Friday, July 12, 2024

Đâu là nguyên nhân chính khiến chúng ta thường cảm thấy “tụt mood”?

Chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng cần phải học những “bí kíp chống tụt mood” vì cuộc sống sẽ luôn có những lúc khiến ta rơi xuống vực sâu cùng với những suy nghĩ tiêu cực.

Một trong những nguyên nhân chính khiến chúng ta cảm thấy “tụt mood” và có những suy nghĩ tiêu cực có lẽ là do sự cô đơn. Cô đơn là điều mà rất nhiều người trong chúng ta đang phải chịu đựng. Cô đơn là sự chênh lệch giữa số lượng và chất lượng của các mối quan hệ mà bạn muốn có và đang có.

Bạn có thể được bao quanh bởi rất nhiều người mà vẫn thấy cô đơn – đây là lý do tại sao người ta có thể cô đơn giữa đám đông, thậm chí là cô đơn trong một cuộc hôn nhân. Tương tự, bạn có thể chỉ có một hoặc hai người bạn, nhưng nếu các mối quan hệ ấy sâu sắc, bền chặt và đáp ứng được nhu cầu xã hội của bạn, thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và không hề cô đơn.

Đâu là nguyên nhân chính khiến chúng ta thường cảm thấy “tụt mood”?

Cô đơn khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống ở tuổi trưởng thành. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nếu bạn từng bị cô lập hoặc cảm thấy mình bị cô lập khi còn là một đứa trẻ thì nhiều khả năng bạn sẽ có sức khỏe kém hơn khi đến tuổi thanh niên. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những đứa trẻ dành nhiều thời gian ở một mình hoặc không được bạn bè yêu thích sẽ có sức khỏe thể chất kém hơn khi trưởng thành. Điều này là vì sự cô đơn có thể gây căng thẳng, và trạng thái căng thẳng mãn tính có thể khiến sức khỏe thể chất của bạn suy giảm.

Khi cô đơn, chúng ta nhìn thế giới khác đi

Khi chúng ta cô đơn, chúng ta thường tự hỏi bản thân tại sao lại cảm thấy cô đơn như vậy hay tại sao không ai muốn nói chuyện với ta. Và câu trả lời mà ta tự đưa ra có thể có ảnh hưởng đáng kể đến cách chúng ta cảm nhận và hành động. Câu trả lời đó có thể xác định liệu ta có hành động để vượt qua sự cô đơn hay không, hay ta sẽ chẳng làm gì cả.

Nếu bạn đang tự hỏi tại sao bản thân lại cô đơn và câu trả lời là bạn chưa nỗ lực để ra ngoài kết bạn, thì đây có thể là động lực khiến bạn sẵn sàng làm điều đó – hãy xem việc kết giao là một việc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

Trong nhiều nghiên cứu, những người tin rằng bản thân có khả năng hình thành các mối quan hệ mới có xu hướng hòa đồng hơn và ít cô đơn hơn. Và lý do cho điều này rất đơn giản: chúng ta càng có cảm giác mọi thứ đang nằm trong tầm kiểm soát của mình thì chúng ta càng tin rằng mình có thể dùng hành động của bản thân để tác động đến kết quả.

Mặt khác, nếu bạn nghĩ rằng bạn cô đơn vì một điều gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như được mọi người yêu quý là nhờ vào sự dễ mến hay là do may mắn, thì bạn sẽ khó có thể thay đổi bất cứ điều gì. Nếu bạn nghĩ rằng bạn thật khác người và cho dù bạn làm gì đi nữa thì mọi người vẫn không thích bạn, bạn đang tạo ra cho mình một nhận thức về sự mất kiểm soát – bởi vì trong bạn có điều gì đó “sai sai”.

Đâu là nguyên nhân chính khiến chúng ta thường cảm thấy “tụt mood”?

Hãy thực hành theo những lời khuyên trong “Bí Kíp Chống Tụt Mood” khi bế tắc hay chỉ đơn giản là khi bạn không vui và muốn cải thiện tâm trạng.

“Bí kíp chống tụt mood” giúp thoát khỏi cô đơn

Thật khó để chịu đựng nỗi cô đơn, nhưng bạn hoàn toàn có thể đánh bại nó. Bạn có thể bắt đầu bằng việc thôi tự chất vấn bản thân những câu hỏi như: “Tại sao tôi lại cô đơn như vậy?”, “Tại sao mọi người không thích tôi?”.

Những lời bạn thường tự hỏi hay nói với bản thân mang một sức mạnh đặc biệt – chúng sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta ý thức và nhìn nhận bản thân mình. Nếu bạn muốn vượt qua nỗi cô đơn, bạn phải tập trung nhiều hơn vào việc bạn đang làm chứ không phải là con người của bạn.

Nếu bạn cảm thấy mọi thứ trở nên thật khó khăn, thì đây chính là lúc bạn cần đến cuốn “Bí Kíp Chống Tụt Mood”. Đây không chỉ là một quyển sách, đây là “trọn gói” các chiến lược khoa học giúp bạn xử trí và cải thiện những vấn đề cốt yếu trong cuộc sống: lối tư duy, đời sống xã hội, công việc và những khó khăn riêng trong đời sống cá nhân.

Sau khi đọc và áp dụng các bí quyết trong sách, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình trở nên thư thái hơn – bạn sẽ tìm thấy sức mạnh của sự tĩnh lặng bên trong bạn. Cuộc sống hằng ngày dường như trở nên dễ dàng hơn, bởi chính bạn dần dần sẽ bước vào giai đoạn chuyển hóa. Hãy xem quyển sách này như một toa thuốc, với một vài loại thuốc dùng lúc khẩn cấp và các loại khác được chia thành các liều nhỏ để sử dụng hằng ngày.

Hãy thực hành theo những lời khuyên trong “Bí Kíp Chống Tụt Mood” khi bế tắc hay chỉ đơn giản là khi bạn không vui và muốn cải thiện tâm trạng. Mỗi chương sẽ xử lý một loại tâm trạng tiêu cực khác nhau để bạn có thể đào sâu tìm hiểu khi cần cũng như có thể đi thẳng đến “liều thuốc” bạn cần lúc khẩn cấp.

st