Tuesday, July 30, 2024

Duyên do trời định, phận do người tạo

 "Tôi tin vào duyên phận, bởi vì khi ta gặp và quen biết một ai đó trong cuộc đời đó chính là cái duyên, còn có kiên quyết để phấn đấu vì nhau, để đến với nhau hay không lại là quyết định của mỗi người.

Duyên do trời định, phận do người tạo.

Có thể gặp được người nào là duyên may.

Nhưng để sống bên cạnh ai đó chính là sự lựa chọn."



Phim: Past Lives (2023)

Fix yourself

 "Do not try to fix whatever comes in your life. Fix yourself in such a way that whatever comes, you will be fine." 



(Saghguru)


Monday, July 29, 2024

...và kiên quyết đi trên con đường mình đã chọn.

 “Hạnh phúc không phải là làm ra để cho ai xem. Hạnh phúc đơn giản chỉ là cầm tay người bạn đời của mình, kiên quyết đi trên con đường mình đã chọn.”



Ánh sao ban ngày | Mộc Phạ

Friday, July 26, 2024

Con người ta sinh ra vốn dĩ luôn mang trên mình trách nhiệm

 Tôi lẳng lặng nhìn thanh xuân qua đi, chẳng biết sống như thế nào mới gọi là “đáng” như người ta vẫn nói, chỉ biết những chuỗi ngày không buồn không vui này khiến tôi vô số lần ảo tưởng được thoát ly đến một nơi nào đó khác hơn.



Thế nhưng tôi không làm được. Con người ta sinh ra vốn dĩ luôn mang trên mình trách nhiệm và ràng buộc, tôi cũng vậy.  Mà đôi lúc, đó không phải là nơi chấp cánh, mà là những gì níu chân con người ta từ những mộng tưởng xa vời…


Written by Moctieungu

Đó chính là: thản nhiên sống!

 Trải qua rất nhiều chuyện, tôi mới chợt nhận ra rằng, mỗi cô gái có cách đối mặt với những nỗi đau khác nhau!



❥ Những cô gái yêu đuối, chọn cách khóc lóc, suy nghĩ về vết thương cho tới khi nó chạm tới đáy lòng họ. Nhưng rồi đi qua những ngày tháng khổ đau ấy, họ có được cho mình những niềm vui mới. Đơn giản, nhẹ nhàng và dễ lấy lại cảm xúc hơn. 


❥ Những người “được cho” là mạnh mẽ, hoặc thật sự mạnh mẽ thì sao? Họ đã vượt qua tổn thương như thế nào?


Họ không khóc, không gào thét lên như kẻ mất trí. Họ cứ thản nhiên cười và vô tư sống. Nhưng thực sự thì sâu trong đáy lòng họ, nó mỏng manh và yếu đuối biết nhường nào. Lúc nào cũng như con đê nhỏ chực chờ vỡ nát. Vết thương của họ, khó lành hơn nhiều so với những cô nàng yếu đuối. Bởi một chút buồn nhỏ nhặt, không làm thay đổi được họ. Chỉ những nỗi đau rất lớn, mới khiến họ gồng mình lên tới vậy. 


❥ Còn một loại nữa, mà không biết có ai hiểu được họ hay không?


Đó là những cô gái, những người phụ nữ đã đi tới cuối cùng của đau thương, của mạnh mẽ. Và họ chọn lặng yên. Chẳng ai hay biết ta cũng tổn thương, chẳng ai biết trái tim ta cũng úa màu, đôi mắt cũng đượm những buồn vì một ai mà chẳng ai rõ ngoài chính bản thân mình. 


Chỉ là thản nhiên sống, sống yên lặng và không đem nỗi buồn ra phơi nữa. Đó chính là đoạn cuối cùng của một trái tim mạnh mẽ!


- Sưu tầm -

Wednesday, July 24, 2024

Thôi thì hi vọng...





Ngồi với Chị vài phút buổi chiều … Suy ngẫm những điều chị nói…. Trong những lời chia sẻ, có một chuyện tình….

-------

Cô ruột của T ở Bến Tre, 71 tuổi bị ung thư chết đã 1 năm. Khi sắp chết, Cô được nắm tay người yêu lần cuối và nói câu “Em thương anh lắm” và khóc.

Khi ông về chừng 1,2 ngày sau Cô chết.

Lúc Cô chết, con gái chở ông bằng xe hơi từ Ba Tri qua viếng mang theo vòng hoa ghi là “ Người Bạn Ba Tri ” . Tràng hoa tươi rất đẹp. T và mọi người trong gia đình nghe có bồ của Cô đi viếng nên chạy ra ….rình. Ông ngồi nói chuyện với bác của T. Thấy ông hiền từ, phúc hậu và đạo đức lắm.

Lúc k có ai, ông đứng ở gốc cây khóc 1 mình rất tội  nghiệp. Già còn thương nhau như vầy, T thấy cay cay mũi.

Thời buổi giờ tìm đâu người như vậy, T thấy Cô chết mà hạnh phúc quá! Cô không đẹp, đã có 2 đời chồng nhưng đều khổ sở vì chồng, con.

T nghe nói ngày xưa Cô và ông rất thương nhau định quay lại nhưng sao đó sợ người này người kia khổ gì đó, mà k ở bên nhau được. Sau này,ông cũng có giúp đỡ Cô. Con cái ông đều thành đạt.  

T thấy tâm đắc ở chỗ gần chết, mà cũng được người yêu nắm tay và nói được điều mình để trong lòng bấy lâu, ra đi như vậy nhẹ nhàng và vĩnh cửu.

T thầm ước….mình cũng được như vậy.Chết mà được nắm tay bồ cũ….nói câu mình cả đời muốn nói …. 

Cuộc đời của Cô rất khổ, nhưng có lẽ Cô và người ấy đều hoàn thành tốt bổn phận của mình và  dù có duyên mà không nợ nhưng Cô luôn có cảm giác được người ấy yêu thương và bên cạnh, nên Cô mới vui vẻ đi tiếp trên đường đời nhiều chông gai.

--------

Chị nói:

“Thôi thì hi vọng rằng, ngày mai mình nhắm mắt, cũng được quý nhau như vầy”

Bước ra ngoài…trời đổ mưa….tuôn trút….nghe trong lòng….cảm giác Lạnh….tái tê…

Mọi thứ rốt cuộc chỉ là tìm kiếm bình yên

 … trong hạnh phúc luôn chứa mầm mống của nỗi đau.

Trong cô đơn luôn có sự vuông tròn bình yên an ủi.

Trong nỗi đau lại nhận ra niềm hạnh phúc tột cùng.

Trong sự gìn giữ riêng tư là khát khao chia sẻ.

Trong sự ngủ yên thiêng liêng thần thánh là niềm đợi chờ được đánh thức.

Trong tiếng ca vui luôn có tiếng thở dài buồn bã.

Trong ngôi nhà to đẹp luôn có những con người sứt sẹo mảnh tim.

Trong gắn bó là nỗi sợ hãi chia lìa…

Tất cả đều gieo vào tâm thức một sự bất ổn không lý giải…..



….là tri kỷ, cảm ơn đã mỉm cười chấp nhận tôi, với những điều trái ngược cuồn cuộn chảy từ ngoài ánh mắt vào trong đáy mắt….


Sự ngược đời giản đơn như đau đớn mà cười vang…


Mọi thứ rốt cuộc chỉ là tìm kiếm bình yên, nên nếu có thể làm điều gì khiến cho nhau an lạc, sao lại có thể chối từ?


(trích Phiên Nghiên)

Đau khổ nên cần phải biết rộng lòng với nhau hơn

 “Cái hạnh phúc ở trần gian chính là ý thức được khổ đau. Đau khổ nên cần phải biết rộng lòng với nhau hơn, tử tế hơn, độ lượng hơn, biết tha thứ, nhân hậu hơn.”



- Đò đưa - 

 /Trịnh Công Sơn /

Gieo và Gặt




Có những nguyên tắc nhất định, những quy luật của vũ trụ, những sự thật không thể chối cãi chi phối cuộc sống của chúng ta. Sự thật là bạn không thể kiểm soát hết kết quả cuộc sống bạn muốn. Điều chúng ta có thể làm được tuy vậy lại là gây ảnh hưởng và góp phần tạo nên những kết quả đó.

Công nhận, hiểu và tuân theo sự vận hành của vũ trụ
Nhận thức được các quy luật tự nhiên và sau đó sắp xếp hành động để không đi ngược lại những quy luật này sẽ mang lại cho bạn cơ hội tốt hơn để đạt được kết quả mong muốn. Cũng giống như cơ thể của chúng ta vậy, hoạt động theo những nguyên lý, cơ chế nhất định. Nếu không vận động, không ăn uống lành mạnh, và thường xuyên đi khám bác sĩ, bạn sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn người khác.
Còn nếu thêm các thói quen xấu, bạn sẽ nguy cơ đấy lên gấp đôi. Hiểu các nguyên tắc của cuộc sống cho phép bạn lựa chọn các hành động phù hợp hướng tới kết quả cụ thể và cho phép bạn gắn bó lâu dài với những hành động trong dài hạn.
Dưới đây là 3 nguyên tắc dẫn đến thành công
1. Gieo thời gian và thu hoạch
Nguyên tắc này còn tinh tế và có chiều sâu hơn nhiều so với câu nói "gieo gì gặt nấy". Trong khi đó là một phần lớn của nguyên tắc trên nhưng vẫn thiếu 2 yếu tố chính quan trọng. Yếu tố quan trọng đầu tiên là về thời gian và thứ hai là về công việc.
Một sinh viên đại học 20 tuổi có thể trì hoãn và đợi đến sát ngày đến hạn mới hoàn thành công việc. Sau đó anh ta sẽ vận hết nội công của mình thức suốt đêm để hoàn thành việc và dẫn đầu trong kì thi. Họ gieo hạt giống bằng cách làm việc và gặt hái lợi ích là việc đạt điểm cao. Vậy những bác nông dân thì sao?
Cũng áp dụng một nguyên tắc tương tự nhưng những bác nông dân còn phải tính toán đến thời gian cũng như năng lượng. Bạn không thể giao hạt hôm nay mà có thể gặt hái ngày mai được. Những sinh viên hay trì hoãn sẽ sớm học được điều này.
Khía cạnh thứ hai của nguyên tắc này là vấn đề sử dụng năng lượng. Mọi người thường mắc phải sai lầm và cái bẫy của nguyên tắc này. Sinh viên thức trắng cả đêm để học và nhận được kết quả tốt không phải là nguyên tắc đang được nhắc đến mà chỉ là một điều ngoại lệ. Hãy xem xét người nông dân. Ông ta gieo hạt giống chờ đợi sau đó gặt.
Tuy nhiên, để thực sự thu hoạch, người nông dân vẫn phải làm những việc khác. Ông vẫn phải ra ngoài đồng và thu hoạch vụ mùa nếu không chúng sẽ bị thối rữa ngoài đồng. Điều này đúng với hầu hết mọi thứ trong cuộc sống. Bạn phải làm việc và gieo đúng thứ nhưng bạn vẫn phải làm thêm việc để thực sự gặt hái được thành công.
2. Đầu vào và đầu ra luôn xảy ra đồng thời nhưng không phải lúc nào cũng đồng đều
Nếu đã trải nghiệm đủ lâu bạn sẽ nhận thức được rằng kết quả bạn nhận được không phải lúc nào cũng tương xứng với nỗ lực bạn bỏ ra. Cuộc sống không phải một cuộc trao đổi công bằng, điều bạn cho đi và điều bạn nhận lại hiếm khi nào cân bằng với nhau. Tuy nhiên dần dần, sự đảo ngược sẽ xảy ra. Kết quả nhận được sẽ bắt đầu bắt kịp với đầu vào và sau đó sẽ vượt xa đầu vào, dĩ nhiên bạn sẽ làm việc thảnh thơi hơn ban đầu.
Điều quan trọng nhất để hiểu nguyên tắc này là đầu vào – tương tự như lãi kép trong thế giới tài chính – qua thời gian sinh lời nhiều hơn. Bạn phải hiểu rằng cũng giống như các khoản đầu tư tài chính, nó có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực. Những gì bạn đầu tư vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bạn nhận được. Bạn phải đầu tư vào những thứ có tiềm năng và có khả năng cao mang lại lợi ích lớn cho khoản đầu tư đó. Đầu vào phải xác định được mục tiêu, mục đích và nhất quán. Cuối cùng, những khoản đầu tư nhỏ bé ban đầu sẽ bắt đầu tăng lên và sau đó nhân lên nhanh chóng.
3. Sự nhất quán là một điều quan trọng
Khả năng tập trung và kiên định với mục tiêu là một yếu tố quan trọng mang lại kết quả tích cực cho bạn. Có quá nhiều người chán nản và bỏ cuộc khi còn quá sớm. Bạn phải học cách gắn bó với nó, phải nhất quán với mục tiêu ban đầu.
Sự nhất quán thậm chí còn quan trọng hơn phương pháp và sự hy sinh bạn bỏ ra. Những quãng bận rộn ngắn ngủi để nỗ lực theo sau bởi những khoảng thời gian nghỉ ngơi dài sẽ cản trở sự tiến bộ của bạn. Làm gì cũng phải kiên định, nhất quán. Luôn luôn duy trì công ty tốt, luôn tiết kiệm, luôn chi tiêu khôn ngoan, luôn ăn uống lành mạnh…Dù là việc nhỏ hay việc lớn, hãy luôn kiên định và nhất quán.

Cho sự thành công của bạn!

(fr: chitienbiz)

THUẬN THEO TỰ NHIÊN




Nắng nóng oi bức, đã lâu rồi trời không có mưa, vườn cỏ trong chùa đều héo vàng.
“Sư phụ ơi, chúng ta hãy mau gieo chút hạt cỏ đi ạ! Bãi cỏ khô héo thế này trông thật xơ xác!” - Chú tiểu nói với sư phụ của mình.
“Chờ trời mát một chút đã con ạ.” - Sư phụ xua tay, - “Tùy thời”.
Đến tiết Trung thu trăng tròn, sư phụ mua một bao hạt cỏ, bảo chú tiểu đi gieo hạt.
Đúng lúc ấy gió thu nổi lên, chú tiểu vừa gieo hạt, những hạt cỏ vừa theo gió thu bay đi.
“Như thế này không ổn đâu sư phụ ơi! Rất nhiều hạt đã bị gió thổi bay rồi ạ”. Chú tiểu lo lắng kêu lên.
“Không sao đâu con, những hạt bị gió thổi đi đều là hạt lép, cho dù có gieo được xuống đất cũng không nảy mầm được.” - Sư phụ nói, - “Tùy tính”.
Gieo hạt xong, chẳng bao lâu sau, đàn chim nhỏ bay tới bắt đầu mổ đám hạt vừa được gieo dưới đất.
“Ôi không xong rồi! Đám hạt đều bị chim mổ sạch rồi!” Chú tiểu lo lắng, giậm chân kêu lên.
“Đừng lo con ạ. Hạt rất nhiều, chim không mổ hết được đâu.” - Sư phụ nói, - “Tùy ngộ”.
Nửa đêm hôm ấy có một trận mưa to trút xuống. Sáng sớm hôm sau, chú tiểu hốt hoảng chạy vào thiền phòng nói với sư phụ: “Lần này không hay thật rồi sư phụ ơi! Rất nhiều hạt cỏ đã bị nước mưa xối đi ạ”.
“Không sao, nước mưa cuốn hạt cỏ tới đâu, ở đó có thể nảy mầm.” - Sư phụ nói, - “Tùy duyên”.
Mấy ngày qua đi.
Chú tiểu vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, trên mặt đất trơ trọi đã mọc lên rất nhiều những mầm cỏ nhỏ bé xanh mướt đáng yêu, ngay cả những nơi không được gieo hạt cũng tràn ngập màu xanh. Chú vui sướng vỗ tay.
Sư phụ cũng vuốt râu nói: “Tùy hỉ”.
Rất nhiều lúc, tâm trạng quá cố chấp giống như nắm chặt tay, sẽ mất đi sự tự tại và bình tĩnh.
Cuộc đời này vốn là một quá trình duyên đến duyên đi, mọi cơ duyên đều là biểu hiện của sự kết hợp giữa các yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên. Đôi khi, dường như số phận đang bỡn cợt với chúng ta, ta càng ra sức muốn đuổi theo thứ gì đó thì số phận lại càng khiến hi vọng của ta tiêu tan. Nếu ta không nhận thức được rõ bản chất của vấn đề thì sẽ bị vướng vào vòng luẩn quẩn, không thể thoát ra được, “đám tơ vò” cắt không đứt, gỡ không sạch đang lùng bùng trong đầu ấy cứ quấn lấy, khiến cho ta cuối cùng rơi vào cái bẫy do chính mình tự đào. Còn người sáng suốt thật sự sẽ luôn biết thuận theo tự nhiên, biết đủ, luôn vui vẻ, không đòi hỏi điều gì vượt quá khả năng của mình.
Thuận theo tự nhiên, hoàn toàn không phải là sống cuộc đời bị động, cũng không phải chỉ biết khoanh tay thèm muốn viển vông, lại càng không phải ôm cây đợi thỏ, mà đó là một trí tuệ lớn hiểu rõ cuộc đời, bình thản đón nhận cuộc đời. Người biết sống thuận theo tự nhiên sẽ biết cách đối xử và trân trọng cuộc sống, biết ơn cuộc đời.
Đi ở vô ý, phiêu theo mây trôi mây lặn trên trời;
Yêu ghét không màng, nhàn ngắm hoa nở hoa tàn trước sân.

Vô định...

“Chúng ta có thể lang thang không mục đích trên lục địa của sự tùy hứng, nếu chúng ta chọn thế. Không gốc rễ như mấy hạt giống có cánh được một ngọn gió xuân tình cờ thổi đi khắp nơi.
Tuy nhiên, chúng ta có thể phủ nhận ngay sau đó rằng không có thứ gọi là ngẫu nhiên. Những gì đã qua là đã qua, những gì chưa tới thì hiển nhiên chưa tới. Nói cách khác, bị kẹp giữa “mọi thứ” đằng sau chúng ta và “số không” phía trước chúng ta, sự tồn tại của chúng ta là phù du, trong đó không hề có sự ngẫu nhiên cũng chẳng có khả năng.
Tuy nhiên, trong thực tế, sự khác biệt giữa hai cách giải thích hết sức ít ỏi. Một tình thế (như hầu hết các cuộc đấu giữa các cách giải thích) chẳng khác nào gọi cùng một loại thức ăn bằng hai tên.”
Posted on:06/30/2013 03:44 pm



(Haruki Murakami.)

💞 Tuyển tập 20 tác phẩm hay nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

 💞 Tuyển tập 20 tác phẩm hay nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn an nhiên mà sống!

Cuộc sống quanh ta đầy màu nhiệm, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng xuyên suốt không thể thay đổi. Một người sống trong chánh niệm, tâm an, sẽ khiến những người xung quanh vui vẻ, an nhiên và thậm chí thay đổi cả xã hội.“Tất cả chúng ta đều có hạt giống của niệm và định”

“Định làm phát sinh hỷ lạc” Định nguồn căn, có định con người sẽ cảm thấy đang thực sự sống chứ không phải chỉ tồn tại. Cảm nhận cuộc đời tươi đẹp không qua đôi mắt mà qua hơi thở và tâm hồn.

Thiền sư Lâm Tế đã nói rằng: “Phép lạ là đi trên mặt đất mà không phải đi trên mặt nước hay đi trên than hồng”. Tất cả những gì ta làm đều cốt yếu là để tâm an. Mỗi ngày, ta đì tìm tự do cho hạnh phúc, hay hạnh phúc để được tự do?! Nếu cứ mải mê mắc kẹt trong quá khứ và lo buồn về tương lai, hiện tại sẽ tự nhiên ngả màu héo úa.

Nghỉ ngơi là bước đầu tiên của thiền tập, và con đường ngắn nhất là thả lỏng và không gượng ép. Sống là để không uổng phí một đời, sống trọn vẹn từng giây phút, thanh thản từng hành động.

Bước đi một cách thoải mái, an lạc, đi như không đi sẽ không thấy mệt mỏi. Sự cố gượng là không cần thiết nếu ta hiểu được rằng mỗi bước đi là mỗi bước được tiếp xúc với cuộc đời và sự màu nhiệm vô tận. Chạm vào đất Mẹ là nguồn căn của “Sám Pháp địa xúc”, người thường cũng có thể thực hành khi bế tắc, lo sợ, Người nhẫn nại bảo hộ, che chở và cho ta lối thoát, mọi thứ tự khắc trở nên nhẹ nhàng.

Bộ sách của thầy Thích Nhất Hạnh sẽ cho ta thấy được, Năm uẩn trong một con người: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, đều cần ta trị vì, cai quản. Có chánh niệm sẽ nhận diện được tập khí khi chúng đang phát khởi và ngăn ngừa nó hoành hành ta, quấy nhiễu giấc ngủ ta mỗi đêm. Cả những tri giác sai lầm vây bám lấy tâm trí ta, cũng sẽ được loại bỏ.

Khép lại với Năm giới tân tu: Bảo vệ sự sống, Hạnh phúc chân thật, Tình thương đích thực, Lắng nghe và ái ngữ, Nuôi dưỡng và trị liệu là năm phép thực tập chánh niệm, có khả năng xóa bỏ mọi rào cản, kể cả hận thù và tuyệt vọng để ta bước đi trên con đường thanh thản, sống cuộc đời đáng sống của ta.

💞 Mời các bạn đón đọc 10 cuốn sách hay nhất của thầy Thích Nhất Hạnh:

1. Giận

2. Tĩnh Lặng

3. Gieo Trồng Hạnh Phúc

4. Fear - Sợ Hãi (Hóa Giải Sợ Hãi Bằng Tình Thương

5. Hạnh Phúc Cầm Tay

6. Đạo Phật Ngày Nay

7. Con Đường Chuyển Hóa

8. Sách Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức

9. Muốn An Được An

10. Trồng Một Nụ Cười - Cùng Trẻ Thực Hành Chánh Niệm

11. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi

12. Đạo Bụt Nguyên Chất

13. Thiền Sư Và Em Bé 5 Tuổi

14. Con Đã Có Đường Đi 

15. Để Có Một Tương Lai 

16. Nghệ Thuật Thiết Lập Truyền Thông 

17. Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức

18. Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy 

19. Thiền Hành Yếu Chỉ 

20. Tìm Bình Yên Trong Gia Đình 

 ----------------------------------------

🍁🍁🍁 

Lời Kinh trong lòng bàn tay



“Hạt giống cây mướp đắng, gieo vào đất ướt, hạt giống nảy mầm, mọc rễ, đâm chồi, ra hoa, kết quả; tất cả những gì nó lấy lên từ đất đều tạo thành một vị đắng, thân đắng, lá đắng, hoa đắng, quả đắng.

Có những người cũng vậy, tất cả những gì trong cuộc sống đi qua đều để lại trong lòng họ một vị rất đắng.”(1)

Cây cỏ muôn đời vẫn vậy, không thể đổi thay, cây mướp đắng, dù trồng ở đâu, chăm sóc thế nào, cũng không thể làm mất đi vị đắng. Dù mưa lũ về nhiều hay ít, dù gió Bấc đến sớm hay muộn, tháng giêng vạt lau ngoài bến sông lại ra hoa trắng muốt cả một khúc sông, chưa bao giờ vì nắng mưa mà vạt lau đổi thay màu trắng bình dị của mình. 

Nhưng với con người lại là một câu chuyện khác, con người có thể đổi thay, có thể làm phai nhạt đi những gì đắng cay nhất trong lòng, có thể thay đổi màu u ám trong mắt thành một màu tươi sáng hơn; thế nhưng, bài học khó nhất đối với con người chính là học được cách làm phai nhạt đắng cay trong lòng, làm sáng lên ánh mắt, làm ấm lại đôi tay và làm cho trái tim trở nên rộng lượng. 

Con người luôn là một câu chuyện khác, rất khác, trừ những người luôn muốn sống một cuộc đời, bỏ mặc mình, như cỏ cây. 

Nếu chúng ta sống những ngày dài đắng cay thì điều đó nhất định là do cách sống của chính mình, không phải do cuộc sống ngoài kia đưa đến. 

Do ích kỉ, muốn người thất bại, nên khi nhìn thấy người thành công, trong lòng cảm thấy không vui. Do hận thù, muốn người phải khổ, nên khi nhìn thấy người sống hạnh phúc, trong lòng cảm thấy rất khó chịu. Do không hiểu biết, muốn thương người, nhưng lại thương không đúng cách, để cuối cùng, trong lòng ai cũng phải đắng cay.  

Không có gì làm tổn thương con người nhiều bằng những tình thương hết mình như không hiểu biết, nên không phải chỉ ghét nhau, mà lắm khi chính việc thương nhau cũng để lại những vị rất đắng trong lòng. 

Đâu đó trên thế gian vẫn luôn có những người mà tất cả những gì trong cuộc sống đi qua đều để lại trong lòng họ một vị rất đắng.

Thật ra, trong cuộc sống không có thứ gì là cay đắng nếu chúng ta không nuốt nó vào lòng; và trong cuộc sống cũng không có gì là nặng nề, nếu chúng ta không tìm cách mang vác lên vai.

Cuộc đời như đất, mong người luôn biết cách chắt lọc hạnh phúc từ những điều bình thường để làm nên cho mình một cuộc sống bình yên.

Người ngủ an.

-----

Vô Thường.

Núi 11.1. 2022

Om Mani Padme Hum 

(1) Một ý trong kinh Tăng Chi.

CHUYỆN NGƯỜI TRỒNG NGÔ

 



Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây ngô rất tốt.


Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.


- Tại sao bác lại chia những hạt giống tốt nhất đi, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến cùng hội chợ liên bang để cạnh tranh với sản phẩm của bác? - Phóng viên hỏi.


- Anh không biết ư?- Người nông dân thật thà đáp - Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng được những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió rõ ràng sẽ làm giảm chất lượng ngô của chính trang trại của tôi. Tức là, nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!


Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.


- Quà tặng cuộc sống

 TRÍ TUỆ CỦA "MỘT NỬA"




Đời người, luôn là một nửa này và một nửa kia: Một nửa nỗ lực, một nửa tùy duyên. Một nửa khói lửa, một nửa an nhiên. Một nửa mơ hồ, một nửa sáng suốt…


Cuộc đời ai cũng đều mong muốn vạn sự như ý, ước gì được nấy, nhưng hầu hết những chuyện diễn ra trong cuộc sống đều là không như ý nguyện, vậy thì làm sao có thể chuyện gì cũng đắc ý được chứ? Có một câu ngẫm rất đúng:


"Đời người đâu thể chuyện gì cũng luôn được như ý muốn, chỉ cầu mong mọi sự trên đời được vừa lòng một nửa thôi".


Điểm tuyệt vời của chữ “nửa” nằm ở chỗ chỉ cầu được vừa lòng “một nửa” là thấy thỏa mãn, vậy mới có thể thường lạc. Để ý một chút, ta sẽ phát hiện ra trong cuộc sống đâu đâu cũng là trí tuệ của “một nửa”.


1. Tình bạn: Một nửa là vương vấn, một nửa là lãng quên


Bạn bè không nhất định phải thường xuyên liên lạc, nhưng chắc chắn sẽ không quên đối phương.


Đôi khi tự nhiên nghĩ đến đối phương, trong lòng vẫn sẽ có một chút vương vấn nào đó.


Cho dù năm tháng đã trôi qua, nhưng tình bạn của ta sẽ mãi mãi không thay đổi.


Những người mà ta gọi là “bạn bè”, chẳng qua chỉ là những người khách qua đường trong cuộc đời của ta mà thôi.


2. Gia đình: Một nửa là hy sinh, một nửa là thu hoạch


Một gia đình hạnh phúc cần có sự hy sinh và cố gắng của mỗi người.


Quan tâm cha mẹ, giáo dục con cái, để gia đình của mình mãi mãi tràn ngập sự ấm áp.


Khi ta bị xã hội chèn ép đến nỗi không thở được, một nụ cười tươi của người nhà liền giúp ta lấy lại toàn bộ năng lượng, tiếp tục bước về phía trước!


3. Con cái: Một nửa là thiên phú, một nửa là bồi dưỡng


Mỗi một đứa trẻ đều là một hạt giống, chỉ có điều là thời kỳ nở hoa của mỗi hạt giống không giống nhau mà thôi.


Có một số loài hoa, sau khi cây non trồi lên khỏi mặt đất là có thể nhanh chóng phát triển, sau đó nở rộ rực rỡ. Nhưng có một số loài hoa thì phải trải qua giai đoạn chờ đợi lâu hơn.


Cha mẹ cần phải có sự kiên nhẫn trong việc nuôi dạy con cái, đừng vì nhìn thấy hạt giống của người khác ra hoa kết trái sớm, mà quả quyết rằng con mình không phải là hạt giống tốt.


Điều cha mẹ cần làm là tin tưởng vào con mình, chờ đợi ‘hạt giống’ của mình nở hoa, cũng có thể hạt giống của bạn sẽ không bao giờ nở hoa được, bởi vì ngay từ đầu nó đã định sẵn sẽ trở thành một cây cao chót vót!


4. Công việc: Một nửa là vận may, một nửa là cố gắng


Phần lớn thời gian của nhiều người đều là dành cho công việc, công việc không chỉ là sự bảo đảm cho cuộc sống gia đình, mà còn là nấc thang rèn luyện ý chí con người để đi đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.


Người chỉ làm việc vì tiền lương thì công việc mãi mãi rơi vào trạng thái bình thường, sẽ khó có được sự phát triển theo thời gian.


Công việc chính là càng làm càng biết làm việc, càng biết làm việc thì càng có nhiều cơ hội.


5. Tiền bạc: Một nửa là ‘Thiên thần’, một nửa là ma quỷ


Khi tiền bạc cứu sống được tính mạng con người, thì tiền bạc là ‘Thiên thần’. Khi con người vì tiền bạc mà mất mạng, thì tiền bạc là ma quỷ.


Khi tiền bạc thỏa mãn nhu cầu bình thường thì tiền bạc là ‘Thiên thần’, khi tiền bạc làm tăng tham vọng và sự ích kỷ của con người, thì tiền bạc là ma quỷ.


Quân tử chỉ thích tiền tài có được một cách chính đáng, không ham thích tiền của bất nghĩa.


Bản thân tiền bạc vốn dĩ không có tội ác, mà chính sự tham lam của con người đối với tiền bạc mới là nguồn gốc của tội ác.


6. Hạnh phúc: Một nửa là giành lấy, một nửa là tùy duyên


Hạnh phúc là gì?


Hạnh phúc tưởng chừng là thứ hão huyền không thật, nhưng thật ra nó ở ngay trong tầm tay.


Hạnh phúc là khi ta khát nước, có một ly nước lọc để uống, ta không ngưỡng mộ đồ uống chức năng của người khác. Khi ta đói bụng, có một miếng cơm để ăn, ta không thèm những món sơn hào hải vị của người khác.


Mặt luôn tươi cười, cố gắng tìm thấy những gì mình xứng đáng nhận được, làm hết khả năng có thể, còn lại đều nghe theo ý Trời, vậy là sẽ hạnh phúc.


Nhưng nếu như ngay cả bát cơm ở trên bàn mà ta cũng không chịu đưa tay ra lấy, vẫn muốn chờ người khác bón cho ta ăn, vậy thì còn có hạnh phúc gì để nói nữa chứ?


7. Mơ ước: Một nửa là dũng cảm, một nửa là ảo giác


Socrates nói rằng: chuyện vui vẻ nhất trên đời này không gì bằng theo đuổi ước mơ.


Con người sống trên đời, từng bước đi đều rất khó khăn, có biết bao nhiêu người không thể vượt qua được những thử thách của cuộc đời, đi hết một quãng đường là cũng quên luôn nguyện vọng ban đầu của mình là gì.


Mỗi người trong chúng ta đều nên gieo trồng một hạt giống của ước mơ.


Ước mơ mãi mãi ở nơi xa, lúc ẩn lúc hiện, nó có thể trở thành hiện thực; nhưng cũng có thể cả đời này ta sẽ không thực hiện được.


Cũng giống như con đại bàng dũng mãnh trên bầu trời, vì có khát vọng với bầu trời xanh, đại bàng mới lao đi chinh chiến, gian nan một đời, con đại bàng dũng mãnh vẫn không thể bay lên tầng trên cùng của bầu trời xanh.


Nhưng ý nghĩa thật sự của ước mơ nằm ở chỗ dũng cảm đi bước đi đầu tiên, dám hành động vì mơ ước, chứ không phải chỉ nhìn vào ước mơ, suốt ngày mơ mộng hão huyền mà không làm gì cả, để thời gian trôi qua một cách lãng phí.


8. Cuộc sống: Một nửa là khói lửa, một nửa là niềm vui tao nhã


Cuộc sống luôn không thể tách rời mùi khói lửa của củi gạo dầu muối, nồi niêu xoong chảo.


Học cách tìm kiếm niềm vui tao nhã trong mùi khói lửa:


Những chậu cây ngoài ban công, mùi hương hoa trong những chậu cây; những cuốn sách bên đầu giường; những nơi xa xôi trong sách; những khung tranh treo trên tường, những câu chuyện trong những bức tranh…


Từng ngọn cây cọng cỏ, một cuốn sách một bức tranh, một bữa cơm và một chén trà, tâm hướng về tất cả những nơi mà chúng ta nhìn thấy, đâu đâu cũng là niềm vui tao nhã, nhiều lúc chúng ta chỉ thiếu một hạt giống phát hiện ra sự thơ mộng mà thôi.


9. Đời người: Một nửa là mơ hồ, một nửa là sáng tỏ


Trong những trải nghiệm của cuộc đời, ta luôn hiểu ra một số đạo lý từ trong sự mơ hồ, sau khi sáng tỏ rồi lại nhìn nhận một số sự việc một cách mơ hồ.


Sáng tỏ để trong lòng, mơ hồ sống hết đời.


Mơ hồ từ trong sự sáng tỏ, sáng tỏ trong sự mơ hồ, đây là một thái độ sống rất trí tuệ.


Hiểu ra được đạo lý bên trong, học cách sống an nhiên, thì đời người đâu đâu cũng là cảnh đẹp.


Thế giới luôn là một nửa này và một nửa kia:


Một nửa là trời, một nửa là đất. 

Một nửa là nam, một nửa là nữ.

 Một nửa là thiện, một nửa là ác.


Đời người, luôn là một nửa này và một nửa kia:


Một nửa nỗ lực, một nửa tùy duyên. 

Một nửa khói lửa, một nửa an nhiên. 

Một nửa mơ hồ, một nửa sáng suốt.


Nửa nhân nửa quả, 

nửa được nửa mất, 

những chuyện tương lai cũng chia làm hai phần, một nửa trả lại cho đất trời, một nửa nhường cho người đời.


Quá nhiều thứ một nửa, một nửa…


Đời người chính là nằm ở trong một nửa này một nửa kia, đi qua một nửa, còn lại một nửa, bỗng nhiên nhận ra, đã hơn một nửa cuộc đời rồi.


Làm người hay làm việc, cũng không mong cầu mọi mặt hoàn hảo, mọi chuyện trọn vẹn, chỉ mong đạt đến một nửa, như vậy mới có thể thỏa mãn và thường lạc, cuộc sống mới có thể an nhiên được.


Nguồn: ĐKN

Trong đất tâm, ta có đủ mọi hạt giống

 




"Trong đất tâm, ta có đủ mọi hạt giống: hạt giống của gai góc, của tham giận, của si mê, của kiêu căng, của ganh tị v.v...

🍀Nhưng trong tâm ta cũng có các hạt giống của hạnh phúc, của giác ngộ, của giải thoát, của sự tha thứ, của sự thương yêu v.v...

🍀Tu học có nghĩa là phân biệt cho được những hạt giống đó để chuyển hóa những hạt giống xấu và tưới tẩm những hạt giống tốt."

--- Thích Nhất Hạnh ---

“Quân tử chi giao đạm nhược thủy”

 Người xưa có câu rằng: “Vì lợi mà hội tụ thì đến khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa sẽ bỏ nhau. Vì thiên tính mà hội tụ thì đến khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa sẽ giúp nhau.”

“Giữa đoạn tuyệt và tương trợ khác biệt rất lớn. Sự kết giao của người quân tử thì nhạt như nước lã, sự kết giao của kẻ tiểu nhân thì ngọt nồng như rượu ngon mới cất. Nhưng cái nhạt của người quân tử sẽ dẫn đến thân tình, còn cái ngọt nồng vồ vập của kẻ tiểu nhân sẽ dẫn đến tuyệt giao. Hội tụ vô cớ thì sẽ ly tan vô cớ.”

Tiết Nhân Quý (613-683) là danh tướng thời nhà Đường. Từ nhỏ, ông đã chuyên tâm luyện văn luyện võ nhưng gia cảnh lại vô cùng bần hàn.

Thời điểm chưa được công thành danh toại, vợ chồng Tiết Nhân Quý sống trong cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. May mắn là vợ chồng người bạn của ông là Vương Mậu Sinh thường xuyên tiếp tế cho họ. Hai người họ còn kết nghĩa làm anh em.

Về sau, Tiết Nhân Quý đi theo Đường Thái Tông chinh chiến nhiều năm, lập được chiến công hiển hách, nhờ đó mà được phong làm Bình Liêu Vương.

Ngày Tiết Nhân Quý nhậm chức, văn võ bá quan trong triều đến chúc mừng ông. Nhưng, Tiết Nhân Quý đều khước từ không nhận quà của mọi người, chỉ nhận hai vò rượu ngon của Vương Mậu Sinh đưa đến.

Vừa mở vò rượu thì quan chấp sự Khải Phong sợ hãi, bởi ông phát hiện ra vò rượu bề ngoài nhìn như rượu ngon nhưng bên trong lại là nước lã.

Vị quan nói: “Khởi bẩm Vương gia, người này thật lớn mật, dám trêu đùa cả Vương gia, xin Vương gia trừng phạt thật nặng!”

Tiết Nhân Quý nghe xong, chẳng những không tức giận mà còn mệnh lệnh quan chấp sự mang chén lớn ra, trước mặt mọi người uống ba bát nước trong mà Vương Mậu Sinh đưa tới.

Văn võ bá quan thấy vậy, lấy làm khó hiểu, Tiết Nhân Quý mới nói: “Lúc trước, khi ta gặp khó khăn, tất cả đều nương tựa vào sự giúp đỡ của vợ chồng Vương Mậu Sinh. Nếu không có sự giúp đỡ của họ sẽ không có sự vinh hoa phú quý của ta ngày hôm nay. Hiện giờ hậu lễ của các vị, ta không nhận, lại cố tình nhận lấy nước trong do Vương huynh đưa tới, bởi vì ta biết Vương huynh bần hàn. Tặng ta nước trong cũng là tâm ý tốt của Vương huynh, đây gọi là quân tử chi giao đạm bạc như nước.”

Từ đó về sau, mối quan hệ giữa Tiết Nhân Quý và Vương Mậu Sinh càng thêm gắn bó. Giai thoại “Quân tử chi giao đạm nhược thủy” cũng bắt đầu lưu truyền về sau.

 Quân tử kết giao đạm bạc như nước”, có ý rằng, mối quan hệ kết giao giữa những người quân tử nên dựa theo Đạo. Tình bạn ấy phải giống như sự thuần khiết, cao thượng của nước. Nó không trộn lẫn với những tạp niệm về lợi ích vật chất ở nơi thế tục và tình cảm riêng tư. Mối quan hệ giữa bạn bè nếu được thuần khiết, không vụ lợi như vậy thì  mới có thể gắn bó lâu dài.



Theo Secretchina

Mai Trà biên dịch

Giấu...!



Posted :05/11/2013 01:02 pm
 
Trong tim em có một mảng tối. Anh có nhìn thấy nó không? Anh hiểu em. Không phải lý giải, không phải biết, chỉ là hiểu thôi. Mỗi người đều phải sống tiếp, bất kể bằng cách nào. Mỗi người đều thử dùng tiêu chuẩn của mình coi là hạnh phúc để tiếp tục sống. Cũng có lúc cảm giác đó thật hoang đường. Tính mạng chỉ như một hạt giống phiêu bạt trong gió. Chớp mắt đã không thấy đâu.



(Trích "Hoa bên bờ"-Anni Bảo Bối)

HẠT GỬI MÙA SAU

 "Tụi nhỏ nhận ra, ông già trồng bông không hẳn vì chúng đẹp, trồng để thấy tuổi xế bóng còn làm được việc thần kỳ, còn có thể vun đắp sự sống từ bàn tay cứng quèo, gân guốc, trồng bông để nhớ cái thời sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà Tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu.."


---


HẠT GỬI MÙA SAU



(Nguyễn Ngọc Tư)


Ông già như lật tung cái nhà lên. Ông chui xuống gầm giường, ông thò đầu vào lục lọi trong tủ chén. Đầu vướng đầy mạng nhện, ông cằn nhằn cử nhử, rõ ràng, mình cất ở đây, sao bây giờ nó mất biệt rồi, kỳ quá, kỳ quá. Tụi nhỏ cũng chạy lại, nghiêng chỗ này, ngó chỗ kia, cũng nói lạ quá trời, tự nhiên mất vậy cà. Nói, mà sợ tím ruột bầm gan, vì cái vật mà ông già muốn tìm tụi nhỏ đã cương quyết giấu biệt rồi.


Ai mà biết ông già coi trọng mớ bông vạn thọ, mồng gà khô đó dữ vậy, tụi nhỏ chống chế. Nhưng rõ ràng, tụi nhỏ biết. Sống chung một nhà, làm gì mà không rõ mỗi lần chim én bay hấp háy, đậu trên đám chà dưới mé sông, ông già lại đi lật lịch thăm chừng. Một tháng trước tết, ông vác cuốc ra sân, tụi nhỏ dù muốn dù không cũng phải vác cuốc đi theo, xới nhừ mảnh sân trước nhà, lụi hụi tưới nước cho mềm xốp lại. Ông già đi lục lọi mớ bông để giống từ tết năm ngoái, rải hạt. Kế Tết, lúc ông già đứng tỉa lại hàng bông bụp, bông lồng đèn thì bông vạn thọ, mồng gà, sao nhái đã nở rực cả vạt sân. Bông móng tay thấy thân phận nhợt nhạt của mình, nép thành một hàng dài dọc đường đi. Nghỉ tay, ông đứng chống nạnh, khoan khoái đứng ngắm bông, hết đứng gần rồi lại lùi ra, cười khà khà khà, khoái trá.


Với ông, Tết mà không trồng bông thì mất vui đi. Dù cực, dù ngày mấy lượt khệ nệ xách thùng đi tưới. Có cho đi, thì mới nhận lại, thử hỏi, ba ngày Tết, ngồi khề khà mấy ly trà, ngó ra cái sân vàng rực mênh mông, bông chật ních con mắt, có sướng không? Sướng! Vì vậy mà khi trời bắt đầu trở chướng, ông già thì trở… chứng, không chịu ở trong nhà. Suốt ngày tha thẩn ngoài sân, sửa sang, uốn lại mấy bụi chùm rụm, tỉa hai cây sộp, chăm sóc đám bông… Ông gọi là bông thì tụi nhỏ không được gọi hoa, ông nói hoa là hoa hông hoa huệ gì đó, còn mồng gà, vạn thọ hay sao nhái thì phải kêu bằng bông, cũng như núm mối mà cứ học đòi nấm mối, cái thứ dân dã, mọc vườn hoang phải kêu sao cho dân dã, dễ nghe (ông mà đọc được bài này, hẳn ông giãy nảy lên, cái gì mà gửi, gì mà hạt, sao không nói “gởi hột…”).


Đám trẻ tịt ngòi. Tụi nó thấy đám bông đúng là mang rắc rối tới cho tụi nó. Mấy bữa ông đi đám giỗ xa, về nhà, thấy bông héo, ông rầy tụi nó cả buổi. Mà, tụi nhỏ thấy bông cũng có ích lợi gì lắm đâu, ừ, có bông thì nhà sẽ đẹp mấy ngày Tết, nhưng mắc công. Sau tết, bông tàn, lại phải chọn những bông lớn nhất, đẹp nhất, già nhất đem phơi khô, lại phải nhổ bỏ đám cây rụi lá, dọn dẹp cho sạch, chuẩn bị sân phơi lúa. Tụi nhỏ nghĩ, đẹp, mà không ăn được, thì cũng phí.


Một phần, tụi nhỏ thương ông già, cứ lụi hụi cho cực thân. Ba năm rồi, đất nhiễm mặn, tan hoang, trồng bông cũng không nước tưới. Ngày xưa còn bờ dừa còn liếp chuối, bông trên sân phối hợp với cảnh chung quanh, giờ cây cỏ đìu hiu, cái màu vàng rực lên của sao nhái, vạn thọ càng làm khó chịu, chói gắt con mắt. Một bữa dọn dẹp ổ mối trong tủ, tụi nhỏ lén đem cái gói bông khô giấu trên giàn củi. Và ông già tìm kiếm trong tuyệt vọng.


Không thể tưởng tượng được, tết này lại không có bông, ông già rầu rĩ, nằm gác tay lên trán. Ngày dài, nằm chán, ông già ra đằng trước, nhìn cái sân chang chang nắng, thở dài ứ hự, mắt hoang vắng, thất thần. Tụi nhỏ đã dự tính trước, ông già sẽ buồn, nhưng nghĩ nỗi buồn qua mau, mai mốt ông quên tuốt. Nhưng ngó bộ dạng ông vẫn long đong tìm kiếm, tụi nó hoảng hồn, Tết sau, sau nữa, ông cũng sẽ nhớ hoài mùa bông cũ. Tụi nhỏ nhận ra, ông già trồng bông không hẳn vì chúng đẹp (bởi thật ra chúng đâu có đẹp, thậm chí, bông vạn thọ hôi rình), trồng để thấy tuổi xế bóng còn làm được việc thần kỳ, còn có thể vun đắp sự sống từ bàn tay cứng quèo, gân guốc, trồng bông để nhớ cái thời sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà Tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu.


Bữa sau, ông tìm được gói bông khô trên cái gióng cá khô treo đầu bếp. Ông mừng quýnh, nói kỳ quá, kỳ quá, tao kiếm ở đây nát hết mà không thấy, vậy mà bây giờ tự nhiên nằm chình ình, y như ma giấu. Tụi nhỏ ngó nhau cười cười, mếu mếu.


Lại phải phụ ông già cuốc đất, lại gieo, lại đeo cây nước bơm từng thùng đem tưới. Bông lại nở rực trước sân nhà. Và tết tàn, ông già lại nâng niu đi hái từng bông hoa héo khô, rũ cánh, giữ hạt cho mùa sau. Nghe như một người tàn và bông hoa tàn đang hát thầm bài ca cuộc sống.


Tụi nhỏ ngậm ngùi, ông già dường như làm điều gì lớn lao hơn là giữ hạt. Giữ cho tụi nhỏ không xuề xòa, lười biếng (bệnh này đang lan nhanh dữ dội từ hồi chuyển sang làm vuông nuôi tôm). Giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ…


Giữ cho cái sân bông rực rỡ, lung linh trong ký ức của những đứa trẻ xa nhà…

Yên tĩnh cuộc đời......


 
Có lần, một người đã hỏi mình rằng, ước mong về sau của mình là gì. Mình chỉ lặng lẽ trả lời, được sống một cuộc đời yên tĩnh.

Lại hỏi, tại sao lại là yên tĩnh. Chỉ mỉm cười. Vì chúng ta không giống nhau, nên ước mong của mỗi người là mỗi khác nhau.



Yên tĩnh của cuộc đời mình.

Có những buổi tối trằn trọc, ngắm nhìn gương mặt của Chồng ngủ cạnh mình. Những nhịp thở đều đặn. Vẻ bình an và hạnh phúc.

Bất giác đặt tay nhẹ trước mũi. Bất giác cảm thấy nhẹ nhõm khi hơi thở ấm nóng phả vào da thịt.

Đến tận lần đầu tiên của những khi như thế, mới hiểu ra rằng. Có thể cảm nhận một nhịp thở của người thân yêu, cũng là một dạng của hạnh phúc.

Cũng không biết bao nhiêu lần, nước mắt nhòa nhạt giữa đêm....

Khóc đến rạc người trong vòng tay ôm siết trên ngực Chồng cho đến khi mệt quá chìm vào giấc ngủ.

Ừ. Ai chẳng biết người đã mất đi và cuộc sống vẫn tiến về phía trước. Nhưng có những thứ ngày lại ngày, chỉ xếp thêm chất chồng vào lòng mình những sợ hãi và dự cảm bất an.

Ừ. Có thể cảm nhận một nhịp thở của người thân yêu, ngay cạnh mình, cũng là một dạng của hạnh phúc.
Yên tĩnh của cuộc đời mình. Sẽ chẳng có ai hiểu được đâu.

(mien du's blog)

Posted :05/11/2013 12:59 pm

MỘT ĐIỀU NHỎ ĐƯỢC PHÁT HIỆN GIÚP THAY ĐỔI LỚN CUỘC ĐỜI BẠN

(tếu táo 20.10.17)



_____

1. Thoát nghèo quan trọng hơn thoát ế

2. Nhất định phải đối xử với ba mẹ thật tốt

3. Làm sao đề hết buồn? - Chỉ có làm giàu thôi

4. Không yêu đương cũng không chết được

5. Đường vẫn còn dài, cố gắng đừng quá hiền lành, tốt bụng

6. Không nên cùng loại người không có mắt cãi nhau

7. Hãy dùng tiền để giải quyết vấn đề, ngàn lần không được dùng tình nghĩa

8. Bạn muốn cái gì, thì cái đó sẽ dằn vặt bạn

9. Nếu như bạn mất iPhone 6s, mẹ bạn sẽ mua lại cho bạn iPhone 7, lúc đó bạn còn vui hơn. Nếu như bạn cùng người yêu chia tay, nhưng sau đó nam thần của bạn lại tỏ tình với bạn , lúc đó bạn sẽ không kiềm được mà cảm thấy vui vẻ. Mọi người không phải là sợ sẽ mất đi, nhưng lại sợ khi mất đi rồi sẽ không có thứ tốt hơn

10. Thả lỏng cuộc sống đi, bạn không phải thần tượng

11. Không nên mù quáng cho rằng quan hệ giữa người với người là quan trọng, làm cho bản thân mình mạnh mẽ hơn trong cái thế giới nhỏ bé này mới quan trọng

12. Thất tình chính là trả lại hạnh phúc cho người bạn thật sự yêu thương

13. Sư tử hổ báo đều sống đơn độc, dê bò mới sống thành đàn

14. Ý chí đều là do ủy khuất tạo thành

15. Tan hay hợp, mọi thứ đều có quy luật của nó

16. Đừng cảm thấy không tiện khi cự tuyệt người khác, dù gì thì những người đó đối với bạn cũng không phải có ý tốt

17. Tôi luôn tin , thượng đế cho tôi một nhát dao là vì sau lưng người giấu một cái bánh ngọt

18. Yêu lại người trước kia, một lần là đủ rồi

19. Khi bạn nói xấu người khác, đem người khác ra làm đề tài để nghị luận, thì ngay lúc bạn đã thua người ta rồi, bởi vì đối với người ta mà nói , bạn thậm chí còn không đáng để người ta nhắc tới

20. Không nên thời thời khắc khắc để ý đến ánh mắt của người khác, như vậy cuộc sống sẽ thoải mái, vui vẻ hơn nhiều

21. Dáng vẻ của bạn khi cố gắng để hòa đồng thật cô độc

22. Thích thì mua, không thì thôi, uống nhiều nước một chút, lặp lại lần nữa thử xem

23. Nếu như bạn đúng, vậy thì không cần thiết phải tức giận . Nếu như bạn sai, bạn càng không có tư cách gì để tức giận

24. Ở cái độ tuổi này, điều bạn có thể làm là học tập và ước mơ, chứ không phải là quan hệ tình dục

25. Muốn gặp bạn sẽ trực tiếp hỏi bạn đang ở đâu và đi tìm bạn, thật lòng đối xử với bạn sẽ không bao giờ hỏi bạn có muốn hay không

26. Một người không chủ động liên lạc với bạn chính là không cần bạn, cũng không có khả năng đi thích bạn, nói chuyện thì chỉ nói vài ba câu hoặc spam icon, đối với bạn không có hứng thú, nói một tràn dài nhưng không có hành động thực tế, coi bạn như một cái vỏ xe phòng hờ. Vậy nên, không nên vì người ta mà viện lý do, không nên vì người ta mà lãng phí tình cảm, mau đối mặt với nó hoặc buông tha đi

27. Bạn có thể yêu một tên cặn bả 3 năm, nhưng nhất định không được yêu hắn hết lần này đến lần khác

28. Tình yêu quan trọng nhất là tìm được đúng người, chứ không phải một mình bạn nghiêm túc nỗ lực , tình yêu chứ không phải là xã giao

29. Không nên lấy lòng người khác, vì người ta sẽ không tiếp nhận nó

30. Bạn cùng rất nhiều người có thể trở thành bạn bè, nhưng cuối cùng có thể cái gì cũng không thành. Bạn cho là bạn và người ta là bạn bè , nhưng thật ra là không có thân đến vậy. Bọn họ tất cả đều tồn tại cùng nhau, nhưng chỉ có bạn là đơn độc

31. Cầu người không bằng cầu mình, bạn thà là dựa vào bản thân bạn, còn hơn là có cầu người khác cũng không thể nào dựa dẫm được

32. Son có thể tự mua, không cần người khác tặng

33. Nên nhớ: không nên đem sự lịch sự của người khác ngộ nhận là hảo cảm

34. Nếu như bạn sợ một chuyện gì đó, vậy thì hãy đi làm chuyện đó

35. Người đọc nhiều sách và người không đọc sách sẽ có khí chất không giống nhau

36. Nguyên nhân làm quan hệ đã trở nên nhạt nhẽo chính là một người không nói, một người không hỏi, hoặc là một người lúng túng hỏi nhưng lại nhận được câu trả lời có lệ của người kia 
📖


Nguồn: Weibo
Dịch: 小J - Tiểu J - Fb: Ổ nhỏ của Tiểu J

TA YÊU NHAU ĐÃ BA NGHÌN NĂM




Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.

Phật dừng lại, hỏi nhện: “Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?”

Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: “Thế gian cái gì quý giá nhất?”

Nhện suy ngẫm, rồi đáp: “Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!”. Phật gật đầu, đi khỏi.

Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: “Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?”

Nhện nói: “Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được” và “đã mất đi” ạ!“

Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.”

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: “Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?”

Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: “Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi.”

Phật nói: “Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!”

Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi nói với Cam Lộc: “Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?”

Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: “Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?”. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.

Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…

“Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.

Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.

Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?

Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.

st

Xá chi một miếng thịt heo mà làm lớn chuyện.




Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo.


Một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ý định để cho gia chủ trông thấy, nhưng thật không ngờ vị cao tăng lại dùng đũa của mình đẩy miếng thịt che khuất đi.


Một lát sau, người đệ tử kia lại bới miếng thịt heo lên, thế là cao tăng lại phải thêm lần nữa che miếng thịt heo đi, đồng thời còn nói khẽ vào tai đệ tử: “Con mà còn lật nó lên ta sẽ ăn luôn”. Người đệ tử nghe thầy nói thế thì không dám bới miếng thịt heo lên nữa.


Tiệc xong, thầy trò cao tăng từ biệt gia chủ ra về. Trên đường về, đệ tử băn khoăn hỏi thầy: “Thưa thầy, vừa rồi rõ ràng đầu bếp biết chúng ta không ăn mặn, lại vô ý để lẫn miếng thịt heo vào trong đồ ăn chay của chúng ta? Đệ tử chẳng qua muốn gia chủ biết mà trừng phạt ông ta”.


Cao tăng từ tốn nói:


 “Trên đời ai cũng phạm sai lầm, dù vô tâm hay hữu ý. Nếu để người chủ thấy miếng thịt heo trong món ăn chay, ông ấy sẽ nổi giận mà trừng phạt người đầu bếp, thậm chí còn cho người đó nghỉ việc.


Đây không phải điều chúng ta muốn thấy. Đoạt lý đương nhiên là quan trọng, nhưng tuyệt đối tránh chỉ biết lý mà bỏ quên người, phải nhận ra chỗ nào nên bỏ qua thì cho qua”.


Hoàn cảnh sống và quan niệm sống của mỗi người thường không giống nhau, vì thế sự khác biệt trong cuộc sống là khó tránh khỏi. Đa số người rơi vào vòng xoáy của tranh đấu thường hay “đoạt lý mà quên người”.


Như thế nếu có thắng cũng không khiến người ta phục, trong vòng xoáy của tranh đấu hơn thua rất nhiều khi đối phương sẽ tìm cách đánh lén sau lưng.


Con hãy xem chỗ nào bỏ qua được thì bỏ qua, không nên chỉ biết ép người một cách quái gở, phải biết cho người ta một lối thoát, vấn đề ở đây không chỉ là cho người ta con đường sống, quan trọng hơn là nuôi dưỡng chính mình một tâm lượng bao dung, đây cũng là con đường sáng để xã hội hài hòa.


GẪM : 


Đem tâm soi xét cuộc đời trở lại soi xét chính ta  ( Trí )

Đem tâm dễ dãi cho ta mà dễ dãi cho người .  ( Bi )

Chính là người sống có Trí và  Bi vậy.

Như Rứa.


__(())__

Bài của Sư Phụ Tue Tanh Thich

Đỉnh điểm là khi...





 
Đỉnh điểm cao nhất của cô đơn không phải là một mình, mà là trong tim đã có sẵn một người nhưng bên cạnh thì trăm ngàn người không ai giống vậy. Đỉnh điểm cao nhất của nỗi nhớ không phải là cồn cào hay xé lòng, mà là dửng dưng và lạnh nhạt. Và...
Có những điều tập mãi chẳng thành quen - như quên chẳng hạn.

[Anh Khang]
Posted on:07/12/2013 02:31 pm

 LÃI SUẤT KÉP- KỲ QUAN THỨ 8 CỦA THẾ GIỚI.

 “LÃI SUẤT KÉP LÀ KỲ QUAN THỨ 8 CỦA THẾ GIỚI. AI HIỂU ĐƯỢC NÓ TỪ ĐÓ SẼ KIẾM ĐƯỢC TIỀN, CÒN NHỮNG AI KHÔNG HIỂU… SẼ PHẢI TRẢ GIÁ CHO NÓ”. - ALBERT EINSTEIN




Câu chuyện hạt gạo tuy tưởng đâu nhỏ mà không hề nhỏ chút nào – Toàn bộ bí mật lãi kép nằm ở đó!


Bạn thấy câu chuyện về lãi kép có hứng thú bạn chứ? – Albert Einstein cũng chia sẻ: “Những ai hiểu được nó sẽ kiếm được tiền”.


Vậy lãi kép (lãi suất kép) là gì? Công thức tính lãi kép như thế nào? Và cách ứng dụng vào đời sống và đầu tư chúng ta như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết của Cú Thông Thái.


I. Lãi kép là gì?


Lãi suất kép – Compounding (còn gọi là lãi kép) được hiểu là tiền lãi bạn nhận được sẽ tiếp tục cộng gộp vào vốn ban đầu để tiếp tục sinh lãi. Hay ta thường nói “lãi mẹ đẻ lãi con” là vậy.


Lãi kép bằng tổng số tiền cả vốn lần lãi có được trong tương lai. Hay giá trị tương lai mà tôi đã giới thiệu trong bài giá trị tiền tệ theo thời gian.


Nếu số tiền đầu tư ban đầu bạn là 100 triệu, với mức lãi 20%/năm thì

Sau 1 năm bạn sẽ nhận được 100* (1+20%) = 120 triệu.

Sau 2 năm số tiền bạn nhận sẽ là: 120*(1+20%) = 144 triệu.

Sau năm thứ 3 sẽ là 144 * (1+20%) = 172.8 triệu.

Sau 10 năm, với lãi kép ta có: 619 triệu! lãi đơn chỉ 300 triệu!

Sau 20 năm, với lãi kép ta có 3,8 tỷ đồng, và lãi đơn chỉ 500 triệu!

Sau 30 năm, với lãi kép thì ta được 23,7 tỷ đồng và lãi đơn chỉ 700 triệu đồng!

Sau 40 năm, lãi kép là 147 tỷ đồng, và lãi đơn chỉ 900 triệu đồng!

Vậy hãy phóng tầm mắt ra càng dài, với sự phát triển của lãi kép bạn hoàn toàn trở nên giàu có!


II. Công thức tính lãi kép

Hầu hết, những gì liên quan đến tài chính đều có những quy luật và cách tính hết. Công thức tính lãi suất kép cũng không ngoại lệ! Lãi suất kép bản chất là giá trị tương lai của tiền tiền tệ.


Ta có công thức tình giá trị tương lai của tiền tệ là:


FV = PV X (1 + r)^n


Vậy công thức tính lãi suất kép là:


A = P X (1 + r)^n


Trong đó:

A = FV: số tiền bạn có trong tương lai.

P = PV: tiền đầu tư ban đầu

r: lãi suất kép

n: số chu kỳ của lãi kép.


* NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ LÃI KÉP:

“Lãi kép là kỳ quan thứ tám của thế giới. Ai hiểu nó, sẽ kiếm được tiền; ai không hiểu nó sẽ trả giá vì nó.” ~ Albert Einstein


“Thời gian là bạn của bạn, sự bốc đồng là kẻ thù của bạn. Tận dụng lợi ích của lãi suất kép và không bị hấp dẫn bởi bài ca vang vọng của thị trường.” – Warren Buffett


“Sức mạnh khủng khiếp nhất của vũ trụ là lãi suất kép” – Albert Einstein


“Sự giàu có của tôi là kết hợp từ cuộc sống tại Mỹ, gen tốt và lãi suất kép”. – Warren Buffett


“Nếu bạn hiểu được lãi kép, cơ bản bạn đã hiểu cả vũ trụ” – Robert Breault


“Cả tốt lẫn xấu đều tăng theo lãi kép. Đó là lý do tại sao những quyết định nhỏ của chúng ta hằng ngày có tầm quan trọng trong vô hạn”. – C.S.Lewis


“Hầu hết các thành quả lớn đều được xây dựng từ từ. Chúng dựa trên nguyên tắc của lãi kép, cái mà Albert Einstein gọi là “Sức mạnh khủng nhất của vũ trụ”. Brian Tracy


“Lãi kép đối với nợ là phát minh vĩ đại nhất của ngân hàng – để bắt và biến làm nô lệ cả một xã hội sản xuất.” ~ Albert Einstein


“Kiến thức và năng suất giống như lãi kép. Bạn càng biết nhiều, bạn càng học nhiều hơn; bạn càng học nhiều, bạn càng làm được nhiều; bạn càng làm được nhiều, bạn càng có nhiều cơ hội. Tôi không muốn cho bạn một con số cụ thể, nhưng đó là một con số rất cao. Với hai người có khả năng giống hệt nhau, một người làm việc tốt ngày này qua ngày khác để có thêm một giờ suy nghĩ sẽ có năng suất cao hơn rất nhiều trong suốt cuộc đời.” ~ Richard Hamming.


“Đọc 500 trang sách mỗi ngày. Đó là cách kiến ​​thức hoạt động. Nó hoạt động giống như lãi kép.” ~ Warren Buffett


“Chúng ta càng tiến bộ, chúng ta càng có xu hướng tiến bộ hơn nữa. Chúng tôi tiến lên không phải trong số học mà là tiến bộ của hình học. Chúng tôi thu được lãi kép trên toàn bộ vốn kiến ​​thức và đức hạnh đã được tích lũy kể từ lúc bình minh của thời gian.” ~ Arthur Conan Doyle


“Về mặt toán học, các khoản nợ tăng theo cấp số nhân dựa vào lãi kép. Các ngân hàng biến tiền lãi thành các khoản vay mới, vì vậy các khoản nợ tăng theo cấp số nhân, nhanh hơn nền kinh tế có thể chi trả.” ~ Michael Hudson


“Tôi nghĩ mọi người không hiểu lãi kép vì thông thường không ai giải thích điều đó với họ và mức độ hiểu biết về tài chính ở Mỹ rất thấp.” ~ James Surowiecki (Chắc ở Việt Nam chúng ta còn thấp hơn)


“Hiểu cả sức mạnh của lãi kép và khó khăn để có được nó là hiểu thấu được bản chất của nhiều thứ” – Charlie Munger


“Quyền của mọi người trong một hệ thống tư bản là có cách để ứng dụng lãi kép.” ~ Katy Lederer


“Trong đời của tôi, không nhiều câu hỏi mà tôi không thể giải quyết được bằng cách thêm 40 đô la vào cái máy lãi kép của tôi.” ~ Charlie Munger


“Lãi kép là bằng chứng của sự tồn tại của các vị thần.” ~ Jeff Rich

Vậy bạn chần chờ gì nữa mà không hành động! Hành động ngay và luôn để tận hưởng chiếc máy mạnh nhất vũ trụ: Lãi kép.


CẦU DƯ  VÀ CẦU AN

 "Cầu Dư - Nó làm cho cái thế cầu vừa đủ xài cả trăm năm nay trở nên khiêm tốn, dù khái niệm “đủ xài” cũng đã là vô cùng."




Tết nhứt, người miệt miền Tây xưa rày hay chưng mâm trái cây mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài mà đọc trại âm là một ước mơ: cầu vừa đủ xài. Mua được giống đu đủ vàng thì coi như cầu đủ vàng. Thay dừa bằng chùm sung một bước lên cầu xài sung.


Năm nay người ta bày bán trái gọi là dư, nói gọi là vì những cây có tên rất rủng rỉnh là phát tài hay kim ngân lượng, đều không phải mớ tên sơ khai của chúng. Trái dư này, biết đâu tụi con nít quê xó nào kêu bằng trái chọi (không ăn được thì để chọi nhau chứ biết làm gì) nhưng thứ chỉ bày chơi đó thay đổi chắc nụi mâm quả Tết. Ước vọng trên đó giờ gọn lỏn như vầy: Cầu Dư.


Nó làm cho cái thế cầu vừa đủ xài cả trăm năm nay trở nên khiêm tốn, dù khái niệm “đủ xài” cũng đã là vô cùng. Mâm trái cầu dư trên bàn thờ mờ nhạt lòng thành, lẩn khuất sự tham lam, sự bất kính với vong linh người khuất mặt. Ông bà vốn bó miệng vì sung chát, đu đủ non, giờ chỉ biết ngồi ngó thứ trái lạ mà bọn người kia sợ chết dại không dám rớ. Thời của ngoại tôi, cúng vú sữa đầu mùa lên bàn thờ họ luôn chọn những trái chín ngon nhất. Bà ngoại tin người chết gì cũng biết, có lòng hay chỉ qua quýt họ đều hay. Mâm cúng thành kính xưa giờ nhuốm mùi đổi chác. Không phải ai đội hoa quả đến chùa cũng với tâm thế cho đi, chẳng cầu xin gì. Từ cầu no đủ cho đến cầu dư dả, trong lòng tham tăng bậc có sự kiên nhẫn xuống thang. 


Thời thế gì mà sốt ruột. Nhà hàng xóm lại đổi chiếc xe hơi đời mới. Thằng bạn học giờ là doanh nhân trẻ vào tốp mười cả nước. Cô bạn cùng sở làm vừa sắm túi Cucci. Ông anh bên vợ trúng số. Có hàng ngàn lý do để sốt ruột, nhấp nhổm sau cái quãng chỉ so đo chuyện mâm cơm có thịt hay không có thịt, độn khoai hay không độn khoai. Cơn khát này không phải chỉ giàu, mà phải giàu nhanh như thể thời gian chỉ dành cho những người biết chụp giật, kể cả chụp giật ơn phước của tổ tiên, thánh thần. 


Nhìn cảnh người ta giẫm đạp lên nhau xin (hoặc cướp) lộc chốn đền chùa, nghĩ xứ sở gì mà hỗn mang, nhập nhoạng. Không phải vì đạo, vì sự thiêng liêng của đức tin mà người này đạp lên vai, lưng người khác. Trong đám đông cướp ấn đền Trần, hẳn có nhiều người miệt mài làm việc nửa đời mà con đường quan trường vẫn xa. Bạn bè có đứa nhiều tiền nên mua được ghế, có đứa con ông cháu cha nên được nâng đỡ, còn mình bơ vơ chỉ có cách đi xin ấn đền Trần. Như để nuôi một hy vọng. Biết có cày cục làm lụng cả đời thì sự thăng tiến vẫn lừ lừ chậm bước. Những vị trí phải đợi lâu hoặc không bao giờ người ta có được nếu chỉ nhờ vào sức của mình, trong một hệ thống thăng tiến không mấy quan tâm tới khả năng làm việc. 


Cái sự cuồng tín với những thứ xung quanh thánh thần (không phải với thánh thần), là hệ thống đức tin sụp đổ. Người ta không quên cái câu có làm thì mới có ăn của ông bà dạy, nhưng nhìn lên họ nhìn thấy nhan nhản những kẻ chẳng làm gì mà vẫn phờn phơ, vẫn ngồi trên trước. Nhìn xuống lại muôn trùng người tốt lăn lóc mưu sinh, sống thua thiệt cả đời. Chỉ có một thứ thay đổi số phận con người: phép màu của thần thánh. Nhưng thần thánh chưa chắc công bằng, biết đâu lại chiều chuộng kẻ có tiền có quyền. Thôi cướp lấy cho chắc ăn. Chẳng có gì chắc chắn trong việc đứng chờ thì sẽ đến lượt mình như là đến tuổi sẽ nhận được số hưu.   


Trong tờ giấy mà mấy chị đàn bà xúi nhau học thuộc lòng để khấn vái lúc đi chùa, bốn chữ gia đạo bình an đứng sau cùng, sau “làm một được hai, trồng một gặt mười…”. Mấy chị, cũng như nhiều người khác, vào chùa không phải để cầu an. Bây giờ, lúc rạp mình trước đức Phật là lúc tâm chúng sinh bất an nhất.


Chịu khó ngồi lâu nhìn tháng Giêng (không chỉ năm nay) thì sẽ thấy nó trở thành một lễ hội vơ vét khổng lồ. Kẻ vét hy vọng từ trời, kẻ vét túi khách hành hương, địa phương vét phí. Đứng ở đền chùa, thấy lòng người đang loạn lạc rõ ràng hơn bất cứ chỗ nào. Vỡ đê đạo đức, cháu vác dao rượt chém bà. Vỡ đê đức tin, lộc trời rủ nhau đi cướp. Mai kia không biết thêm hệ thống tinh thần nào đổ nữa đây, chính quyền nhìn thấy cảnh đền Trần mà không lo thì hơi lạ. Bởi chuyện ở sân đền là họ sốt ruột lắm rồi, đến nỗi giẫm đạp trên đồng loại, đức tin. Ai dám chắc sốt ruột đến thế thì thôi.

(Nguyễn Ngọc Tư)




Nhân sinh là một bình thiền trà


Sau này mới biết, trong lòng chúng sinh, trà có mùi vị khác nhau. Thứ trà mới dùng nước tinh khiết đun sôi trong bình đó, quẩn quanh giữa răng và môi của trà khách, uống xong, có người cảm thấy đắng như sinh mệnh, cũng có người thấy nhạt như gió mát.
Trà có đậm nhạt, có nóng lạnh, cũng có buồn vui. Dùng một trái tim quá cầu kỳ để thưởng trà, khó tránh khỏi chỉ chăm chăm vào sắc, hương, vị, mà thiếu đi một phần thanh đạm và chất phác. Trà có ngàn vạn vị, thậm chí hòa lẫn với thế sự và tình cảm. Dùng một trái tim bình đạm như nhiên để thưởng trà, thì có thể ung dung tận hưởng sự tĩnh lặng tuyệt mỹ của mây bay ngang trời, nước biếc không gợn sóng.
Trà, bắt nguồn từ tự nhiên, trải qua tinh hoa năm tháng, tắm thử thách xuân thu, từ đó mà có linh tính như hồn phách con người, non nước. Trà có thể dùng để gột bỏ bụi trần, gạn lọc tâm tình, rộng kết thiện duyên. Cho nên, người biết cách thưởng trà, cũng là một người tình nguyện để bản thân sống một cách giản đơn và thuần khiết.

Luôn tin rằng, thưởng trà là một cảnh ý, có những người dùng cả đời cũng không thể rũ bỏ chấp niệm, ngộ được bồ đề. Mà có những người chỉ dùng thời khắc của một chén trà, cũng có thể bước ra từ vạn tượng hỗn tạp, lòng hé nở như sen.
Đời người có bảy nỗi khổ, chúng sinh lưu lạc trong nhân gian, nếm hết mọi đắng cay, đổi lấy vị ngọt ngào. Phồn hoa ba ngàn cảnh, nhưng cuối cùng đọng lại tại trần ai là gì? Đến một thời điểm nào đó, ngẫm lại những trôi qua như một cái chớp mắt,  tháng năm nào còn quan tâm được mất, tính toán thành bại, đều đã thành khói mây qua mắt, người ta chợt thấy mình giống như màn đêm trút bỏ hết lớp trang sức của ban ngày, trầm tĩnh mà yên lắng, với trà.
image
Hãy yên an trong Phật tính của trà, vài chén tịnh thủy cho tâm trí thảnh thơi, vứt bỏ tạp niệm, chứng ngộ tâm bồ đề giữa đời thường bề bộn lo toan. Trời đất mênh mông, con người dù quyền lực thế nào, cũng nhỏ như cọng cỏ. Đừng nghĩ bản thân có thể  làm kinh động thế giới, cũng đừng sợ thế giới sẽ làm kinh động bản thân mình. Ngày chào đời, vốn chẳng ai có bất kỳ hành lý gì, những cứ đi thêm đoạn đừng đời, lại mang thêm một tay nải, một gánh nặng. Đến khi nào có thể gói ghém lại, gọn ghẽ trong một trái tim thanh tịnh, an nhiên nhìn thế thái, xóa bỏ thiên kiến, vui vẻ giữa bình đạm mà ung dung mỗi ngày?! “Tâm kinh” viết: “Vô quải ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đải mộng tưởng. Nhất thiết tùy duyên, nhất sinh tùy duyên, phương đắc tự tại” (Tâm không uế chướng, nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm. Tất cả tùy duyên, một đời tùy duyên, luôn được tự tại). Có người ngoan cố níu giữ cả đời không buông. Có người quẩn quanh trong  vòng mê nhân quả đến mệt nhoài, mãi không an.
Trà có bốn đức, từ bi hỉ xả. Một chén trà trong, người ta có thể thưởng được chân ý cuộc đời, có sinh có tử, có tụ ắt có tán, có tươi ắt có héo. Đến một lúc nào đó, người ta biết bất cứ bi thương nào đều là vui sướng; bất cứ mất mát nào đều là có được; từ bi với chính mình, mới có thể từ bi với vạn vật. Thời gian như nước, trầm tư an tĩnh vốn cũng là một cái đẹp; hãy giữ lòng mình bình dị mà tao nhã, cho dù là giữa lòng đời huyên náo, hay trong một không gian tĩnh lặng. Khắc chế dục vọng, đánh đuổi phiền nhiễu, không bi quan, không trốn tránh, chỉ đơn giản là sống giản đơn đi! Tất cả tình duyên thế gian, đều có phần số cả. Kẻ có tình chưa chắc có duyên, kẻ có duyên chưa chắc có tình. Tùy duyên để an, chân thành và biết trân quý cũng chính là ngộ đạo. Lúc nào buồn quá, có thể dùng trà rửa tâm, cho  tâm sáng lại, nhìn rõ bản thân, khi đó có thể nhận biết thế giới vô thường. 
image
“Kinh kim cương” viết: “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc” (Tâm quá khứ không thể có, tâm hiện tại không thể có, tâm tương lai cũng không thể có). Chúng ta không nên vì một bi kịch định mệnh, mà lựa chọn đau thương. Nhưng cũng không thể vì sự viên mãn của tương lai, mà bỏ việc tu tâm dưỡng tính. Thưởng trà, là để tu tâm, hiểu thấu thiền ý của "tịnh thủy không bụi trần", để giữ mình thanh tĩnh, không trôi giạt vô phương không định hướng, ngày ngày.
Ngồi thưởng trà còn có thể khiến người ta biết buông bỏ cố chấp, tha thứ lỗi lầm, có lại sự thanh thản.. Đời người sẽ hoàn mỹ khi chừa lạ khoảng trống “không minh” mà nhà Phật hay nhắc tới.  Bởi nhân gian bình thường là một sân khấu cho ngàn người diễn vạn người xem; ngày kịch đến hồi kết, nhất định cần có sự từ bỏ thật sự, để bước ra ngoài vòng chấp niệm mà an nhiên. Vô pháp vô thường, duyên khởi tính không. Vạn vật vì duyên hòa hợp mà sinh, cũng vì duyên mà diệt. “Vãn vân thu” (mây chiều ngưng lại), tức là lúc chim mỏi quay về tổ. Phật nói bể khổ vô biên, quay đầu là bờ, mỗi một lần quay lại đều là quay đầu, mỗi một lần qua sông đều là chèo thuyền. Cho dù con đường phía trước có bao xa, xóa bỏ ngã chấp, sau đó cho dù phải ăn gió nằm sương, biển trời mênh mông, đều có thể quay về. Nước lặng chảy sâu, người bình đạm nội tâm sẽ thanh thản, dễ thấm nhuần Thiền lý;  uống một chén trà từ đắng đến không có vị,; cũng như đời người buông bỏ phức tạp lấy giản đơn, nương theo thế sự, mà giản dị yên bình. An nhiên tự tại thực ra không cần dũng khí và quyết tâm, mà cần thiện ý và thanh tỉnh. Ngày ngày những dòng chảy hối hả, vinh nhục phàm trần mà chúng ta nhìn thấy, kỳ thực đều chỉ là một vở kịch. Buông bỏ chính là đạt được, tàn khuyết chính là viên mãn. Chúng ta thường dùng vô số thời gian nhưng vẫn không thể hiểu nỗi một nguyên lý nào đó; đến một khắc nào đó ngộ ra, thì thấy mình thấu đáo minh tường những gì mà người đời cho là tinh thâm uyên bác.
Thưởng trà, có thể dùng đồ gốm, tách sứ, chén ngọc, cũng có thể dùng chung tre, bát gỗ. Có khi thưởng trà, là để xua đi thời gian nhàn rỗi, tịch liêu. Mùi vị hay sự nóng lạnh của trà, dường như không quan trọng, không cần lễ tiết, chỉ uống một cách thoải mái, mùi vị chính biết đâu lại chính vị Bát Nhã thì sao?! Chỉ là bao nhiêu người, có thể đem năm tháng sôi sục bất an, uống đến khi nước lặng không gợn sóng. Bao nhiêu người có thể đem thế tượng vẩn đục liên miên, uống đến trong vắt tinh khiết. Thôi thì thì thoảng, hãy lựa chọn cho mình một ngày bất kỳ, không nghĩ mưa nắng, không quản xuân thu, ngồi thong dong uống hết một bình thiền trà của nhân sinh,  để coi ta có quay về chân bản, tìm được chính mình thưở ban đầu hay không?
(Bạch Lạc Mai)