.


Những cuộc săn táo


Trở thành “thợ săn” táo heirloom ở tuổi 59 vào năm 2001 đánh dấu một chặng đường học tập mới đầy gian nan của người kỹ sư về hưu Tom Brown. Marshall giới thiệu Brown với một mạng lưới các nhà vườn táo heirloom quy mô nhỏ, già cỗi, mỗi nơi lưu giữ không quá 20 giống.


Những con người ở đấy đã dạy cho ông các kiến thức cơ bản về xác định, nhân bản, ghép và duy trì cây trồng. Ông thảo luận với họ về các giống táo bị mất và lập danh sách tên những giống táo heirloom đi kèm với đặc điểm, vị trí trồng trước đây và nơi chúng được đồn là vẫn còn tồn tại.


Những nỗ lực tìm kiếm ban đầu của ông tập trung quanh các điểm trồng trọt nổi tiếng trước đây, chẳng hạn như dãy núi Brushy ở Bắc Carolina - nơi có hơn 100 vườn cây ăn trái thương mại vào năm 1900. Brown còn quảng cáo trên các tờ báo địa phương để tìm kiếm thông tin về những cây táo xưa


Ông thực hiện hàng chục cuộc gọi, nhưng chỉ vài cuộc mang lại thông tin cụ thể. Brown cho biết hầu hết những người ông liên hệ đều ở độ tuổi 80 và 90 và kể những câu chuyện thời thơ ấu đại để: “Một ông già nọ có một cái cây với 20 loại táo khác nhau được ghép vào đó”.


Brown mất nhiều năm mới phác họa nên chiến lược hữu hiệu cho các cuộc đi săn táo. Đầu tiên, ông thu thập manh mối về những nơi tiềm năng, sau đó mở rộng bán kính ra khu vực gần đó. Ông ghé vào các doanh nghiệp địa phương để hỏi han. “Khi tôi giải thích những gì tôi đang làm, hầu hết mọi người đều tích cực tiếp thu” ông kể.


Khi Brown tìm thấy một cây táo heirloom, ông lưu những mẩu cành và quay lại trong mùa đậu quả để xác định lại. Ông so sánh lá và quả với danh sách đặc điểm đã lập sẵn, và trao đổi hình ảnh với các chuyên gia để xác minh thêm.


Ông dành ba ngày mỗi tuần để lái xe đi săn táo. Trung bình một năm, ông lái xe hơn 30.000 dặm (48.300km). Ông chia sẻ với Atlas Obscura: “Hồi đó, tôi đâu biết việc này đòi hỏi nhiều công sức vậy đâu”. Đối với Brown, tìm ra nhiều giống táo xưa chỉ trong một chuyến đi là một thành công lớn.


The Appalachian Voice thuật lại một trong những chuyến săn táo xưa đầu tiên của cụ Brown.


Khi nghe tin về một cây táo Junaluska - giống cây huyền thoại có tuổi đời hơn 200 năm vốn được cho là đã tuyệt chủng từ lâu - vẫn còn ở quận Haywood (Bắc Carolina), trái tim của Brown gần như loạn nhịp.


Junaluska được đặt theo tên một tù trưởng người da đỏ Cherokee đầu thế kỷ 19. Mặc dù một số người cho rằng giống táo này là chỉ là truyền thuyết không có thật, Brown vẫn tìm kiếm các tài liệu tham khảo về nhiều vườn cây ăn quả ở các vùng phía nam vào thế kỷ 19.


Ông tham khảo ý kiến của nhà sử học và chủ vườn nghiệp dư Johnny Crawford, do Marshall giới thiệu. Crawford nghĩ rằng có khả năng người ta đã chiết và ghép các đoạn cây trước khi chặt bỏ những cây Junaluska gần một thế kỷ trước.


Brown và Crawford cùng nhau đến thăm Kate Mincey, bấy giờ ở những năm cuối của tuổi bát tuần. Bà Mincey dẫn hai “thợ săn” đến một lùm những cây táo mọc um tùm. Trong đó, họ tìm thấy những giống cổ điển và một loại kỳ lạ mà bà gọi là John Berry Keepers - cái tên vừa để tưởng nhớ người nông dân đã tặng cho cha bà những mảnh vỏ, vừa liên quan đến khả năng bảo quản phi thường của giống táo này.


Không có sẵn quả chín trên cây, Brown nhờ Mincey mô tả lại hình dạng quả. Theo bà, ngoài vỏ John Berry Keepers có các mảng màu nâu lấm tấm và hơi ửng đỏ, thịt chắc, chủ yếu là màu vàng, cuống ngắn, mập mạp và có nhiều nốt sần, hương vị đậm đà và chín vào cuối tháng 10. Những mô tả này phù hợp với các ghi chép từ những vườn cây ăn quả xưa có trồng Junaluska


Mùa thu năm đó, Brown quay lại năm lần, mỗi lần tốn 4 tiếng lái xe, để thu hoạch những quả táo chín. Cuối cùng, nỗ lực đã được đền đáp: sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia và hồ sơ lịch sử, phát hiện của ông đã được xác nhận.


“Tôi có thể mô tả cảm giác khi tìm lại được một giống táo mà tất cả mọi người, kể cả tôi, đều cho rằng đã biến mất khỏi thế giới mãi mãi không ư? - Brown nói, cười hiền từ - Chà, tôi muốn nói đó là... một trải nghiệm thật kỳ diệu. Thật may mắn cho tôi, đó là điều mà tôi đã được trải nghiệm rất nhiều lần trong nhiều năm”.


Vườn cây ngàn giống táo


Theo trang The Appalachian Voice, đến nay Brown đã khôi phục được hơn 1.000 giống táo khác nhau. Vườn táo riêng của ông ở Clemmons, Bắc Carolina giờ đây trồng đầy những giống táo xưa - với những cái tên xa lạ, được mang về từ nhiều nơi khắp nước Mỹ.


Ông phân chia thời gian giữa việc săn táo, chăm sóc cây, tặng cành lá cho các vườn cây ăn quả heirloom phi lợi nhuận và bán khoảng 1.000 cây non mỗi năm.


Công việc của Brown đã được các nhà bảo tồn và các chuyên gia ẩm thực khen ngợi. Nhờ Brown, các đầu bếp luôn sẵn có những giống táo lạ với hàng trăm hương vị mới để thử nghiệm. Các nhà sản xuất rượu táo thủ công thì nhận xét rằng những giống táo heirloom được phục hồi lại đang manh nha cho một thời kỳ phục hưng rượu táo.


Dẫu vui mừng vì những quả táo của mình mang đến nhiều giá trị sử dụng, ông không quên lưu ý rằng vẫn còn nhiều giống táo cần được bảo tồn, và chúng ngày càng khó tìm hơn. “Có lẽ khối lượng công việc tôi phải làm sẽ gấp 20-30 lần hiện tại và tôi sẽ phải lái xe xa hơn nữa để xác định vị trí một cái cây mới” - Brown nói.


Việc tìm kiếm của ông giờ đây như một cuộc chạy đua với thời gian, bởi hầu hết những người còn nhớ những giống táo cũ đang ở độ tuổi “gần đất xa trời” và sẽ sớm không còn hiện diện.


Nguồn Tuổi trẻ cuối tuần


“Yêu đương như mày già là đúng rồi!”

 “Vài lần đắng cay thôi coi như mình đã già…”



Trong bản nhạc “đi đâu cũng nghe” này, đây có lẽ là câu mình thấy đúng thật! Có lần ngồi nói chuyện nhảm với bạn, nó bảo “Yêu đương như mày già là đúng! Để bước vào một mối quan hệ mất 1-2 năm, quen nhau 4-5 năm, rồi hậu chia tay vài năm nữa. Tao mà như mày thì thích ai là cưới ngay và luôn. Vì ít ra sẽ có cuộc hôn nhân tầm 10 năm đầy đủ các giai đoạn. Lúc đó dù ngán cũng chả buồn chia tay”. Nghe “chuyên gia” khuyên mình chỉ biết cười.


Nhưng đúng là đôi khi nhìn lại sẽ thấy cuộc sống này rất thú vị. Bạn có thể yêu say đắm một người rất lãng mạn, rất chiều chuộng, rất hiểu bạn. Hiểu đến mức bạn thở như thế nào họ cũng biết bạn vui hay buồn, khóc hay giận. Hiểu đến mức bạn nhắn tin với một dấu chấm than, dấu ba chấm hay dấu hỏi họ cũng biết bạn đang muốn nhấn mạnh điều gì. Hiểu đến mức bạn chán chả buồn nói gì họ sẽ đưa bạn đến ngay một nơi đủ tĩnh lặng để dỗ dành, ôm lấy. Và rồi sau tất cả những lãng mạn ấy, bạn sẽ chọn kết hôn với người chả liên quan gì đến người cũ: một người chẳng hiểu âm nhạc bạn đang nghe, không biết đâu là hơi thở mệt, đâu là hơi thở giận hờn, họ cũng không quen nói lời dịu dàng, không biết bạn đang buồn hay vui. Mình thấy thế cũng hay! Sự khác biệt, sự đối lập cũng là một loại keo gắn kết hai người lại với nhau. Người quá hiểu ta đôi khi chỉ có thể là tri kỷ.


Một bạn gái nhắn tin kể lể với mình rằng bạn đang để ý một người, giờ phải làm sao. Ôi, thật khó mà trả lời em! Vì chị những năm 20, chị thích ai là chị nói thẳng (nghĩ lại thấy chị thật ghê gớm!). Còn bây giờ, chị cho tất cả lướt qua. Người đến sẽ đến, người ở lại sẽ ở lại, người thuộc về mình thì hẳn đã thuộc về mình. Và người mình thích, nếu họ cũng thích mình thì họ phải nói. Nếu họ không nói thì tình cảm ấy đâu có đủ lớn!? 


Thôi thì cô bé đáng yêu ơi, em hãy thật dễ thương, sống thật tốt, thật dịu dàng, xinh đẹp, thông minh và giả vờ ngốc nghếch. Rồi sẽ có người đến và yêu em thôi. Em có nhớ câu thơ của Nguyễn Thiên Ngân không? 


“Thôi bây giờ em cứ việc ngu đi

Em cứ ngốc, đời sẽ đền em cả


Đền đôi mắt trong veo bằng những lương thiện bất ngờ

Đền tình yêu không tính toan bằng một người sẽ vì em mà đợi chờ

Dù thế nào đi nữa


Đền cho khung cửa đóng bằng một ô khác mở

Đền hoa cho cánh đồng

Đền gió dịu ban trưa

Đền cho em không gợn chút nghi ngờ

Bằng một kẻ yêu em nhiều hơn cả

Những mẩu tình em góp nhặt từ xưa.”


Còn em hỏi chị, chị cũng chịu! Vì chị của bây giờ khác em quá rồi. Một bông hoa đương độ xuân thì như em sao lại đi hỏi một cái cây lặng lẽ trong rừng như chị? Chị chỉ thích ngồi yên ngắm bốn mùa trôi qua dù mỗi lần gặp chị, bạn chị nó vẫn mắng rằng “Yêu đương như mày già là đúng rồi!”. Biết làm sao!


SG 15.03.23

Source: Hạ

Thursday, March 28, 2024

7 triết lý để đời của Lão Tử giúp bạn thành công vượt trội

 Lão Tử là một nhân vật đầy bí ẩn trong lịch sử triết học Trung Hoa. Sự tồn tại của ông vẫn gây nhiều tranh cãi, nhưng những triết lý sâu sắc mà Lão Tử để lại vẫn còn đúng cho đến ngày nay.

1. Người hiểu đạo giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn.

Chúng ta thường nhìn vào những thành tựu to tát mà quên đi những hành động nhỏ bé. Triết lý của Lão Tử giản dị mà sâu sắc, những rắc rối lớn đều nảy sinh từ mầm mống nhỏ, vậy nên người biết bắt tay vào giải quyết vấn đề từ khi nó chưa trở nên to tát.

Bởi thế, có những người ta tưởng như họ làm việc rất nhàn nhã, nhẹ nhàng, nhưng thực chất là do họ biết nhận thấy vấn đề và sắp xếp để hoàn thành công việc hợp lý mà thôi.


2. Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng cương cường.

Ngoài triết lý 'lấy nhu thắng cương', câu nói này còn ẩn chứa một bài học: Càng có nhiều càng dễ mất, càng lên cao càng ngã đau, khi đối thủ đắc ý nhất cũng là lúc lộ ra nhiều sơ hở nhất.


3. Ba mươi nan hoa cùng qui vào một cái bánh xe, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được.

Vậy ta tưởng cái "hữu" (nan hoa, chén bát) có lợi cho ta mà thực ra cái "vô" mới làm cho cái "hữu" có ích.

Câu nói này có thể áp dụng vào rất nhiều trường hợp khác nhau. Trong sáng tạo, đó là khoảng trống để ngỏ để người thưởng thức tác phẩm tự mình suy ngẫm thay vì người nghệ sĩ tự phô bày tất cả. Sâu xa hơn, triết lý của ông còn thể hiện rằng nếu không có những khuyết thiếu thì ta sẽ không nhìn ra chỗ đủ đầy.


4. Ngọn lửa cháy sáng gấp đôi thì cũng nhanh lụi tàn gấp hai lần ngọn lửa bình thường

Câu nói này ngoài ý 'cái gì dễ đến thì dễ đi', còn cho thấy rằng bất kỳ điều gì cũng cần phải đánh đổi.

Ta muốn thăng tiến hay kiếm tiền nhanh chóng, ta có thể phải đánh đổi chất lượng sản phẩm, sức khỏe hay thậm chí là lương tâm.

Bởi vậy, trong bất cứ việc gì, muốn đạt được sự thỏa mãn ta đều phải cân nhắc điều gì mới là quan trọng nhất với bản thân mình.



5. Người lãnh đạo giỏi nhất là người khiến ta tưởng rằng không hề có lãnh đạo, người nói ít nhưng mỗi hành động đều đạt được mục đích và khi đó, những người trong tập thể sẽ nói ‘Chúng ta đã cùng nhau hoàn thành rất tốt’.

Có vô vàn lý tưởng khác nhau về việc thế nào là một người lãnh đạo giỏi, nhưng triết lý của Lão Tử cho thấy một góc nhìn mới mẻ về lãnh đạo - đó không nhất thiết phải là người ăn to nói lớn, chứng tỏ được vị thế của mình, mà quan trọng nhất là có thể hướng tập thể đến với cái đích chung.


6. Đi càng nhiều thì biết càng ít

Tưởng chừng mâu thuẫn với câu nói vẫn quen thuộc với mỗi chúng ta - 'Đi một ngày đàng học một sàng khôn' - nhưng thực chất triết lý của Lão Tử lại bổ sung rất sâu sắc cho câu nói ấy.

Càng đi nhiều, trải nghiệm nhiều và hiểu biết nhiều hơn, ta sẽ càng thấy mình nhỏ bé và còn vô số điều cần học hỏi. Điều Lão Tử hướng đến, không phải là việc biết nhiều, mà chính là suy nghĩ rằng điều mình biết chỉ là hạt cát trong sa mạc.


7. Kẻ chiến thắng người khác là mạnh mẽ, kẻ chiến thắng chính mình là vĩ đại

Không phải bất cứ sự so sánh với một 'con nhà người ta' nào khác, mà chính là những rào cản bên trong chính mỗi con người mới là 'đối thủ' mạnh mẽ nhất.

Lão Tử đề cao việc tìm hiểu sâu vào trong tâm tư mình, hiểu rõ điều mình muốn, điều cần nắm giữ và điều cần buông tay để có thể vượt lên chính bản thân.

Chỉ cần có thể ung dung tự tại là chính mình, không phải là người trên tầm ai cũng không cần là nạn nhân của bất cứ ai, đó chính là cốt lõi trong triết lý của Lão Tử.

Theo Mai Hoa/Giadinhmoi

(Tri Thức và Cuộc Sống)


Wednesday, March 20, 2024

Vẻ đẹp của bình minh nằm ở chỗ


 

Không phải vì trưởng thành nên mới gánh vác, mà là vì sẵn sàng gánh vác nên mới có thể mạnh mẽ trưởng thành.

Vẻ đẹp của bình minh nằm ở chỗ nó được sinh ra từ trong màn đêm tăm tối nhất.  

- st

Đời người giống như sự biến đổi tự nhiên của loài bướm

 Đời người giống như sự biến đổi tự nhiên của loài bướm, một cánh bướm xinh đẹp phải trải qua nhiều lần lột xác, để cuối cùng vũ hóa cất cánh bay lên. Trong quá trình trưởng thành đầy gian khổ, ý chí của chúng ta được tôi luyện, sức mạnh của chúng ta được củng cố, trí tuệ của chúng ta được nâng tầm và cuộc sống của chúng ta được thăng hoa. Dù đường đời nhiều thương đau, nhưng khi bạn đủ sức mạnh để tự mình vượt qua gian khổ, thì ngay trong phút giây ước mơ trở thành hiện thực, bạn sẽ phát hiện ra bản thân mình đã có sức mạnh để “chắp cánh bay cao".



Hãy luôn tập trung xem bạn còn cách đích đến bao xa

 Hãy luôn tập trung xem bạn còn cách đích đến bao xa, chứ không phải bạn đã đi được bao xa. Sự khác biệt đơn giản này sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy. 



- Heidi Johnson

Mối tình nhà yến

 Nếu ai hỏi tạo hoá đã tạo ra động vật nào hoàn hảo nhất? Tôi sẽ không ngần ngại trả lời, đó là loài chim yến.

Những cánh chim nhỏ bé đến mong manh, chấp chới trên đảo đá đầy bão tố, sóng lừng dễ gây cho người ta hiểu lầm về loài chim yếu ớt, mong manh, thực ra lại có bản lĩnh vô song, và những đức tính khiến loài người phải bái phục.

Dáng vẻ bên ngoài thường thấy ở chú chim yến

Chim yến thường kết đôi rất sớm và khi đã kết đôi chúng luôn bên nhau suốt cả cuộc đời, thuỷ chung son sắt. Điều đáng ngạc nhiên là giữa cả hàng ngàn con chim đang bay, chúng vẫn nhận ra nhau dễ dàng.

Xã hội loài yến có tổ chức rất ngăn nắp, chúng không bao giờ giành tổ của nhau, giữa hàng ngàn tổ chi chít trên vách đá chúng vẫn trở về đúng tổ của mình trước mùa sinh sản, chính xác như kim đồng hồ.

Vợ chồng nhà yến thay nhau xây tổ, trong khi chim trống rứt lông tới bật máu trộn nước dãi xây tổ, chim mái bay xa cả hàng trăm cây số kiếm mồi, và ngược lại, chúng yêu thương quấn quýt bên nhau giữa biển khơi giông bão.

Bản năng sinh tồn buộc loài Yến phải làm tổ trên vách đá treo leo, tránh động vật ăn thịt, rắn, nhưng đồng thời phải kín gió cho chim non. Nhưng nếu như không có loài người thì chúng đã có thể sống trọn đời hạnh phúc bên nhau mà không phải lo sợ.

Trước mùa sinh sản, loài người mò tới cắt đi một phần tổ, khiến chim trống phải gấp rút rứt lông, ựa dãi đến kiệt sức ra cả máu tươi để xây lại tổ cho vợ đẻ, chúng vẫn cần mẫn, nhẫn nại xây dựng lại mái ấm cho mình .Cả hai vợ chồng phải cùng bay đi kiếm mồi, cung cấp cho những cái miệng nhỏ xíu luôn há ra đòi ăn.

Hình ảnh đáng yêu của những chú chim yến trong tổ

Loài người lại mò tới, vứt thẳng những chú chim non xuống biển, ngay cả khi chúng đang ríu rít vui mừng tưởng cha mẹ về cho ăn. Chim mẹ về tìm tổ, bay nhiều vòng trên không trung, bật ra những tiếng kêu thảm thiết, tuyệt vọng, nó bay vút lên cao, rồi lao xuống như một tia chớp, đâm thẳng vào nơi từng là thiên đường hạnh phúc mà nó dày công vun xới, chim trống sau vài giây chứng kiến cái chết của vợ mình cũng bay vút lên rồi đâm thẳng xuống bên xác vợ mình.

Chúng nằm đó bên nhau, hết thế hệ này, đến thế hệ khác, như cố chứng minh với loài người mối tình bất tử, xin đừng huỷ hoại những sinh linh bé bỏng, giữa muôn loài.

st

Happiness is pretty simple

 Happiness is pretty simple: someone to love, something to do, something to look forward to.



Rita Mae Brown

I learned that...

I learned not to trust people; I learned not to believe what they say but to watch what they do. I learned to suspect that everyone is capable of living a lie. I came to believe that other people - even when you think you know them well - are ultimately unknowable.



Lynn Barber

Tử tế và có văn hoá là hai chuyện khác nhau

 “Tử tế và có văn hoá là hai chuyện khác nhau, có người tuy rất có văn hoá, nhưng lại thiếu tử tế; có người tuy chẳng được học hành nhiều cũng không có nhiều kiến thức, nhưng lại rất tử tế, rất biết chừng mực.”



(Sức mạnh của sự độc lập)

Cuộc sống này, may mắn nhất là khi...

 "Đa phần, người ta trưởng thành không phải vì những mối quan hệ khắc cốt ghi tâm, mà là bởi những người khiến họ đau lòng đến tỉnh mộng, từ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.



Cuộc sống này, may mắn nhất là khi cho dù ta không có gì trong tay, ta vẫn có thể mỉm cười, hít thở và luôn lạc quan dẫu dòng đời biến đổi, từng người đến rồi đi, thật giả lẫn lộn. Ấy là khi ta chấp nhận, "vô thường" vốn là bản chất của thế giới mà ta đang sống."


| Nhà Văn Gari |

Vậy là...

 Thiền định không thể mua được, tình yêu không thể mua được, tình bạn không thể mua được, lòng tri ân không thể mua được - nhưng không ai quan tâm đến những điều này cả. 

Còn tất cả những thứ khác, cả thế giới vật chất kia, đều có thể mua được bằng tiền. Và thế là những đứa trẻ bắt đầu leo lên những nấc thang tham vọng, vì bọn nhỏ nghĩ rằng có tiền là có tất cả. 

Vậy là xã hội đã nuôi dưỡng ý niệm về tham vọng, về quyền lực, về sự giàu có.

Trong khi nhìn lại, thứ trói buộc một người chưa bao giờ là tuổi tác và thân phận, mà là tầm nhìn và quan niệm.


r

Kinh nghiệm của một đứa không thích tiếp xúc gần gũi với con người.

 Tránh việc bị đụng chạm khi đi bộ trên vỉa hè đông người bằng cách nhìn chằm chằm qua vai ai đó hoặc nhìn vào giữa đầu người trong đám đông phía xa. Cái nhìn của bạn cho họ thấy nơi bạn đang tới. Theo phản xạ họ sẽ tránh ánh mắt hướng bạn đi tới. Họ sẽ đi sang phía ngược lại tạo khoảng cách để tránh không chắn đường bạn. Kinh nghiệm của một đứa thi thoảng không thích tiếp xúc gần gũi với con người :)



Kĩ thuật “Đầu xuôi đuôi lọt”

Có nghe về Kĩ thuật “Đầu xuôi đuôi lọt” chưa? 

Người ta thường dễ dàng đồng ý làm gì đó cho bạn nếu bạn đề nghị họ làm trước một việc đơn giản hơn (Nước ấm nấu ếch)... khiến họ có suy nghĩ ảo tưởng rằng bạn thích họ, bạn cần họ nên bản tính của con người có sự tự tôi cao họ sẽ nhận lời giúp đỡ bạn

Tiếp với điều ở trên hãy yêu cầu người ta giúp bạn một việc gì đó nghe rất vô lí, họ sẽ từ chối, sau đó hãy hỏi họ giúp điều bạn thật sự muốn, một việc nghe có lí hơn, như vậy khả năng họ đồng ý sẽ cao hơn nhiều. Cao hơn lên đến 70% khả năng được thực hiện.

Vậy đó!



Có lẽ là do bạn nhìn họ...

 Khi gặp ai đó lần đầu, hãy để ý tới màu mắt của họ, đồng thời mỉm cười với họ. Có lẽ là do bạn nhìn họ trong khoảng 2 giây hoặc lâu hơn chút, tôi có thể dám chắc rằng họ sẽ phản ứng lại hành động đó của bạn một cách nhẹ nhàng và tò mò.




Tuesday, March 19, 2024

Tiếng cười

 "Tiếng cười của trẻ con và người già đều ngây thơ hồn nhiên, trẻ con khởi đầu cho cuộc đời, không có gì buồn bã, người già thấu suốt cuộc đời, không còn gì vướng mắc.”



Tại sao...?!

 "Có một phóng viên đến hỏi một chàng trai “Tại sao anh trở thành trộm cắp, tại sao anh đi tù thế này?”. Anh ta trả lời “Thì bố tôi nghiện rượu, suốt ngày đánh chúng tôi, nhà thì nghèo xơ xác, chưa bao giờ tôi được một bữa no. Mẹ tôi thì hư hỏng, suốt ngày đánh chúng tôi. Trong môi trường như vậy, thử hỏi anh, tôi còn con đường nào khác ngoài trộm cắp và tù tội.”



Phóng viên đến hỏi tiếp người đàn ông thứ hai: “Nguyên nhân nào khiến anh trở thành tiến sỹ, tỷ phú, người nổi tiếng và thành công đến vậy?”. Anh ta trả lời “Thì bố tôi nghiện rượu, suốt ngày đánh chúng tôi, nhà thì nghèo xơ xác, chưa bao giờ tôi được một bữa no. Mẹ tôi thì hư hỏng, suốt ngày đánh chúng tôi. Trong môi trường như vậy, thử hỏi anh, tôi còn con đường nào khác ngoài phải học thật giỏi, làm việc ngày đêm, cống hiến hết mình?”"

Monday, March 18, 2024

Minimalism- Chủ nghĩa tối giản

 Chủ nghĩa tối giản dựa trên nguyên tắc buông bỏ, vứt bỏ. Vứt bỏ hay buông bỏ, thật ra lại là cái khó nhất của con người, vì nó liên quan đến tính sở hữu và nỗi bất an, nỗi sợ khi mình không có mà người khác có. Con người, nếu có nỗi bất an đó, thì cũng bình thường. Nhưng sẽ có vài người nghĩ khác, làm khác, sống khác.



Mình còn thấy sung sướng khi có cái này, được cái này cái kia, rồi quan tâm đến những lời khen ngợi, là ở nhà to, đi xe xịn, bằng cấp cao, làm tiền nhiều, chức vụ lớn….thì vẫn khó mà theo chủ nghĩa tối giản được. Minimalism là chủ nghĩa tối giản, 1 đỉnh cao của triết học phương Đông. Chỉ có những người biết rồi trước sau gì mình cũng chết, sống là dành thời gian để làm việc, rong chơi, tăng giá trị tinh thần chứ không phải vật chất, thì mới tối giản được. Người ta quan tâm đến văn chương, âm nhạc, hội hoạ, từ thiện, môi trường, nhân đạo….chứ không quan tâm đến đất đai bất động sản, ăn uống, shopping, chinh phục tình ái, show off quyền lực…

Người ta không khen ai, không chê ai và cũng không quan tâm đến ai khen mình, chê mình. Họ tự cảm thấy họ hạnh phúc và sống có ý nghĩa, giúp đỡ người khác, còn bản thân họ thì "nhiêu đó là đủ”



TÔ PHỞ 

 



Truyện: Ngô Đình Hải


Vậy là hắn được tha về. Thứ gì của hắn còn xài được, hắn để lại hết cho anh em. Trong này quý. Chỉ giữ lại bộ đồ duy nhất mặc trên người.


 Miếng giấy ra trại xếp làm bốn, nhét mấy chục ngàn vô giữa, hắn cắm đầu đi thẳng. Không ngó lại. Tuyệt đối không ngó lại. Là mấy tay ở tù nhiều lần dặn vậy. Lưu luyến gì? Tiếc rẻ gì? Nhìn lại lỡ có huôn. Mình không nhớ nó, nhưng nó nhớ mình, nó khiến cho có chuyện vô lại thì sao? 


Chưa có một dự tính nào trong đầu, nhưng hắn tự hứa với mình. Sẽ không bao giờ! Không bao giờ, trở lại nơi này lần nữa. Về đã! Về rồi tính tiếp.


 Chỉ cần nhảy lên hai chuyến xe đò là hắn tới quê. Là thấy được con mương trước nhà. Thấy hàng so đũa và cái mái lá xác xơ. Không biết má hắn giờ ra sao? Lâu lắm rồi không thấy bà lên thăm. Hắn đã nghĩ tới tình huống xấu nhứt. Hay bà chết rồi không chừng. Mấy năm trước, lúc mới vô tù, bà có lên thăm nuôi hắn đâu được một, hai lần rồi thôi. Thấy yếu lắm. Nói chuyện với hắn như trối! Câu nào cũng đầy nước mắt. Lớp già, lớp nghèo, sống lủi thủi một mình, thêm lớp nhớ con, bà như cây đèn chông lắc lư trước gió hằng đêm, tắt hồi nào không hay! Hắn đã sợ hãi khi nghĩ tới điều này. Sợ còn hơn lúc người ta tuyên án 3 năm tù ở với hắn. Hắn ăn năn, hắn hối hận, hắn tự nguyền rủa con người mình, ngày này qua ngày khác. 


Ngày tháng ở tù thì kéo dài tưởng chừng như vô tận. Hắn chai lỳ với mọi cảm xúc, chịu đựng vượt mức mọi thứ, để chờ ngày hôm nay. Ruột hắn nóng như lửa đốt, mà cái xe đò cứ rề rề, chạy rồi ngừng, ngừng rồi chạy liên tục. Tới thành phố thì đã quá trưa.


Chỉ cần thêm 2 chuyến xe nữa là hắn đã có mặt ở nhà. Hắn hối hả tìm trạm xe buýt ra bến xe miền Tây. Miệng khô khốc, bụng đói cồn cào. Hắn dừng lại ở thùng bánh mì từ thiện, may mắn không chào đón hắn, thùng bánh mì trống trơn. Hắn uống liền 2 ca trà đá ở cái bình nước miễn phí đặt gần đó. Đầu hắn quay cuồng, cái đói ở đâu kéo tới thiệt lẹ. 

Hai chân hắn bắt đầu run. Con đường trước mặt như quen như lạ. 


Đã có một thời hắn kiếm miếng ăn trên những con đường. Hắn khéo tay. Không có cái khoá xe nào mà hắn cần quá 1 phút để mở. Hắn mở khoá xe điệu nghệ như một nhà ảo thuật. Cái điệu nghệ đưa tới một án tù! Với hắn, trộm cắp cũng phải có nghệ thuật và nguyên tắc riêng của nó. 


Thứ nhứt, không chôm...xe cùi bắp! Bán chẳng được bao nhiêu, phí một lần ra tay. Lại nữa, chủ nhân thường là những người nghèo. Chiếc xe là cái cần câu cơm, là cả một gia tài. Mất đi, lập tức...đời là bể khổ! Chôm không đành.


 Thứ nhì, có lựa xe dữ, thì cũng không chơi ở mấy cửa hàng, trường học. Ở đó có người coi, có bảo vệ. Khó chơi đã đành. Chơi được, thì nạn nhân không phải người mất xe, mà là chính họ. Những người đi làm cái nghề giữ xe được mấy đồng bạc. Đền một chiếc xe là mạt, là ăn mày. Kẹt mấy cũng đừng chơi! Tội...


Ngon nhứt là canh me chôm trước cửa nhà, chôm của mấy tay có tiền, chạy xe xịn đi ăn chơi, mua sắm. Ăn hàng xong là nhẹ nhỏm, là khỏi băn khoăn, thắc mắc...


Hắn lắc lắc đầu, cố thoát ra khỏi cái ám ảnh ngứa nghề để đi tiếp. Ngẩng lên, thấy ngay tấm bảng đập vô mắt:


“Phở bình dân. Tái Nạm Gàu Gân. 35k 1 tô”. 


Xe phở đặt phía trước tiệm. Thùng nước lèo kế bên. Mấy tảng thịt bò treo lủng lẳng bắt mắt.


 Không nhớ đã bao lâu hắn không được ăn phở. Thèm và đói. Cái đói réo gọi. Đói dữ dội. Đói chảy nước mắt. Đói leo qua sức chịu đựng của hắn. Hắn lôi tiền ra đếm. Còn vỏn vẹn 30 ngàn về xe. Hắn cay đắng. Hắn bực tức. Tô phở bốc khói nhảy vô đầu hắn ngồi. Tô phở vực cái thói quen cũ trồi dậy. Hắn bắt đầu quan sát. Phố xá đông đúc, hàng quán san sát, xe gắn máy đậu dài hai bên lề đường.


 Hắn tản bộ thêm một đoạn, ngó mấy cái ngã tư, tính toán đường thoát. Hắn nhìn quanh quất, phải kiếm đồ nghề trước. Cái này thì dễ. Gần đèn xanh, đèn đỏ, có một tiệm sửa xe. Hắn lượm một cây căm xe cũ. Lượm thêm một cục đá xanh làm búa.


 Hắn ngồi ngay xuống lề đường, lo việc của mình, mặc kệ thiên hạ. Người qua lại đông, xe cộ chen nhau, không ai thèm để ý tới hắn. Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ, biết càng thêm rắc rối chứ ích gì. Hắn bẻ gập cây căm cho ngắn lại, lấy cục đá đập dẹp cái đầu, rồi uốn, rồi mài dưới mặt đường, cẩn thận từng chút. Một bài học trong tù. Ở trong đó hắn còn làm ra nhiều thứ vật dụng quái chiêu hơn nhiều. Không có gì là không thể nếu chịu khó và kiên nhẫn. Xong, hắn đưa lên trước mặt ngắm nghía. Không ngon lắm, nhưng cũng tạm được. Dân trong nghề kêu bằng đoản, trong tay hắn là cái chìa khoá vạn năng. Hắn đút cây đoản vô túi áo. Tay hắn chạm tờ giấy ra trại. Chạm vào thực tại. Tờ giấy nhắc cho hắn cái lý do hắn ở đây. Hắn hơi chựng lại. Hắn xoè tay ra trước mặt, hai bàn tay nhạy bén như của một nghệ sĩ ngày nào, giờ xám xịt, chai sần và thô kệch. Những ngón tay cứng đơ nằm gần nhau mệt mỏi.


 Hắn hoang mang, hắn không còn đủ tin tưởng vô chúng. Hắn co duỗi, hắn nhấp thử vài lần trong không khí. Chậm và thô quá. Hắn đốt mẩu thuốc còn sót lại, hy vọng xoa dịu cơn đói. Khói thuốc làm người hắn nhộn nhạo. Hắn nhớ tới má hắn dưới quê, không biết sống chết ra sao. Một phần trong hắn lên tiếng:


- Thôi bỏ đi. Đã thề bỏ rồi mà. Làm khổ bà già nhiêu đó chưa đủ sao, thằng bất hiếu! Về! Về gấp như đã hứa. Về! Đói no gì cũng kệ, miễn là có mẹ có con. Cái nghề này đâu có bền. Sớm muộn gì cũng trở vô trỏng thôi!...


Hắn cúi xuống nhìn bộ quần áo mình đang mặc. Nhìn cái  con người thân tàn ma dại của mình. Một phần khác trong hắn lên tiếng:


- Về! Dĩ nhiên là phải về. Nhưng về trong tình cảnh này sao? Chơi đại một chiếc kiếm vốn, đua về trốn luôn ở dưới mà làm lại cuộc đời! Chơi đi, đâu có khó gì...


Hắn đứng bật dậy. Người hắn loạng choạng. Từ sáng tới giờ hắn có miếng nào trong bụng đâu! Đói chịu hết xiết. Muốn làm gì thì cũng phải ăn cái đã. Mọi chuyện tính sau.


 Tiệm phở đông nghẹt. Hắn bước vô, đứng ngay xe. Mùi phở bốc lên nồng nực, thơm phức. Cái mùi đủ làm cho người chết sống dậy. Hắn ấp úng gọi:


- Bà chủ...


Người đàn bà đứng nấu, đang tất bật với múc, chan. Mồ hôi nhể nhại. Nghe hắn gọi, không thèm ngó, sẳng giọng:


- Tui không phải chủ. Chủ ngồi trong kia kìa...


Hắn nuốt nước miếng ừng ực, nói tiếp:


- Bán cho tui tô 30 ngàn nhiều bánh được không? 


Chị ngừng tay, ngước lên nhìn hắn:


- Vô bàn ngồi đi!


Hắn tìm cho mình một chỗ trống, ngồi xuống. Tô phở đầy ắp, thịt cả đống, được thằng nhỏ bưng ra. Ngó chừng có phần còn nhiều hơn những tô khác. Hắn cắm cúi ăn, nghe từng miếng trôi qua miệng xuống bụng, nghe cái ngọt ngào của từng muổng nước lèo thấm ra da thịt. Tới lúc hắn buông đũa, thì cái tô sạch nhách, một miếng hành cũng không còn. Mắt hắn sáng lên. Người hắn phấn chấn. Hắn kêu tính tiền. Thằng nhỏ chạy lại, hắn đưa tiền. Thằng nhỏ đếm:


- Thưa, mới 30, 35 ngàn một tô...


Hắn sượng ngắt, chỉ tay về phía người đàn bà:


- Tui kêu tô 30...


Thằng nhỏ day qua ngó chị như hỏi. Vài người ngồi quanh ngó qua hắn, nghi nghi, ngờ ngờ.


 Không lẽ cái bộ dạng của hắn tệ dữ vậy sao? 


Chị rời chỗ đứng đi về phía hắn, ngó cái tô phở trống trơn, rồi ngó hắn:


- Ăn được không chú Tư? No chưa?


Hắn gật, rồi nhắc lại:


- Tui kêu tô 30...


Chị gạt ngang, cười:


- Ai chẳng có lúc quên. Cái này là tui quên chứ không phải chú quên, bỏ qua nhe!


Giọng chị nhỏ lại:


- Tui để ý chú tự nảy giờ. Về quê hả? Về đời lâu mau rồi? Mới ra hả?...


Hắn lại gật:


- Sáng nay...


Chị giằng lấy 30 ngàn trong tay thằng nhỏ, nhét sâu vào túi áo hắn, để tay ở đó một chập, rồi nói lớn:


- Đi cho kịp chuyến xe, chú Tư.


Lại Tư! Hắn cu ky một mình, có anh có em gì đâu mà Ba, mà Tư! Người đâu ngộ thiệt! Quen biết hồi nào đâu mà kêu hắn thứ Tư, trật lất.


 Hắn nhìn chị, nghẹn ngang. Lí rí cám ơn, rồi đi thẳng. 


Ngoài cửa, một cặp trai gái vừa tấp chiếc SH, nắm tay nhau đi vô, cùng lúc với hắn đi ra. Tay hắn giựt giựt. Cơ hội ngon ăn hết biết! Hắn vịn tay lên ghi đông chiếc xe, lắc nhẹ như tình cờ đi ngang bị vướng, tay kia rờ lên túi. Thò luôn tay vô trong. Tấm giấy ra trại còn nguyên. Tiền chị nhét vô còn nguyên. Cây đoản mở khoá biến đâu mất. Hắn thở dài, coi như xong! Chắc Trời khiến! 


Hắn đi thật nhanh như chạy. Tiếng chị vang theo sau lưng:


- Dzìa khoẻ nha chú Tư. Có lên chơi nhớ ghé nhe...


Chị nói mà bàn tay nắm lại, hình như có cái gì của hắn trong đó...

Sống trong đời, biết thế nào gọi là… “đủ”?


“Thế nào là đủ?” . Đó chỉ là một câu hỏi ngắn nhưng không hề đơn giản để trả lời, cũng như chẳng có sẵn đáp án chung cho tất cả mọi người…

1Ông bà ta có câu: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” để nói về việc “muốn ít, biết đủ”… sẽ đủ. Đủ có sự khác nhau với mỗi người, và trong từng thời điểm cụ thể của mỗi người. Thuở ấu thơ nghèo khó, lớn lên trên mảnh vườn đám ruộng hương hỏa gia đình, một bộ đồ, một manh chiếu (không lành) cùng chiếc mùng rách đôi ba chỗ cũng đủ cho một giấc ngủ yên bình. Lớn lên, đi học rồi thành đạt ở phố, trong vị trí doanh nhân, công nhân viên chức với đồng vô đồng ra dư dả, có khi nhà cao, giường nệm, một tủ đồ hiệu này, hàng xịn kia… chưa chắc đã đủ!

Thế mới có câu “Nhu cầu của con người là vô hạn”, nó vô cùng trong ước “muốn thêm, thêm nữa, thêm mãi”. Nhưng, sức người vốn có hạn. Mỗi người có bản lĩnh và khả năng khác nhau nên thành quả đạt được đương nhiên cũng khác nhau. Đó chính là cái đủ mà mỗi người phải biết để quản trị cuộc sống, công việc của mình.

Trước đây, từng có thời gian dư luận xôn xao chuyện một ca sỹ thuộc hàng diva trong làng nhạc Việt Nam dính nợ. Báo giới được một phen “múa bút” về số nợ, về nguyên nhân vỡ nợ khiến tin này trở nên “hot”, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong đó, cảm thông có và không thông cảm cũng có. Vì những lùm xùm của người trong giới showbiz, nên người ta thường hay nhìn về giới này bằng sự “ác cảm”. Song, theo những gì người trong cuộc nói, không khó nhìn thấy cách quản trị cuộc sống có phần “ngô nghê” của “khổ chủ”. Tại sao lại đầu tư và nếu đầu tư thì sao lại chọn một lĩnh vực không thuộc chuyên môn và bản thân chưa hiểu hết về nó?

Ca sỹ đầu tư kinh doanh, mua những thứ không nằm trong hiểu biết của mình và giải thích rằng: “Ai biết, nghe nói lãi lắm nên mua”. Nghe tưởng chừng hợp lý nhưng lại khó tin, bởi nó không phù hợp với logic của một người từng trải. Nếu đó là sự thật thì quả là sự thật ngô nghê mà hai chữ thương hay trách đáng để đặt lên bàn cân, nhất là với một người của công chúng, được tiếng già dặn, sâu sắc. Tất nhiên, đó là tiếng nói của người-trong-cuộc, nó có thể đúng và có thể chưa đúng. Nhưng bằng cảm quan, người ta có thể cảm thông cho người rơi vào tình thế hiểm nghèo. Vốn dĩ người phương Đông giàu tình cảm, sẵn sàng tha thứ và giúp đỡ những người ở bước đường cùng, kể cả những tội phạm biết hối lỗi, chịu khó hoàn lương!Hermit crab looking at larger shell

2Trở lại chuyện biết đủ, vậy như thế nào là đủ? Chữ đủ ở đây mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau: Chừng đó là đủ với người này, nhưng người kia lại cảm thấy quá ít. Nó giống khi ăn cơm, mình ăn hai chén thấy no trong khi người khác phải gấp đôi như thế. Cái bụng quyết định sự no đủ về vật chất, còn cách nghĩ tham gia vào việc định đoạt cũng như quá trình đi đến quyết định đó.

Hồi nhỏ, khi bệnh, ta vẫn thường được cha mẹ an ủi: “Con nghĩ nó không đau thì nó sẽ không đau, còn con cứ nghĩ nó đau đớn thì nó sẽ đau nhiều hơn thực tế”. Ta nghe và thử, để tự huyễn hoặc mình rằng không đau. Và đương nhiên, nó bớt đau hơn khi ta cứ quằn quại, rên la, co thắt.

Trong y học, có một loại thuốc gọi là “thuốc trơ”. Nó không hề có dược tính, chỉ mang yếu tố trị liệu tâm lý, dành cho những bệnh nhân bị bệnh vì những ám thị bệnh tình trong người mình. Khi khám, bác sỹ đương nhiên không tìm ra bệnh lý trong cơ thể nhưng sẽ nhận diện được ngay bệnh nhân mắc thứ “tâm bệnh” của người luôn nghĩ mình có bệnh. Khi đó, bác sỹ cũng kê đơn cho thuốc, nhưng là “thuốc trơ” để người bệnh uống, yên tâm rồi… tự khỏe lại vì nghĩ mình đã uống thuốc.

 

————

“Mỗi người có bản lĩnh và khả năng khác nhau nên thành quả đạt được đương nhiên cũng khác nhau. Đó chính là cái đủ mà mỗi người cần phải biết để quản trị cuộc sống, công việc của mình”

————

 

3Trong cuộc sống, đôi khi ta cũng mắc bệnh trên khi cứ mãi hoang tưởng về sự vô địch của mình nên không ngừng bôn ba chinh phục những mục tiêu nằm ngoài tầm với. Lòng tham vốn nông nổi, dễ đưa bản thân tới chỗ “nhìn gà hóa cuốc” rồi tự biến thành con thiêu thân trong cuộc đua tốc độ mà chính mình thường là kẻ chiến bại ê chề. Đầu tư vào những lĩnh vực mình không hiểu biết nhiều hoặc lĩnh vực chỉ nổi lên như hiện tượng tạm thời, kiểu bong bóng trời mưa, là một sự thiển cận.

Trong số đó, phải kể đến chứng khoán hay nhà đất, những lĩnh vực thường gây “chết đứng” nhiều doanh nghiệp, ngay cả những doanh nghiệp lớn, tiếng tăm, có bề dày và thương hiệu vững vàng. Chết đứng vì những sai biệt trong tính toán, do không hoặc đã lường trước được, nhưng lợi nhuận quá lớn khiến con người liều lĩnh đưa chân bước tới với lý luận: “Có gan làm giàu”.Turtle looking at larger, empty shell

Thông thường, những con bạc, người lao vào đầu tư tài chính, cho vay lãi suất cao trong thời gian ngắn bị “mắc mưu” người ngoài vì chính “bẫy” tham lam, không biết đủ tồn tại nơi bản thân mình. Sau mỗi vụ vỡ nợ, ta lại thấy mẫu số chung: Đó là lòng tham ở những “chủ nợ” ham tiền lời. Họ sẵn sàng vung ra số tiền rất lớn để cho vay mà quên hỏi tại sao lại có “phi vụ” tiền đẻ ra lãi nhiều như thế.  

Con người ở đời ai chẳng có lòng tham và những mong muốn cho riêng mình. Quan trọng là tỉnh táo quản trị những điều mình muốn bằng cách cân nhắc xem bản thân có đủ điều kiện để đạt được mong mỏi đó hay không. Khi nhận một món quà từ người khác, ta cần xem lại đức hạnh của mình có xứng đáng nhận nó không? Nếu luôn biết dừng lại trước những barie (thanh chắn) cảnh báo nguy hiểm ở phía trước, có lẽ ta đã bớt được những hệ lụy, những ân hận muộn màng!

st

Vàng...thau....

 
 
 
"Này các cô gái đừng bao giờ tự tin khoe mẽ là mình có hàng tá người theo đuổi, bởi chỉ có hàng giảm giá mới hút đông khách hàng. Khi bạn thực sự có một người đàn ông dành cho mình, bạn sẽ hiểu, có những điều chỉ cần mình cảm nhận, chẳng cần cho ai khác biết."
---
đang ngẫm ngẫm..."hàng giảm giá vẫn có người tranh, còn hàng xịn thì phải đủ tiền mới mua được, nếu không, chỉ có nước đứng đằng xa mà nhìn..."

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT.



Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hóa, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.

Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Thēravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:


1) Tôn giáo: 

Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác...


2) Tín ngưỡng: 

Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.


3) Triết học: 

Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.


4) Triết luận: 

Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.


5) Từ thiện xã hội: 

Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, một chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!


6) Cực lạc, cực hạnh phúc: 

Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế.


7) 8 vạn 4 ngàn pháp môn: 

Đạo Phật có nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến 8 van 4 ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời. Ví dụ 84 ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền não, 84 ngàn cách tu..

Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāḷi có đoạn: “Sunakkhataṃ sumaṅgalaṃ supabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ, sukhno ca suyiṭṭaṃ brahmacārisu. Padakkhinaṃ kāyakammaṃ vācākammaṃ padakkhinaṃ padakkhinaṃ manokammaṃ paṇidhī te padakkhinā...” Có nghĩa là: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc tốt, là canh tốt... Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiêu ích).


9) Định mệnh: 

Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.


10) Siêu độ, siêu thoát: 

Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Thēravāda còn duy trì. Có thể có hai trường hợp:

- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.

- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.

Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”. Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.


11) Huyền bí, bí mật: 

Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!


12) Tâm linh: 

Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đoạ văn hoá... mà ở đâu cũng rêu rao các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!


13) Niết-bàn: 

Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đã nói rõ: “Phật pháp tại thế gian. Bất lý thế gian giác. Ly thế mịch bồ-đề. Cáp như tầm thố giác”. Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới giác ngộ bài học được.


14) Bỏ khổ, tìm lạc: 

Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc. Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!


15) Tu để được cái gì? 

Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã. Hãy xin đọc lại Bát-nhã tâm kinh.


16)Tu là sửa: 

Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham, sân, si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng chệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.


17) Vía: 

Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu, nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh - phần tâm, sắc - phần thân – luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như Cõi trời Vô tưởng của tứ thiền. Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có danh tâm mà chúng ở dạng tiềm miên. Còn các Cõi trời Vô sắc thì sắc không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn, Phật và Bồ-tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là “đau khổ” khi trong lễ an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ!


18) Bồ-tát: 

Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng sanh có trí tuệ nào khác.


19) Phật: 

Phật là âm của chữ Buddha, nghĩa là người Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là bậc Giác ngộ. Vậy, có người Giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác, được gọi là Thanh Văn Giác. Có người Giác ngộ do tự mình tu tập vào thời không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị Giác ngộ do trọn vẹn 30 ba-la-mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác. Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài 3 loại Giác ngộ trên.


20) Thể nhập: 

Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cái ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh, thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; khi nói, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái nói; khi ăn, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc ấy, mọi tham, sân, phiền não không có chỗ để phan duyên, sanh khởi.


• Hòa thượng Giới Đức


 Ngọa Tùng Am, Huế.



————


* Lời pháp của Đức Dalai Lama: Phật giáo không chấp nhận một lý thuyết về Thượng đế, hay một đấng sáng tạo. Theo Phật giáo, hành động của chính mình suy cho cùng là người tạo tác (nghiệp của mình). Một số người nói rằng, từ một góc độ nhất định, Phật giáo không phải là một tôn giáo mà là một khoa học về tâm thức.


P/S: Lời giảng 2600 năm vẫn còn văng vẳng cho những ai đang kiếm tìm: Ta không cứu được ai, hãy dùng pháp của ta mà tự định đoạt đời mình.

"Dưới vòm nôi mọc từng nấm mộ ..."

 "Dưới vòm nôi mọc từng nấm mộ ..."



Sanh tử là một quá trình tự nhiên. Có ai sinh ra mà không chết đi? Có sinh linh nào tượng hình mà không hư hoại theo thời gian?


Đôi khi, chúng ta đau khổ đến tuyệt vọng khi ai đó mất đi, điều này chỉ ra nơi chúng ta gắn bó và yêu thương.


Càng gắn bó càng yêu thương khi chia tay càng đau khổ.


Đừng quá chấp niệm với cuộc chia tay, đừng quá bám víu vào người ra đi, cũng đừng quá chìm đắm trong nỗi nhớ thương ... để rồi quên quá trình sinh tử của chính mình!


Thật ra, không có rắc rối nào ở cái chết cả nhưng hết thảy vấn đề sẽ bắt đầu khi chúng ta sợ sự thay đổi.


Hãy nhìn dòng sông. Đó là một dòng chảy không ngừng nghỉ. Sự sống cũng vậy. Là một dòng chảy. Chúng ta đâu muốn mình mắc kẹt lại trong dòng chảy đó phải không?


Sống là động, chứ không là tĩnh.


Kỉ niệm đẹp với một người để chúng ta nhớ về chứ không phải để ngừng lại và chết chìm trong đó!


Hiểu vô thường để sống thiết tha hơn!


#VôThường 

#NguyễnBảoTrung

Làm thế nào để ngừng ám ảnh về một sai lầm trong công việc?


Việc mắc một sai lầm dù lớn nhỏ trong công việc là điều không thể tránh khỏi đối với chúng ta. Mỗi sai lầm đều là một bài học thực tế trong hành trình sự nghiệp phía trước của mỗi người.

Không phải ai cũng có thể đối diện với những sai lầm bằng một tâm thế cởi mở, mà thường có xu hướng ám ảnh, tự trách mình vì những chuyện đã qua. Có thể bạn đã có một đêm thức trắng với mớ cảm xúc lo lắng, nôn nao vì đã làm một khách hàng thất vọng. Cũng có thể bạn đang tìm cách “né tránh” đồng nghiệp của mình vì có cảm giác như đang bị “phán xét” từ mọi người. Nếu một trong hai tình huống này quen thuộc với bạn, rất có thể bạn là người dễ bị ám ảnh với những sai lầm trong quá khứ.

Trên thực tế, yếu tố thúc đẩy những lo lắng thường trực này là sự xấu hổ khi cảm thấy bản thân mình thiếu năng lực và sợ người khác nhìn nhận ra điều này. Một khi bạn bắt đầu ám ảnh về những sai lầm do… xấu hổ gây nên, nó có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn như sự đòi hỏi một chủ nghĩa hoàn hảo. Sự xấu hổ thường nhường chỗ cho chủ nghĩa hoàn hảo và chúng sẽ khiến những sai lầm trở nên nghiêm trọng hơn. Về cơ bản, nếu một người theo chủ nghĩa hoàn hảo không làm mọi thứ một cách hoàn hảo thì họ sẽ nhìn nhận mình là một người thất bại và mọi người sẽ chỉ trích họ.


Thật không mấy dễ chịu khi phải vật lộn với nỗi ám ảnh về những sai lầm đã qua trong công việc. Tạp chí Nữ Doanh Nhân xin gợi ý 3 cách để bạn có thể đối diện với một sai lầm và gạt bỏ chúng để tiếp tục tiến lên phía trước.

1. Đặt mình vào sai lầm của người khác

Sau khi mắc một sai lầm trong công việc, bạn có thể rất muốn “cúi gầm” mặt xuống để tránh sự bối rối, xấu hổ khi phải đối diện với đồng nghiệp của mình. Nếu những lo lắng này khiến bạn thao thức cả đêm và luôn làm bạn ám ảnh vì một quá khứ đã qua, hãy thử thách những suy nghĩ đó bằng những câu hỏi thực tế hơn. “Thế giới có kết thúc vì lỗi lầm này không?”; “Bạn sẽ bị sa thải chứ?”. Hay đơn giản thứ bạn nhận lại chỉ là một lời phê bình và một phản hồi mang tính xây dựng từ các cấp trên? Đôi khi, những sơ suất có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Nó có thể khiến công ty mất một số tiền và các nhân viên cấp dưới của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ vì lỗi lầm của sếp mình. Nhưng nó không phải là một dấu chấm hết cho sự nghiệp phía trước.

Thu nhỏ mọi vấn đề và cũng không cố thổi phồng mọi thứ quá mức. Hãy thử đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp, những người cũng từng mắc lỗi. Một khi bạn nhìn thấy lòng trắc ẩn và sự cảm thông của mình dành cho những lần “trượt chân” của họ, bạn có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhàng với trường hợp của bản thân hơn. Khi một đồng nghiệp hay một cấp dưới mắc sai lầm trong quá khứ, đó có phải là điều làm bạn luôn phán xét về họ không? Bạn có dành cả ngày để suy nghĩ miên man về sai lầm của họ không? Không! Mọi người tại nơi làm việc có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau nhưng không ai nghĩ về điều này nhiều hơn chính bạn.

2. Đừng để sai lầm là con sâu “gặm nhắm” suy nghĩ bạn

Để vượt qua một sai lầm, bạn cần phải suy nghĩ về việc rút ra bài học từ sai lầm đó. Nếu bạn đang mắc kẹt trong sự dằn vặt triền miên “lẽ ra”, “giá như”, hãy cố gắng buông bỏ dần dần những tự trách ấy và thành thật với những điều bản thân chưa biết. Việc áp đặt kiến ​​thức và trí tuệ của hiện tại vào một phiên bản của quá khứ, mãi mãi không thể thay đổi được cục diện tình hình. Ngược lại, chúng càng làm bạn cảm thấy mình kém cỏi và thiếu năng lực.

Việc ám ảnh thái quá về một quá khứ đã qua cũng chứng tỏ bạn là người tận tâm với những điều đang làm. Bạn chỉ lo lắng về điều bạn đang quan tâm và đó cũng chính là mối quan tâm chung của cả một tập thể có liên quan. “Hãy đối xử tốt với bản thân” là câu nói không hề thừa trong việc làm giảm bớt lo lắng của bạn theo hướng tích cực hơn. Đừng để con tim đánh bại đi ý chí của khối óc, bằng cách tạo ra một lời khẳng định lặp lại với chính mình bất cứ khi nào những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện. Bạn có thể tự nhủ với chính mình rằng: “Tôi chấp nhận sai lầm của mình, tôi chọn rút kinh nghiệm và tôi đang tiến về phía trước”.

3. Xem sai lầm là một cơ hội trong công việc

Khi mắc một sai lầm lớn trong công việc, một bản năng thường thấy của chúng ta đó là tự “đóng cửa”, kìm nén mọi thứ đang diễn ra. Nếu cảm thấy muốn rút lui, hãy thử thách bản thân làm điều ngược lại. Bạn có thể là người đưa ra vấn đề này trong cuộc trò chuyện với đồng nghiệp hoặc sếp của mình. Nếu điều đó gây ra sự bất tiện cho họ, hãy xin lỗi vì điều đó. Biết đầu, từ cuộc trò chuyện cởi mở này sẽ đổi lại sự hòa nhã, thiện chí từ mọi người? Giả thuyết trên nghe có vẻ thiếu thực tế. Nhưng bạn biết không, sự minh bạch về sai lầm của chính mình có tác động rất lớn đến việc hàn gắn, chữa lành. Ban đầu, bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng sau khi kết thúc, bạn sẽ thực sự cảm thấy sảng khoái hơn là khi cứ kìm nén trong lòng. 

Tất nhiên, đôi khi thành thật về một sai lầm cũng có thể khơi nguồn cho sự phán xét và chỉ trích gay gắt từ những đồng nghiệp xấu tính. Đúng là bạn phải là người tự chịu trách nhiệm về sai lầm của mình, nhưng sự phán xét của đồng nghiệp cũng không phải là điều bạn cần hứng chịu. Hãy cho họ biết những giải pháp của bạn trong sai lầm này hoặc những cách ngăn chặn rủi ro có thể xảy đến trong tương lai. Chịu trách nhiệm mà không đổ lỗi cho bất kỳ ai là cách chữa lành hiệu quả nhất.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng phạm phải sai lầm. Nhưng đừng tự dằn vặt bản thân và luôn để quá khứ là nỗi ám ảnh sâu sắc. Nhìn đời khác đi, xem sai lầm là một bài học trong cuộc sống, vì đích đến thành công nào cũng sẽ xen lẫn ngọt ngào và cả những thương đau.

st

“TÂM THÁI QUYẾT ĐỊNH BẠN LÀ AI“





Có một câu chuyện như sau:


Một thanh niên nọ luôn trong trạng thái ủ rũ, cậu tìm tới một cao tăng để giúp mình khai thông.


Cao tăng nắm lấy một nắm muối, bỏ vào trong một cốc nước, rồi bảo cậu thanh niên uống, cậu thanh niên nhăn nhó mặt mày, nước vừa mặn vừa chát.


Cũng là một nắm muối, cao tăng bỏ vào một hồ nước, rồi bảo cậu thanh niên uống, nước trong hồ vẫn ngọt và trong.


Cao tăng nói với cậu thanh niên:

Phiền não đời người cũng giống như nắm muối này vậy.


Những cái đắng và cái mặn mà chúng ta cảm nhận được đều được quyết định bởi kích thước của vật chứa nó.


Cái vật chứa ấy chính là lòng người, là cái "tâm", "tâm" khi đã nhỏ, cuộc sống ắt khổ.


Đường đời, thiếu làm sao được những khó khăn thử thách, những chuyện và người khiến người ta phiền lòng, nhưng có những chuyện không cần để tâm, có những người không cần tính toán.


Tâm thái khi đã đúng rồi thì cuộc sống ắt sẽ không còn mệt mỏi nữa.


🌸Kẻ yếu, báo thù


Mùa hè năm ngoái, tôi định lắp cửa kính cho cái ban công nhỏ của nhà mình nên đã đi tìm mua cửa kính cường lực ở một cửa hàng gần nhà.


Ngày thứ 2 sau khi lắp xong, tình cờ tôi phát hiện ra trên kính không có đánh dấu nhận dạng gì, thông thường thì trên kính cường lực tiêu chuẩn sẽ phải có dán 3C theo quy định.


Tôi hỏi ông chủ xem có phải đây chỉ là kính thông thường hay không, ông chủ ban đầu không thừa nhận, khẳng định kính này là kính cường lực xịn. Lúc này tôi chỉ còn cách gỡ một bên kính ra rồi đập nó.


Một tiếng choang một cái, khắp sàn là mảnh vỡ thủy tinh, tới lúc này ông chủ mới vội vàng giải thích, là do nhân viên lắp đặt lấy sai kính, rồi nói sẽ bồi thường cho tôi, và lắp lại kính xịn cho tôi.


Thấy thái độ của ông chủ khá tích cực, nên tôi đồng ý giảng hòa.


Không ngờ, sau chuyện này, tôi còn thấy thất vọng hơn.


Một hôm, tôi tan làm về, lúc mở cửa, không biết vì sao không thể nhét được chìa khóa vào trong lỗ khóa.


Nào ngờ, ổ khóa đã bị ai đó dùng keo 502 bịt lại.


Tôi tìm bảo vệ và hàng xóm hỏi xem sao, hàng xóm bật camera giám sát của nhà mình cho tôi xem.


Thủ phạm, thì ra chính là ông chủ tiệm kính…


Là thương nhân, không giữ chữ tín, đổi trắng thay đen, sau lại còn giở thủ đoạn trả thù, hành vi này quả thực khiến người khác không phục.


Gặp chuyện là bất mãn, trả thù cho bằng được, đây chính là hành vi điển hình của một kẻ yếu.


Trả thù, ngay lúc đó có thể khiến bạn thỏa mãn, nhưng cuối cùng nó sẽ chỉ khiến con người ta rơi vào vòng xoáy của hận thù, hãm hại người khác và thua cuộc.


Đừng dùng sự trả thù bù đắp cho những cảm xúc của mình, đừng sống như một kẻ thua cuộc trong sự hẹp hòi và tính toán của bản thân.


Cần phải biết, cuộc đời càng cao cấp, càng biết cách thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực, thấp kém.


🌸Kẻ mạnh, tha thứ


Thời Xuân Thu chiến quốc của Trung Quốc, Công tử Tiểu Bạch (Tề Hoàn công) và Công tử Củ xảy ra tranh chấp đoạt vị.


Quản Trọng ủng hộ Công tử Củ, vì muốn giúp Công Tử Củ lên làm Quân vương nên đã đơn phương độc mã đuổi giết Tiểu Bạch, lấy đao phi Tiểu Bạch, thấy Tiểu Bạch chảy máu tưởng là mình đã giết được Tiểu Bạch nên đã quay ngựa trở về.


Kết quả, nhát kiếm ấy không khiến Tiểu Bạch chết mà chỉ khiến ông bị thương, thoát được một kiếp.


Sau này, Tiểu Bạch đăng cơ, trở thành Tề Hoàn Công.


Quản Trọng vì là người từng có ý định giết vua nên bị bắt giam.


Tề Hoàn Công khi mới lên ngôi, cần người tài trợ giúp, ông phong Bào Thúc Nha làm tể tướng, Bào Thúc Nha lại tiến cử Quản Trọng.


Bào Thúc Nha nói với Tề Hoàn Công: "Tài năng của Quản Trong hơn thần gấp trăm lần, nước Tề nếu muốn xưng bá, vậy thì phải để Quản Trọng làm tể tướng."


Vậy là, Tề Hoàn Công tìm tới Quản Trọng, hai người nói chuyện suốt 3 ngày 3 đêm.


Sau khi tiếp xúc, Tề Hoàn Công rất tán thưởng tài năng của Quản Trọng, quyết định xóa bỏ hiềm khích, lựa chọn tha thứ cho Quản Trọng.


Đích thân mình ban chiếu thả Quản Trọng, phong ông làm Tể tướng, còn kính trọng gọi là "Trọng phu" (ba Trọng), và trao cho ông nhiều quyền trách lớn.


Sự đại lượng của Tề Hoàn Công khiến Quản Trọng vô cùng xúc động, toàn tâm toàn ý dốc sức cho Tề Hoàn Công, không phụ kì vọng, khiến nước Tề gia tăng sức mạnh, đồng thời đưa nước Tề trở thành một trong ngũ bá của thời kì Xuân Thu.


Một trong những nhà làm phim nổi tiếng nhất Nhật Bản, Miyazaki Hayao từng nói: "Nội tâm mạnh mẽ, mới có thể nói lời xin lỗi, nhưng người bản lĩnh hơn mới có thể tha thứ."


Tề Hoàn Công lấy đức báo oán, rộng lượng tha thứ, đây chính là thái độ của kẻ mạnh.


Ông không chỉ thắng được lòng trung thành của Quản Trọng, mà còn giữ được người tài cho nước Tề, củng cố giang sơn.


Abraham Lincoln từng nói: "Dùng tình yêu hóa giải thù hận, dùng sự khoan dung xóa bỏ thù địch, và những hành động tích cực để giảm bớt những yếu tố tiêu cực".


Người có bản lĩnh, sẽ không bao giờ để thù hận trói buộc, làm lu mờ con mắt hay tiêu tốn thời gian cho những chuyện tính toán so đo.


Xem sai lầm của người khác là mây gió thoảng qua, tha thứ có thể hóa giải hận thù, biến địch thành bạn.


Lựa chọn tha thứ, là một loại bản lĩnh, càng là một cảnh giới sống.


🌸Kẻ trí, không thèm để ý


Tăng Quốc Phiên, một danh thần nổi tiếng cuối thời nhà Thanh, Trung Quốc, khi còn đi học, có một bạn học luôn tìm cách làm khó ông.


Vì bàn học của Tăng Quốc Phiên ở cạnh cửa sổ, ánh sáng rất tốt, người bạn học thấy vậy hậm hực:


"Ta đọc sách đều nhà ánh sáng ngoài cửa sổ hắt vào, ngươi ngồi như vậy chắn hết ánh sáng, ta học kiểu gì?"


Tăng Quốc Phiên nghe xong nhìn bốn phía, không có nơi nào khác để đặt bàn cả.


Ông không nói lại cũng chẳng buồn tranh cãi, rời bàn học tới cạnh giường mình.


Buổi tối, Tăng Quốc Phiên vẫn thắp đèn luyện đọc.


Người bạn kia thấy vậy lại bắt đầu càm nhàm: "Sao ban ngày không học buổi tối lại ngồi học, có muốn cho người khác ngủ không?"


Tăng Quốc Phiên cũng không nói lại, tiếp tục đọc thuộc thơ, nhưng không phát ra chút tiếng thì thầm nào nữa.


Sau này, trường tổ chức thi, Tăng Quốc Phiên xếp hạng trên cậu bạn học kia.


Người này không phục, lớn tiếng nói: "Tại vì bàn học cậu ta ở vị trí tốt."


Có người phản bác: "Không phải ngươi đã khiến Tăng Quốc Phiên rời bàn của mình ra cạnh giường rồi ư?"


Người này vẫn cãi cố: "Chính vì ta bảo hắn chuyển bàn ra giường nên phong thủy của cái phòng này đều bị hắn cướp hết rồi."


Những bạn học khác bất bình, thi nhau nói hộ Tăng Quốc Phiên.


Tăng Quốc Phiên ngược lại khuyên mọi người không để ý tới cậu ta, cứ cười cho qua thôi.


Đây chính là điểm khác biệt giữa kẻ trí và người bình thường.


Kẻ trí không để những hành vi hay sự chế nhạo của người khác làm ảnh hưởng tới tâm trạng của mình, người bình thường lại thích cãi lại cho bằng được, kết quả thành một cái chợ nực cười.


Rockefelle từng nói: "Càng là kẻ trí, càng hiểu thế nào là im lặng."


Sống ở đời, luôn có những người không vừa mắt với bạn, cố tình chọc ngoáy bạn, nếu bạn cứ so đo tính toán mãi, vậy sẽ chỉ đắm chìm hơn vào mớ bòng bong, tự tìm rắc rối cho mình.


Bất kể anh ta có làm gì, nếu bạn chẳng thèm để ý, họ cũng sẽ chẳng thể động tới một cọng lông của bạn.


Cũng giống như câu nói: tâm nếu không động, gió có thể làm sao, bạn không bi thương, năm tháng ắt yên bình.


Người có trí tuệ, đều biết xem nhẹ, bỏ qua những người và việc không đáng để bận tâm, sống thản nhiên, tự tại, sống là chính mình.


🌸Tâm thái có tích cực, cuộc sống mới tươi đẹp


Không ai có thể sống thành một cô đảo cả, chúng ta luôn phải tiếp xúc, qua lại với người khác.


Dùng tâm thái như nào đi đối đãi với người khác là một bài học cần phải học.


Nietzsche nói:


"Đấu với rồng ác lâu quá, bạn sẽ trở thành nó. Nhìn vào vực sâu quá lâu, vực sâu sẽ nhìn lại bạn."


Việc gì cũng muốn thắng, thiệt thòi một chút là muốn trả thù, bám riết lấy lỗi lầm của người khác không chịu buông, cuối cùng vẫn tự là mình làm khó mình.


Làm người, thắng ở tâm thái, thua ở so đo, tính toán.


Cuộc đời không dài, không cần thiết phải tốn thời gian cho những người và việc không đáng.


Tâm thái tốt, mở rộng cái "tâm" ra một chút, chúng ta sẽ không dễ dàng bị người khác tác động tới tâm lý, cảm xúc, cũng sẽ không dễ bị người khác ảnh hưởng.


Cần phải biết, phần lớn những bất hạnh hay đen đủi mà chúng ta gặp phải, thường là do tâm thái tốt tạo nên.


Người vui vẻ, hạnh phúc, không phải có được càng nhiều mà là tính toán càng ít.


Tolstoy nói: "Phần lớn mọi người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng rất ít người muốn thay đổi chính mình."


Mong bạn luôn có một tâm thái tích cực, đi ôm lấy hạnh phúc.


Hãy bắt đầu từ ngày hôm nay nhé!


ST

“SỐNG XANH” THEO CÁCH PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI

 Có rất nhiều cách để có một lối sống xanh hơn mỗi ngày. Nhưng dưới góc độ là những người phụ nữ hiện đại, lối sống thân thiện với môi trường sẽ được thực hiện như thế nào?

Những vật phẩm làm tự nhựa dường như luôn hiện hữu thường trực xung quanh chúng ta: Bao gồm thực phẩm, quần áo, đồ dùng văn phòng, đồ dùng gia đình hay những thứ có thể mua được ở siêu thị. Có thể nói việc thay thế và giảm thiểu đồ nhựa là một thói quen khó khăn cho người mới bắt đầu. Nhưng khi quy mô ô nhiễm nhựa trên toàn thế giới ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây tác hại nặng nề đến môi trường và sinh vật, thì đây thật sự không còn là một vấn đề riêng của bất kì cá nhân hay tổ chức nào. Đã đến lúc mỗi người chúng ta phải ngồi xuống để đưa ra những nhìn nhận và giải pháp nghiêm túc về vấn đề giảm rác thải nhựa này. Có lẽ một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp các độc giả, đặc biệt là những người phụ nữ hiện đại có một lối sống xanh khỏe mạnh hơn.

Mua một bình nước “xịn”

Uống nước đều đặn là một thói quen tốt cho sức khỏe. Nhưng sẽ không tốt chút nào khi mỗi ngày có thêm một chai nhựa thải ra môi trường. Mỗi năm, mọi người mua gần nửa nghìn tỷ chai nước nhựa và chưa đến 7% được tái chế thành chai nước mới. Việc sở hữu một chai nước “xịn”, có thể tái sử dụng nhiều lần sẽ giúp bạn hạn chế việc thải ra những sản phẩm nhựa ra môi trường. Nếu cả công ty hay trường học đều mang theo chai nước tái sử dụng nhiều lần của riêng mình, đó sẽ là một sự lan truyền mang tính tích cực trong việc giảm rác thải nhựa.

Hướng đến thời trang bền vững

Thời trang nhanh hiện nay là kiểu thời trang hợp thời với một giá cả phải chăng. Nhưng loại thời trang này cũng thường đi kèm với một số vấn đề về môi trường. Quần áo từ thời trang nhanh chủ yếu được làm từ sợi vải tổng hợp. Đó là một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp dầu khí — một trong ba tác nhân hàng đầu gây ra phát thải khí metan đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, thời trang nhanh sử dụng một lượng lớn tài nguyên và sức lao động của con người để sản xuất ra những sản phẩm hợp thời, có thể chỉ mặc một hoặc hai lần. Hơn nữa, việc ra đời của một sản phẩm thời trang nhanh cũng góp phần trong sự ô nhiễm vi nhựa.

"Sống xanh" môi trường theo cách phụ nữ hiện đại

Ảnh: Polina Tankilevitch

Những vi sợi từ vải tổng hợp khi được giặt sấy thường không được máy giặt lọc ra. Vì vậy, những sợi này cuối cùng sẽ đi qua các hệ thống nước của chúng ta và tiến thẳng vào các sông lớn và đại dương. Các hạt vi nhựa rất nhỏ nên chúng thường bị sinh vật biển nhầm là thức ăn. Khi các sinh vật trong đại dương bắt đầu ăn những mảnh nhựa này, các chất độc bên trong chúng sẽ bắt đầu tích tụ. Và khi những sinh vật nhỏ này bị các sinh vật biển lớn hơn tiêu thụ, mật độ chất độc bắt đầu hình thành và lan rộng. Và chúng sẽ trở lại với con người khi chúng ta tiêu thụ hải sản. Vì vậy, về cơ bản chúng ta đang đầu độc bản thân bằng cách mặc quần áo thời trang nhanh.

Một giải pháp hữu hiệu cho những người phụ nữ hiện đại, sống xanh đó là lựa chọn thời trang bền vững hoặc mua quần áo cũ. Một sự lựa chọn bền vững sẽ không tạo ra nhu cầu cho một sản phẩm mới như công nghiệp thời trang nhanh. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng làm phong phú, đa dạng phong cách của mình bằng quần áo cũ mà không làm tổn thương hành tinh này. Ngoài ra, khi mua sắm quần áo, hãy chọn những chất liệu thân thiện với môi trường, như sợi vải bông để tránh gây ra những sức ép nặng nề đến tự nhiên.

Tạo ra “quy tắc thân thiện” của riêng mình

Một cách tuyệt vời để giảm rác thải nhựa đó là chuyển sang đồ dùng có thể tái sử dụng nhiều lần. Vì vậy, hãy bắt đầu với một chiếc túi tote hay một chiếc túi vải khi đi siêu thị. Chúng có thể giúp bạn giảm thiểu các túi ni lông và có thể tái sử dụng nhiều lần. Dưới đây là một số “quy tắc thân thiện” mà những người phụ nữ hiện đại theo lối sống xanh có thể áp dụng:

  • Khi gọi đồ ăn về nhà, hãy yêu cầu nhà hàng không gửi kèm theo muỗng, nĩa hay ống hút bằng nhựa.
  • Khuyến khích mang theo cốc của mình khi đi mua cà phê. Trong trường hợp không thể mang theo, bạn có thể yêu cầu nhân viên không cần lấy nắp cà phê nếu bạn ngồi tại chỗ. Sống xanh có thể đến từ những việc làm nhỏ nhất mà!
  • Khi mua sắm trực tuyến, hãy yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển mọi thứ cùng nhau trong một lần. Hoặc bạn có thể cân nhắc mua hàng từ các trang web sử dụng vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường.
"Sống xanh" môi trường theo cách phụ nữ hiện đại

Ảnh: Korolina Grabowska

Sử dụng chất liệu bền vững cho “ngày ấy”

Băng vệ sinh là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới. Nhưng trong nhiều trường hợp, băng vệ sinh được làm từ 90% các loại nhựa tổng hợp. Và một số lượng lớn băng vệ sinh được thải ra môi trường mỗi tháng đã gây ra tắt nghẽn cống, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và đại dương. Hiện nay, có một số giải pháp để các chị em, phụ nữ có thể sống xanh hơn mỗi khi đến ngày “đèn đỏ”. Một số những giải pháp thay thế băng vệ sinh truyền thống, thân thiện với môi trường hơn có thể kể đến là: cốc nguyệt san, quần lót nguyệt san hay băng vệ sinh bằng vải,… Việc thay thế bằng những sản phẩm bền vững với môi trường, thật sự là một tác động to lớn đến hành tinh và hệ sinh thái.

“Lấy nhựa” ra khỏi sản phẩm hằng ngày

Phần lớn, nhựa gây ra ô nhiễm đại dương là các loại nhựa vi hạt, chúng rất nhỏ và không thể sàng lọc được. Chúng cũng thường được thêm vào các sản phẩm tiêu dùng như sữa rửa mặt và kem đánh răng dưới dạng các hạt nhỏ thường thấy. Trong số các sản phẩm dưỡng da như tẩy tế bào chết cho mặt và cơ thể cũng có sự xuất hiện của những hạt nhỏ này. Nhiều cơ sở xử lý nước thải không thể ngăn chặn chúng toàn bộ trong hệ thống thoát nước. 

"Sống xanh" môi trường theo cách phụ nữ hiện đại

Ảnh: Andrea Piacquadio

Ngày nay, những chị em, phụ nữ dần có nhiều sự lựa chọn hơn trong các sản phẩm phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường và hướng đến sự cân bằng bền vững như: Xà bông hữu cơ, dầu gội hay các sản phẩm dưỡng da có nguồn gốc thiên nhiên. Đó sẽ là một lựa không tồi cho các chị em, phụ nữ trong bước đầu thực hiện lối sống xanh khỏe đẹp.

Mua sắm số lượng lớn

Một số hộ gia đình có thói quen mua sắm một lần cho một tuần. Thói quen tưởng chừng bình thường ấy, lại có thể giúp bạn vừa tiết kiệm hơn, vừa giảm rác thải nhựa từ các túi ni lông ít nhất có thể. Bạn có thể mang theo túi đựng, ly, chai của mình để đựng những thứ phù hợp với nhu cầu mua sắm. Tránh việc mua sắm lẻ tẻ, sẽ khiến bạn cảm thấy phiền toái khi phải đem túi đựng cho từng thứ một như vậy.

Sống xanh không phải là một thói quen có thể thay đổi ngay lập tức. Nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Và đối những người phụ nữ hiện đại, việc sống xanh có thể được hình thành từ lối sống và sở thích làm đẹp thường ngày. Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ trên, sẽ tạo thêm nhiều cảm hứng cho bạn về một lối sống xanh khỏe mạnh và bền vững hơn.

st