Wednesday, January 26, 2022

THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN: ĐÁNG LO HAY NÊN KHUYẾN KHÍCH ?





















image

image

image

image

image

image

image

image

image

 🍒🍒🍒


GMO là công nghệ không mới: việc đưa gen của một sinh vật này vào sinh vật khác, tức là công nghệ GMO, đã được thực hiện từ những năm 1970 trong phòng thí nghiệm. Thực phẩm chứa GMO đã được lưu hành trên thị trường từ năm 1994. Tức là GMO đã phổ biến hơn 20 năm nay.

GMO rất phổ biến ở Mỹ, hơn 90% số ngô, bông, và đậu tương được trồng là biến đổi gen. Phần lớn lượng ngô & đậu tương này được dùng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc. Nếu bạn từng ăn sô-cô-la, bánh kẹo, dùng dầu nấu ăn, uống nước ngọt… của các hãng phương Tây, khả năng cao là bạn đã từng ăn thực phẩm có chứa GMO.

Đối với cây trồng, có 2 loại GMO chính: chống sâu bệnh (Bt) và chịu được thuốc diệt cỏ. Bt là một chất được sản xuất ra bởi loại vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong đất: Bacillus thuringensis. Chất Bt được dùng phổ biến trong các loại thuốc trừ sâu “thiên nhiên” (organic). 90% các chất trừ sâu organic dùng Bt vì nó an toàn với con người và động vật ngoại trừ côn trùng. Cây trồng Bt được biến đổi gen để sinh ra chất Bt này mà không cần phun thuốc.

DNA (gen) và protein đều là những phân tử rất to. Trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày và ruột, các phân tử này đều bị phân hủy thành phân tử nhỏ hơn như axit amin trước khi hấp thu vào cơ thể. Tất cả các loài trên thế giới đều dùng 22 loại axit amin & 4 phân tử cấu thành DNA giống hệt nhau, GMO hay không GMO thì sau khi tiêu hóa cũng có cấu trúc hóa học như nhau.


Và sau đây là một số luận điểm SAI phổ biến khi bàn về GMO:

5. GMO là “không tự nhiên”: Trong tự nhiên, không có cây chanh. Chanh là loài lai tạo mà ra. Các giống vật nuôi, cây trồng mà chúng ta quen thuộc ngày nay, 99% là không tự nhiên, trải qua quá trình can thiệp hàng chục ngàn năm của con người mà tạo ra. 

6. Cây trồng chọn lọc từ lai giống “tự nhiên” hơn là GMO: Các bạn có biết làm sao để có các cây để lai giống? Người ta chiếu tia phóng xạ gamma hoặc bôi chất hóa học gây đột biến vào hạt giống để tạo ra đột biến gen, và lai tạo các cây đột biến gen đó để tạo ra những giống lúa chống hạn, năng suất cao… mà nông dân Việt Nam đã trồng từ hàng chục năm nay.

7. GMO gây ra hiện tượng sâu bệnh kháng thuốc: Không đúng. Việc dùng thuốc trừ sâu cũng gây ra hiện tượng sâu bệnh kháng thuốc. Tiến hóa là quy luật của thiên nhiên, dù dùng phương pháp gì để diệt trừ sâu bệnh, bao giờ cũng có các kháng thể có khả năng tự nhiên chống lại phương pháp đấy. Dần dà, chúng sẽ sinh sôi và dẫn đến cả loài đều kháng thuốc. Việc dùng GMO tự thân nó không gây ra kháng thuốc nhiều hơn việc phun thuốc trừ sâu bình thường.

8. Nhiều bài viết nói đến một nghiên cứu cho thấy chuột ăn ngô GMO bị ung thư. Nghiên cứu đó của Séralini, ở đây: http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0278691512005637.

Đầu tiên, nghiên cứu này dùng một loại chuột được lai tạo trong phòng thí nghiệm, gọi là giống “Sprague-Dawley”. Loài chuột này khá dễ bị khối u, dù trong điều kiện tự nhiên. Trong chính nghiên cứu của Séralini, 30% số chuột KHÔNG ăn GMO cũng bị ung thư.

Nếu GMO gây ung thư, logic suy ra rằng ăn càng nhiều GMO thì sẽ bị ung thư nhiều hơn. Nhưng nhóm chuột được cho ăn 33% GMO lại bị ung thư ÍT hơn nhóm ăn 11% và 22% GMO.

Số chuột dùng trong thí nghiệm là 200 con, nhưng chỉ 10% không được cho ăn thức ăn có GMO. Nhóm 10% này trong khoa học gọi là “control”. Với tỉ lệ control nhỏ như vậy, việc nhóm control-không ăn GMO ít bị ung thư hơn nhóm có ăn GMO hoàn toàn có thể do xác suất ngẫu nhiên. Tóm lại nghiên cứu này dùng một phương pháp khoa học tồi.

9. Nhiều bài viết nói chất protein trừ sâu Cry1Ab chuyển gen trong thực phẩm GMO được tìm thấy trong máu thai phụ, cuống rốn trẻ sơ sinh. Nghiên cứu gốc đây: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21338670.

 Trước hết, phải hiểu người ta “phát hiện ra” Cry1Ab trong mẫu máu bằng cách nào. Cry1Ab được tìm ra bằng test ELISA. Test này khi có một protein nhất định bám vào sẽ đổi màu. Nôm na giống như chơi xếp mô hình điện: hai mảnh khi khít nhau thì bóng đén sẽ tỏa sáng. Vấn đề là trong máu có hàng chục ngàn loại protein khác nhau, khả năng có protein không phải Cry1Ab nhưng đủ giống để bám vào ELISA là hoàn toàn có thể. Xác suất “báo động sai” của ELISA vì thế rất cao. Trong các phòng thí nghiệm, có nhiều cách đơn giản để xác minh lại kết quả của test ELISA này, ví dụ như Western blotting hoặc protein electrophoresis, không hiểu sao các nhà khoa học này lại không dùng.

Như đã nói ở trên, Cry1Ab là một phần của Bt, và Bt được dùng rộng rãi trong thuốc trừ sâu organic, thuốc trừ sâu trong vườn cây cảnh, v.v. Kể cả có Cry1Ab trong máu thật, thì cũng chưa chắc nguồn là từ GMO.

Tranh luận về lợi-hại của GMO là việc nên làm, đặc biệt về khía cạnh kinh tế, khi hạt giống GMO nhập ngoại của các tập đoàn như Monsanto rất đắt, trong khi chưa chắc đã phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên,  đừng sợ hãi GMO một cách vô cớ.

clip: https://youtu.be/j_usjuQRcl4

Trích nguồn:
1. http://time.com/3840073/gmo-food-charts/
2. http://www.isaaa.org/resources/publications/briefs/46/executivesummary/
3. http://www.bt.ucsd.edu/organic_farming.html
4. Các bạn có thể tham khảo bất kì sách vở nào về sinh học, sinh lý học.
5. Nhiều nguồn. Các bạn xem video của LOK để có thêm ví dụ.
6. Nhiều nguồn, nhưng các bạn giở sách Sinh học cấp 2 có đầy.
7. Các bạn tham khảo một ví dụ tương tự của LOK về vi khuẩn kháng kháng sinh:https://www.youtube.com/watch?v=pSD1KasIfUY
8. http://inspiringscience.net/2012/09/26/seralini-gm-fed-rats/
9. http://ddata.over-blog.com/xxxyyy/1/39/38/37/commentaires-papier-Aris-Leblanc-par-AdeWeck.pdf