Wednesday, March 16, 2022

time +1



Ở một số quốc gia phát triển ở phương Tây họ có một định nghĩa: “Saving the after daylight!”. Được hiểu là tiết kiệm đến tia nắng cuối cùng, gớm mấy thằng tây lông đã giàu còn ki bo bảo sao không giàu he he. Vào chủ nhật đầu tiên của tháng 3 tức là khi mùa nắng đến họ sẽ dịch chuyển múi giờ lên +1, tức là thời gian trong ngày của quốc gia đó sẽ nhanh hơn trước kia 1h đồng hồ. Sau đó họ sẽ trả lại múi thời gian về như cũ vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 10 tức là khi mùa lạnh về.
Thay đổi múi giờ lên +1 nghĩa là một ngày của họ sẽ bắt đầu sớm hơn 1h đồng hồ, bình thường nếu họ ngủ dậy vốn từ 7h sáng thì tiến lên sẽ là 6h sáng và buổi tối nếu họ ngủ từ 10h thì sẽ lùi lại là 9h. Một ngày vẫn đủ 24 tiếng không hơn không kém, chỉ thay đổi thời gian thực tế nhanh hơn 1h. Cụ thể là như 7h sáng của múi giới mới đương 6h sáng của múi giờ cũ, mọi thứ vẫn vận hành bình thường. Điều khác biệt là họ tận dụng được nguồn lợi ích khổng lồ do ánh nắng mặt trời mang lại chứ tây ki bo họ không làm gì một cách vô ích đâu. Đơn giản là chỉ 1 giờ tận dụng ánh nắng mặt trời đồng nghĩa với ít nhất 1 giờ họ giảm thiểu chi phí đèn đường tương đương với hàng triệu Euro cùng với đó là thêm 1 giờ khai thác nguồn năng lượng mặt trời chưa kể đến những hiệu ứng dân sinh khác.

Nếu mang khái niệm đó áp dụng về Việt Nam thì hiệu quả có thể còn nhiều  hơn. Việt Nam là nước nhiệt đới, nắng nóng quanh năm, đặc biệt vào mùa hè. Nếu bây giờ vào mùa hè đến cuối mùa thu Việt Nam chuyển qua sử dụng múi giò GMT +8 thay vì +7 như hiện tại? Sẽ ra sao? Buổi sáng ngủ dậy lúc 6h thời điểm này vốn là 5h theo múi giờ cũ tức là khi đó mới chớm bình minh, mất khoảng 30p cho việc vệ sinh cá nhân sau đó sẽ ra đường đi làm. Nếu ra đường đi làm vào thời điểm đó, là thời điểm bình minh, không khí mát mẻ trong lành đó cũng là thời điểm cây xanh bắt đầu quang hợp tạo ra một không khí thoải mái dễ chịu. Thay vì ngủ dậy vào 6h mặt trời đã lên cao và 7h hơn ra đường hứng chịu cái nắng trang trang oi bức. Người đi làm văn phòng nếu đến cơ quan sớm khi thời tiết vẫn còn mát mẻ chỉ cần mở cửa ra để thông thoáng không khí và tiết kiệm được 1h bật điều hòa, vừa tốt cho sức khỏe vừa tiết kiệm điện.
Khoảng thời gian tiếp theo cho đến trưa chiều là nắng nhất thì tất cả mọi người đã yên vị tại chỗ làm việc. Chiều đến giờ làm việc kết thúc là 5h vốn là 4h trước kia. Tan làm việc, đón con cái khi về nhà trời vẫn còn sáng thay vì nhá nhem tối. Trẻ con sẽ có thời gian vui chơi ngoài trời giải tỏa căng thẳng học hành và cũng tăng cường sức khỏe. Người lớn có thể giải quyết các công việc nhà ngay khi trời còn sáng, giờ đây với sự phát triển của công nghệ pin mặt trời, nhà nhà có thể lắp đôi tấm lên tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên, tiết kiệm được một khoản chi phí điện năng. Chỉ cần 1 nhà tắt bóng đèn 1h vào giờ cao điểm đã tiết kiệm 1 khối lượng điện khổng lồ phục vụ cho các vùng thiếu điện nếu trường hợp nhà nhà sử dụng pin năng lượng mặt trời đồng nghĩa nguồn điện tiết kiệm còn dồi dào hơn cơ số lần.

 Dù nhà nào ăn cơm muộn tức là khoảng 8h vốn là 7h theo múi giờ cũ thì trời khi đó mới chỉ nhá nhem tối. Thay vì đi ngủ mọi người ra đường hóng mát, bố mẹ đưa con cái ra đường chơi, bạn bè tụ tập nhau ra đường chơi và các ông các bà ra đường tập thể dục… người người ra đường nhà nhà ra đường. Việc có thêm một khoảng thời gian ở bên nhau sẽ có nhiều tác động tích cực hơn cho mỗi cá nhân. Thay vì lên giường ngủ sớm và gây nguy cơ  gia tăng dân số he he, 2 vợ chồng đưa con cái đi chơi có thể 2 người sẽ thú nhận với nhau rằng anh chót cắm sừng em với cô thư ký, cô vợ đáp lại chuyện em biết lâu rồi em còn cắm anh nhiều hơn với lão sếp em.. 2 người nhìn nhau tay nắm chặt cô vợ dựa đầu vào vai anh chồng he he lãng mạn gớm. 2 ông bà cụ tập thể dục với nhau ông trầm ngâm ngày còn trẻ đi bộ đội tôi dùng tay không quật ngã xe tăng bà ợ, bà đáp lại bố khỉ tôi dùng đôi guốc của u tôi ném con gà thế chó nào ném rơi máy bay giặc ông ạ he he. Các bạn trẻ ra đường sẽ bớt đi những bạn trẻ ngồi lì trươc màn hình máy tính đốt thuốc lá, ăn đồ ngọt, rầu rĩ trên mạng… tóm lại là rất có ích.

Ở một mặt khác ra đường là phải tiêu tiền, người uống bia uống nước, người ăn hàng quán, người ăn kem người mua sắm… tiêu tiền tức là kích cầu tiêu dùng. Theo kinh tế học thì tiền ngồi im một chỗ là chết vậy thì sự tiêu dùng trong dân chúng là nguồn vốn lưu động lớn hơn bất kỳ công ty nào có thể tạo ra, chém gió thế chứ biết đéo gì về kinh tế he he. Giống như phương tây việc tiết kiệm 1h hệ thống chiếu sáng công cộng như đèn đường, đèn cao tốc là tiết kiệm được một nguồn ngân sách khổng lồ để có thể dùng tiên làm việc khác ví dụ như xây thêm nhà vệ sinh công cộng chẳng hạn. Đó chỉ là một trong số các lợi ích có thể trông thấy khi áp dụng “Day light saving”. Được kha khá mà chẳng mất đi quá nhiều he he, bao giờ thì Việt Nam áp dụng đây? Chỉ cần 1 nghị định, có chăng là quá khó?
 ---
(dangtranhoang.tumblr.com)