“…trong sự học có hai lối tìm chân lý. Một là dùng trực giác, tức là dùng cái sáng suốt tự nhiên của tâm mà biện biệt các sự vật; hai là dùng lý trí mà suy xét các sự vật. Lối thứ nhất thì biết rất nhanh mà thấu ngay tới cái tinh thần sâu xa. Lối ấy chính là lối Khổng Tử và Mạnh Tử thường dùng. Học theo lối ấy thì lúc nào cũng cần phải có cái tâm hư tĩnh để tu dưỡng cho đến bậc chân nhân, thì rồi mới có cái trực giác mẫn nhuệ và mới có cái biết rất sáng suốt. Song theo cái học ấy thì có một cái rất khó là ai biết cái gì thì tự mình hội lấy mà thôi, chứ thường không thể lấy lời nói mà giải rõ ra hết các ý nghĩa được, vậy nên mới gọi là tâm đắc, phi hạng trung nhân dĩ thượng có tư cách đặc biệt thì không học được. Hạng trung nhân dĩ hạ, dẫu có học cũng không thành tựu, bởi thế cho nên có người học mất rất nhiều công phu mà vẫn không có sở đắc…
Lối thứ hai thì dùng lý trí mà suy sự lý nọ đến lý kia, cho đến cái sự lý cuối cùng. Lối ấy của bên Mặc Tử và Tuân Tử thường dùng. Học theo lối này thì hạng trung nhân dĩ thượng hay trung nhân dĩ hạ đều có thể học được, mà học cái gì thì biết tinh tường cái ấy, có thể phu diễn ra lời nói rất rõ ràng. Bởi thế cho nên phải nói nhiều và viết nhiều, trái với lối tâm học bất ngôn chi giáo. Lối dùng lý trí ấy có mấy điều không lợi, là những điều mà ta có thể nói rõ ra được, thường là những điều thuộc về phần bì phu ở ngoài, ít khi thấu được phần cốt tuỷ bên trong. Mà có thấu đến phần sâu xa nữa, thì cũng chỉ xét mặt nào biết mặt đấy thôi, chứ không quán xuyến được hết các mặt khác. Lý trí lại dễ uốn thế nào cũng được, mà nó lại hay tuỳ tùng cái tư tâm tư ý của người ta mà gây thành ý kiến thiên lệch …”
Lối thứ hai thì dùng lý trí mà suy sự lý nọ đến lý kia, cho đến cái sự lý cuối cùng. Lối ấy của bên Mặc Tử và Tuân Tử thường dùng. Học theo lối này thì hạng trung nhân dĩ thượng hay trung nhân dĩ hạ đều có thể học được, mà học cái gì thì biết tinh tường cái ấy, có thể phu diễn ra lời nói rất rõ ràng. Bởi thế cho nên phải nói nhiều và viết nhiều, trái với lối tâm học bất ngôn chi giáo. Lối dùng lý trí ấy có mấy điều không lợi, là những điều mà ta có thể nói rõ ra được, thường là những điều thuộc về phần bì phu ở ngoài, ít khi thấu được phần cốt tuỷ bên trong. Mà có thấu đến phần sâu xa nữa, thì cũng chỉ xét mặt nào biết mặt đấy thôi, chứ không quán xuyến được hết các mặt khác. Lý trí lại dễ uốn thế nào cũng được, mà nó lại hay tuỳ tùng cái tư tâm tư ý của người ta mà gây thành ý kiến thiên lệch …”