Wednesday, March 30, 2022

3 khuyết điểm và 10 loại nghiệp chướng của phụ nữ


3 khuyết điểm của phụ nữ

1. Tuổi thơ bị cha mẹ quản thúc, không được tự do như con trai.

2. Lấy chồng phải phụ thuộc vào chồng, bản thân không có tự do.

3. Khi về già, gặp phải con dâu bất hiếu, còn phải chịu sự chế giễu, trở ngại.

10 loại nghiệp chướng của phụ nữ

1. Khi sinh ra cha mẹ có quan niệm trọng nam khinh nữ.

2. Bởi vì con gái không phải là người trong nhà, không hết lòng chăm sóc.

3. Gái lớn phải gả chồng, vì hôn nhân mà lo lắng.

4. Con gái e thẹn, thường sợ gặp người, không đủ rộng lượng.

5. Lớn lên nương thân vào người khác, không thể tự mình làm chủ.

Kiêu ngạo là gì; Kiêu căng là gì; Kiêu căng nghĩa là gì
Đức Phật giảng ra 3 khuyết điểm và 10 loại nghiệp chướng của phụ nữ (ảnh minh họa Mobilibianco)

6. Bụng mang dạ chửa, hành động bất tiện, vô cùng đau đớn.

7. Sinh con đau đớn khó mà chịu được.

8. Dựa vào chồng, lúc nào cũng sợ mất đi tình cảm của chồng.

9. Tính ưa hư vinh, ăn mặc mất thời gian, thân thể không sạch sẽ.

10. Lòng hay đa nghi và tật đố, hay đàm luận thị phi, tính tình thất thường.

Như vậy thì có cái gì đáng để kiêu ngạo?

Con dâu xinh đẹp nhưng kiêu ngạo

Có lần trưởng giả Tu Đạt nói với Đức Phật: “Thưa Đức Phật! Đệ tử có tất cả 7 người con trai, 6 người con dâu đều hiếu thuận, hiền dịu, thông minh. Duy chỉ có người con dâu thứ 7 tên là Ngọc Gia, mặc dù dung mạo xinh đẹp, thông minh tuyệt đỉnh, nhưng lại vô cùng kiêu căng; lúc nào cũng ăn nói lỗ mãng, khinh thường người bề trên.

Chúng con vốn định đưa con dâu đến để xin Đức Phật khai thị. Nhưng tâm cô ta đã bị sự vô minh che lấp. Cô ta không những không tin, hơn nữa còn phỉ báng Đức Phật. Cô ta cho rằng đời người hưởng lạc, xinh đẹp và ái tình là quan trọng nhất. Trừ những thứ đó ra, cô ta không quan tâm đến việc gì hết. Chúng con không nghĩ ra được biện pháp gì, chỉ xin Đức Phật từ bi, nghĩ cách để độ hóa người con dâu ương ngạnh này”.

Nghiệp chướng là gì; Nghiệp chướng quá nặng; Đức Phật giảng đạo
Vị trưởng giả cầu xin Đức Phật cứu giúp người con dâu ương ngạnh (ảnh minh họa Facebook)

Đức Phật nhận thấy tấm lòng của trưởng giả Tu Đạt, liền nói: “Ngọc Gia cũng không muốn đến đây. Con lại yêu mến quan tâm đến con dâu như thế; vậy thì ngày mai ta sẽ đến thăm nhà của con!”

Trưởng giả Tu Đạt nghe nói Đức Phật sắp về thăm nhà mình, xúc động đến chảy cả nước mắt, liền đi đến chỗ Đức Phật ngồi, quỳ lạy dưới chân Phật.

Đức Phật từ bi, cảm hóa người phụ nữ bướng bỉnh

Ngày hôm sau Đức Phật dẫn đệ tử đến nhà trưởng giả. Vợ chồng trưởng giả, 7 người con trai và 6 người con dâu đều đi ra vây quanh Đức Phật ba vòng để tỏ sự hoan nghênh của họ; chỉ có mỗi Ngọc Gia là trốn tránh Đức Phật, không chịu đi ra. Trưởng giả cảm thấy rất có lỗi với Đức Phật; trong tâm nghĩ lấy phải một người con dâu không hiền dịu, hơn nữa lại phụ lòng từ bi của Đức Phật, đây đúng là sự sỉ nhục của gia đình!

Nhưng Đức Phật lại không để ý, ngược lại còn sinh lòng thương xót, dùng thần thông phóng ra vạn ánh kim quang từ cơ thể mình; chiếu sáng tất cả các bức tường như thủy tinh trong suốt. Mọi người lúc này đều thấy Ngọc Gia đứng ở phía sau cửa để nhìn lén Đức Phật. 

Đức Phật giảng pháp; Đức Phật giảng dạy; Phật Thích Ca là ai
Đức Phật động lòng thương xót muốn cứu giúp người phụ nữ bướng bỉnh (ảnh minh họa Dhammatalks)

Ngọc Gia tuy có phần chống đối Đức Phật, nhưng khi thấy Đức Phật tỏa sáng như vậy, những ác cảm trong quá khứ đều bị quét sạch, “tóc dựng đứng, run rẩy và kinh hãi”. Cô ta biết không thể trốn được nữa, đành phải đi ra đứng bên cạnh Đức Phật; cúi đầu không dám ngẩng lên nhìn Đức Phật.

Đức Phật khai thị

Đức Phật ôn tồn nói:

“Ngọc Gia! Phụ nữ chỉ có dung mạo xinh đẹp, không được gọi là mỹ nhân, lại càng không đáng để kiêu ngạo. Người phụ nữ có đức hạnh đoan chính, có tiết hạnh, tĩnh lặng, thùy mị, mới là người được tôn kính, mới có thể được gọi là mỹ nhân. 

Dung mạo xinh đẹp, dáng người làm cảm động lòng người, mặc dù có thể cám dỗ, làm người khác si mê, nhưng lại không thể được mọi người tôn kính; cũng không thể coi là người rất tốt. Huống chi, ỷ mình xinh đẹp, xem thường người khác, hành vi không chú ý, chỉ biết đến bản thân mình, vậy thì tương lai sẽ rất khốn khổ. Mà đã mang thân phận phụ nữ, chú định con sẽ có 3 khuyết điểm và 10 loại nghiệp chướng”.


Dẹp bỏ tâm kiêu ngạo làm một người phụ nữ hiền lương

Sau khi Đức Phật thuyết pháp xong, phê bình cô ta là ỷ mình xinh đẹp, xuất thân quyền quý mà kiêu ngạo với nhà chồng; chỉ ra vẻ ngoài xinh đẹp không thể coi là xinh đẹp, tâm hồn thuần khiết, hành vi đoan chính mới là đẹp thực sự; dạy dỗ cô ta phải như thế nào mới là một người vợ hiền. Ngọc Gia nghe Đức Phật giáo huấn, vô cùng hối hận, cầu xin Đức Phật để được sám hối.

Ngọc Gia rơi lệ mà nói với Đức Phật: “Con vốn ngu muội không tôn kính chồng, từ nay về sau sẽ như là nô tỳ của chồng; suốt đời không dám kiêu ngạo nữa. Con xin quỳ gối để được nhận mười giới và quy y tam bảo”.

Đức Phật nói phụ nữ có 3 khuyết điểm và 10 loại nghiệp chướng
Sự từ bi và trí huệ của Đức Phật đã cảm hóa được Ngọc Gia (ảnh minh họa Pinterest)

Ngọc Gia xin được quy y Phật môn, Đức Phật đã truyền mười giới cho cô. Cô còn phát nguyện đời đời kiếp kiếp làm một cư sĩ trong Phật giáo. Cả nhà trưởng giả Tu Đạt thấy vậy thì vui mừng khích lệ cô.    

Từ đó về sau Ngọc Gia đã trở thành một người con dâu hiền lương, được mọi người xa gần không ngừng khen ngợi.

Nhờ Đức Phật khai thị về 3 khuyết điểm và 10 loại nghiệp chướng mà Ngọc Gia đã dẹp bỏ được tâm kiêu ngạo của mình và trở thành một người phụ nữ hiền thục.

Theo Vision Times

Đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhận xét của những người không quan trọng/




Hãy tự tin và thẳng thắn. 

Nếu bạn đánh giá bản thân có cá tính hay không dựa trên góc nhìn của người khác thì chỉ là có cá tính đối với người đó mà thôi. Có những người để ý thái quá đến cách nhìn của người khác đến nỗi đánh mất chính mình và không có cá tính thật sự. Bất kể thế nào, trước hết hãy là một người có tình yêu thương. Lòng yêu thương nồng nàn có thể khiến bạn tự tin và vững vàng hơn trên con đường bạn chọn. 


Hãy kiên định yêu thương, vững tin sống, không buông bỏ chính mình.


St


Xin hãy yêu những điều không hoàn hảo

 Xin hãy yêu những điều không hoàn hảo. Cẩn trọng luôn rất tốt, nhưng đừng quá cầu toàn. Nên phân định rõ: tốt nhưng chưa hoàn hảo, thì vẫn là tốt. Không có gì trên đời là hoàn toàn đúng với tự nhiên, ngay cả những mực thước của con người.



(Chill Radio)




Bạn và không bạn - thiền trên mạng xã hội :)




1. Hùn hạp một nhóm để cười cợt chửi bới một người không xa lạ, nói chung là một dấu hỏi lớn về nhân cách. Nhất là khi người bị nhắm tới, lại không có mặt trên fb ấy tức không hay biết gì để đối phó ra sao. 


- Vấn đề là: hùn một cái like, hùn một tiếng cười, thì có tội gì không? Thiển nghĩ, không có tội gì cả (nếu không có chuyện gì lớn đã xảy ra trước đó, tức không có "nội kết") , nhưng đã rõ ràng biểu hiện một sự gây hấn, ỷ đông a-dua hà hiếp đối với người lẻ loi bị nhắm tới nên hơi hơi... hèn tí.


2. Một người có nhiều bạn xung quanh, rõ ràng là một người biết cư xử tốt với bạn hoặc biết chiều lòng/ lấy lòng bạn, nhất là nếu họ thường gặp nhau. Tôi luôn nhìn người ấy mà thèm nhỏ vãi, vì tôi có ít bạn ngoài đời. 


- Vấn đề là: nếu muốn hiểu chiều sâu và bản lãnh của người có nhiều bạn, thì chắc tôi phải chờ coi người ấy ứng xử ra sao đối với 1 đối tượng mà hắn không thích, hắn dị ứng, và có khi do hắn mang ngầm lòng ganh tỵ vu vơ mà chính hắn cũng khó nhận ra.


3. Từ bạn đến không bạn, vì chỉ cách nhau 1 cọng tóc, nên hôm nay là tri kỷ chết sống, rồi ngày mai không nhìn mặt nhau cũng bình thường. Cho nên ngược lại từ ghét nhau trở thành bạn, cũng bình thường. 


- Vấn đề là: Khi lỡ không còn là bạn ( ngay cả là tình ) của nhau nữa, thì có tìm mọi cách hại danh dự của nhau không? (đừng quên ngày trước do cả 2 cùng tự nguyện chọn nhau, lỡ từng chọn ngu thì do mình ngu, chứ đối phương vẫn thế chỉ tại mình đui không thấy! )


Có lẽ cách lịch sự nhất để "trả thù người xưa" là hãy tìm và kết bạn thân thiết với bất kỳ ai vốn lâu năm không ưa "người xưa": đây là cách rất tự nhiên, nhẹ nhàng thiền tính, và... vô cùng hữu hiệu.

st

Giản dị tâm hồn





Mãi giờ mình hiểu là giữa cái thật và cái nhảm thì sự khác biệt thường là một sự giản dị – giản dị không phải theo nghĩa đơn sơ mà là thông điệp giản dị, mối liên quan rõ ràng, trực tiếp giữa bản chất và hiện tượng, sự vắng mặt những thứ hoa mỹ, rùm beng, lùm xùm, và cái gì đã tốt thì không cần ông nọ bà kia đệm đàn đệm sáo thì vẫn tốt tự thân, vẫn chói nọi như thường.

Sạch...

 



Tôi thường nói với các em nhân viên rằng: Một người bán bún riêu thì việc trước tiên bà ấy phải có bún sạch, rau sạch, nước chan sạch, chén đũa sạch mới lấy được của người ăn mười ngàn đồng, các em làm truyền thông là làm nghề bán chữ mà chữ các em không sạch lại bán giá rất cao các em không thấy áy náy gì hay sao?

(Lời của một đàn anh ngành báo chí)

Tuesday, March 29, 2022

Bức tranh "đọc vị" lòng người



Một bức tranh quen thuộc từng gây bão mạng chỉ bởi những kẻ thích đùa trên cây. Song, nó lại ẩn chứa bài học sâu sắc về tính cách con người.

Ai cũng từng ngây thơ như số 1, đáng sợ như số 3... nhưng phải trở thành người số 5 mới là kẻ chiến thắng.

Đừng quá ngây thơ như số 1

Có lẽ chúng ta đã từng ít nhất một lần ngây thơ như anh chàng số 1 hoặc đã từng chứng kiến bạn bè, người thân bị ai đó đâm sau lưng. Thậm chí, khi bị người bạn ngồi ngay bên cạnh cưa sắp gãy cành cây, anh chàng khốn khổ này vẫn không hề biết gì.

Bất cứ ai đều không thể vỗ ngực ra oai ta chưa từng bị lừa gạt hay vấp ngã. Bởi đời người, ai chẳng có lúc ngu dại. Thế nhưng, điều quan trọng là sau mỗi cú ngã đó, bạn phải biết đứng lên. Sau mỗi lần bị người khác chơi đùa, bạn phải biết chọn lựa điều đúng đắn.

Tuyệt đối, đừng mãi ngây thơ vì cuộc đời này không hề là cổ tích.

Đừng đáng sợ như 2 và 3

Ở bức tranh này, dễ thấy người số 2 đang cố gắng hại người số 1 nhưng lại không hề biết chỗ ngồi của bản thân cũng đang bị người số 3 cưa gãy.

Trên thực tế, có không ít người sẵn sàng đạp đổ một ai đó để mình có thể bước tiếp. Bởi lợi ích cá nhân luôn được đặt lên hàng đầu.

Nhưng, các bạn hãy nhớ rằng, cuộc đời luôn có luật nhân quả và dù sự trừng phạt đến muộn hay sớm thì vẫn có nghĩa bạn phải gánh chịu. Nếu hôm nay bạn rắp tâm lợi dụng những người yếu thế thì ngày mai, rất có thể bạn sẽ bị người khác lật đổ bằng chính thủ đoạn mà mình đã dùng.

Bức tranh đọc vị lòng người: Ai cũng từng ngây thơ như số 1, đáng sợ như số 3... nhưng phải trở thành người số 5 mới là kẻ chiến thắng - Ảnh 1.

Sự thực phũ phàng, hại người chính là hại mình

Đáng đời như số 4

Người xưa có câu "khôn lắm dại nhiều", "hại người cũng là hại chính mình" và chẳng nói đâu xa, đây chính là kết cục của người thứ 4.

Anh chàng mặc áo số 4 thản nhiên cầm cưa với mục đích kéo người số 3 rơi xuống đất. Gương mặt của anh ta lúc này vô cùng đắc thắng mà không hề phát hiện chính chỗ ngồi của mình mới đang bị lung lay.

Bởi vậy, nếu chúng ta chỉ biết chăm chăm tìm cách hại người khác, ngày ngày nghĩ trăm phương ngàn kế để trục lợi mà không chịu quan sát xung quanh thì chắc chắn không thể nhận về một kết cục tốt đẹp.

Hãy đáng sống như số 5

Nhân vật số 5 không hề có mặt trong bức tranh nhưng có lẽ, anh ta đã từng là một trong số 4 người kia hoặc thậm chí đã trải qua cả 4 cung bậc cảm xúc. Giờ đây, khi bản thân đã trưởng thành và đủ vấp ngã, người thứ 5 có thể ung dung đứng bên dưới cười ngạo nghễ và quan sát sự đời.

Chúng ta ai cũng từng đáng thương như số 1, trong phút chốc trở nên đáng ghét như số 2, từng nghĩ mình đáng sợ như số 3 và nhận ra mình đáng đời như số 4.

Là ai đi chăng nữa thì cuộc đời này đều là một chiếc mặt nạ. Bạn có thể chọn sự đáng thương hay đáng sống vì chọn lựa chúng ra sao chính là do bạn.

st.


Người ưu tú mới gặp được những mối quan hệ chất lượng; không tài giỏi có gặp cũng hoá vô dụng?!

 Quan hệ xã hội không phải là khi bạn đang huy hoàng có bao nhiêu người tình nguyện “nâng khăn sửa túi” cho bạn, mà là khi bạn sa cơ lỡ vận, có bao nhiêu người tình nguyện giúp bạn.

Quan hệ xã hội không phải là bạn lợi dụng được bao nhiêu người, mà là xem bạn giúp được bao nhiêu người.

Quan hệ xã hội không phải là có bao nhiêu người đứng trước mặt nịnh bợ bạn, mà là có bao nhiêu người ở phía sau khen ngợi bạn.

Quan hệ xã hội không phải là khi bạn đang huy hoàng có bao nhiêu người tình nguyện "nâng khăn sửa túi" cho bạn, mà là khi bạn sa cơ lỡ vận, có bao nhiêu người tình nguyện giúp bạn.

Quan hệ xã hội không phải là bạn quen biết bao nhiêu người, mà là có bao nhiêu người thực sự coi bạn là tri kỉ.

Quan hệ xã hội không phải là bạn giao lưu với bao nhiêu người, mà là có bao nhiêu người chủ động tìm tới làm quen với bạn.

Đáng ngẫm: Người ưu tú mới gặp được những mối quan hệ chất lượng; không tài giỏi có gặp cũng hoá vô dụng! - Ảnh 1.

Ở nhà nhờ ba mẹ, ra ngoài nhờ bạn bè. Có lẽ vì câu nói này mà có không ít người hễ gặp được ai đó là thêm Zalo, thêm Facebook, lưu số của nhau. Đã có thời, con người ta xem số lượng số điện thoại trong danh bạ và những tấm ảnh chụp chung với vô số người ra làm cái để khoe khoang.

10 năm trước, bản thân tôi cũng được tiếp xúc với một "nhân vật lớn", nói chuyện, trao đổi rất vui vẻ, cảm giác rất hợp nhau, thậm chí còn lưu số điện thoại của nhau. Vốn dĩ cho rằng đây là một mối quan hệ vô cùng quan trọng, nào ngờ không lâu sau, khi ấy tôi gặp phải khó khăn, tôi nhớ tới "nhân vật lớn" này.

Cứ như vậy, tôi gửi một tin nhắn cho đối phương, không trả lời! Sốt ruột, tôi gọi một cuộc điện thoại sang, kết quả chỉ nhân lại được 5 chữ: À, tôi đang bận lắm! Nói thật lòng, khi ấy tôi cảm thấy vô cùng hụt hẫng.

Có lẽ không ít người đều đã gặp phải trường hợp này giống tôi, cứ ngỡ lưu được số nhau, thêm được Zalo của nhau là đã có thể xem nhau như huynh đệ bằng hữu, sẽ có thêm người giúp đỡ mình khi khó khăn, mà quên mất một điều vô cùng quan trọng rằng:

Chỉ khi nguồn lực bình đẳng, chúng ta mới có thể giúp đỡ lẫn nhau.

Đáng ngẫm: Người ưu tú mới gặp được những mối quan hệ chất lượng; không tài giỏi có gặp cũng hoá vô dụng! - Ảnh 2.

Rất nhiều mối quan hệ xã hội hoàn toàn không có tác dụng gì, trông thì có vẻ oai, có số của người ta, nhưng đợi tới lúc cần giúp đỡ thì số máy lại bận. Bởi lẽ bạn không đủ ưu tú – nghe có vẻ rất tàn khốc, nhưng ai lại muốn giúp một người chẳng có tài cán hay giá trị gì?

Ăm 2014, tôi tới một học viện chia sẻ về phương pháp "quản lý thời gian", ở đó, có một tiến sỹ trẻ hỏi tôi rằng: "Nếu đang bận công việc, mà gặp phải một vài vị khách không mời mà đến, vậy có nên từ chối hay không? Từ chối rồi chẳng may làm mất đi một vài mối quan hệ thì sao?"

Tôi nói: "Chỉ những người ưu tú mới có thể gặp được những mối quan hệ chất lượng!"

Vị tiến sỹ trẻ dường như ngộ ra được một điều gì đó: "Trước khi cầm được bằng tiến sỹ, rất ít người chủ động tìm tới tôi, giờ tôi đã hiểu vì sao có người lại chủ động tìm tới mình rồi!" Sau đó, cậu ấy nói rằng mình sẽ tập trung nhiều vào các dự án nghiên cứu hơn, thay vì ngồi đó suy nghĩ nên từ chối người khác hay không.

Nếu bạn không đủ ưu tú, quan hệ xã hội không bao giờ đáng tiền, quan hệ xã hội không phải là một sự theo đuổi, nó là một sự hấp dẫn. Chỉ có những trao đổi đồng đẳng, mới đổi lại được sự trợ giúp hợp lý. Nghe có vẻ trần trụi, nhưng đây là thực tế!

Bên cạnh tôi từng có một người như này, cậu ấy mỗi ngày đều dành phần lớn thời gian có bạn bè, quan điểm của cậu ấy là: càng nhiều bạn, càng có ích. Vì bạn bè, thường xuyên bỏ bê gia đình, bạn nào gọi cũng đi.

Ban đầu, bạn bè nhiều khiến cậu ấy cho rằng có bạn bè là có tất cả, sau cùng, mọi người dần dần rời đi, thời gian gặp nhau ngày một ít, vì sao?

Vì sự nghiệp của họ ngày một tốt hơn, ngoài việc không có thời gian ra, có lẽ họ cũng thấy không cần thiết, bởi lẽ khi bạn dành phần lớn thời gian đi tạo dựng các mối quan hệ, bạn sẽ chẳng mài dũa thêm được bản lĩnh mới, cũng sẽ không tạo được nền móng vững chắc cho sự nghiệp.

Bất hạnh chẳng chừa một ai, sức khỏe cậu ấy xuất hiện vấn đề, là bệnh ung thư. Bác sỹ nói có liên quan tới thói quen hàng ngày, kiểu như thường xuyên nhậu nhẹt uống rượu quá độ, sinh hoạt không điều đô. Nhưng đáng buồn hơn cả là khi những người mà cậu ấy cho là bạn bè biết được tình hình của cậu ấy, chẳng có mấy người tới hỏi thăm, sau cùng, vẫn chỉ là có người nhà ở bên cạnh.

(Bài học cuộc sống_CafeF)

Đáng ngẫm: Người ưu tú mới gặp được những mối quan hệ chất lượng; không tài giỏi có gặp cũng hoá vô dụng! - Ảnh 3.

Thế gian nó vốn dĩ bạc bẽo như vậy! Gặp phải trường hợp như vậy, có lẽ không chỉ có mình cậu ấy.

Khi bạn không đủ lớn mạnh, không đủ ưu tú, đừng lãng phí quá nhiều thời gian đi tạo mối quan hệ này, xây mối quan hệ kia, thay vào đó, hãy dành thời gian cho việc đọc sách, nâng cao kĩ năng chuyên môn. Buông bỏ những mối quan hệ xã giao vô ích, nâng cao bản thân, thế giới mới rộng lớn hơn.

Tất nhiên, vẫn còn một ngoại lệ, đó là những người mà khi bạn khó khăn, hay bạn giàu có, họ vẫn sát cánh bên bạn, là huynh đệ của bạn, những người bạn đích thực như vậy, thực ra không cần nhiều, giữa thế giới rộng lớn này, một vài người là đủ rồi.

Phạm Băng Băng từng nói, tôi chẳng cần phải gả cho nhà giàu, vì tôi là đại gia của mình.

Còn bạn, mong bạn hiểu ra được một điều rằng "Tôi không cần theo đuổi quan hệ xã hội, tôi chính là quan hệ xã hội của tôi."

7 bước “giác ngộ” của một kẻ đầu tư tay mơ:





+ Không biết mình không biết

+ Biết mình không biết

+ Biết + Tham (vì nghĩ mình biết)

+ Lại biết mình không biết thứ mình chưa biết

+ Biết + Tham hơn (vì nghĩ đã biết đủ). 

+ Lại biết mình vẫn chưa biết nhiều thứ mình chưa biết 

 (Lặp lại n lần, n phụ thuộc vào nền tảng mỗi người)

+ Bắt đầu “Biết Điều” và “Biết Đủ”

Con đường bắt đầu có tia sáng từ đây…

Cuốn sách quyết định thành công trong học tập và trên con đường nâng tầm bản thân

 Bí quyết để học ít - hiểu nhiều - nhớ lâu - hiệu quả



Bí mật của thành công và trở nên xuất chúng trong học tập không đơn giản chỉ là những gì bạn được dạy ở trường hay bằng sự nỗ lực chăm chỉ thuần túy, cũng không nằm ở chỉ số IQ, kinh nghiệm hay mẹo vặt. Yếu tố quan trọng nhất để thành công trong học tập đó là phương pháp thông minh. Vấn đề không chỉ là phương pháp mà còn phải là phương pháp thông minh. Cách học thông minh còn quan trọng hơn cả sự nỗ lực chăm chỉ.


Học chính là cách duy nhất để một con người liên tục tiến bộ và đi lên, đó là chân lý ai cũng biết. Song, một người khôn ngoan không chỉ dừng lại ở việc “học”, mà còn cần phải “học cách học”. Vấn đề là không phải ai cũng biết cách phải học như thế nào để tiết kiệm các nguồn lực quý báu như thời gian, tiền bạc và công sức, mà vẫn đạt hiệu quả tối đa trong việc làm chủ các kiến thức mình cần.


Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi một người bước vào những giai đoạn quan trọng của cuộc đời như học hành; thi cử; tốt nghiệp; hay trưởng thành, vừa phải ra đời đi làm lại vừa muốn tiếp tục học thêm nhiều kiến thức mới. Có một thực tế ở nền giáo dục Việt Nam từ trước đến nay là nhiều thế hệ học sinh, sinh viên vẫn phải vùi đầu học hành vất vả mà không có thời gian để phát triển những mặt khác. Nguyên nhân suy cho cùng là vì có học mà không biết cách học một cách thông minh mà thôi.

Điều này lại càng đặc biệt quan trọng, nhất là khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng làn sóng của cuộc cách mạng 4.0 đang dần tới. Bên cạnh cơ hội, thì các tiến bộ khoa học công nghệ với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt đã tạo ra một khoảng cách ngày càng lớn về tri thức giữa các quốc gia, đặt ra rất nhiều thách thức cho người trẻ: “Với xuất phát điểm muộn có thể khiến cho chúng ta đôi chút bất lợi, song để thành công và bắt kịp với thế giới, cái chúng ta cần chính là tốc độ phát triển. Làm chủ được cách học thông minh mới giúp tạo ra tốc độ phát triển nhanh và tiết kiệm được nhiều thời gian, thời gian tiết kiệm đó dùng vào những việc khác tạo ra được vô vàn giá trị lớn lao.”


Là một học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, hay là một nhân viên đang có khát vọng thăng tiến, chắc hẳn bạn cũng luôn mong muốn có thể trau dồi học tập bất kì những kiến thức kĩ năng nào mà mình cần một cách nhanh chóng, hiệu quả mà dễ dàng nhất. Tuy nhiên, bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu và bằng cách nào, hoặc không có đủ thời gian, khả năng, động lực và nguồn cảm hứng học tập. Cuốn sách "Bí quyết để học ít - hiểu nhiều - nhớ lâu - hiệu quả" do đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và biên soạn một cách tâm huyết chắc chắn sẽ giúp được bạn. Bạn không cần phải có trí thông minh xuất chúng hay bộ nhớ siêu phàm để đạt được mọi mục tiêu học tập mà mình muốn, chỉ cần bạn học được cách học thông minh. Hãy áp dụng những chỉ dẫn trong cuốn sách này, và bạn sẽ thấy những cánh cửa mới rộng mở trước mắt mình.


Cách học thông minh còn quan trọng hơn cả sự nỗ lực chăm chỉ

Điểm mấu chốt ở cuốn sách này chính là những phương pháp được thiết kế phù hợp với người Việt Nam, theo hình thức "chìa khóa trao tay" và chuyển hóa mạnh mẽ từ bên trong. Từ đó sử dụng cuốn sách và áp dụng có thể mang lại cho chúng ta một kết quả tiến bộ ngay tức thì.

Bí quyết để học ít - hiểu nhiều - nhớ lâu - hiệu quả không chỉ là một tác phẩm hay, cuốn sách này còn là một công cụ mạnh mẽ, giúp mỗi cá nhân tạo nên điều khác biệt và bước ngoặt đổi thay trên con đường học tập, gặt hái thêm nhiều kết quả và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Chúc các bạn sẽ có những trải nghiệm và phát hiện mới mẻ, đầy ngạc nhiên khi theo từng nhịp đọc trang sách. Nhưng đừng chỉ dừng lại ở việc đọc hoặc thưởng thức, hãy cố gắng tìm đọc và vận dụng chúng càng sớm càng tốt vào trong thực tiễn học tập lẫn công việc, để mang lại những kết quả tiến bộ ngoài sức mong đợi.

Link đặt sách:

https://www.kinhdoanhkhoinghiep.com.vn/bi-quyet-de-hoc-it-hieu-nhieu-nho-lau-hieu-qua-cuon-sach-quyet-dinh-thanh-cong-trong-hoc-tap-va-tren-con-duong-nang-tam-ban-than

Bạn biết điều hạnh phúc nhất trên thế gian này là gì không?

 Bạn biết điều hạnh phúc nhất trên thế gian này là gì không? 



Đó là khi bạn tìm được chính mình, hiểu được giá trị của riêng mình, biết mình là duy nhất.


Là khi bạn thản nhiên và biết cách cân bằng cảm xúc, bạn không bao giờ để cảm xúc của bản thân phụ thuộc vào người khác.


- Ngày hôm nay có người đến nói cười vui vẻ với bạn, bạn thản nhiên nói cười vui vẻ với họ.


- Ngày mai, đột nhiên họ không còn nói cười vui vẻ với bạn nữa, bạn vẫn thản nhiên nói cười vui vẻ với chính mình… làm việc mình thích, ăn món mình thèm, đi đến nơi mình muốn đến. Chẳng bận lòng!

----------------


NGỒI NGẪM CHUYỆN ĐỜI - CHO TÂM THẢNH THƠI: bộ sách dẫn lối trái tim tới bình an.


TÂM SINH TƯỚNG!




Có những người ngày trẻ họ cũng bình thường, khi đằm đằm nhìn họ ngày càng đẹp. Ở họ, toả ra sự  nhân hậu và trí tuệ , ngày càng hấp dẫn người đối diện. Sự hấp dẫn toát ra từ ánh nhìn, từ khuôn mặt. Và tất tật những người như vậy họ đều trải qua một quãng đời sống cực kỳ tích cực và tử tế. Chẳng có một ai sống tha hoá, lọc lừa mà càng già  càng đẹp phúc hậu và ưa nhìn cả.

Có một điều rất kỳ lạ là con người ta khi già đi. Tất cả các trải nghiệm, sự khôn ngoan, phúc hậu hay bình thường rất hay bày tất trên khuôn mặt cho dù người ta chẳng muốn khoe ra! 

Có những người càng già đi thì sự từng trải, cái gai góc, sự tha hoá, xảo trá lọc lừa tất tật bày trên thần thái của họ! Cho dù họ cố tình muốn giấu đi, càng giấu thì càng lộ. Cũng như những nét  tử tế, điềm đạm, người nhân hậu không khoe vẫn hiển hiện  trên dung nhan của họ. 

Tạo hóa tài thế chứ lỵ


(Loan Ngẫn)

Đọc sách...




1. Đọc sách khiến con người trở nên khôn ngoan hơn.


Lợi ích đầu tiên của việc đọc sách tất nhiên là để nâng cao kiến thức. Nếu bạn không muốn sống như kiểu "ếch ngồi đáy giếng", thì bạn phải thu nạp thêm những kiến thức từ thế giới bên ngoài.


Nhưng không phải ai cũng có cơ hội đi du lịch hàng ngàn dặm đường. Vì vậy may mà có sách, có thể giúp họ ở một chỗ cố định vẫn có thể hiểu thêm về thế giới.


Có thể nói rằng, đọc sách chính là cách tiếp thu kiến thức thuận tiện và hiệu quả nhất.


Trong quyển sách "Khổ vui của việc đọc sách", Dương Giang có viết:


"Đọc sách giống như đến thăm nhà người ưu tú nhất thế giới. Muốn đến thăm người thầy bạn ngưỡng mộ hoặc một học giả nổi tiếng mà không cần phải chào hỏi trước, cũng không sợ làm phiền họ.


Mở sách ra, bạn đã có thể "vào nhà". Dù đến đó thường xuyên cũng không sao, bất cứ lúc nào bạn muốn đến. Hay muốn rời đi cũng có thể không cần nói lời tạm biệt..."


Đây là cách thu nhận kiến thức đơn giản nhưng sáng giá nhất!


2. Đọc sách làm người ta quên đi lo lắng.


Tống Thái Tông mỗi ngày đều đọc hai quyển sách lịch sử, nếu một ngày bận việc triều chính thì ngày hôm sau sẽ đọc gấp đôi.


Ông cho rằng: "Đọc sách không phải là gánh nặng, là sự hữu ích!"


Sau này, khi Tô Đông Pha bị giáng chức xuống Đan Châu, Hải Nam, Trung Quốc. Dù ở đây không có phòng, không có thịt, không có thuốc, chỉ có thể ăn khoai uống nước sống qua ngày. Nhưng ông vẫn nhất định cho con trai chép sách và đọc sách cùng mình.


Bạn nghĩ tại sao trong môi trường khắc nghiệt như thế, họ vẫn kiên trì với việc đọc sách?


Nhà thơ Nam Tống Vưu Mậu đã từng nói: "Đói thì đọc sách thay rượu thịt, lạnh thì đọc sách thay chăn lông, cô đơn thì đọc sách thay bạn bè,..."


Đọc sách được người trí tuệ xem như một loại thư giãn, họ thưởng thức nó trong thầm lặng.


Chỉ cần có sách, sẽ khiến họ quên đi mọi nhọc nhằn trên đời.


3. Đọc sách giúp thay đổi tính khí.


Thức ăn dinh dưỡng có thể giúp cơ thể thêm cường tráng, đọc đúng sách có thể bảo vệ đời sống sức khỏe tinh thần của một người.


Thật ra khí chất của một người vốn dĩ rất khó thay đổi. Nhưng khi đọc sách, lại có thể thay đổi được nó. Người xưa còn tương truyền rằng đọc sách có thể giúp thay đổi xương cốt.


Lịch sử khiến con người rõ ràng mọi việc, thơ ca giúp họ sáng suốt, toán học giúp ta thấu đáo, và triết học khiến nhân sinh thêm sâu sắc.


Bạn thấy đấy, đọc sách chính là cách tốt nhất giúp trau dồi tâm trí một cách tinh tế.


Hoàng Đình Kiên từng nói: "Nếu con người không đọc sách, họ sẽ sống, chỉ là đang sống vô vị từng ngày."


Không đọc sách, có thể khiến đầu óc mơ hồ, con người trở nên tầm thường!


Nếu bạn siêng năng đọc sách, có thể giúp mài giũa tính tình, không còn dễ nóng nảy, cũng không còn quá để ý đến lời nói hay cái nhìn thị phi từ người khác nữa.


4. Đọc sách góp phần tạo nên gia đình hạnh phúc.


Đọc sách không chỉ là nấc thang giúp bản thân tiến bộ, mà còn là khởi đầu để gia đình phát triển mạnh mẽ.


Trong thời kỳ Gia Khánh của nhà Thanh, có một câu đối đã được khắc lại trong thư phòng của Lễ bộ:


"Đọc sách truyền mười đời, thì phú quý nhất định không dưới ba đời..."


Đọc sách không phải lối thoát duy nhất, mà còn là lối thoát rất công bằng. Bởi vì nó không quan tâm đến tài năng, xuất thân, mà chỉ coi trọng sự chăm chỉ và cống hiến.


Tăng Quốc Phiên không có nhiều tài lẻ, xuất thân cũng từ gia đình nhà nông. Nhưng ông đã tự thay đổi số phận cả gia đình thông qua việc học của mình.


Sau này khi ra làm quan, Tăng Quốc Phiên nói với mọi người:


"Ông không hi vọng được vinh danh từ thế hệ này sang thế hệ khác, chỉ mong có người tài từ đời này sang đời khác."


Nghĩ như vậy, ông cũng đã làm như vậy. Dù ở xa nhưng ông chưa bao giờ quên việc viết thư về quê nhà đốc thúc em trai và các cháu trai học tập.


Đọc sách, không chỉ có thể giúp thay đổi số phận chính mình, mà còn thay đổi gia đình, thay đổi cả thế giới!


Sưu tầm

(Chill Radio)

5 CÁCH ĐỂ SỐNG CHỦ ĐỘNG



1. Lập kế hoạch cho chính mình

Hãy dành cho mình một ít thời gian để lập ra một kế hoạch thật hoàn chỉnh cho chính bản thân mình. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi tự mình lập ra kế hoạch sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn trong mọi công việc. Những bảng kế hoạch này sẽ giúp bạn biết rõ chính xác bạn muốn gì và cần phải làm gì để vươn đến thành công. 


2. Nâng cao sự tự tin cho bản thân

Với sự tự tin và những suy nghĩ tích cực sẽ giúp mọi việc được diễn ra một cách trôi chảy hơn. Bạn sẽ không còn để ai phải nhắc nhở  nữa mà chính mình có thể tự giải quyết hết tất cả mọi công việc.


3. Không bao giờ từ bỏ

Trên bước đường thành công của mỗi con người luôn xuất hiện những chướng ngại vật. Những chướng ngại vật dù vô hình hay hữu hình thì đó chỉ là một thử thách dành cho bạn. Chỉ cần bạn có thể vượt qua những rào cản đó con đường phía trước sẽ dễ dàng hơn. Chính vì thế, đừng vội vàng từ bỏ bất kì điều gì nửa chừng cả. Hãy kiên trì theo đuổi chúng đến cùng. Khi kiên trì, nhẫn nại bạn sẽ chủ động đưa ra những phương án giải quyết những “bài toán” khó như thế sẽ giúp bạn hình thành thói quen chủ động trong mọi công việc.


4. Chia sẻ với mọi người

Bạn đang có những ý tưởng mới rất hay và độc đáo nhưng lại nghi ngờ về tính khả thi của ý tưởng đó? Hãy mạnh dạn mang suy nghĩ, ý tưởng của mình chia sẻ với những người xung quanh, những người đã có kinh nghiệm đi trước. Họ sẽ là người giúp bạn kiểm tra, đánh giá lại những ý tưởng đó một cách khách quan nhất.


5. Đổi mới tư duy

Tại sao luôn có những người thành công và những người thất bại? Điều đó nằm ở tư duy suy nghĩ của mỗi người. Những người thành công luôn khuyên rằng hãy giải quyết công việc với tư duy của một ông chủ.


(Chill Radio)

Thiền về chữ và tiền :)



1. Dân ít rành chữ nghĩa, thì hay có nhiều chính kiến về chữ nghĩa.


2. Dân hay lên micro, thì văn thơ chắc ồn.


3. Nhà phê bình lúc hay nhất, là trước khi nổi tiếng.


4. Nhà văn -thơ có nhiều tiền, thì văn thơ thường hoa hòe dở


5. Nhà văn túng thiếu, tướng ta xốc xếch, thì văn thơ dễ xuất thần.


6. Dân chữ nghĩa không coi trọng dân bụng phệ giàu có, gặp nhau không biết nói gì hơn 1 câu chào, ngoại trừ sắp mượn tiền.


7. Dân biết đầu tư kiếm thêm tiền, thì hay thấy tội nghiệp cho dân chữ nghĩa sao khôn ngoan sâu sắc thế mà dại thế.

BÀN VỀ HẠNH PHÚC




1. Hạnh phúc hay đau khổ trước sau ai cũng phải nếm. Vì đó là số phận, phải học cách chấp nhận... để mà lớn lên!


2. Vận mệnh chỉ do mình nắm giữ, người khác không thể nắm được.

Trưởng thành, chính là dùng nụ cười để đối diện với mọi việc.


3. Bạn sẽ chẳng bao giờ thực sự hạnh phúc nếu cứ giữ khư khư những gì làm cho bạn buồn. Cứ kệ nó và tiếp tục bước đi


4. Nếu như có người vì một điểm tốt của bạn mà tha thứ cho tất cả những điểm không tốt, thì hãy TR N TRỌNG họ. Bởi vì hầu hết mọi người đều sẽ chỉ vì một điểm xấu của bạn mà quên mất bạn cũng có những điểm tốt vô cùng!


5. Nỗi buồn lớn nhất là cố tỏ ra hạnh phúc. Nỗi đau lớn nhất là cố gắng mỉm cười


6. Không phải cứ bộc lộ ra mới là có chuyện. Người luôn giữ trong lòng luôn là người tổn thương sâu sắc nhất. Dù sao, khi đã chọn sự im lặng cũng là lúc khoảng cách dần tăng và con người ta không còn muốn gần nhau nữa...


7. Mệt nhiều, tự nhiên thành hết mệt. Đau nhiều, tự nhiên thành ra không thấy đau nữa. Khóc nhiều, tự nhiên giờ không chảy nước mắt được nữa. Sau cùng là học được cách: “Nuốt tất cả vào trong, cứ bình thản mà sống”


8. Cái giá của hạnh phúc là sự ràng buộc.

Cái giá của tự do là cô đơn

Chỉ tiếc con người ta rất kỳ lạ

Lúc cô đơn lại thèm ràng buộc

Lúc ràng buộc lại tiếc nuối cô đơn


9. Cuộc đời này lạ lắm. Mình có sống thế nào cũng không thể làm vừa lòng tất cả mọi người được ... Vì thế hãy sống là chính bạn thôi đừng quan tâm nhiều đến việc người khác nghĩ gì!

Cuối cùng,

Ai thương mình thì mình thương lại

Không ai thương mình thì mình tự thương.

Cứ thế đi, đời nhẹ tênh


(Chill Radio)

Monday, March 28, 2022

Thực ra, sự phiền muộn và căn nguyên đau buồn là...

Đời người có một thói quen không tốt chính là thích so sánh với người khác, xem ai tốt hơn mình, lại có ai không bằng mình. Mà thực ra, sự phiền muộn và căn nguyên đau buồn của bạn trước nay đều không phải đau khổ và bất hạnh của người khác, mà là thái độ của bản thân bạn. 





 St

Overthinking là gì? Làm gì khi những suy nghĩ trở nên quá tải

Thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ, con người được hỗ trợ nhiều bởi máy móc/thiết bị. Dù vậy, người trẻ mỗi ngày đều phải quay cuồng tham gia nhiều cuộc đua khốc liệt của cuộc sống.

Khi đối mặt với quá nhiều vấn đề từ công việc cho đến sinh hoạt hằng ngày, nhiều người rơi vào trạng thái overthinking. Vậy overthinking là gì? Đâu là nguyên do và làm thế nào để hạn chế được vấn đề này xảy ra? 

Overthinking là gì?

Overthinking là gì? Overthinking là suy nghĩ quá nhiều, tiêu cực hóa mọi thứ trong một vấn đề đã xảy ra hoặc sắp xảy ra. Hội chứng này được chia thành hai dạng: Ruminating (Hồi tưởng về quá khứ) và Worrying (Lo lắng cho tương lai). 

Ruminating overthinking là khi một vấn đề đã diễn ra và có kết quả nhưng bạn vẫn bị phân tâm và suy nghĩ đến nó. Worrying overthinking là khi một sự kiện sắp xảy ra, bạn nghĩ đến hàng tá tình huống xấu có thể xuất hiện. 

Có thể nói, hầu hết trong số chúng ta đều đã ít nhất một lần bị overthinking tại thời điểm nào đó của cuộc sống. Tuy nhiên, có thể số lần tiểu tiết ấy khiến bạn không nhận ra mình từng rơi vào trạng thái này.

Overthinking xuất hiện khi mọi suy nghĩ bị quá tải
Overthinking là tình trạng tiêu cực hóa mọi mặt của vấn đề

Những lý do khiến chúng ta overthink

Bạn đã từng nghĩ đến lý do tại sao lại xuất hiện tình trạng này ở con người không? 3 nguyên nhân khiến chúng ta overthinking bao gồm:

Quá cầu toàn trong mọi việc

Trước sự kiện lớn hay nhỏ trong đời sống và công việc, những người cầu toàn thường suy tính rất nhiều đến tình huống và kết quả của vấn đề. Từ đó, họ sẽ có xu hướng dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho nó.

Người quá cầu toàn rất dễ gặp phải tình trạng overthinking

Điều này xuất phát từ mong muốn có thể kiểm soát và làm tốt mọi việc, họ mong muốn có hướng giải quyết ngay khi vấn đề phát sinh dẫn tới họ luôn suy nghĩ rất nhiều cho những sự kiện đang hoặc sắp xảy ra. 

Tuy nhiên, ở những người overthinking, mọi suy nghĩ của họ thường ở trạng thái tiêu cực. Chính vì vậy, thay vì tìm kiếm những thông tin mới giúp ích, họ lại bị rơi vào trạng thái lo âu và nghĩ ngợi quá nhiều.

Điều này dẫn đến mất tinh thần, thậm chí là mệt mỏi. 

Lo lắng quá nhiều đến kết quả

Trong công việc, nhiều người quan tâm đến kết quả và mong muốn mọi thứ đều suôn sẻ. Từ mong muốn đó, họ luôn nỗ lực hành động và nghĩ rằng: càng suy nghĩ nhiều thì càng có kết quả tốt hơn. Bởi khi suy nghĩ đến mọi mặt của vấn đề, họ sẽ tìm ra các hướng đi hiệu quả nhất. 

Lo lắng quá nhiều dẫn đến tình trạng overthinking
Lo lắng quá nhiều đến kết quả

Quá để tâm đến những chi tiết nhỏ

Khi quá để tâm đến những chi tiết nhỏ, người ta thường chia vấn đề ra thành từng yếu tố rồi phân tích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn lọc vấn đề để thực hiện điều này.

Từ đó, dẫn đến tình trạng càng xem xét càng nhìn thấy điều tiêu cực, càng đi xa hướng ban đầu và làm quá vấn đề lên. Đây là nguyên nhân hình thành chứng overthinking khá phổ biến. 

Người overthinking thường quá để tâm tiểu tiết
Quá để tâm đến những chi tiết nhỏ

Những tác hại của việc overthinking

Có thể khẳng định rằng, dù overthinking theo dạng nào cũng đều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và tinh thần. Tác hại của overthinking tồn tại cả về mặt sức khỏe cũng như hiệu suất làm việc.

Trước hết là những ảnh hưởng đến sức khỏe của người overthinking. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên có xu hướng nghĩ quá mọi chuyện và tiêu cực hóa vấn đề có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ, trầm cảm. Như vậy, overthinking đã ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. 

Overthinking gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, sức khỏe và công việc
Overthinking làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người trẻ

Việc suy nghĩ quá nhiều khiến cho não bộ trở nên quá tải. Đây sẽ là yếu tố trung gian khiến cơ thể mệt mỏi. Đồng thời, khiến hệ thần kinh trì trệ trong quá trình hoạt động và tiếp thu thông tin.

Người overthinking khi đạt đến một mức giới hạn nào đó sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán nản. Kèm theo đó là lo lắng và dường như không muốn tiếp tục làm bất cứ việc gì. Điều này là mối nguy hại đến quy trình làm việc của họ. 

Một ảnh hưởng dễ dàng nhận thấy nhất từ những người overthinking thể hiện ra bên ngoài chính là cách họ duy trì cuộc sống và công việc của mình.

Việc suy nghĩ tiêu cực mọi vấn đề khiến khả năng giải quyết của họ bị ảnh hưởng. Lúc nà, tâm trí không còn minh mẫn, cách giải quyết không sáng suốt và hiệu quả. 

7 cách để hạn chế overthinking và làm việc hiệu quả

Bạn nhận thấy mình đang có dấu hiệu overthinking? Hãy thử áp dụng 7 cách sau để hạn chế overthinking cũng như có một cuộc sống nhẹ nhàng hơn nhé!

Hạn chế được tình trạng overthinking giúp bạn có cuộc sống vui vẻ hơn
Cách hạn chế overthinking

Phương pháp ngồi thiền

Ngồi thiền là một trong những phương pháp giúp cân bằng tinh thần hiệu quả mà nhiều người lựa chọn mỗi khi gặp phải áp lực và mệt mỏi. Phương pháp này cũng được nhiều doanh nhân thành đạt ủng hộ bởi những tác động tích cực mà nó mang lại.

Tuy nhiên, ngồi thiền và luyện tập cho não bộ nghỉ ngơi cũng có nhiều kỹ năng. Hãy ngồi thư giãn thoải mái nhất có thể, nhắm mắt và bình tâm trở lại. Tốt nhất là hãy thả lỏng và không để bản thân suy nghĩ thêm bất cứ điều gì khác. 

Tập cách thay đổi từ trong suy nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề

Overthinking thường xảy ra khi bản thân không tự tin vào quyết định của mình. Khi lo lắng về kết quả của một vấn đề nào đó cũng có thể khiến chúng ta overthink. Cùng với đó, khi bản thân ngại đưa ra lựa chọn, chúng ta cũng dễ trở nên lo lắng và bắt đầu overthinking. 

Điều này xảy ra khi bạn suy nghĩ quá nhiều đến hậu quả. Hãy tập cách thay đổi ngay từ trong suy nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề của bạn.

Thay vì nghĩ rằng tương lai thật đen tối và nhiều rủi ro, hãy nghĩ rằng tất cả những điều đến với mình đều là một món quà. Cuộc sống lúc nào cũng tràn đầy những điều mới lạ, chúng ta chỉ thật sự sống khi chúng ta vượt qua được vùng an toàn của chính mình.

Làm những việc khác giúp bạn vượt qua overthinking

Mọi người vẫn thường đề cập đến phương pháp này như là cách hiệu quả nhất để ngăn sự xuất hiện của tình trạng overthinking. Nó như cách mà bạn đóng cánh cửa suy nghĩ tiêu cực lại.

Chạy đến một hướng khác và mở cánh cửa khác ra, đón nhận những điều thú vị và mới mẻ hơn. Hoặc ít nhất là có thể dừng nghĩ về vấn đề khiến bạn overthink.

Bắt tay vào làm một việc khác sẽ giúp tâm trí bạn bị phân tâm và sao nhãng. Những suy nghĩ tiêu cực của vấn đề sẽ không còn chi phối tinh thần của bạn nữa. Tập trung làm công việc bạn yêu thích; Thư giãn với một bản nhạc tươi vui; Tham gia một trò chơi thú vị; Trò chuyện với một người có thể lắng nghe mình… Tất cả sẽ góp phần dừng lại quá trình overthinking một cách nhanh và hiệu quả nhất. 

Viết nhật ký

Seneca là một trong những nhà triết gia nổi tiếng. Ông có thói quen viết nhật ký và suy ngẫm lại về một ngày của mình. Khi viết nhật ký, bạn không cần phải kể một câu chuyện sao cho logic và hợp lý.

Điều quan trọng của thói quen này là bạn chuyển tải những suy nghĩ chưa trọn vẹn, ngăn nắp ra giấy. Từ đó, dọn dẹp được mớ bộn bề trong đầu, và giảm bớt overthinking.

Có lẽ không nhiều người thích phương pháp này. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của nó. Lợi ích tuyệt vời nhất của việc viết là dừng quá trình overthinking.

Từ đó, chuyển hóa suy nghĩ thành những ý tưởng được hiện hữu trong giấy. Nó sẽ như một bản kế hoạch thô cho những sự kiện tiếp theo. Ngoài ra, viết còn là cách rèn luyện kỹ năng tư duy, phục vụ rất nhiều cho công việc của bạn. 

Học cách biết ơn và hài lòng

Biết ơn những gì bản thân đang có và biết hài lòng với mọi thứ của hiện tại là lời khuyên dành cho những người quá cầu toàn. Khi bạn đặt mong muốn vượt trên mọi tiêu chuẩn và cố gắng thực hiện chúng.

Lúc nhận lại kết quả, là thất bại thì bạn sẽ tự lọt vào hố sâu của overthinking. Lúc này, bản thân sẽ dần “chìm sâu” vào trong những suy nghĩ do chính mình tự đặt ra.   

Thừa nhận thành công của bản thân

Thừa nhận thành công của chính mình là một trong những biểu hiện của sự yêu thương, và trân trọng bản thân.

Bạn đã bao giờ công nhận thành công của mình và tự hào về điều đó chưa? Làm được điều này, bạn sẽ không phải sống trong hàng tá ý nghĩ tiêu cực, không cần phải overthinking thường xuyên như bây giờ nữa. Bởi lẽ, mọi thứ đã hoàn hảo theo cách nhìn nhận của bạn. 

Tin tưởng vào trực giác bản thân

Đây là một phương pháp nghe có vẻ mang tính trực giác. Tuy nhiên lại là cách tối ưu nhất giúp người đang overthinking vượt qua tình trạng tồi tệ của hiện tại. Mấu chốt của overthinking là quá tiếc nuối đối với những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, hoặc quá lo lắng về những chuyện chưa xảy ra trong tương lai.

Vậy tại sao không thử tin tưởng vào trực giác ban đầu của bản thân? Chọn ý đầu tiên xuất hiện trong đầu ngay khi hàng loạt suy nghĩ bắt đầu hiện ra. 

Overthinking dần dần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và cung cách làm việc của chúng ta. Chính vì vậy, việc nhận ra được bản thân đang lâm vào tình trạng này và kịp thời ngăn chặn là điều vô cùng cần thiết.

------

saugiohanhchinh.vn