Thursday, August 30, 2018

Vì sao ứng dụng điện toán đám mây (cloud) là xu hướng của ngành Khách sạn?


Hệ thống quản lý khách sạn đơn giản đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1970, cho phép các chủ khách sạn xác nhận đặt phòng tại chỗ. Vào đầu những năm 1990, hệ thống quản lý dữ liệu kỹ thuật số đầu tiên xuất hiện trên thị trường cho phép việc truy cập thông tin dễ dàng hơn nhiều so với các bảng tính Excel.
Ngày nay, ngành khách sạn đang trải nghiệm "làn sóng" Điện toán Đám mây với các ứng dụng và tiện ích đem lại những lợi ích chưa từng có cho doanh nghiệp, cách mạng hóa cách các nhà quản lý điều hành khách sạn/ nhà hàng của họ và tương tác với khách hàng.
Hệ thống quản lý khách sạn trên nền tảng Đám mây (server của doanh nghiệp sẽ được quản lý trực tiếp bởi nhà cung cấp) có tính linh hoạt cao, tạo thuận tiện trong việc quản lý mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu làm sao mà công nghệ đám mây thay đổi hoàn toàn cách chủ sở hữu điều hành khách sạn/ nhà hàng của họ.
 dụng nền tảng đám mây cho ngành Nhà hàng-Khách sạn

Công nghệ Đám mây là tương lai của ngành Nhà hàng-Khách sạn

Không tốn chi phí đầu tư trả trước

Khả năng “dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu” khiến Đám mây trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với các CFO do dễ dự báo và tính linh hoạt. Các giải pháp Đám mây cho phép doanh nghiệp khách sạn tạo dựng nền tảng CNTT tốt hơn với ngân sách thấp và ít rủi ro.

Giảm chi phí vận hành

Môi trường Đám mây cho phép tích hợp ngay lập tức, theo chiều dọc dù vai trò của bạn là nhà phát triển, quản trị viên hay là người dùng thông thường, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí cho dự án. Dịch vụ Đám mây còn bao gồm cả điều chỉnh hiệu suất và nâng cấp hệ thống. Tất cả những tiện ích trên giúp tổ chức giảm tối đa chi phí cho tài nguyên kỹ thuật, tùy chọn triển khai cũng được đơn giản hóa, từ đó giảm rủi ro và chi phí.

Thời gian nhận được giá trị ngắn hơn

Điện toán Đám mây có thể mang lại lợi nhuận cho các tổ chức chỉ trong vài tuần. Lý do là vì Cloud hoạch định sẵn tất cả các giai đoạn phát triển ứng dụng, cộng với công đoạn tích hợp hoàn chỉnh ứng dụng và dịch vụ quản lý dự án, nhờ đó các nhà phát triển chỉ cần chú trọng vào việc tùy chỉnh các tính năng khác.

Tính linh hoạt để làm việc với nhiều nhà cung cấp

Phần mềm quản lý khách sạn lỗi thời sẽ ngăn cản doanh nghiệp thống nhất dữ liệu từ nhiều hệ thống, nhiều nhà cung cấp khác nhau. Một trong những mặt mạnh nhất của hệ thống quản lý khách sạn dựa trên Đám mây là khả năng kết nối với các ứng dụng phần mềm khác dễ dàng, ngay cả khi các ứng dụng không thuộc cùng một nhà cung cấp.
Đối với các doanh nghiệp Nhà hàng-Khách sạn, các giải pháp đám mây là một bước ngoặt lớn. Các doanh nghiệp giờ đây sở hữu khả năng tích hợp linh hoạt cùng lúc nhiều nhà cung cấp, từ đó tạo ra một hệ thống tùy chỉnh tự do để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.

Ứng dụng Điện toán Đám mây cải thiện trải nghiệm khách hàng

Điện toán đám mây còn cho phép khách sạn và nhà hàng cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Một số ứng dụng đám mây thực tế bao gồm hệ thống đặt phòng và chương trình khách hàng thân thiết đem đến cho khách hàng một trải nghiệm suôn sẻ từ A đến Z.
Những lợi ích này mở rộng sang đặt dịch vụ phòng, đặt phòng, xem ưu đãi hoặc giao dịch đặc biệt, tùy chọn đăng nhập cho các lần truy cập trong tương lai, v.v. Thêm vào đó, điện toán Đám mây còn tăng cường quyền truy cập cho khách hàng, kết nối doanh nghiệp đến khách hàng dù có dùng bất kỳ thiết bị nào, hoặc đang ở bất kỳ đâu.
Khi dịch vụ cho khách hàng được cải thiện thông qua Đám mây, nhà hàng/ khách sạn sẽ thu thập được thông tin chi tiết trong thời gian thực. Thu thập dữ liệu trên Đám mây giúp các doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của công nghệ và hành vi của khách hàng. Với những cập nhật liên tục, một tổ chức có thể dễ dàng nâng cao tương tác với khách hàng và cung cấp các dịch vụ được cá nhân hóa cho khách.

Ứng dụng Đám mây cải thiện quản trị tổ chức

Điện toán Đám mây có thể giảm chi phí tổng thể và nhu cầu tài nguyên, cũng như tăng cường khả năng của các hệ thống quản lý. Khi được dáp dụng vào back-end, Đám mây tập trung mọi thông tin về đặt phòng, quản lý kiểm kê, tài khoản và hóa đơn về một nơi. Ngoài ra, Đám mây còn giúp rút ngắn thời gian ra mắt thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Điện toán Đám mây cũng có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Trong những tháng cao điểm, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng các giải pháp để đáng ứng nhu cầu của khách trong khoảng thời gian đó và trả lại mọi thứ như cũ khi hết như cầu.
Bộ phận CNTT của bạn không phải xử lý lỗi, chịu trách nhiệm nâng cấp, điều chỉnh hiệu suất hay các nhiệm vụ bảo trì khác. Thay vào đó, họ có thể tập trung vào việc cung cấp giá trị kinh doanh. Ngoài ra, các dịch vụ Đám mây được mua theo kiểu “dùng bao nhiều trả bấy nhiêu” nên việc kiểm soát chi phí khá dễ dàng. Những khoản tiết kiệm này có thể dùng để giảm giá cho khách hàng hoặc để cải thiện chất lượng, chủng loại dịch vụ.

Với ngân sách hạn chế trong một môi trường năng động, điều quan trọng là phải bắt kịp với xu hướng công nghệ thông tin trong ngành. Với điện toán Đám mây, khách sạn và nhà hàng có thể kéo dài tuổi thọ của các hệ thống hiện tại bằng những cải tiến mới, giảm thời gian sản phẩm tiếp cận thị trường với mức giá phải chăng.

Đăng bởi Ho Nguyen

Monday, August 20, 2018

Những điều chưa biết về bánh trung thu



📖

Bánh Trung thu xưa kia là món quà của con người dâng lên Trời Phật nên người xưa cũng làm ra nó với tất cả sự cẩn trọng và cầu kỳ. Chiếc bánh tưởng giản dị ấy chứa đựng biết mấy công phu và tâm huyết của những người phụ nữ xưa vừa khéo tay, khẩu vị tinh tế và hết mực cẩn thận. Từ những nguyên liệu chính là những sản vật gần gũi tự nhiên xung quanh như mứt sen, mứt bí, hạt dưa, mỡ, lá chanh, đậu xanh, sen, cốm, người xưa khéo léo kết hợp để làm ra một chiếc bánh thơm ngọt, dậy mùi đặc trưng, hòa quyện hương vị như biểu tượng về sự no đủ, tròn đầy, viên mãn.

Bánh Trung thu không hẳn là loại bánh khó làm, cái khó là bánh trải qua rất nhiều công đoạn. Nước đường làm vỏ bánh phải được nấu trước vài tháng thậm chỉ cả năm, mới lên được màu bánh đẹp và thơm. Mỡ lợn được phơi vài nắng đến khi trong veo, ăn béo mà không ngấy, bánh dẻo được làm từ thứ gạo nếp mới trắng ngần, cốm phải là loại cốm tươi; sen, đậu xanh, đậu đỏ, vừng mè đều là những sản vật của mùa.

Ngày này, người ta không xem trọng hương vị mà quan tâm đến giá tiền, độ cao cấp sang trọng. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà sản xuất đua nhau ra đời những dòng bánh cao cấp, thay thế nguyên liệu truyền thống vốn đã trở nến lỗi thời bằng những nguyên liệu đắt đỏ thể hiện đăng cấp như vi cá mập, yến sào, rượu hoặc là những nguyên liệu hoàn toàn mới lạ nhưng là thứ nguyên liệu làm bánh như phô-mai, socola, trà xanh, café.….

Trung thu trong phong tục truyền thống cổ xưa vốn là lễ thưởng trăng. Từ cảm hứng về vầng trăng tròn đầy, viên mãn, người xưa đã gửi gắm tử tưởng tình cảm của mình trong biểu tượng chiếc bánh tròn trịa được gọi là bánh Nguyệt Bính hay bánh Vầng Trăng. Hình ảnh “tròn” (viên) của trăng với cảnh quây quần “đoàn viên” của con người. Nên bánh Trung thu còn được gọi là bánh đoàn, bánh đoàn viên.

Đối với người hiện đại, thưởng thức một Tết Trung thu theo lối truyền thống đã trở thành điều gì đó xa xỉi. Tự tay làm một chiếc bánh ngon, sạch và cẩn thận dường như là một điều gì quá tầm tay với.

Trung thu Nguyệt bính với ý nghĩa nguyên sơ là dịp gia đình sum vầy, đoàn tụ trong một đêm trăng đẹp, cùng nhau ăn bánh, uống trà và các thứ hoa quả thơm ngọt ngào của mùa, thưởng ngoạn vẻ đẹp huyền ảo, nồng hậu của vầng trăng để thấy ấm nồng hơn bao giờ tình cảm gia đình và tình yêu với quê hương đất nước. Vẻ đẹp trong trẻo và thuần khiết của một giá trị văn hóa có lẽ nào đã dễ dàng mất đi trong dòng xoáy bất tận của sự bán mua đổi chác danh, lợi, tình…

📖

Tuesday, August 14, 2018

Nguồn gốc độc đáo lễ Vu Lan và tục cúng tế ngày Rằm tháng 7




Lễ Vu Lan và tục lệ cúng tế ngày rằm tháng bảy có nguồn gốc như thế nào?
Ngày lễ Rằm tháng 7 đã có nguồn gốc từ xa xưa, là sự kết hợp hài hòa của Tam giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và tín ngưỡng dân gian.
Lịch âm và cội nguồn văn hóa Á Đông
Nói về nguồn gốc ngày lễ Rằm tháng bảy, phải nói đến nguồn gốc của lịch âm dương, mà chúng ta ngày nay gọi là lịch âm. Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại thì lịch âm dương được cho là do Hoàng Đế sáng chế ra. Hoàng Đế là ông vua đầu tiên thời Ngũ Đế cách hiện nay khoảng 4700 năm.
Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu, lịch âm dương căn cứ vào chu kỳ mặt trăng định ra tháng ngày, và căn cứ vào chu kỳ mặt trời định ra 24 tiết khí, có các tháng nhuận để hiệu chỉnh lệch chu kỳ mặt trời, mặt trăng. Cách tính lịch pháp này hoàn toàn hợp với nền văn minh lúa nước, với thời vụ gieo trồng, thu hoạch nông nghiệp. Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng, thuyết âm dương ngũ hành, lịch âm dương là do người Việt cổ sáng tạo, cũng rất có lý.
Hoàng Đế là người đứng đầu các bộ lạc người Hán, sống ở lưu vực sông Hoàng Hà, sống chủ yếu vào săn bắn, chăn nuôi, du mục. Cùng thời kỳ đó, từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam, tức miền Nam Trung Quốc hiện nay và miền Bắc Việt Nam hiện nay, là vùng đất thuộc về các dân tộc Bách Việt, do Kinh Dương Vương cai quản, quốc hiệu là Xích Quỷ, còn phía bắc núi Ngũ Lĩnh đến lưu vực Hoàng Hà do Đế Nghi, anh trai Kinh Dương Vương cai quản.
Lịch sử cũng ghi chép Hoàng Đế đánh Xi Vưu, vua nước Cửu Lê, chính là Đế Lai, con của Đế Nghi. Như vậy, cùng với việc người Hán lấn chiếm dần xuống phía nam, họ học văn hóa các dân tộc Bách Việt, bị đồng hóa, rồi coi là của họ, và phát triển lên. Không chỉ người Hán, sau này các nước, dân tộc phía bắc xâm chiếm Trung Quốc, cũng bị văn hóa đó đồng hóa, như người Mông Cổ nhà Nguyên, người Mãn nhà Thanh.
Do đó lịch âm dương mà chúng ta ngày nay gọi là lịch âm, có thể có nguồn gốc từ các dân tộc Bách Việt, mà dân tộc Lạc Việt của các vua Hùng là một trong số đó, sau đó được người Hán tiếp thu và phát triển.
Ngày lễ Rằm tháng bảy là ngày lễ lớn của nhiều nước Á Đông, có nguồn gốc văn hóa truyền thống Á Đông lâu đời, và gắn liền với Tam giáo Phật – Đạo – Nho.
Lịch âm và cội nguồn văn hóa Á Đông
Lịch âm dương mà chúng ta ngày nay gọi là lịch âm, có thể có nguồn gốc từ các dân tộc Bách Việt. (Ảnh: dkn.tv)
Lễ Vu Lan của Phật giáo
Theo thuyết của Phật giáo, thế giới có 10 cảnh giới gồm: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Thiên, Nhân, A Tu La, Súc sinh, Ác quỷ và Địa ngục. 4 cảnh giới đầu tiên là những bậc Giác giả đã siêu phàm nhập Thánh, thoát khỏi sinh tử luân hồi. Còn 6 cảnh giới còn lại cũng được gọi là “lục đạo luân hồi” hay 6 nẻo luân hồi, còn gọi là “lục phàm”, trong đó 3 cảnh giới cuối cùng gọi là tam ác đạo, mà chịu khổ cực nhất là cảnh giới cuối cùng, tức Địa ngục.
Rằm tháng bảy gắn liền với Lễ hội Vu Lan, còn gọi là Vu Lan Bồn. Trong Kinh Đại Tạng có kể về câu chuyện của tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ. Khi Mục Kiền Liên còn là tăng nhân đang theo Phật Thích Ca tu hành, ngài đã tu xuất ra được nhiều thần thông, pháp lực quảng đại. Ngài dùng thần thông, thấy được mẹ ngài, do khi còn sống làm nhiều việc ác như thích sát sinh, thích ăn uống lu bù, thích xa hoa, do đó đang bị đọa ở đạo ngạ quỷ, đói khát khổ sở vô cùng. Đọa vào đạo ngạ quỷ, cổ họng bị biến thành cái ống rất nhỏ, nhưng bụng thì lại to như cái thùng nước, lúc nào cũng đói mà không thể ăn được, nên gọi là ngạ quỷ (tức quỷ đói). Ngài đem thức ăn đến cho mẹ, thức ăn vừa vào miệng đã biến thành ngọn lửa thiêu đốt, khổ cực không tả xiết.
Mục Kiền Liên dù thần thông quảng đại cũng không có cách gì cứu mẹ được, ngài đành tìm đến Phật cầu cứu. Phật Thích Ca thuyết pháp cho ngài cách cứu mẹ, sau mọi người gọi là Kinh Vu Lan Bồn. Theo lời Phật dạy, vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, tôn giả Mục Kiền Liên và các tăng nhân dùng trăm loại thức ăn gồm ngũ quả, đồ cúng chay để cúng chúng sinh ở địa ngục, rồi cùng tăng đoàn đọc kinh, niệm chú. Nhờ vậy những ngạ quỷ đói khát lâu ngày kia mới được ăn. Từ đó các tín đồ Phật giáo học theo, làm lễ Vu Lan để báo hiếu với ông bà, cha mẹ người thân đã mất.
Lễ Vu Lan của Phật giáo
Lễ Vu Lan của Phật giáo bắt nguồn từ sự tích của Mục kiền Liên và mẹ. (Ảnh: youtube.com)
Lễ Trung Nguyên của Đạo giáo
Theo Đạo giáo, Ngọc Đế phái 3 vị quan xuống cai quản thế gian, trông coi các việc thiện ác chốn nhân gian, gồm có Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan, gọi chung là Tam Quan. Ngày sinh của 3 vị quan đó lần lượt là 15 tháng giêng, 15 tháng 7 và 15 tháng 10, do đó, 3 ngày này còn gọi là Tam Nguyên.
Tam Quan cai quản việc ban phúc, xá tội, giải hạn cho con người chốn nhân gian. Các ngài pháp lực vô cùng lớn, thường tuần tra chốn nhân gian, xem con người đạo đức tốt hay xấu. Người đạo đức tốt được các ngài ban phúc, người đạo đức xấu sẽ bị giáng tội. Tuy nhiên các ngài rất nhân từ, nên hàng năm vẫn xem xét xá tội, giảm tội cho những người biết ăn năn hối cải.
Ngày 15 tháng 7 được gọi là Trung Nguyên, chính vào ngày Địa Quan xá tội. Tương truyền vào ngày này, Địa Quan cầm cuốn sổ dày, căn cứ vào biểu hiện của chúng sinh mà xá tội, miễn hình phạt cho từng người. Vào ngày này, các tín đồ Đạo giáo thường tập trung lại cùng nhau đọc Đạo Đức Kinh, tác phẩm của Lão Tử, người được coi là ông tổ của Đạo giáo. Chính vì tập quán này nên xưa những tín đồ Đạo giáo làm quan, thường có kỳ tích là “Quanh năm chỉ vui chơi gảy đàn mà bách tính an vui, thịnh trị”.
Nho giáo và tín ngưỡng dân gian
Theo Nho giáo, con người sau khi chết thành ma, còn gọi là quỷ. Trong “Lễ ký – Tế nghĩa” có viết: “Chúng sinh thì ắt phải chết, sau khi chết thì trở về với đất, đó gọi là quỷ”.
Nho giáo coi trọng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng người chết, sách “Luận ngữ” viết: “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu hĩ”, nghĩa là: “Cần cẩn thận làm tang lễ với người chết, với người chết đã lâu (ông bà tổ tiên) thì nên luôn ghi nhớ và tế lễ, như vậy người dân sẽ quy thuận theo, đạo đức xã hội tăng lên, thuần hậu, trung thực”.
Khổng Tử cũng nói: “Tế như tại, tế Thần như Thần tại”, nghĩa là: “Khi tế lễ, thờ cúng người đã mất, thì cung kính như họ đang ở trước mặt; khi tế lễ Thần, thì thành kính như Thần đang ở trước mặt”.
Tháng 7 còn gọi là tháng cô hồn. Theo tín ngưỡng dân gian, từ ngày 1 tháng 7, Diêm Vương hạ lệnh mở cửa địa ngục, để các oan hồn các cô hồn dã quỷ ra khỏi địa ngục, được chút tự do thoải mái, hưởng đồ ăn ở chốn nhân gian. Người dân cũng vì thế mà làm các lễ cúng cô hồn dã quỷ, giúp họ được ăn uống, được siêu độ. Đồng thời, người dân cũng coi tháng cô hồn là tháng không may mắn, nên không thực hiện các việc hỷ như cưới xin, xây nhà, dọn nhà, khai trương, mở cửa hàng… Trong tháng cô hồn thì ngày rằm là ngày lễ chính, dân gian có câu: “Tháng 7 đêm rằm, xá tội vong nhân”.
Lễ Trung Nguyên của Đạo giáo
Theo dân gian thì tháng 7, Diêm Vương hạ lệnh mở cửa địa ngục, để các oan hồn các cô hồn dã quỷ ra khỏi địa ngục. (Ảnh: pinterest.com)
Vì vậy ngày Rằm tháng 7, mỗi gia đình người Việt thường làm 2 lễ: lễ cúng gia tiên và lễ cúng thí thực chúng sinh”. Ngoài ra, những người theo Phật giáo còn làm lễ cúng trong chùa trước 2 lễ cúng ở nhà.
Có thể thấy, ngày lễ Rằm tháng 7 đã có nguồn gốc từ xa xưa, là sự kết hợp hài hòa của Tam giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và tín ngưỡng dân gian.
Cúng Rằm tháng 7 và đốt vàng mã
Ngoài ra, do ảnh hưởng của Vu giáo, tức những người đồng bóng, thầy mo, thầy phù thủy, họ thường dùng bùa chú, hình nhân thế mạng cúng lễ rồi đốt, nên có hiện tượng đốt vàng mã. Đây là hiện tượng dị đoan của tà đạo, tiểu đạo thế gian, trong tín ngưỡng chính giáo chân chính không hề xuất hiện những việc như thế này.
Những năm gần đây, hiện tượng đốt vàng mã đang phát triển trở lại với mức độ báo động đáng lo ngại. Không chỉ còn là vàng tiền, hình nhân thế mạng như xưa, mà giờ đây họ đốt cả nhà lầu, xe hơi, quần áo giày dép, lại còn xuất hiện đốt Iphone, Ipad và mấy “cô chân dài” vàng mã nữa, đã phát triển đến mức nực cười.
Đốt vàng mã đã xảy ra các tai nạn cháy nhà, cháy chợ, cháy kho xưởng, cháy xe bồn chở xăng, cháy rừng… rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra nhiều năm nhưng tình hình đốt vàng mã vẫn chưa giảm. Ngày 22 tháng 2 vừa qua, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPHVN) vừa ra công văn số 31, đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo nhằm loại bỏ dị đoan.
Tuy nhiên, vấn đề là ở nhân tâm. Khi con người vẫn còn niềm tin rằng trần sao âm vậy, đốt vàng mã cúng ông bà tổ tiên, quỷ Thần thì được ông bà tổ tiên quỷ Thần phù hộ. Một niềm tin thiếu cơ sở, xuất phát từ Vu giáo, đồng bóng, các thầy mo, phù thủy, thầy pháp tiểu đạo thế gian, đa phần là để trục lợi, kiếm tiền, nhưng vẫn rất nhiều người tin theo.
Tín ngưỡng Thần Phật là chánh tín, là chính Đạo, giúp con người giữ được đạo đức, tránh ác hành thiện, giúp con người nâng cao cảnh giới tinh thần. Còn những niềm tin thiếu cơ sở, dựa vào những tưởng tượng của con người, thì đó là mê muội, là công cụ bị kẻ xấu lợi dụng kiếm tiền mà thôi.
Nam Phương

Truy tìm nguyên nhân gốc của mọi vấn đề với phương pháp Five Whys




Một bước không thể thiếu khi giải quyết vấn đề là xác định được nguyên nhân gốc (root cause) của vấn đề đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một chuỗi nhiều sự kiện mang tính dây chuyền dẫn đến kết quả cuối cùng và do đó chúng ta thường chỉ xác định được nguyên nhân thứ cấp. Five Whys (5 câu hỏi tại sao) là một trong những phương pháp hiệu quả giúp xác định nguyên nhân gốc của mọi vấn đề.
Có ba yếu tố chính để sử dụng hiệu quả kỹ thuật Five Whys: (i) báo cáo chính xác và đầy đủ các vấn đề, (ii) trung thực hoàn toàn trong việc trả lời các câu hỏi, (iii) quyết tâm truy tìm tận gốc các vấn đề và giải quyết chúng. Công cụ này được phát triển bởi Sakichi Toyoda cho tập đoàn Toyota.
Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề Five Whys

Quy trình thực hiện Five Whys

Quy trình Five-Whys sẽ càng hiệu quả khi được áp dụng theo nhóm và bao gồm năm bước cơ bản:
1. Tập hợp một nhóm và phát triển một bản mô tả vấn đề. Từ đó quyết định xem nhóm có cần thêm cá nhân nào để giải quyết vấn đề hay không.
2. Đặt câu hỏi "tại sao" đầu tiên của nhóm: tại sao vấn đề này lại xảy ra? Có thể sẽ có ba hoặc bốn câu trả lời hợp lý: ghi lại tất cả trên một bảng flip chart hoặc bảng trắng.
3. Hỏi thêm lần lượt 4 câu hỏi “tại sao’’, lặp lại quy trình cho mọi vấn đề trên bảng. Đưa mỗi câu trả lời tới gần hơn "nguồn gốc" của nó. Theo dõi tất cả các câu trả lời hợp lý. Bạn sẽ xác định nguyên nhân gốc rễ khi câu hỏi "tại sao" không mang lại thêm thông tin hữu ích nào. (Nếu cần thiết, tiếp tục đặt câu hỏi ngoài năm câu hỏi đó tùy ý để tìm ra nguyên nhân gốc.)
4. Tìm kiếm những nguyên nhân mang tính hệ thống của vấn đề trong số những câu trả lời cho câu hỏi "tại sao" cuối cùng. Thảo luận và chọn ra nguyên nhân hợp lý nhất. Trình bày kết quả tìm được với các nhóm khác để tìm sự đồng thuận.
5. Đề xuất các biện pháp khắc phục thích hợp để loại bỏ nguyên nhân gốc rễ khỏi hệ thống.

Ví dụ thực tế về cách Jeff Bezos ứng dụng Five Whys

Khi đến kiểm tra một Trung tâm xử lý đơn hàng của Amazon.com, tỷ phú Jeff Bezos được biết một nhân viên ở đây vừa gặp tai nạn lao động và gãy một ngón tay. Ông tìm một bảng trắng và bắt đầu sử dụng kỹ thuật Five Whys.
Tại sao ngón tay cái của người nhân viên bị thương?
- Bởi vì ngón cái của anh ta bị kẹt trong băng chuyền.
Tại sao ngón cái của anh bị kẹt trong băng chuyền?
- Bởi vì anh ta đang đuổi theo cái túi của mình, trên một băng chuyền đang chạy.
Tại sao anh ta đuổi theo chiếc túi của mình?
- Bởi vì anh ta đã đặt túi của mình lên băng chuyền, và sau đó bang chuyền bất ngờ hoạt động.
Tại sao túi của anh ấy lại trên băng chuyền?
- Bởi vì anh ta đang sử dụng băng tải như một cái bàn.
Và như vậy, nguyên nhân sâu xa của ngón tay cái bị thương của người nhân viên là anh ta chỉ cần một cái bàn. Vì xung quanh không có cái bàn nào và anh ta phải sử dụng băng chuyền như một cái bàn tạm. Để loại bỏ các trường hợp tương tự, Amazon.com cần cung cấp bàn tại các vị trí thích hợp và cập nhật đào tạo an toàn.

Saturday, August 11, 2018

HỌC LÀM VỢ CHỒNG

(Giờ vẫn đang học, cần học, muốn học...)
---
1. Ba nhu cầu chính của người chồng:
- Được kính trọng.
- Thích dịu dàng.
- Được ủng hộ, được thừa nhận, được thấu hiểu.

2. Ba nhu cầu chính của người vợ:
- Cảm giác an toàn.
- Lãng mạn.
- Được cưng chiều và dỗ dành.

3. Ba vấn đề lớn trong cuộc sống:
- Vấn đề kinh tế.
- Vấn đề giới tính.
- Vấn đề giao tiếp.

4. Ba NHIỀU:
- Quan tâm đến nhau nhiều hơn.
- Tìm ưu điểm của đối tác.
- Nói nhiều chuyện tích cực.

Ba ÍT:
- Ít phàn nàn.
- Ít chỉ trích.
- Ít hiểu lầm.

5. Bốn điều vợ chồng NÊN làm:
- Nghĩ về điều tốt của đối tác.
- Tán thưởng sở trường của đối tác.
- Thông cảm điều khó xử của đối tác.
- Bao dung khuyết điểm của đối tác.

6. Bốn câu nói khi vợ chồng ở bên nhau:
- Thật xin lỗi, anh/em sai rồi.
- Em tin tưởng anh(Anh tin tưởng em).
- Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em .
- I love you.

7. Bốn điểm chung của vợ chồng:
- Cùng mục tiêu phấn đấu.
- Cùng một môi trường sống.
- Cùng mối quan tâm về cuộc sống.
- Có cùng những người bạn.

8. Ba điều phải luôn ghi nhớ
- Chuyện nhà không có đúng hay sai, mà chỉ có hòa thuận hay bất hòa.
- Nhà là nền móng và linh hồn, cả hai đều nằm trong tay người phụ nữ cùng với đối tác của mình.
- Sức mạnh vĩ đại nhất trên thế giới là tình yêu, vũ khí mạnh nhất là cảm động .

Đạo vợ chồng là môn học cao sâu và là cả một nghệ thuật, mà vợ và chồng - những người chủ gia đình - học cả đời cũng không xong.

-St-


Friday, August 10, 2018

Chủ nghĩa tư bản là gì?

Thích cái định nghĩa này, về CNTB
---

"Tiến bộ không thể đạt được bằng việc bắt người ta phải thiếu thốn, bằng việc ép cho ra một lượng “thặng dư xã hội” từ những nạn nhân chết đói. Tiến bộ chỉ có thể đến từ thặng dư cá nhân, tức là từ công việc, năng lượng, sự dư thừa sáng tạo của những con người mà năng lực của họ sản xuất ra nhiều hơn mức tiêu dùng cá nhân của họ đòi hỏi, những người có khả năng về trí tuệ và tài chính để tìm kiếm cái mới, để cải thiện cái đã biết, để tiến lên"


Đầu cơ với các công cụ phái sinh




"Cơ chế của việc đầu cơ thông qua các công cụ phái sinh khá phức tạp. Đại khái giới đầu cơ đánh cược rằng giá gạo sẽ tăng và họ sẽ mua những hợp đồng khống thể hiện mức giá tăng này. Nếu thực tế, giá tăng đúng như họ dự báo, họ sẽ thắng lớn. Để phòng tránh rủi ro, họ sẽ đồng thời mua những hợp đồng với giá ngược lại để lỡ giá không tăng như tính toán, họ vẫn không thua lỗ quá nhiều vì thế động cơ thúc đẩy giá tăng càng lớn. Các loại hợp đồng này sẽ loại trừ lẫn nhau nên khi thanh toán, người ta chỉ “chung chi” lời lỗ; chúng không liên quan gì đến gạo hay lúa mì hay ngô thật sự cả. Tất cả chỉ xảy ra trên giấy tờ nhưng mức giá mua bán kiểu đó tác động ngay đến giá thực tế. Khi hàng loại quỹ đầu cơ nhảy vào cùng cược như vậy, giá cả không thể nào không tăng mạnh theo đúng cái thường được gọi là “xu hướng thị trường”.

("Kinh doanh trên cái đói")

Cái sự học




“…trong sự học có hai lối tìm chân lý. Một là dùng trực giác, tức là dùng cái sáng suốt tự nhiên của tâm mà biện biệt các sự vật; hai là dùng lý trí mà suy xét các sự vật. Lối thứ nhất thì biết rất nhanh mà thấu ngay tới cái tinh thần sâu xa. Lối ấy chính là lối Khổng Tử và Mạnh Tử thường dùng. Học theo lối ấy thì lúc nào cũng cần phải có cái tâm hư tĩnh để tu dưỡng cho đến bậc chân nhân, thì rồi mới có cái trực giác mẫn nhuệ và mới có cái biết rất sáng suốt. Song theo cái học ấy thì có một cái rất khó là ai biết cái gì thì tự mình hội lấy mà thôi, chứ thường không thể lấy lời nói mà giải rõ ra hết các ý nghĩa được, vậy nên mới gọi là tâm đắc, phi hạng trung nhân dĩ thượng có tư cách đặc biệt thì không học được. Hạng trung nhân dĩ hạ, dẫu có học cũng không thành tựu, bởi thế cho nên có người học mất rất nhiều công phu mà vẫn không có sở đắc…

Lối thứ hai thì dùng lý trí mà suy sự lý nọ đến lý kia, cho đến cái sự lý cuối cùng. Lối ấy của bên Mặc Tử và Tuân Tử thường dùng. Học theo lối này thì hạng trung nhân dĩ thượng hay trung nhân dĩ hạ đều có thể học được, mà học cái gì thì biết tinh tường cái ấy, có thể phu diễn ra lời nói rất rõ ràng. Bởi thế cho nên phải nói nhiều và viết nhiều, trái với lối tâm học bất ngôn chi giáo. Lối dùng lý trí ấy có mấy điều không lợi, là những điều mà ta có thể nói rõ ra được, thường là những điều thuộc về phần bì phu ở ngoài, ít khi thấu được phần cốt tuỷ bên trong. Mà có thấu đến phần sâu xa nữa, thì cũng chỉ xét mặt nào biết mặt đấy thôi, chứ không quán xuyến được hết các mặt khác. Lý trí lại dễ uốn thế nào cũng được, mà nó lại hay tuỳ tùng cái tư tâm tư ý của người ta mà gây thành ý kiến thiên lệch …”

Thursday, August 9, 2018

SUY NGHĨ KHÁC BIỆT CỦA QUYỀN BỘ TRƯỞNG NGUYỄN MẠNH HÙNG VỀ CMCN 4.0






Tại Hội nghị khoa học Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tháng 2/2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu ấn tượng trong khoảng 20 phút về Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Đọc lại bài phát biểu này cũng là một cách để hiểu thêm về người đứng đầu lĩnh vực thông tin - truyền thông ở nước ta trong thời gian tới ở vị trí quyền Bộ trưởng.
📖

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?

- Là cái mới thay cái cũ.

- Là Công ty mới thay thế các Công ty cũ. Đại học mới thay thế đại học cũ.

- Mỗi cuộc cách mạng sẽ tạo cơ hội chỉ cho một vài nước bứt phá lên thành nước công nghiệp phát triển. Tạo cơ hội cho một số đại học bứt phá lên thành đại học hàng đầu. Số ít đó là các nước, các đại học dám đi đầu.

Cách mạng 4.0 đột phá về việc học: Chung qui chỉ có một chữ là LÀM NGƯỢC. Cách mạng 4.0 mở ra một cơ hội về sự làm ngược nhưng mang lại kết quả bất ngờ, cơ hội của các đột phá, cơ hội cho những người đi sau, nhưng không phải những người đi sau mong muốn giống người đi trước, đi theo cách này thì mãi mãi là người đi sau.

Đi sau, nhưng làm khác người đi trước, các công cụ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho sự làm khác, làm ngược, bằng cách này chúng ta sẽ đi trước một cách vượt trội các nước đi trước chúng ta. 4.0 đi liền với từ Distructive, tức là phá huỷ, đột phá. Gọi là sự sáng tạo mang tính phá huỷ. 

Người có quá nhiều quá khứ hoành tráng, có quá nhiều hạ tầng 1.0, 2.0, 3.0 sẽ không có đủ can đảm phá huỷ, chỉ có những ai đang không có gì hay có rất ít thứ trong tay. Chúng ta đang có mọi thứ để thắng vì chúng ta không có gì trong tay, không có gì để mất.

- Trước đây: Học trước rồi làm sau. Bây giờ: Làm trước học sau; trải nghiệm trước học sau thì vào hơn. Đại học cần cho các em làm nhiều hơn, làm trước khi học.

- Trước đây: Không biết thì hỏi thầy, không biết thì đi học. Bây giờ: Biết thì hãy hỏi; tự học trước, biết 78-8-90% rồi thì mới hỏi thầy. Học rồi mới đi học.

- Trước đây: Học sách giáo khoa, cái đã có trước đây hàng chục, hàng trăm năm. Bây giờ: Học cái chưa có trong sách giáo khoa, thí dụ CN 4.0: Trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, Cloud, Hệ thống thực-ảo.

- Trước đây: Thầy dạy 100%. Bây giờ: Những người không phải thầy chuyên nghiệp, thí dụ như doanh nhân, chuyên gia sẽ dạy 30%.

- Trước đây: Giáo viên là thầy. Bây giờ: Thầy là huấn luyện viên. Huấn luyện viên thì trò làm là chính. Mô hình huấn luyện viên thì trò bao giờ cũng giỏi hơn thầy. Mô hình thầy thì trò bao giờ cũng kém hon thầy.

- Trước đây: Làm nghiên cứu trên thế giới thưc, trong phòng thí nghiệm, tốn kém, mất nhiều thời gian. Bây giờ: Làm nghiên cứu trên thế giới ảo, trong môi trường mô phỏng, như là trò chơi, không tốn kém, lại nhanh.

- Trước đây: Học sâu các chuyên ngành. Bây giờ: Cần học đa ngành. Cơ hội nằm ở liên kết các ngành, các tri thức khác nhau.

- Trước đây: Học trong trường. Bây giờ: càng mở càng tốt; liên kết các trường; liên kết doanh nghiệp, trên toàn thế giới.

- Trước đây: Chỉ cần biết ngôn ngữ người với người. Bây giờ: cần biết ngôn ngữ người và máy, ra lệnh cho máy, vì máy làm là chính, nên cần biết lập trình, biết coding.

- Trước đây: Học cách giải quyết vấn đề là chính. Bây giờ: Cần học cách tìm ra vấn đề là quan trọng nhất. Có việc rồi thì mới có các cái khác. Học cách tìm ra việc.

- Trước đây: Học để làm cái đã học, cái mọi người đã làm. Bây giờ: Học để làm cái chưa ai làm; tức là sáng tạo.

- Trước đây: Học sự tiệm cận, học sự tiến hoá, tốt lên từng ngày. Bây giờ: Học để đột phá, cuộc CM 4.0 sẽ tạo ra những đột phá, cái mới thay thế cái cũ. Để phá huỷ thay vì tiến hoá.

- Trước đây: Thực là quan trong, dạy cái thực là chính. Bây giờ: Mọi cái thực đã được ảo hoá, vậy ảo là quan trọng; dậy cái ảo là chính, dạy sống và làm việc trong môi trường ảo. Dạy sáng tạo trên môi trường ảo.

- Trước đây: Nghe theo là quan trọng, học thuộc là quan trọng. Bây giờ: Tư duy phản biện là quan trọng, critical thinking.

- Trước đây học What, học How là quan trọng. Bây giờ học Why là quan trọng. Biết tại sao thì mới dám thay đổi.

- Trước đây: Tài sản quan trọng của Đại học là sách, là thư viện, là giảng đường. Bây giờ: Sách ở trên mạng, thì tài sản quan trọng của Đại học là phòng Labs, là công cụ mô phỏng, là máy móc, là hạ tầng CNTT, như là hạ tầng của doanh nghiệp vậy, như hạ tầng của nhà máy với nhiều công xưởng để làm.

- Trước đây: Thước đo Đại học không rõ ràng. Bây giờ thước đo của đại học là mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp. Đi học đại học là một khoản đầu tư của người học, họ hoàn vốn bằng lương nhận được khi đi làm, nếu lương nhận được cao họ sẽ sẵn sàng chi trả cao để học trường đó.

- Trước đây: Cạnh tranh là làm giống người khác và làm tốt hơn. Bây giờ: Cạnh tranh là khác biệt, là làm khác người khác.

- Trước đây: Chúng ta phấn đấu trở thành đại học MIT, trường công nghiệp hàng đầu của Mỹ, thì bây giờ chúng ta phấn đấu để không trở thành MIT, làm khác, dạy khác, học khác MIT, và vì vậy mà chúng ta hơn MIT. Còn những doanh nghiệp nào cần sinh viên MIT thì qua Mỹ tuyển họ về Vietnam làm việc. Đại học MIT không phải đại học Mỹ mà là đại học Vietnam. Còn Đại học Công nghiệp của chúng ta cung cấp sinh viên khác sinh viên MIT và đáp ứng một phân đoạn thị trường nào đó của Vietnam.

- Trước đây: Chúng ta thiếu giáo viên giỏi, vì giáo viên giỏi phải là giỏi, là người giỏi. Là người dậy giỏi. Nếu cứ theo cách này thì không chỉ ta mà cả Tây cũng rất thiếu giáo viên giỏi. Nếu nay ta định nghĩa giáo viên là người giao việc cho SV làm, và đo lường kết quả, rồi nhận xét thì nghề giáo viễn đã dễ tìm người hơn rất nhiều rồi.

- Trước đây: Chúng ta tìm giáo viên trong số những người giáo viên, thì cơ hội tìm được người khong lớn. Bây giờ chúng ta tìm giáo viên trong số tất cả mọi người có chuyên môn mà đại học cần và có đam mê dạy học thì cơ hội đã lớn hơn gấp niều lần. Trươc đây chúng ta tìm người trong số 90tr người Vietnam, bây giờ chúng ta tìm người chúng ta cần trong số 7 tỷ người trên thế giới thì dễ hơn rất nhiều.

- Trước đây: Lương giáo viên được định nghĩa hành chính, thì chúng ta cơ bản có người chất lượng tương ứng với đồng lương đó. Bây giờ tự chủ đại học, chúng ta trả lương theo thị trường, thị trường Vietnam và thị trường quốc tế, vậy thì ta có thể lấy bất cứ ai ta muốn.

- Trước đây: Người giỏi nhất là người giỏi nhất. Bây giờ: Người dốt nhất có thể là người giỏi nhất. Người giói nhất thì ít đi nhiều để học hỏi, vì vậy giỏi ở một góc. Người dốt thì phải đi khắp nơi trên thế giới để tìm ra ai giỏi nhất cái gì, tích hợp những cái nhất đó lại và thành người giỏi nhất.

- Trước đây: Người thay đổi thế giới là người nói, là người đi khai sáng người khác. Bây giờ: Người khai sáng người khác, người thay đổi thế giới lại có thể là người hỏi một câu hỏi.

- Trước đây: Toán không quan trọng, có vẻ như ít tạo ra giá trị. Bây giờ: Toán là quan trọng nhất. Bây giờ mọi thứ máy làm được. Nhưng thuật toán thì không, thuật toán là cách chúng ta bảo máy làm. Xử lý dữ liệu là quan trọng nhát. Mà chỉ có toán, thuật toán mới xử lý dữ liệu để mang lại giá trị. Thuật toán hiệu quả hơn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn.

- Trước đây: đi theo sau thì vẫn đi lên dược. Bây giờ: The winner takes all. Người thắng cuộc, người đi đầu sẽ hưởng tất, người đi sau chẳng được bao nhiêu. Bởi vậy, đi sau thì phải đi trước. Đi sau thì phải vượt trội. Không đi theo nữa. Nếu chúng ta muốn tận dụng cơ hội 4.0 thì Vietnam, thì Đại học Công nghiệp phải là người đi đầu, đi trước cả Đức là nước đầu tiên ý thức về CM 4.0.

- Trước đây: Chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường sẽ trở thành một mắt xích trong một tổ chức, một công ty. Bây giờ: chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường trở thành giám đốc của công ty 1 người, biết huy động các nguồn lực khác nhau để thực hiện công việc của mình. Viettel thường giao việc cho một người chủ trì một đề tài, người này có thể thuê cộng tác viên, có thể tuyển dụng nhân lực để thực hiện. Người sinh viên phải biết tổ chức công việc như một giám đốc.