Wednesday, March 16, 2022

Khi nên tiến thì tiến, khi nên thối thì thối

 Long tranh hổ đấu

  Một nhóm người đang vẽ phác bức tranh ở tấm bình phong trước đình làng : một con rồng trên mây đang bay xuống, và một con hổ ở đỉnh núi chực lao lên. Chỉnh sửa nhiều lần, nhưng thấy vẫn sao sao ấy, không sinh động lắm, vừa thấy thiền sư Vô Đức đi ngang qua, bèn xin ý kiến. Thiền sư ngắm xong bèn nói :

- Bức tranh chưa miêu tả được đặc tính của long và hổ, các ông nên biết, rồng trước khi phóng tới thì đầu phải rụt về sau, hổ muốn tấn công thì đầu phải hạ thấp. Độ co rụt càng lớn thì thì rồng lao tới càng nhanh, đầu càng hạ thấp thì hổ nhảy càng cao.

  Mọi người ồ lên :

- quá đúng ! ta đã vẽ đầu rồng quá hướng về trước, đầu hổ ngẩng quá cao nên bức họa không sinh động.

  Thiền sư nhân đó giảng thêm :

- Trong đời sống cũng thế, thối một bước để chuẩn bị thì vọt tới càng xa, khiêm tốn hạ mình mới leo được cao.

- Thiền sư ! Người đã thối lui làm sao có thể tiến tới, người đã hạ mình làm sao có thể lên cao ?

Thiền sư đáp :  

- tiến thối mình đã chủ động mà, hãy nghe

  tay cầm mạ non gieo đầy ruộng

  cúi đầu nhìn thấy trời trong nước

  Thân tâm thanh tịnh mới là đạo

  Thối lùi vốn dĩ là tiến lên

   Người đời nên có lúc tự tôn, như rồng ngẩng đầu hổ vươn mình, nhưng cũng có lúc nên hạ mình, như rồng rụt cổ, hổ cúi đầu. Khi nên tiến thì tiến, khi nên thối thì thối.

  Trong các bức tranh sau, bức nào hợp ý thiền sư ?