- Nếu quay ngược lại quá khứ, chú sẽ làm gì khác hơn?
TS Alan Phan: Người Mỹ gọi điều này là “Monday quarterbacking”. Suy nghĩ về các tình huống “what-if” của trận đấu cuối tuần rồi. Với chú, ghi nhận bài học và lo cho trận đấu tuần tới xem ra thiết thực hơn. Khi thời thế đẩy đưa, có lẽ mình cũng chẳng làm gì khác hơn được. Có lẽ “định mệnh đã an bài”.
Chú không biết. Nhưng chắc chắn là chú không hối tiếc gì nhiều lắm về thất bại này: số tiền bị mất không lớn, nhân viên dù bị mất việc nhưng được trả lương đầy đủ, thân tình với các đối tác và khách hàng không bị sứt mẻ…
Đời có những ngã rẽ không gì thú vị, nhưng chấp nhận để có dịp quay lại đường chính, tiếp tục cuộc hành trình đang dang dở… là một điều may mắn.
- Trong tương lai, chú nghĩ là sẽ có cơ hội quay về Việt Nam đầu tư và kinh doanh?
TS Alan Phan: Có quá nhiều tình huống để định vị chính xác về một quyết định trong tương lai. Từ cơ hội cá nhân đến môi trường kinh doanh, từ yếu tố nội tại đến lực chuyển của thời thế, từ nhiệt huyết còn lại đến giới hạn của tuổi tác…
Với chú, ưu tiên hàng đầu bây giờ là sức khỏe và sự bình yên trong tâm hồn. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Chú sẽ còn về lại Việt Nam nhiều lần, ngắn dài hay làm gì, thì cứ để định mệnh đẩy đưa. Trong tư duy của chú hiện nay, việc sống ở đâu trong phần đời còn lại không phải là một vấn đề cần giải pháp hay phân tích. Nhưng nếu có làm bất cứ một điều gì, nội tâm và ảnh hưởng của chú phải hoàn toàn thoải mái, kể cả chuyện ra công viên cho bồ câu ăn trong một ngày nắng đẹp…
Cám ơn chú về thời gian dậy cháu và các bạn trẻ IT những điều cần ghi nhớ khi làm ăn.
Trước khi từ giã, TS Alan Phan trao cho tôi tờ giấy in một câu nói từ một danh nhân.
Tôi bay về lại Boston tối hôm đó. Trên máy bay, tôi nghe đi nghe lại cuốn băng vài lần. Tôi muốn ghi ra vài cảm nghĩ cá nhân; nhưng trước đó, muốn nghe phản hồi từ các bạn trẻ khác. Vả lại, tôi cần phải tóm lược lại để chú Alan edit và cho post trên Góc Nhìn Alan như đã hứa.
** “To laugh is to risk appearing the fool. To weep is to risk being called sentimental. To reach out to another is to risk involvement. To expose feelings is to risk exposing your true self. To place your ideas, your dreams before the crowd is to risk being called naive. To love is to risk not being loved in return. To live is to risk dying. To hope is to risk despair, and to try is to risk failure. But risks must be taken because the greatest hazard in life is to risk nothing. The person who risks nothing does nothing, has nothing, and becomes nothing. He may avoid suffering and sorrow, but he simply cannot learn and feel and change and grow and love and live. Chained by his certitudes, he is a slave he's forfeited his freedom. Only the person who risks is truly free.” - Leo Buscaglia (Xem lời dịch phía dưới)** Johnny Trần Quang**
“Cười thì sợ giống người điên. Khóc thì bị kêu mềm yếu. Đưa tay kết bạn thì rủi ro khi quan hệ. Chia sẻ tâm tư thì như phơi bày trần trọi bản thân. Đem ý tưởng, giấc mộng của mình trình cho đám đông mang rủi ro bị gọi là ngây thơ. Yêu lỡ không được đền đáp. Sống thì chịu rủi ro về cái chết. Hy vọng mang rủi ro tuyệt vọng; cố gắng thì bị rủi ro vì thất bại. Nhưng các rủi ro phải được chấp nhận và vượt qua vì cái nguy hiểm nhất cho đời người là không dám làm gì rủi ro. Người không dám rủi điều gì là người không làm được điều gì, không có gì, và trở thành vô nghĩa. Người ấy có thể tránh được những đau đớn và buồn bã, nhưng bạn đó sẽ không học gì, cảm nhận gì, thay đổi gì, phát triển gì hay yêu ai và sống thế nào. Trói buộc vào nỗi sợ, người ấy biến thành nô lệ và
từ bỏ tự do cho mình. Chỉ những ai dám nhận rủi ro, người ấy mới thực sự tự do.” - Leo Buscagli.
Trích từ sách Góc nhìn Alan Dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu: