Tuesday, June 27, 2017

Phụ nữ




Phụ nữ, dẫu được đúc bằng pha lê, cũng không ai có thể nhìn thấu.
...

Lí do





Lý do hoa hậu VN thường kém kiến thức:

- Phụ nữ thông minh thì thường ko sexy, ko đủ đẹp để thi hoa hậu
- Phụ nữ sexy thì thường là ko thông minh lắm(xét thực tế, ko nói về quy lật), họ sẽ thi hoa hậu
- Số ít phụ nữ vừa sexy vừa thông minh thì không bao giờ thi hoa hậu vì họ đủ thông minh để bảo vệ nguồn gen quý hiếm của mình.

:)

Friday, June 23, 2017

Thiện vs. Ác



Những chuyện triết lý như thế này có thể làm nhiều người chán. Tôi viết ra chủ yếu để khỏi quên những điều ghi nhận được trong cuộc trò chuyện với Nhà sư, Tiến sĩ thần học Thanh Minh.
Trong câu chuyện này, tất nhiên tôi là người học hỏi.
Hỏi: Rất nhiều người nói về dự định hành thiện, chẳng mấy người nói về ý đồ hành ác; vậy tại sao có câu “Thiện Ác cân bằng”?

Trả lời: Trong những lời nói tốt đẹp, có không ít điều dối trá và khi mưu đồ việc xấu người ta không nói ra miệng. Vì thế Thiện Ác cân bằng.

Hỏi: Dù sao, số người muốn hành thiện vẫn đông hơn số người muốn hành ác? Vậy tại sao Thiện Ác cân bằng?

Trả lời: Đúng vậy, số người muốn hành thiện đông hơn. Nhưng làm việc thiện thì bản thân phải chịu vất vả thiệt thòi, nên số người thực sự hành thiện cũng không nhiều hơn. Vì thế Thiện Ác cân bằng.
Hỏi: Các câu chuyện lịch sử luôn khảng định một đạo lý: cuối cùng cái Thiện cũng thắng cái Ác. Vậy tại sao bây giờ Thiện Ác vẫn cân bằng?
Trả lời: Cái Thiện đã nhiều lần thắng cái Ác. Nhưng cái ác lại hồi sinh ngay trong những kẻ chiến thắng. Vì thế Thiện Ác cân bằng.

Nhà sư giảng giải rất nhiều điều về Thiện - Ác. Trong các chùa cổ Việt Nam, người ta thờ cả hai Ông Thiện và Ông Ác. Thiện Ác có trong mỗi con người. Nhà sư cho rằng, theo bản năng, con người bắt chước các thói hư tật xấu nhanh hơn học theo những phẩm chất tốt đẹp. Và ma lực của cái xấu cũng mạnh hơn. Một cậu bé ngoan chơi với một cậu bé nghiện ma túy; khả năng hai đứa cùng trở thành con nghiện cao hơn là khả năng cậu bé ngoan sẽ giúp bạn mình dời bỏ con đường nghiện ngập. Một Shop trốn thuế mà không bị trừng phạt sẽ được các Shop khác bắt chước, chứ không phải các Shop đang trốn thuế tự nguyện noi gương một Shop nào đó luôn nộp thuế đầy đủ.
Hỏi: Như vậy ma lực của cái Ác mạnh hơn cái Thiện, tại sao Ác không thắng Thiện?

Trả lời: Một người rơi xuống hố, tự nhiên sẽ tìm cách trèo lên. Một kẻ đi ăn cướp, không bao giờ định ăn cướp suốt đời. Họ đều mong muốn ngày nào đó có chút của ăn của để rồi giải nghệ. Không có cô gái bán hoa nào muốn con gái mình sau này phải làm nghề của mẹ nó. Những người đã lún quá sâu vào chuyện xấu đều có mong ước hoàn lương. Vì thế Thiện Ác cân bằng.

Nhà sư cho rằng, kẻ ác hoàn lương lẽ ra đáng được tin cậy! Nhưng thực tế không ai tin một kẻ hành ác (mới ra tù) có thể trở thành một người hành thiện. Chính định kiến của xã hội đã đẩy họ quay lại con đường cũ. Bằng định kiến sai lầm này, những người lương thiện đã vô tình cùng nhau hành ác.
Hỏi: Nên hiểu như thế nào về sự cân bằng Thiện Ác, Tốt Xấu?

Trả lời: Con người muốn làm việc tốt, nhưng làm việc tốt khó hơn. Con người không muốn làm việc xấu, nhưng làm việc xấu dễ hơn. Con người muốn làm việc thiện, nhưng làm việc thiện thường phải chịu thiệt. Con người không muốn làm điều ác, nhưng làm điều ác thường được hưởng lợi.

Hỏi: Thiện Ác cân bằng. Vậy, cho dù ta có cố gắng bao nhiêu thì cũng không thay đổi được thực tế này sao?

Trả lời: Đúng vậy. Thiện Ác là hai mặt của một vấn đề. Nó cùng tồn tại. Cái này không đủ sức tiêu diệt cái kia.

Hỏi: Vậy tại sao ta phải cố gắng làm điều Thiện?

Trả lời: Ta làm việc thiện thì lòng ta thanh thản. Người làm việc xấu, lòng sẽ luôn bất an. Vì thế, làm việc thiện là cho chính ta, chứ không phải vì một ai khác.
Tôi không chắc mình đã hiểu hết những ý tứ cao siêu trong câu chuyện này.
Nhưng có một điều mà tôi đã học được: Ta làm việc tốt là vì chính ta, làm việc tốt là để lòng ta thanh thản.
.
.
.
~ ~ HOANG MINH CHÂU ~~

Cần cù vs. Thông minh

Ngày trước, ở Vietnam, mình hay được nghe câu “Cần cù bù thông minh” nhưng hôm nay, tình cờ gặp tấm biển và câu châm ngôn này, còn thấy hay hơn. Hay không chỉ vì cách chơi chữ rất thông minh, mà còn hay vì ý nghĩa sâu sắc của câu nói này.Hoá ra cần...


Ngày trước, ở Vietnam, mình hay được nghe câu “Cần cù bù thông minh” nhưng hôm nay, tình cờ gặp tấm biển và câu châm ngôn này, còn thấy hay hơn. Hay không chỉ vì cách chơi chữ rất thông minh, mà còn hay vì ý nghĩa sâu sắc của câu nói này.Hoá ra cần cù và thông minh chẳng liên quan gì đến nhau cả, cần cù là cần cù, và thông minh là thông minh, muốn bù cũng chẳng được.
Thật vậy, bất kể bạn là ai, một thần đồng hay một thằng đần, bạn vẫn cần phải “work hard” để đứng vững và tiến lên.
… ~ ~ Ai nói hay quá ~~



Thursday, June 22, 2017

Ý tại ngôn ngoại

Học vẽ bao lâu nay, vẫn không thể nghĩ được để vẽ như vầy!



simply and meaningful

Monday, June 19, 2017

Sắc-Không

Có thì có tự mảy may.
Không thì cả thế gian này cũng không.
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông.
Ai hay không có, có không thế nào?


Reading corner



Triết lý yêu!!!

  • +Thứ 1; Là không yêu bạn thân!..
  • +Thứ 2; Không yêu bồ cũ!..
  • +Thứ 3; Không yêu bạn thân của bồ cũ!..
  • +Thứ 4; Không yêu bồ cũ của bạn thân!..
  • +Thứ 5; Không yêu người đã có người yêu!..
  • +Thứ 6; Không yêu người chưa quên tình cũ!
  • .
  • ~> Nói chung là ta ko yêu ai hết! ;)


  • st.

TELESALES : VÀI VÍ DỤ NHỎ

Image result for telesales


TELESALES : VÀI VÍ DỤ NHỎ ĐỂ KHÁCH HÀNG KO CẢM  THẤY KHÓ CHỊU KHI NHẬN CUỘC GỌI 
📖
Trước khi đi vào giải pháp, xin bắt đầu với hiện trạng. Ngày nay, chuyện người dùng nhận được những cuộc gọi không mong đợi mời mua bảo hiểm, bất động sản, mở thẻ tín dụng… là điều phổ biến. Cá biệt, có trường hợp, một người có thể nhận được nhiều cuộc gọi khác nhau từ một công ty.
Trong trường hợp này, với doanh nghiệp, họ lãng phí thời gian và chi phí cho cuộc gọi. Với người nhận, cuộc gọi đem lại sự phiền phức và phần nào đó họ có ác cảm về doanh nghiệp gọi đến. Không ít trường hợp, người nhận cuộc gọi đã bực bội hét lên những câu như “làm ơn xóa số điện thoại của tôi ra khỏi hệ thống dữ liệu”.
Vậy, tại sao lại có trường hợp trên xảy ra?  có nhiều nguyên nhân và tùy thuộc vào mô hình kinh doanh nhưng yếu tố chính là do doanh nghiệp không nghĩ rằng họ làm phiền khách hàng hoặc họ chấp nhận đánh đổi vì cách làm như vậy vẫn đem lại hiệu quả theo kiểu có người từ chối nhưng cũng có người chấp nhận.
Ví dụ, lấy trường hợp ngành bảo hiểm. Có doanh nghiệp, do phát triển nóng, họ nhận thêm nhiều đại lý. Và vì lý do nào đó, một nhóm các đại lý có chung tập dữ liệu khách hàng. Nếu tên của bạn có trong tập dữ liệu này; một cách trùng hợp, trong một ngày, bạn nhận được 3-4 cuộc gọi khác nhau của cùng một công ty bảo hiểm là điều có thể lý giải được.
Bây giờ, mở rộng ra, giả sử có ai đó có một tập dữ liệu khách hàng, họ bán cho 3 công ty khác nhau, chẳng hạn như bảo hiểm, bất động sản và tín dụng. Khi đó, tình huống những khách hàng tiềm năng trong tập dữ liệu này nhận được ba cuộc gọi chào hàng cùng một ngày vẫn có thể xảy ra.
Câu hỏi tiếp theo, ai có dữ liệu để bán? Thưa, không phải tất cả nhưng trong một số trường hợp, nơi nào bạn đăng ký sử dụng dịch vụ và để lại thông tin cá nhân, thông tin này có thể bị rò rỉ.
GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN
Đặt trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp và thật sự quan tâm đến việc sử dụng telesales hiệu quả, tránh làm phiền khách hàng, giải pháp luôn sẵn có về mặt công nghệ lẫn kỹ năng chuyên môn.
Với dữ liệu khách hàng sẵn có, doanh nghiệp có thể phân thành ba loại.
  • Một là đã chốt đơn hàng và trở thành khách hàng của doanh nghiệp;
  • hai là khách từ chối sử dụng dịch vụ
  • ba là khách tiềm năng, tức những người chưa có nhu cầu nhưng sẽ có trong tương lai.
Khi doanh nghiệp có thêm một số tập dữ liệu mới. Đầu tiên cần dùng công cụ công nghệ để gộp các tập tin lại thành một và loại đi những dữ liệu trùng nhau. Sau đó so sánh với tập dữ liệu sẵn có. Ai đã trở thành khách hàng hoặc đã từ chối dịch vụ thì loại ra, không gọi nữa. Còn lại là dữ liệu mới thì lúc đó có thể chuyển cho bộ phận telesales thực hiện cuộc gọi.
Giải pháp công nghệ là vậy. Về kỹ năng, trước khi đi vào chi tiết, cần làm rõ mục tiêu của telesales là gì. telesales là chào hàng qua điện thoại và mục tiêu, nếu có, nên đặt đơn giản ở mức xin khách hàng một cuộc hẹn, hoặc địa chỉ email của họ là đượcKỳ vọng bán hàng qua điện thoại khi khách không biết bạn là ai là ảo vọng. Và điều này đặt áp lực lớn lên các nhân viên telesales.
nên chia một cuộc nói chuyện điện thoại thành thành 3 chặng, nôm na là 3 câu ngắn thôi vì khách không có thời gian nghe nhiều. Điểm then chốt là làm sao đó, khi nhân viên nói xong câu đầu, người nghe cho phép mình nói câu thứ hai. Nói xong câu thứ hai, người ta cho phép mình nói câu thứ ba để đạt được mục tiêu đề ra.
Dĩ nhiên, không có một công thức chung nên nói như thế nào vì mỗi sản phẩm có một đặc thù và đối tượng khách hàng riêng.một ví dụ thực tế được chia sẻ từ chị Nguyễn Như Quỳnh, phụ trách nhân sự tại tập đoàn quốc tế Năm Sao.
  • - Dạ, chào chị Quỳnh, em là Phương ạ. Dạ, một người bạn của chị cho em biết chị đang có nhu cầu học cao học.
  • - Chị Quỳnh (trong đầu nghĩ, ừ, đúng rồi nhưng mà bạn mình là ai vậy ta? Thôi, dù sao cũng gọi đúng tên mình và đúng vấn đề mình quan tâm, để xem): Ừ, nhưng chị bận lắm em ơi.
  • - Dạ, khóa học chỉ diễn ra vào cuối tuần, không làm mất nhiều thời gian của chị lắm đâu ạ.
  • - Chị Quỳnh: (ngập ngừng vài giây) .
  • - Dạ, em biết là chị đang rất bận. Chị cho em xin email nha. Em sẽ gửi thông tin đầy đủ và xin chị cuộc hẹn để trình bày chi tiết hơn.
Thường như chị Quỳnh chia sẻ, chị rất ngại cho ai email, nhưng trường hợp này đã gật đầu đồng ý. Lâu rồi, chị mới nhận một cuộc telesale không phiền phức.
Trong trường hợp trên, nhân viên thực hiện cuộc gọi đã làm việc chuyên nghiệp. Họ được người quản lý đặt mục tiêu hợp lý. Phần họ, họ làm nhanh gọn, đi thẳng vào vấn đề khách hàng quan tâm để khách hàng không ngắt ngang khi nghe câu đầu tiên.
Trong telesales, câu nói đầu tiên rất quan trọng.  ông Nguyễn Thái Việt Huy, Giám đốc Công ty Mitek, chia sẻ, có công ty còn yêu cầu Mitek có hẳn một báo cáo liệt kê về câu nói đầu tiên của nhân viên telesales. Lúc đầu, ông Huy không biết lý do nhưng về sau, làm việc nhiều với các khách hàng khác nhau, ông hiểu ẩn ý phía sau mỗi báo cáo mà khách hàng yêu cầu thực hiện.
Kỹ thuật spam
Khi doanh nghiệp có được thông tin khách hàng cao cấp, tức những người giữ vị trí có quyền quyết định trong công ty, trước khi gọi điện,  để cẩn trọng, nhân viên telesales có thể làm thêm động tác nhắn tin trước khi gọi.
Nội dung tin nhắn  có thể giới thiệu tên, công ty, báo trước thời gian và khoảng thời gian sẽ gọi cùng chủ đề trao đổi. Khi đó, một số kịch bản có thể xảy ra trong cuộc gọi như sau:
  • 1. Khách hàng gọi lại ngay vì đúng sản phẩm họ đang cần. Trường hợp này hơi hiếm nhưng không phải không có.
  • 2. Khách hàng nhắn tin từ chối vì không có nhu cầu.
  • 3. Khách hàng đã đọc tin nhắn và tiếp tục làm việc, khi nhân viên telesales gọi thì họ tiếp chuyện bạn. Nếu quan tâm, họ giới thiệu người trực tiếp phụ trách để đôi bên làm việc; nếu không, họ từ chối.
  • 4. Khách hàng chưa đọc tin nhắn: nhưng khi gọi tới, nhân viên telesales giải thích có nhắn tin xin phép trước đó thì họ cũng sẽ giảm đi sự khó chịu và lịch sự hơn khi tiếp chuyện.
  • 5. Họ không bắt máy: có thể họ chưa đọc tin nhắn cũng không nghe số lạ hoặc đang họp, telesales có thể gọi lại vào lúc khác.
Dĩ nhiên, cũng có trường hợp người nhận lơ luôn tin nhắn và không nghe cuộc gọi. Không sao, đừng để điều đó ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp giao tiếp.
Một yếu tố khác cần quan tâm trong telesales đó là kỹ năng giảm áp lực cho khách hàng.
  • Ví dụ, sau khi nhân viên gọi giới thiệu sản phẩm bảo hiểm và chốt được lịch hẹn với khách. Một số trường hợp, khách sẽ phân vân, liệu đến hẹn, nghe trình bày mà không mua sản phẩm thì sao? Sự lo lắng có thể làm khách hủy cuộc hẹn. Lúc này, nhân viên telesales cần tinh ý giảm áp lực cho khách, chẳng hạn, bằng cách nói: “Nếu anh chị chưa có nhu cầu mà thấy sản phẩm/dịch vụ/dự án tốt thì có thể kể cho bạn bè, người thân giúp em là em vui lắm rồi”.
Lưu ý, những chia sẻ trên nên được xem như những gợi ý tham khảo bởi nó có thể đúng với trường hợp này nhưng chưa hẳn phù hợp với trường hợp khác. Tuy vậy, tóm lại, miễn doanh nghiệp chân thành quan tâm đến khách hàng, giải pháp chuyên nghiệp luôn có để họ có thể tương tác hiệu quả với khác, dù thông qua telesales.
📖

Friday, June 16, 2017

Cocacola :)



COCA COLA 5L

NIỀM TIN ĐÁNH MẤT, CHI PHÍ GIA TĂNG





📖

Nếu bạn đã từng nghe đến cuốn sách “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” thì cái tên Stepphen R. Covey chắc không còn xa lạ. Ông cũng là tác giả của bestseller “Tốc độ của niềm tin”. Với những ai quan tâm đến cách để xây dựng niềm tin, vai trò của niềm tin trong cuộc sống, thì hẳn đây là cuốn sách cực kì đáng để đọc.


Vì sao niềm tin lại quan trọng? Stepphen R. Covey, một cách hoàn toàn hợp lí, đã chứng minh được rằng, niềm tin không chỉ có giá trị tinh thần, mà nó còn mang lại giá trị vật chất mạnh mẽ. Vai trò của niềm tin rất quan trọng, nhưng điều tôi muốn nói đến bài viết này là những nền tảng cốt lõi để xây dựng niềm tin.

Niềm tin gồm có: Tin vào bản thân mình, tin người khác, và để người khác tin tưởng mình. Mọi người thường nghĩ nhiều đến làm sao để người khác tin tưởng mình, hoặc làm sao để tin tưởng đúng người, nhưng tin tôi đi, điều đầu tiên đặc biệt quan trọng. Hãy chú ý liên hệ các yếu tố xây dựng niềm tin vào ba loại niềm tin này. Đó là cách tốt nhất để bạn nắm được nội dung bài viết này.

Có 4 yếu tố cốt lõi đóng vai trò nền tảng của niềm tin.

YẾU TỐ THỨ NHẤT: SỰ CHÍNH TRỰC

Chính trực bao hàm cả sự trung thực. Trung thực là nói đúng sự thực, và làm người khác hiểu đúng sự thật đó. Nhưng một người được xem là chính trực khi còn có 3 đặc điểm sau: Sự đồng nhất, sự khiêm tốn và tính can đảm.

Người đồng nhất luôn hành động theo những giá trị đạo đức và niềm tin của họ, họ nhất quán trong mọi việc và không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Một tấm gương sáng cho tính chính trực là Mahatma Gandhi, ông nói về cuộc đời mình thế này: “Cuộc đời tôi là một tổng thể không thể chia cắt, và mọi hoạt động của tôi đều có mối quan hệ đan xen với nhau…vì thế cuộc đời tôi chính là thông điệp mà tôi muốn gửi đến mọi người”.

Người chính trực cũng phải có đức khiêm tốn. Một người hay khoe khoang thành tích của mình thì được coi là người trái với khiêm tốn- chính là sự kiêu căng, tự mãn. Người khiêm tốn thường chỉ quan tâm đến hành động đúng hơn muốn chứng tỏ mình đúng. Họ xem sự thể hiện cá nhân chỉ là phù phiếm, điều quan trọng chính là họ hành động theo đúng những giá trị họ theo đuổi.

Tại sao cần tính can đảm. Có một câu chuyện được nhắc tới trong cuốn sách. Trong một giải quần vợt, Andy Roddick đấu với Fernando Verdasco. Bước vào lượt giao bóng kết thúc trận đấu với lợi thế đang thuộc về Roddick, khi Verdasco phát quả giao bóng lần thứ 2, trọng tài biên hô “out” và phần thắng thuộc về Roddick. Tuy nhiên, Andy Roddick cho rằng bóng “in” và đề nghị trọng tài xem lại vết bóng nằm ngay trên vạch. Trọng tài đã đồng ý với Roddick và ghi điểm cho Verdasco. Trận đấu đó Andy Roddick đã thua. Nhưng chắn chắn rồi, Andy Roddick đã hành động cao thượng, thể hiện tính chính trực. Và chúng ta thấy rõ rằng, để có thể giữ được tính chính trực thực sự cần cả lòng cam đảm.

Người chính trực dễ được tin tưởng

Hãy nhớ lời tôi đã nói ở trên, yếu tố chính trực có sự ảnh hưởng thế nào đến 3 loại niềm tin (tin vào bản thân, tin vào người khác, để người khác tin tưởng).

Người chính trực luôn dễ làm người khác tin tưởng, sẽ không ai không sẵn sàng tin vào Andy Roddick cả. Và dĩ nhiên, chúng ta nên dành niềm tin nhiều hơn vào những người chính trực.

Vậy còn tại sao tính chính trực lại làm chúng ta tin bản thân mình hơn. Hãy để ý đặc điểm của người chính trực, họ hành động theo những gì họ theo đuổi, không bao giờ phản bội lại hệ giá trị của bản thân. Nếu bạn luôn giữ được điều này, niềm tin đối với bản thân bạn sẽ lớn hơn rất nhiều.

Với những yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng niềm tin còn lại, tôi sẽ để bạn tự liên hệ vì sao nó lại tác động lớn đến ba loại niềm tin.

YẾU TỐ THỨ 2: Ý ĐỊNH

Ý định là trạng thái tinh thần trước khi thực hiện một hành động. Có thể hành động của bạn không vi phạm phát luật, nhưng ý định của bạn xấu, tức là bạn đã vi phạm đạo đức. Động cơ và hành động cấu thành ý định.

Động cơ tức là lí do khiến bạn hành động. Một động cơ tốt và hướng tới lợi ích của tập thể đều luôn tạo được sự tin tưởng hơn một động cơ hướng tới lợi ích cá nhân.
Nếu như động cơ là yếu tố cốt lõi bên trong thì hành động là sự biểu hiện bên ngoài của nó. Tất nhiên một ý định tốt trước tiên phải xuất phát từ một động cơ tốt, nhưng động cơ đó phải được thể hiện khéo léo bằng những hành động phù hợp. Bạn phải biết hành động để không bị người khác hiểu lầm động cơ của bạn, điều này đặc biệt quan trọng để xây dựng niềm tin người khác với bạn.
YẾU TỐ THỨ 3: NĂNG LỰC

Một người có năng lực rõ ràng sẽ đáng tin tưởng hơn. Tuy nhiên, năng lực không chỉ bao gồm kĩ năng, kiến thức chuyên môn, mà còn có cả thái độ và phong cách cá nhân nữa. Các yếu tố cấu nên năng lực đủ mạnh để tạo được niềm tin là: Đủ kiến thức chuyên môn trong công việc, bạn có đủ sự thông thạo lẫn nhạy bén trong công việc-đấy là kĩ năng, đi kèm đó là một thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm và được thể hiện bởi một phong cách mang đậm dấu ấn cá nhân của bạn. Tất cả tạo nên một cơ sở vững chắc về niềm tin nơi người khác đối với bản thân bạn.

YẾU TỐ THỨ 4: KẾT QUẢ
Dù bạn có đầy đủ cả 3 yếu tố trên, nhưng bạn chưa có thành tích gì đáng kể chứng minh thì sẽ không ai thực sự tin tưởng bạn cả. Thành tích như tờ giấy chứng nhận rằng bạn “thực sự đáng tin cậy” vậy. Vì vậy, nỗ lực để tạo nên thành tích cá nhân đặc biết quan trọng để tạo sự tín nhiệm. Không ai tin bạn vì bạn không làm được việc cả.
Cả 4 yếu tố cốt lõi để xây dựng niềm tin đều rất quan trọng. Thiếu một trong 4 yếu tố đó, bạn sẽ không có sự tín nhiệm lâu dài và vững chắc được. Đó là 4 yếu tố thống nhất để xây dựng niềm tin. Trong cuốn sách còn có rất nhiều nội dung khác nữa, ví dụ như các hành vi để xây dựng niềm tin, xây dựng niềm tin trong tổ chức, niềm tin xã hội, nhưng điều quan trọng nhất, tôi cho rằng đó là những gì tôi nói ở trên-nó là các giá trị nền tảng để bạn có thể xây dựng mọi loại niềm tin. Hành vi chỉ là sự biểu hiện các giá trị nền tảng bên trong bản thân con người. Bạn có một nền tảng tốt rồi thì sự biểu hiện bên ngoài sao cho có kết quả tốt chỉ còn là vấn đề thời gian nữa thôi.
📖

 © NGUYỄN TẤT CÔNG 

Chửi


Xã hội mình làm ăn ngày càng khó, nhiều vấn đề bất cập khiến mọi người căng thẳng và sẵn sàng nói những lời thô lỗ cho nhau. Nhưng mình cố gắng khác biệt nhé, cố gắng mở miệng ra là nói những từ đẹp đẽ, thơm tho, hay ho cho nhau. Vì mình thuộc 1 nhóm...


Xã hội mình làm ăn ngày càng khó, nhiều vấn đề bất cập khiến mọi người căng thẳng và sẵn sàng nói những lời thô lỗ cho nhau. Nhưng mình cố gắng khác biệt nhé, cố gắng mở miệng ra là nói những từ đẹp đẽ, thơm tho, hay ho cho nhau. Vì mình thuộc 1 nhóm người Việt trẻ văn minh, đẳng cấp, sang trọng về mặt tâm hồn…dù tiền bạc sự nghiệp chưa nhiều, thì nhân cách phải lung linh cho dượng.

Chửi chính là một sự bất lực của trí tuệ. Dượng chưa thấy 2 người phương Tây, 2 người Nhật đứng chống nạnh chửi nhau bao giờ. Ngay cả ở Thailand,Indonesia…cũng không thấy. Họ chỉ tranh luận cái gì đúng, cái gì sai rồi thôi. Mình thì tranh luận theo ý kiến cá nhân nên trở thành ai đúng, ai sai. Cái tôi lớn quá. Từ đó chửi mới ra đời.

Chửi là việc mình nói ngôn từ xấu xí mày là con vật này, cha mẹ mày là…, lôi các bộ phận sinh dục nam nữ ra nói, hay các từ miêu tả chuyện giao hợp giao cấu…để nói. Việc chửi tay đôi, chửi đổng, chửi móc méo…dượng chỉ thấy ở Trung Quốc và Việt Nam là nhiều.

Tiếng Anh, chữ “chửi” rất ít ai dùng ( scold), trong khi tiếng Trung thi rất nhiều câu có chữ này ( ma). Dượng so sánh trong 2 cuốn 3000 câu tiếng Anh thông dụng thì không thấy câu nào nói chữ chửi bới trong khi cuốn 1600 câu tiếng Hoa phổ thông thì tràn ngập. Tây nó bực mình, nó có chửi thề để hạ hoả, nhưng đứng chửi nhau, lên mạng chửi nhau…thì không. Nhật nó bực mình, nó nhào vô quánh 1 cái, rồi hết. Vậy đi, bực quá thì vô toilet chửi thề 1 cái, rồi thôi, lo làm lo hạc, dành thời gian cho việc khác.

Nên mình cũng đừng vào các trang mạng mà có mấy bài viết chửi bới nhé, chả có gì hay ho, đọc sẽ bị lây nhiễm cái tiêu cực của người viết, vì họ nhìn vấn đề phiến diện, cực đoan và méo mó, cái tôi lớn, kiểu ai đúng ai sai chứ không phải cái gì đúng cái gì sai như dượng đã nói.

Mấy ông già văn hoá cũ hay chửi lắm. Mấy đứa trẻ mới tập viết cũng bắt chước mấy ông già này, google thông tin và cái gì cũng chửi. Thêm mấy chị biết viết lách chút cũng chửi để nổi tiếng. Còn comment thì ôi thôi, toàn chửi cho đã, vì ném đá trên mạng thì dễ do không lộ diện. Giải quyết được vấn đề không, rõ ràng là không.

Thì mình thông cảm, chửi là 1 sự bất lực của trí tuệ. Trí tuệ mình có mà, mình khác. Lo đọc các page văn minh, các trang web văn hoá nghệ thuật, thể thao, lịch sử.

Mình cố gắng thoái khỏi văn hoá xấu xí này

“ Mẹ! Mẹ ơi cô dạy
Chửi nhau là không ngoan
Cái miệng nó xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi.”

Còn mình đọc bài này rồi mà vẫn tham gia cộng đồng chửi ấy, thì coi bức hình minh hoạ. 2 chị mặc váy chửi nhau, vì mất gà hay mất chó gì đó. Sau luỹ tre làng, mấy ngàn năm còn quá nhiều cái cũ.
.
.
.
~~TONY BUOI SANG~~

Wednesday, June 14, 2017

BUÔNG BỎ

BUÔNG BỎ
Chúng ta thường nói muốn “buông bỏ”, nhưng rốt cuộc là “buông bỏ” điều gì chúng ta đã hiểu rõ chăng?
1. Buông bỏ tranh luận
• Có rất nhiều người không nhận thức được rằng mình cũng có sai phạm, mà luôn hy vọng mình vĩnh viễn đúng. Thực tình...


Chúng ta thường nói muốn “buông bỏ”, nhưng rốt cuộc là “buông bỏ” điều gì chúng ta đã hiểu rõ chăng?
1. Buông bỏ tranh luận
  • Có rất nhiều người không nhận thức được rằng mình cũng có sai phạm, mà luôn hy vọng mình vĩnh viễn đúng. Thực tình là đã không biết rằng, điều này là rất nguy hiểm trong các mối quan hệ với người khác. Ngoài ra nó còn đem lại cho chúng ta và cả người khác áp lực và sự thống khổ lớn. Vì vậy, lúc mà bạn muốn vùi đầu mình vào để tranh luận đúng sai, hãy hỏi lại mình xem làm như vậy có thực sự tốt không? Nó thực sự đem lại lợi ích chó cả mình và người khác sao?
2. Buông bỏ ham muốn khống chế
  • Hãy buông bỏ ham muốn kiểm soát người bên cạnh của bạn! Bất luận họ là người yêu, người đồng nghiệp, người thân bạn bè hay chỉ là một người quen biết qua. Đồng thời hãy buông bỏ dục vọng muốn khống chế hoàn cảnh và sự vật, hãy để chúng được tự nhiên với trạng thái của mình. Như vậy, bạn có thể cảm nhận được những điều tốt đẹp từ họ!
3. Buông bỏ trách cứ
  • Đừng đi trách cứ người khác, cũng đừng dựa vào cảm nhận của mình để đi oán trách người khác. Nếu chỉ biết trách cứ người khác có thể bạn sẽ làm hại họ đấy!
4. Buông bỏ tâm thái bi thương hối hận
  • Rất nhiều người sở dĩ thống khổ là bởi vì họ luôn nghĩ đến những điều xấu, tiêu cực đã xảy ra. Nếu một việc gì đó không đúng đắn hay mình đã làm sai, đã nhận thức được rồi thì hãy nhìn về phía trước để bước tiếp. Nếu chỉ ngồi đó mà hối hận thì bạn sẽ chỉ chìm trong sự dày vò đó mà thôi!
5. Buông bỏ hạn cuộc bản thân
  • Việc gì là mình có thể làm, việc gì là mình không thể làm? Hãy buông bỏ suy nghĩ này, bởi vì nó sẽ khiến bạn bị hạn chế trong một vòng cấm. Hãy mở rộng cách suy nghĩ ra, có thể bạn sẽ còn bay cao hơn những gì bạn tưởng tượng trong suy nghĩ đấy!
6. Buông bỏ tính phàn nàn
  • Buồn vui là do chính mình lựa chọn, đừng phàn nàn người khác! Trước khi phàn nàn người khác, tại sao bạn không nghĩ cách thay đổi chính mình? Thay đổi cách nhìn nhận của mình có thể khiến hoàn cảnh thay đổi, hãy suy nghĩ tích cực lên!
7. Buông bỏ tâm phê bình
  • Kỳ thực mỗi người chúng ta là khác nhau, đừng nên đi phê bình người khác bởi vì tuy là khác nhau nhưng ai ai cũng mong muốn được vui vẻ, hy vọng được người khác yêu thương và thông hiểu.
8. Buông bỏ tâm hư vinh
  • Đừng nên nói hay làm gì chỉ để lấy lòng người khác! Chỉ có lúc bạn sống thật là chính mình bạn mới có thể thực sự hấp dẫn người khác.
9. Buông bỏ tâm phán đoán tùy tiện
  • Đừng tự đi định nghĩa những người và sự vật mà bạn không liễu giải được. Có những điều bên ngoài thoạt nhìn rất kỳ dị không đẹp mắt nhưng những điều tốt đẹp bên trong đó có thể khiến thay đổi hoàn toàn tâm linh của bạn đấy!
10. Buông bỏ cái cớ
  • Phần lớn chúng ta đều tự hạn chế mình, cho đó là cái cớ để không cố gắng. Phải biết rằng 99% cái cớ mà chúng ta nghĩ ra đều là hư giả đấy!
11. Buông bỏ quá khứ
  • Biết rằng điều này là rất khó, nhưng bạn phải hiểu rằng điều ở thực tại mới là điều bạn đang có. Đừng mê hoặc chính mình, cuộc đời là một hành trình đi về phía trước chứ không phải là một điểm kết thúc.
12. Buông bỏ chấp chước, chấp nhất
  • Chấp nhất là sự dính mắc của con người vào một thứ gì đó và sợ hãi mất đi nó. Buông bỏ chấp nhất chính là bàng quan, buông bỏ hết thảy. Buông bỏ được chấp nhất con người sẽ trở nên bình thản vô cùng. Đây là một trạng thái siêu việt ngôn ngữ.
Buông, là một loại trí tuệ của cuộc đời
Buông, là một loại thản nhiên, không phải là vứt bỏ, bỏ cuộc
Buông, là một loại rộng lượng, là một loại triệt ngộ (hiểu biết hoàn toàn).
Chỉ có buông bỏ, không bị chi phối bởi điều gì bạn mới nắm bắt được niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự của bản thân mình!
Theo
Mai Trà biên dịch

Ảo vs. Thực


• NHIỀU NGƯỜI NHÌN BÊN NGOÀI CÓ VẺ NHÚT NHÁT NHƯNG BÊN TRONG HỌ LÀ CẢ MỘT TRÁI TIM NHIỆT HUYẾT, SÔI ĐỘNG.
• CÓ THỂ KHI ĐỐI DIỆN VỚI MỌI NGƯỜI XUNG QUANH CHÍNH SỰ NHÚT NHÁT ĐÓ LÀM HỌ KHÔNG DÁM THỂ HIỆN CÁ TÍNH BÊN TRONG CỦA HỌ.
• NHƯNG KHI BƯỚC VÀO...

  • NHIỀU NGƯỜI NHÌN BÊN NGOÀI CÓ VẺ NHÚT NHÁT NHƯNG BÊN TRONG HỌ LÀ CẢ MỘT TRÁI TIM NHIỆT HUYẾT, SÔI ĐỘNG. 


  • CÓ THỂ KHI ĐỐI DIỆN VỚI MỌI NGƯỜI XUNG QUANH CHÍNH SỰ NHÚT NHÁT ĐÓ LÀM HỌ KHÔNG DÁM THỂ HIỆN CÁ TÍNH BÊN TRONG CỦA HỌ. 


  • NHƯNG KHI BƯỚC VÀO MẠNG XÃ HỘI , BẠN ẤY SẴN SÀNG THỂ HIỆN NHỮNG QUAN ĐIỂM, CÁ TÍNH CỦA MÌNH VÌ MỘT PHẦN HỌ YÊN TÂM RẰNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI SẼ KHÔNG AI BIẾT NGOÀI ĐỜI MÌNH LÀ AI CẢ.

  •  khi nhắc đến từ sống ảo là nghĩ ngay đến những đứa suốt ngày online trên mạng xã hội, đăng hình đăng status liên tục. Nhưng hôm nay đi học mình được nghe cô khơi gợi chủ đề này làm mình cũng giật mình ngẫm nghĩ lại những cái mình nghĩ về sống ảo trước đây là chưa đúng chưa đủ.
    .
    Mình muốn nêu định nghĩa của mình về sống ảo. Sống ảo là sống không thật với những suy nghĩ và giá trị của bản thân mình hiện tại. Có nghĩa là bất kì lúc nào, ở đâu mà bạn có những hành động không giống như những suy nghĩ và giá trị của bản thân bạn thì đó đã được gọi là sống ảo, hay nói cách khác là sống giả tạo. Cho nên, sống ảo không có nghĩa là bạn nghiện hoặc là hay online mạng xã hội. Có nhiều người nhìn bên ngoài có vẻ nhút nhát nhưng bên trong họ là cả một trái tim nhiệt huyết, sôi động. Có thể khi đối diện với mọi người xung quanh chính sự nhút nhát đó làm họ không dám thể hiện cá tính bên trong của họ. Nhưng khi bước vào mạng xã hội trên internet, bạn ấy sẵn sàng thể hiện những quan điểm, cá tính của mình vì một phần họ yên tâm rằng trên mạng xã hội sẽ không ai biết ngoài đời mình là ai cả. 
    Cái đó gọi là “sống ảo” thì có vẻ không phù hợp lắm. Nhiều người có thể nghĩ những bạn như vậy là anh hùng bàn phím, nhưng nếu ngẫm lại một chút mình thấy rằng các bạn kia đang sống thật với những suy nghĩ và giá trị của họ trên mạng xã hội đấy chứ! Một trong hai môi trường bên ngoài và trên mạng xã hội chắc chắn phải có một nơi bạn là chính bản thân bạn vì vậy từ “sống ảo” dùng để chỉ những người hay lên mạng xã hộ là không phù hợp nữa.
    .
    Những trường hợp khác, chúng ta có thể thấy có những người làm quá, làm lố trên mạng xã hội, mục đích để gây sự chú ý của người khác. Nếu đó mà dùng từ sống ảo thì mình thấy cũng không phù hợp. Vì bạn đâu biết rằng những cái làm quá làm lố đó có phải là giá trị con người thật sự của họ hay không, biết đâu trong thâm tâm họ thực sự muốn nổi tiếng và gây sự chú ý như vậy.


    CHO NÊN CUỐI CÙNG, VẤN ĐỀ CỐT LÕI Ở ĐÂY ĐÓ CHÍNH LÀ LÀM SAO ĐỂ MỘT NGƯỜI CÓ THỂ TỰ TIN THỂ HIỆN CHÍNH BẢN THÂN MÌNH NGOÀI HIỆN THỰC MÀ KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI SỬ DỤNG BẤT KÌ MỘT CÔNG CỤ NÀO KHÁC. Vì suy cho cùng, quan trọng nhất vẫn là dũng cảm là chính mình ở mọi lúc mọi nơi. Nếu lật ngược lại vấn đề thì có thể thấy nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện giờ đang bị gọi là “sống ảo” là bởi vì bản thân họ chưa được trang bị đầy đủ những kĩ năng giao tiếp “face to face”-giao tiếp trực tiếp với mọi người xung quanh mình. Chính vì thiếu kĩ năng như vậy nên mới có những người rụt rè, nhút nhát không dám thể hiện bản thân mình ra bên ngoài.

    Nói tóm lại, theo quan điểm của mình không có cái gọi là sống ảo mà chỉ có cái gọi là sống giả, sống không thật với những suy nghĩ và giá trị con người mình mà thôi! 

    Tuesday, June 13, 2017

    ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ




    BẬT MỤC LỤC ĐỌC TRƯỚC , GIẢ ĐỊNH MÌNH LÀ TÁC GIẢ THÌ MÌNH SẼ VIẾT NTN, ĐẶT RA VẤN ĐỀ GÌ, GIẢI QUYẾT RA SAO, MÌNH CÓ HẠN CHẾ GÌ. SAU ĐÓ MỚI BẮT ĐỌC ĐỌC VÀ ĐỐI CHIẾU LẠI
    cần phải có hiểu biết hoặc suy nghĩ trước chút ít mới được. Đến khi đọc sách là mình tìm coi tác giả sẽ giải quyết hoặc đặt vấn đề ấy như thế nào, có đồng hoặc không đồng với ý kiến của ta chăng, mà nếu có đồng thì đồng chỗ nào, “đại đông” mà “tiểu dị”, hay “đại dị” mà “tiểu đồng”? Còn nghịch với ta, thì tác giả nghịch chỗ nào? Đừng vội đọc liền quyển sách. Nên chờ cho mình nhận định vấn đề trước đã. Muốn vậy nên đọc trước bản mục lục hay bài tựa để có một khái niệm chung về đề tài của quyển sách.
    Không phải riêng gì việc đọc sách, đi nghe diễn thuyết cũng vậy, cần phải ôn lại những gì mà ta đã hiểu biết hoặc đã suy nghĩ về đề tài sắp đem ra trình bày…để mình có thể theo dõi cuộc nói chuyện một cách hào hứng…Bằng không mình chỉ nghe đến đâu hay đến đó, chứ không sao nhận thấy liền được những ý tưởng đặc biệt tân kỳ của diễn giả.
    Tựa quyển sách, chỉ cho ta thấy trước đường lối để đi vào tư tưởng của tác giả. Nhờ có nó ta mới nhận thấy được mau lẹ mạch lạc của quyển sách, biết trước cách giải quyết của tác giả như thế nào. Đọc xong bản mục lục, bản mục lục rõ ràng tinh tế, ta biết trước quyển sách sẽ giúp íhc ta về phương diện nào…
    Nghiên cứu học hỏi mà gặp phải những sách không có bản mục lục thật là chán không biết chừng nào. Nhiều nhà viết sách làm bản mục lục cho có chừng. Thật là một điều hết sức sơ sót. Sách vở thì nhiều, nếu mỗi quyển mình đều phải làm lại một bản mục lục riêng cho mình để thấy rõ cách cấu tạo của nó thì thật là nhọc cho mình hết sức. Đó là tôi muốn nói đến những sách nghiên cứu tư tưởng cùng những sách thuộc về loại sách học. Ta cứ xem những sách nghiên cứu của các văn sĩ Âu tây sẽ thấy bản mục lục của họ mà ham. Họ đã chẳng những làm bản mục lục rất tỉ mỉ, lại còn làm thêm bản mục lục theo thứ tự từ vấn đề là khác.
    Người đọc sách có sẵn một bản đồ không sót một chi tiết gì cả mà bỏ qua không dùng được. Đọc xong quyển sách, bản mục lục ấy lại giúp ta ôn lại những đại cương trong quyển sách và bất kỳ vào buổi nào, muốn cần dùng đến nó, bản mục lục sẽ giúp ta tìm lại những điều ta đã đọc qua như ta tìm tự điền vậy. Bản mục lục giúp cho tư tưởng ta tổ chức lại đàng hoàng. Thiếu nó, sau khi đọc xong quyển sách trí óc mình hoang mang không hệ thống gì cả.

    ĐCMN - MÔ HÌNH MARKETING HIỆN ĐẠI

    ĐCMN - MÔ HÌNH MARKETING HIỆN ĐẠI
Marketing hiện đại ngày nay không chỉ cứ chạy quảng cáo là bán được hàng và nó lý giải tại sao các doanh nghiệp chăm chăm bán hàng thu lợi thì ngày càng khó khăn trong kinh doanh. Nhiều bạn chạy Facebook ads hay...

    ĐCMN - MÔ HÌNH MARKETING HIỆN ĐẠI 
    Marketing hiện đại ngày nay không chỉ cứ chạy quảng cáo là bán được hàng và nó lý giải tại sao các doanh nghiệp chăm chăm bán hàng thu lợi thì ngày càng khó khăn trong kinh doanh. Nhiều bạn chạy Facebook ads hay Google ads đơn hàng ngày càng ít, giá quảng cáo ngày càng tăng.
    Lý do đó là chúng ta đang mải mê  ĐM mà chưa áp dụng hết mô hình ĐCMN.Vậy mô hình ĐCMN là như thế nào, hãy xem minh họa sau đây trước khi sang phần diễn giải
    Chúng ta thấy hiện nay đa số các bạn chạy quảng cáo bán hàng online chỉ dùng mô hình ĐM (được mất) tức là đưa ra những lợi ích sản phẩm (Đ) và chi phí (M) để bán hàng và nếu những sản phẩm đó chi phí thấp, cạnh tranh ít thì vẫn sẽ ổn nhưng khi các sản phẩm đó cạnh tranh cao và giá thành cao thì mô hình ĐM sẽ không còn phát huy được sức mạnh của nó nữa, lúc đó cần bổ xung thêm 2 yếu tố là N (Niềm tin thương hiệu) và giải quyết những cản trở © khiến khách hàng ngại ngần khi mua hàng.
    Chú thích : Đ : Được lý tính và các giá trị cảm tính như Ngữ cảnh, trải nghiệm, cái tôi, tương lai… M : Mất chi phí khi so sánh với các sản phẩm cùng loại C : Cản trở sở hữu : Thời gian giao hàng, đóng gói, bao bì, sự phù hợp trong hoàn cảnh, thanh toán, kỹ năng của sales, xử lý sự cố… N : Niềm tin : Tin rằng thương hiệu của bạn là vượt trội so với đối thủ ở cùng phân khúc và thị trường mục tiêu.Thật ra ngay cả từng chữ một trong mô hình, nếu chúng ta làm thật tốt thì mô hình này phát huy rực rỡ khả năng bán hàng của bạn. 
    ..
    .
    =============
    ==TUẤN HÀ===


    Monday, June 12, 2017

    CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ CÁCH LÀM TIẾN SỸ KHOA HỌC(Ph.D.)


    image



    đọc thêm ở đây
    ko áp dụng cho các tiến sỹ cao cấp lý luận chính trị ở VN
    NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ TIẾN SỸ 
    Ngộ nhận 1: nhiều người hiểu lầm rằng học vị tiến sĩ sẽ tự động đem lại uy danh cho cá nhân. Hầu hết các thí sinh đã đạt được văn bằng tiến sĩ đều cảm thấy tự hào về nỗ lực và kết quả của việc phấn đấu trong học hành nghiên cứu. Tuy nhiên, thí sinh phải hiểu rằng một khi tốt nghiệp tiến sĩ, thí sinh có thể làm việc với nhiều nhà khoa học khác cũng có bằng tiến sĩ. Học vị tiến sĩ mới chỉ là bước đầu vào nghiên cứu khoa học, là một minh chứng rằng người có bằng đó “trưởng thành” trong khoa học, chứ nó (văn bằng tiến sĩ) chẳng đem lại uy danh cho người có học vị nếu người đó không có công trình nghiên cứu nào có giá trị.
    Ngộ nhận 2: ý kiến của một cá nhân được nâng cao chỉ vì cá nhân đó có văn bằng tiến sĩ. Nhiều người tin rằng một khi họ có văn bằng tiến sĩ trong tay, công chúng sẽ tự nhiên kính trọng ý kiến của họ. Nhưng niềm tin này chỉ là hoang tưởng. Người có học vị tiến sĩ có thể am hiểu và uyên bác về một lĩnh vực chuyên môn hẹp nào đó, nhưng không phải là chuyên gia của mọi vấn đề khác. Sự kính trọng phải được chứng minh qua hành động và bản lĩnh của người phát biểu, chứ không tự động mà có được qua danh xưng “tiến sĩ”.
    Ngộ nhận 3: học vị tiến sĩ là mục tiêu sau cùng trong học hành, nghiên cứu. Học vị tiến sĩ chuẩn bị thí sinh vào sự nghiệp nghiên cứu. Nếu thí sinh chỉ muốn có mảnh giấy để treo trên tường thì không nên theo đuổi học vị tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, thí sinh có cơ hội để so sánh thành quả của mình với các nhà khoa học khác. Thí sinh sẽ nhận thức rằng cái được “tính sổ” không phải là danh xưng hay học vị tiến sĩ, mà là nghiên cứu khoa học do chính thí sinh tiến hành và hoàn tất.
    Ngộ nhận 4: học tiến sĩ để gây ấn tượng trong gia đình và bạn bè. Người thân trong gia đình và bạn bè thí sinh có lẽ rất hồ hởi và tự hào khi thí sinh vào học chương trình tiến sĩ, bởi vì họ nghĩ thí sinh sẽ trở thành một ông nghè, một “doctor” trong tương lai. Nhưng văn bằng tiến sĩ chỉ là giấy thông hành cho nghiên cứu, chứ không phải để lấy le với người thân, bạn bè hay với xã hội. Không phải lúc nào cũng đòi người khác phải gọi mình là ông / bà “tiến sĩ”.
    Ngộ nhận 5: học vị tiến sĩ là cái cớ để thử trí thông minh. Nhiều người nghĩ rằng học tiến sĩ là một thách thức và họ muốn chơi trò thách thức xem tri thức của mình cỡ nào. Rất tiếc, quan điểm này sai, bởi vì chương trình huấn luyện tiến sĩ không phải để thí sinh cân não hay để thử khả năng tri thức. Ngoại trừ thí sinh dành trọn thì giờ và dấn thân vào học hành để đỗ đạt, thí sinh sẽ không thể nào có được văn bằng tiến sĩ chỉ vì mình “thông minh”. Như nói trên, thí sinh phải làm việc nhiều giờ trong ngày, phải có khi thức đêm trong phòng thí nghiệm hay thư viện, phải chuẩn bị đương đầu với những thất bại, phải chuẩn bị động não để học cái mới và suy nghĩ cái mới.
    Ngộ nhận 6: học tiến sĩ để kiếm nhiều tiền. Thí sinh tốt nghiệp tiến sĩ thực ra không có lương bổng cao hơn các thí sinh với bằng cử nhân hay người công nhân bình thường trong hãng xưởng. Xin nhắc lại: học tiến sĩ là để trở thành nhà nghiên cứu, nhà khoa học, và cái quan tâm đầu tiên của nhà khoa học là sự thật, chứ không phải sự giàu có về tiền bạc. Tất nhiên, có nhiều khi sự thật và khám phá cũng đem lại một nguồn tài chính lớn cho nhà nghiên cứu. Nhưng nói chung, đó không phải là mục tiêu để theo học tiến sĩ.
    Ngộ nhận 7: học tiến sĩ là một lựa chọn tốt nhất. Cống hiến cho xã hội có nhiều cách và cuộc đời có nhiều lựa chọn, và học vị tiến sĩ chỉ là một trong số hàng trăm lựa chọn đó. Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi đọc phát biểu này, nhưng đó là một thực tế. Thật vậy, đối với nhiều thí sinh, học vị tiến sĩ có thể là một lựa chọn sai lầm! Thí sinh phải tự hỏi mình muốn làm người lãnh đạo trong những người có văn bằng thạc sĩ, hay là làm một nhà nghiên cứu tầm thường. Thí sinh phải biết và quyết định mình muốn gì, và nghề nghiệp nào sẽ kích khích mình nhiều nhất hay đem lại hạnh phúc cho mình nhất.

    Offshore leaks in Vietnam

    Dùng OFFSHORE như thế nào:
Đọc qua một loạt tên tuổi Việt Nam trong panama paper và Offshore leaks mà ko thấy một tên tuổi nào của công nghệ, thật là buồn vì thứ nhất, công nghệ ít người có tiền quá và thứ hai, công nghệ lại là cái dễ tận dụng...


    Dùng OFFSHORE như thế nào:
    Đọc qua một loạt tên tuổi Việt Nam trong panama paper và Offshore leaks mà ko thấy một tên tuổi nào của công nghệ, thật là buồn vì thứ nhất, công nghệ ít người có tiền quá và thứ hai, công nghệ lại là cái dễ tận dụng offshore nhất.
    Hãy thử tưởng tượng, bạn có một công ty công nghệ, nghĩ ra 1 sản phẩm và bán nó online trên toàn cầu. Khi đó, một cty offshore ở BVI, Cayman hay là Panama sẽ có lợi thế nào?
    Nếu mở cty trong nước, đặt hàng SP hết $100, chi phí hoạt động hết $100, bán sản phẩm được $300, lãi $100 và phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp $30. Bạn sẽ còn lại $70.
    Nào, nếu bây giờ ta mở thêm cái offshore, chuyên để bán hàng online đi khắp toàn cầu. Cty này sẽ “mua bản quyền” công nghệ của cty trong nước với giá $100, vẫn đặt hàng nhà SX hết $100 cho SP và vẫn thu $300 từ người mua hàng.
    Khi đó, cty trong nước của bạn sẽ có doanh thu $100 và chi phí hoạt động là $100. Tức là kinh doanh hoà vốn, không phải đóng thuế. Còn công ty offshore thì lại vẫn lãi $100 nhưng cũng ko phải đóng thuế vì đc setup ở Tax Haven như Panama, BVI, Cayman..v.v…
    Nếu số tiền lãi này dược chia cổ tức lại cho bạn thì bạn vẫn phải đóng thuế như thường, tuy nhiên, cái hay nó lại nằm ở chỗ này. Nếu bạn “tái đầu tư” số tiền lãi đó thì sẽ được “hoãn” thuế. Nếu cứ tiếp tục làm như vậy thì bạn sẽ “hoãn” thuế mãi mãi.
    Giả sử mỗi năm lãi của bạn là $1mil, bạn tái đầu tư liên tiếp và annual return là 20% đi thì sau 10 năm, công ty offshore của bạn sẽ có $26mil, trong khi nếu đặt toàn bộ cty ở trong nước (với 30% thuế thu nhập doanh nghiệp) thì sau 10 năm bạn chỉ có $13.5 mil
    Điều đó có nghĩa là sau 10 năm, bạn có gấp đôi số tiền nếu thành lập offshore, nói cách khác, bạn “đẩy” được lãi trung bình lên thành $2.5mil/năm thay vì $1mil/năm. HUỶ DIỆT!!!!
    Lợi ở chỗ bạn có thể “hoãn” thuế chứ không phải là “trốn” thuế.
    HỆ THỐNG NHƯ TRÊN LÀ HOÀN TOÀN HỢP PHÁP (legit). Chính vì vậy, như các bạn thấy đó, không phải ai có tên trong Panama Paper là phạm pháp đâu. Họ chỉ phạm pháp khi nguồn gốc số tiền của họ không hợp pháp thôi.
    PS: Nhân dịp Panama Paper và Offshore Leaks hit Vietnam có vài dòng về một cách đơn giản nhất (trong rất nhiều cách) dùng offshore structure để có lợi cho doanh nghiệp. Còn rất nhiều mục đích khác nữa khi dùng offshore có lợi hơn nhiều nhưng structure tương đối phức tạp, ko dễ hiểu, để khi nào có dịp chia sẻ sau.
    NAMSTER DO, ĐỌC THÊM Ở ĐÂY

    There are two educations


    english4stupidguys:
“ Có hai kiểu giáo dục. Một kiểu dạy chúng ta làm thế nào để sống, và kiểu còn lại dạy chúng ta phải sống như thế nào. - John Adams
There are two educations. One should teach us how to make a living and the other how to live.
”

    Có hai kiểu giáo dục. Một kiểu dạy chúng ta làm thế nào để sống, và kiểu còn lại dạy chúng ta phải sống như thế nào. - John Adams
    There are two educations. One should teach us how to make a living and the other how to live. 

    PHÂN TÍCH 7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG


    english4stupidguys:
“ PHÂN TÍCH 7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG
“7 cách nhìn người” là 7 hạng phẩm chất đặc biệt cần có đủ của một người làm tướng được Gia Cát Lượng đưa ra trong “Tương Uyển”. Nhưng xem ra, trong cuộc sống hiện đại của chúng ta...


    PHÂN TÍCH 7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG
    “7 cách nhìn người” là 7 hạng phẩm chất đặc biệt cần có đủ của một người làm tướng được Gia Cát Lượng đưa ra trong “Tương Uyển”. Nhưng xem ra, trong cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay, nó vẫn có tác dụng ở rất nhiều lĩnh vực hay trong việc thiết lập các mối quan hệ.
    7 cách nhìn người mà Gia Cát Lượng đưa ra bao gồm:
    • Một là:”Dùng đúng sai để hỏi nhằm xem xét chí hướng của đối phương”.
    • Hai là: “Dùng nhiều câu hỏi để truy vấn xem khả năng ứng biến của đối phương”.
    • Ba là: “Dùng mưu kế của mình để đánh giá kiến thức của đối phương”.
    • Bốn là: “Đặt ra những tình huống nguy khốn xem dũng khí của đối phương”.
    • Năm là: “Dùng rượu để xem tính tình của đối phương”.
    • Sáu là: “Dùng lợi lộc công danh để xem liêm chính của đối phương”.
    • Bảy là: “Giao việc và cho đối phương tự hẹn khoảng thời gian sẽ hoàn thành để xem chữ tín của họ”.
    7 phẩm chất đặc biệt này có thể khái quát lại là: Chí, biến, thức, dũng, tính, liêm, tín
    1. Dùng đúng sai để hỏi nhằm xem xét chí hướng của đối phương
    • Câu này có ý nghĩa là đưa ra vấn đề đúng sai rõ ràng để hỏi đối phương nhằm xem xét chí hướng của đối phương như thế nào, thái độ có đặc điểm gì, cũng là để xem lập trường của người này. Muốn đánh giá một người có đáng trọng dụng hay không, đầu tiên phải hiểu được cách nhìn nhận của người đó có phải tích cực, chính xác hay không? Bởi vì trung thành là điều quan trọng nhất, cũng là yếu tố cơ bản nhất. Kẻ làm tướng nếu như không phân biệt rõ địch và ta thì hậu quả là vô cùng thảm hại. Theo Gia Cát Lượng, “chí” là yếu tố đứng đầu.
    2. Dùng nhiều câu hỏi để truy vấn xem khả năng ứng biến của đối phương
    • Đưa ra một vấn đề rồi cùng tranh luận với một người sẽ có thể thấy rõ được khả năng ứng biến nhanh nhạy của một người. Người có khả năng ứng biến giỏi, nhanh nhạy họ có thể chuyển bại thành thắng, mở một con đường mới cho bản thân và người đi theo mình. Ở vào những tình huống tưởng như không có lối thoát nhưng họ vẫn tìm được con đường ra.
    3. Dùng mưu kế của mình để đánh giá kiến thức của đối phương
    • Trong công việc kinh doanh, vấn đề con người là vấn đề quan trọng hàng đầu. Có nhà kinh doanh thành đạt cho rằng, cách dùng người tốt nhất là ủy quyền và kín đáo xem xét. Tức là cho nhân viên một số quyền hạn để họ có một khoảng không hoạt động nhưng sẽ kín đáo giám sát quá trình làm việc của anh ta, thứ nhất xem xét khả năng và hiểu biết của anh ta khi xử lý công việc. Thứ hai là xem xét thái độ làm việc của anh ta. Thứ ba nếu thấy anh ta lệch khỏi quỹ đạo có thể kịp thời ra tay uốn nắn, ngăn chặn tổn thất.
    4. Đặt ra những tình huống nguy khốn xem dũng khí của đối phương
    • Ý nghĩa của câu này là đưa ra những sự tình nguy khốn, khó giải quyết để tìm hiểu dũng khí và khả năng quyết đoán của đối phương. Điều này rất quan trọng đối với những người làm tướng, những người đứng đầu. Trong hoạn nạn có thể thấy được chân tình, gặp được khó khăn quẫn bách sẽ biết được dũng khí và quyết đoán của một người.
    • Đứng trước áp lực, khốn quẫn ở trước mặt, thách thức ở ngay trước mặt, sự tình biến hóa mới có thể nhìn thấy được dũng khí của một người.
    5. Dùng rượu để xem tính tình của đối phương
    • Cùng một người uống rượu có thể thấy được phẩm tính của một người. Có người sau khi uống rượu lải nhải mãi không thôi. Đối với người này đừng nên tiết lộ bí mật gì, đặc biệt là bí mật quốc gia đại sự, bí mật của công ty… Có người uống rượu xong lại không có đủ lực để khống chế bản thân, đánh mất lý trí, những người này đều là khó làm thành việc lớn.
    6.  Dùng lợi lộc công danh để xem liêm chính của đối phương
    • Một người quản lý ở công ty lớn chia sẻ rằng, khi dùng người hay cần chọn người thân tín, ông sẽ cho người đó nhiều cơ hội làm ở những chức vụ có thể chiếm được những món lợi nhỏ để xem xét sự thanh liêm của họ. Từ đó hiểu đúng về bản chất con người họ mà giao cho họ những trọng trách lớn hơn, những chức vị chủ chốt. Người thanh liêm thường lại có lòng tự trọng cao, biết nhìn lại bản thân nên, làm việc hết mình không vị tư, cho nên đây cũng là yếu tố quan trọng.
    7. Giao việc và cho đối phương tự hẹn khoảng thời gian sẽ hoàn thành để xem chữ tín của họ
    • Muốn biết khả năng giữ chữ tín của một người đạt đến mức nào, đừng ngại dùng cách này, giao cho họ một công việc và hãy để họ tự đưa ra khoảng thời gian sẽ hoàn thành công việc này, sau cùng xem thời gian hoàn thành có đúng như thời gian đã hứa hay không. Nếu như họ giữ đúng thời gian như đã hứa thì họ là người biết giữ chữ tín, ngược lại nếu như không đúng thời gian đã định thì thành tín của người này có vấn đề. Đương nhiên, chỉ cần dùng một cuộc hẹn cũng có thể nhìn ra sự thành tín của một người. Có thể một lần khó đánh giá, nhưng nhiều lần xảy ra thì phải nhìn nhận lại sự thành tín của người này.
    • Thành tín là cái gốc của làm người, làm việc, nó có sự tương thông và là thể hiện của “chí”.
    Theo NTDTV
    Mai Trà biên dịch