Monday, July 25, 2016

HỦ TÍU NAM VANG





.
Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, tôm khô chấy, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng rồi mới cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực… Nhưng nhất thiết phải có thịt bằm.
Hủ tiếu khi du nhập vào miền Nam đã biến đổi ít nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân ở đây. Đặc biệt Hủ tiếu Nam Vang do người Hoa chế biến sẽ có vị béo của nước béo và thơm thơm của xì dầu theo phong cách của người Hoa.
Cái tinh túy nhất của hủ tiếu là nước lèo, cũng giống như nước dùng của bún bò, phở… Nước lèo được nấu từ xương heo, phải là xương ống có tủy để khi hầm nước có vị ngọt đậm đà, nước lèo cũng sẽ trong hơn. Gia vị nêm nước lèo ngoài những gia vị phổ biến còn có một gia vị đặc biệt là tăng xại (hay còn gọi là cải nặm).
Nước dung hủ tiếu không thể thiếu thành phần tối quan trọng là thịt heo băm nhỏ. Thiếu đi thịt heo bằm sẽ không còn là hủ tiếu Nam Vang nữa. Cọng hủ tiếu thì mỏng và dẹp cỡ cọng bún gạo khô, ăn nghe dai, mịn mà không đổ nhựa. Khi ăn hủ tiếu cũng có hai cách ăn là hủ tiếu khô và hủ tiếu nước. Nếu ăn khô hủ tiếu được rưới thêm nước xì dầu cùng tỏi phi thơm. Mùi thơm của tỏi phi vàng rộm cùng vị mặn có hậu ngọt thanh của xì dầu càng làm tăng sức hấp dẫn của món ăn.

Friday, July 15, 2016

LẮNG NGHE




Lắng nghe thì có gì là khó? Chỉ cần ngồi yên và lắng nghe thôi mà!
Tuy nhiên, với một số người, “lắng nghe” lại là thứ xa xỉ. Sau những thành công liên tục, họ thấy mình biết tuốt, mình không bao giờ sai và vì thế chẳng cần nghe ai. Tai họ không điếc, nhưng họ đã mất khả năng lắng nghe hiệu quả.
Nhưng có nhiều người khác, dù muốn lắng nghe, cũng không biết cách nghe hiệu quả hơn.
Vì sao vậy?
Trong ba kỹ năng: đọc, viết và nghe, thì kỹ năng nghe được sử dụng thường xuyên nhất. Nhưng nghịch lý ở chỗ, trong trường học, chúng ta chỉ được học đọc, học viết mà không được học nghe. Vì thế, đa số chúng ta không biết lắng nghe hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân của việc nghe không hiệu quả như:
- Không chú tâm nghe, vừa nghe vừa làm việc khác như chơi game, lướt web hay nghĩ ngợi lan man.
- Không nghe hết câu hết ý, đặc biệt những cấp trên có thói quen ngắt lời cấp dưới.
- Vừa nghe vừa võ đoán ý tiếp theo.
- Không tôn trọng người nói, cho rằng họ nói những điều không đáng nghe…
Lắng nghe có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong hai phương thức tốt nhất giúp chúng ta tiếp thu thông tin và tri thức. Người biết nhiều và biết ít khác nhau phần nhiều ở khả năng lắng nghe.
Những ai đã làm việc với Nhật Bản đều nhận thấy người Nhật có thái độ rất nghiêm túc khi nghe. Tôi nhớ những lần làm việc với họ, khi tôi nói tiếng Việt họ chăm chú nghe một lần, khi thông ngôn dịch ra tiếng Nhật, họ chăm chú nghe lần hai. Rất ấn tượng. Và các sếp Nhật thường nói ít hơn sếp ta. Họ dành thời gian chính để lắng nghe.
Tôi nhớ một lần nói chuyện với anh B, Chủ tịch Tập đoàn. Tôi nói rằng anh nên nghe nhiều hơn là nói. Anh có vẻ phật ý:
- Tại sao anh phải nghe em nói, trong khi em không muốn nghe anh nói?
- Bởi vì, anh là người phải ra quyết định cuối cùng!
Thực ra, anh B là người có thái độ lắng nghe tốt. Anh là người duy nhất trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp , có thể nghe một câu chuyện lê thê của cấp dưới từ đầu tới cuối mà không ngắt lời. Nhưng là người đứng đầu, anh vẫn nên lắng nghe nhiều hơn nữa, như người Nhật.
Người bình thường đã cần lắng nghe; lãnh đạo - người phải ra quyết định, cần phải lắng nghe gấp mười.
Bạn có thể tham khảo chiết tự chữ Thính (nghe) trong tiếng Hán bên dưới, nó phần nào làm rõ hơn ý tưởng chính của bài viết này.
- Góc trên bên trái là chữ Nhĩ, tức là nghe bằng tai.
- Góc trên bên phải là chữ Nhãn, ngụ ý khi nghe mắt cần nhìn thẳng vào người nói.
- Dưới chữ Nhãn là chữ Nhất, ngụ ý khi nghe chỉ làm duy nhất một việc là nghe.
- Dưới chữ Nhất là chữ Tâm, ngụ ý khi nghe phải tôn trọng người nói, phải tin rằng họ sẽ cho ta những thông tin và tri thức hữu ích.
- Dưới chữ Nhĩ là chữ Vương, ngụ ý làm Vương thì phải biết lắng nghe, biết lắng nghe sẽ thành Vương.
Lắng nghe và ngồi Thiền có nhiều điểm tương đồng. Ngồi thiền là tĩnh tâm, là đầu óc không được suy nghĩ lan man. Khi lắng nghe, đầu óc bạn cũng không được suy nghĩ lan man. Bạn phải chú tâm vào một việc duy nhất là nghe. Nếu bạn kiên trì ngồi thiền, kỹ năng lắng nghe của bạn sẽ được cả thiện.
.
===================
HOANG MINH CHAU

Thursday, July 14, 2016

“Đừng bao giờ uống rượu để nhấn chìm nỗi buồn, vì biết đâu...




“Đừng bao giờ uống rượu để nhấn chìm nỗi buồn, vì biết đâu nỗi buồn có thể biết bơi”

“Có một số người rất tốt, nhưng nếu không gặp thì còn tốt hơn…”




“Có một số người rất tốt, nhưng nếu không gặp thì còn tốt hơn…”

(chỉ muốn nói vậy!)

Friday, July 8, 2016

10 quy luật thú vị trong cuộc sống




1./ Quy luật quả táo: Nếu có một thùng táo, gồm cả trái ngon lẫn trái hư, bạn nên ăn trái ngon trước, bỏ những trái hư đi. Nếu bạn ăn trái hư trước, những trái ngon rồi cũng sẽ hư, bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được trái táo ngon. Cuộc sống cũng vậy.
2./ Quy luật niềm vui: Khi gặp chuyện không may, bạn hãy nghĩ đến những điều tốt của nó, bạn sẽ thấy vui hơn.
3./ Quy luật hạnh phúc: Nếu bạn không mất quá nhiều thời gian để nghĩ xem mình có phải là người hạnh phúc không, nghĩa là bạn đang hạnh phúc rồi đấy.
4./ Quy luật sai lầm: Con người ai mà không mắc lỗi, nhưng chỉ khi tái phạm lỗi lầm đó, bạn mới phạm phải sai lầm.
5./ Quy luật im lặng: Khi tranh luận, quan điểm khó bác bỏ (khó bắt bẻ) nhất chính là im lặng.
6./ Quy luật động lực: Động lực luôn xuất phát từ hai lý do, hy vọng và tuyệt vọng.
7./ Quy luật nhẫn nhục: Phương pháp nhẫn nhục duy nhất là xem thường nó, không thể xem thường nó thì hãy làm giảm nhẹ nó. Nếu không thể làm giảm nhẹ nó, bạn chỉ có cách chịu đựng nhẫn nhục.
8./ Quy luật ngu xuẩn: Ngu xuẩn phần lớn là do chân tay hoặc miệng hành động nhanh hơn cả trí não.
9./ Quy luật giá trị: Khi bạn sở hữu một món đồ, bạn sẽ phát hiện thấy món đồ ấy không có giá trị như bạn từng nghĩ.
10./ Quy luật hóa trang: Thời gian hóa trang lâu bao nhiêu, đồng nghĩa với việc bạn tự thấy mình cần che đậy thiếu sót nhiều bấy nhiêu."