Thứ
nhất, các du học sinh, những lao động được chờ đợi sẽ có kỹ năng rất tốt trong
tương lai, tạo ra ngoại tác tích cực trên thị trường lao động, tức là họ không
chỉ làm việc tốt mà còn có thể truyền đạt kinh nghiệm và kỹ năng cho đồng sự.
Họ cũng là nguồn lao động rất cần thiết để Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) rất cần thiết cho phát triển. Điều này càng có ý
nghĩa nếu Việt Nam muốn thu hút đầu tư vào những ngành công nghệ cao hơn là
thâm dụng lao động.
.
Thứ
hai, những du học sinh có thể mang về cùng họ những đòi hỏi cao hơn về chuẩn
mực quản lý nhà nước.
.
Thứ
ba, giáo dục ở Việt Nam được hỗ trợ lớn của khu vực công (chiếm 8,3% GDP trong
năm 2005, cao hơn cả Mỹ chỉ 7,2%), những du học sinh, nhất là những người giỏi
nhất, tập trung ở các trường chuyên lớp chọn, hầu hết hưởng lợi từ một nền giáo
dục do Chính phủ tài trợ, nhưng sau đó không đóng góp trở lại khi bắt đầu làm
việc nếu họ quyết định không về nước (đó là chưa kể những người đi du học tự
túc có thể là một nguồn đáng kể trong việc làm tăng thêm thâm hụt cán cân vãng
lai).
.
Cuối
cùng, do việc có ít lao động kỹ năng cao, tiền lương trả cho các lao động kỹ
năng cao trong nước sẽ cao hơn. Điều này có thể có hại cho tăng trưởng kinh tế
của cả quốc gia vì chi phí cao hơn đồng nghĩa với tính cạnh tranh của các doanh
nghiệp yếu hơn.
st