Monday, October 31, 2022

Hãy để tôi tự ru mình rằng tôi không hề hay biết em đã rời đi.

 Khi ánh mặt trời dần lặn khuất, bạn ngồi trên ban công ngắm nhìn đường phố bắt đầu lên đèn, mở lại list nhạc xưa cũ, là những bài hát mà bạn và người ấy đã từng cùng nhau nghe. Giữa khoảng không mênh mông vô tận, có tiếng còi xe, tiếng ồn huyên náo, vậy mà lại chẳng thể gạt đi được sự tĩnh mịch cô đơn trong lòng bạn.


Bạn ngước nhìn về phía bầu trời đêm, miệng khẽ ngân nga theo nhịp điệu bài hát, chợt thấy khóe mắt cay cay, không biết lệ đã hoen trên mi từ bao giờ.


Mỗi ngày trôi qua đều như vậy, thế giới ngoài kia dần buông xuống sự ồn ào náo nhiệt rồi lại vội vã khoác lên mình màn đêm tĩnh lặng. Tiếng nhạc càng lúc càng rõ ràng, như đang nhắc nhở bạn về một nỗi buồn ngang qua.



Khi tiếng hát cuối cùng kết thúc, có những dư âm vẫn còn lắng đọng lại, bạn nhớ đến một câu nói của Trương Gia Giai mà bạn rất thích: “Trên chuyến tàu bốn mùa ấy, nếu như em phải xuống trước, xin đừng đánh thức khi tôi vờ say giấc, hãy để tôi được ngủ yên cho đến trạm cuối cùng, và tự ru mình rằng, tôi không hề hay biết em đã bỏ đi.”


Hãy để tôi tự ru mình rằng tôi không hề hay biết em đã rời đi.


Viết cho những ngày yên bình - Mun Nhim

Vì sao lễ hội Halloween gắn với hình ảnh quả bí ngô? _ Chuyện xưa kể lại hoy à!

 Những quả bí ngô khắc vô số hình thù độc đáo xuất hiện ở khắp nơi vào dịp Halloween, khiến nhiều người không khỏi thắc mắc về nguồn gốc, ý nghĩa của biểu tượng này.

Sự tích đèn bí ngô Halloween

Chiếc đèn hình quả bí ngô có tên gọi là “Jack O'Lantern”, trong đó Jack là tên anh chàng keo kiệt, bủn xỉn trong câu chuyện dân gian của đất nước Ireland. Anh ta thường chỉ giao du, kết bạn với một con quỷ.

Một lần, Jack mời quỷ đi uống rượu. Do bản tính keo kiệt, anh ta gạ gẫm quỷ biến thành đồng tiền để trả cho người bán hàng. Con quỷ đồng ý, tự biến mình thành đồng tiền. Nhưng không ngờ Jack tráo trở, đem bỏ đồng tiền đó vào túi có cây thánh giá, khiến quỷ không thể trở về nguyên hình. Hoảng sợ, quỷ ra sức van nài. Cuối cùng Jack đồng ý thả nó ra với điều kiện quỷ không được quấy nhiễu anh ta trong suốt một năm, và nếu Jack chết, quỷ cũng không được thu linh hồn của anh ta. Con quỷ đồng ý.

Vì sao lễ hội Halloween gắn với hình ảnh quả bí ngô? - Ảnh 1.

Quả bí ngô là biểu tượng của Halloween.

Sau một năm giao kèo, Jack sợ quỷ quay lại làm hại mình nên nghĩ ra cách lừa quỷ lên cây hái táo. Trong lúc quỷ đang ở trên cây táo, Jack nhanh chóng khắc thánh giá dưới gốc cây. Quỷ sợ quá không dám leo xuống nên đã thỏa thuận với Jack sẽ không trêu chọc anh chàng thêm 10 năm nữa.

Vài năm sau, Jack chết đi, nhớ đến lời hứa với Jack, con quỷ đã không tới đưa linh hồn anh ta về địa ngục. Thế nhưng trên thiên đường, Thượng đế cũng không chấp nhận Jack vì những điều xấu anh ta từng làm. Linh hồn anh ta lang thang khắp nơi. Thấy vậy, quỷ đem lòng thương hại, lấy một quả bí ngô, moi hết ruột và cho vào ít than hồng của địa ngục đưa cho Jack để sưởi ấm trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí lưu thông giữ lửa không tắt, Jack phải đục thủng quả bí ngô. Ánh lửa từ trong chiếu ra, soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng theo niềm tin Thiên Chúa giáo.

Ý nghĩa của biểu tượng quả bí ngô Halloween

Với mục đích cầu nguyện cho các linh hồn và để hai cõi âm dương hội ngộ, vào ngày Halloween, mọi người thường khoét ruột quả bí ngô, tỉa hình mặt người láu cá. Sau đó, họ để vào trong những cây nến để làm đèn. Quả bí ngô trở thành biểu tượng của lễ hội này.

Đêm 31/10, rạng sáng 1/11 hằng năm là thời điểm diễn ra lễ hội Halloween. Người ta tin rằng linh hồn của người chết sẽ trở về thăm nhà và để lại lời nhắn nhủ cho thân nhân trong giấc mơ. Bởi vậy, vào khoảng thời gian này, người phương Tây treo đèn lồng bằng quả bí ngô trước cửa với hy vọng các linh hồn, ma quỷ có đủ ánh sáng để tìm đường đi và không quấy rầy chủ nhà.

Ngoài ý nghĩa tâm linh, người phương Tây còn quan niệm, màu vàng của quả bí ngô tượng trưng cho sự thành công và giàu sang. Do đó, họ thường trang trí nhà bằng quả bí ngô trong mùa Halloween với mong muốn nhận được may mắn và hạnh phúc.

Nguyễn Thảo_VTC

Điều gì xảy ra nếu bạn đi chân trần mỗi ngày?

 Ngăn ngừa chứng mất ngủ

Điều gì xảy ra nếu bạn đi chân trần mỗi ngày? - Ảnh 1.

(Ảnh: Depositphotos)

Trái đất có electron - một hạt mang điện tích sản sinh năng lượng cho đất và nước. Vì vậy, khi mọi người đi chân trần tức là bàn chân tiếp xúc trực tiếp với nền đất thì electron có vai trò cải thiện được chất lượng giấc ngủ. Hơn thế nữa, nó còn giúp tăng sức đề kháng của chúng ta.

Giảm đau bụng kinh 

Điều gì xảy ra nếu bạn đi chân trần mỗi ngày? - Ảnh 2.

(Ảnh: Brightside)

Việc đi chân trần có thể giúp làm dịu mọi cơn đau trong cơ thể, nên không có gì làm lạ khi nó cũng giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ vào hàng tháng. Thật không ngờ việc không mang giày lại có thể đem đến một điều kỳ diệu cho cơ thể như vậy.

Mặc dù có nhiều loại thuốc giảm đau chuyên dùng dành cho phụ nữ đến kỳ kinh nhưng chúng lại có nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyên phái nữ nên thử nghiệm việc đi chân trần vì sự hiệu quả vừa dễ dàng thực hiện của nó.

Xử lý những tình huống căng thẳng tốt hơn

Điều gì xảy ra nếu bạn đi chân trần mỗi ngày? - Ảnh 3.

(Ảnh: Depositphotos)

Giống như vitamin D trong cơ thể được tạo ra bởi năng lượng mặt trời thì mặt đất chúng ta đang đứng cũng có nguồn gốc tương tự. Vì vậy, khi bàn chân tiếp xúc với nền đất có thể đem lại nguồn năng lượng giúp bạn cải thiện tâm trạng. Đặc biệt, nghiên cứu cho rằng hành vi này sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh trước các tình huống nan giải hay chịu đựng tốt áp lực công việc.

Các bậc phụ huynh thường hay lo lắng rằng trẻ sẽ bị ốm hoặc bị dị vật làm đau chân nếu đi chân trần, tuy nhiên việc đi chân trần không những không gây hại sức khỏe cho trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và giảm tình trạng dị ứng. Mặt khác, cha mẹ cho phép con mình được tự do chơi đùa trực tiếp trên nền đất sẽ khiến trẻ cảm nhận được sự khích lệ, ủng hộ về mặt tinh thần.

Làm chậm quá trình lão hóa da

Điều gì xảy ra nếu bạn đi chân trần mỗi ngày? - Ảnh 5.

(Ảnh: Depositphotos)

Phụ nữ đi lại thường xuyên trên nền đất sẽ có làn da hồng hào, căng mịn. Do năng lượng bên trong đất giúp lưu lượng máu chuyển đến các cơ quan trong cơ thể tăng lên. Trường hợp này cũng tương tự như khuôn mặt của một đứa trẻ chạy quanh sân trong mùa hè. Để dễ dàng ngăn chặn quá trình lão hóa da, mỗi người nên dành ra 1 giờ/ngày đi lại bằng chính đôi chân trần của mình.

(cafebiz)

Những con số giật mình về “kháng kháng sinh”


Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1.900 người bệnh tử vong vì tình trạng kháng kháng sinh, tương đương 700.000 người thiệt mạng mỗi năm do tình trạng sử dụng quá nhiều kháng sinh gây nhờn thuốc. Tuy nhiên, số liệu của AMR (hồ sơ y tế lưu động) cho thấy con số này có thể lên đến 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, cao hơn cả số người tử vong do ung thư hàng năm.

3D render of a medical background with clear DNA strands and virus cells

 Số lượng những người tử vong vì “kháng kháng sinh” co thể lên đến 10 triệu người mỗi năm

Kháng sinh đã bắt đầu mất công hiệu?!

Năm 2014, cựu thủ tướng Anh David Cameron đã công bố một báo cáo về tác động của tình trạng nhờn thuốc kháng sinh với nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, GDP hàng năm của thế giới sẽ giảm 2-3,5% từ nay đến năm 2050 nếu các quốc gia không có biện pháp đối phó, tương đương với 60-100 nghìn tỷ USD GDP bị mất.

Một báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng nhận định kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu tình trạng nhờn thuốc kháng sinh không được giải quyết triệt để.

10 triệu người chết và 100.000 tỷ USD bị thổi bay: Những con số giật mình về Kháng kháng sinh - Ảnh 1.

GDP tại nhiều khu vực suy giảm vì siêu vi khuẩn nhờn kháng sinh

Kể từ năm 1928, cuộc sống của con người đã thay đổi toàn diện khi kháng sinh được phát minh và nhất là khi chúng được thương mại hóa rộng rãi vào thập niên 1940. Dẫu vậy, việc sử dụng tràn lan kháng sinh trong y tế, chăn nuôi, nông nghiệp đang khiến tình hình trở nên xấu đi khi các vi khuẩn, virus bệnh bắt đầu nhờn thuốc.

Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức nhờn thuốc kháng sinh trở thành chủ đề chính trong cuộc họp hội đồng thường niên của Liên Hiệp Quốc (UN) vào năm 2016 và cũng là vấn đề chủ chốt của cuộc họp các bộ trưởng y tế G20 vào tháng 5 vừa qua.

Bất chấp lời kêu gọi và cảnh báo của chính phủ, những tập đoàn dược phẩm vẫn phớt lờ về mảng kháng sinh do lợi nhuận quá thấp. Hiện nay, những loại thuốc cho tiểu đường, ung thư… mới là hướng đi chính của những công ty này do chúng đem lại nhiều lợi nhuận.

10 triệu người chết và 100.000 tỷ USD bị thổi bay: Những con số giật mình về Kháng kháng sinh - Ảnh 2.

Số tiền đầu tư nghiên cứu y học và cho kháng sinh (tỷ USD)

Việc phát triển kháng sinh giờ đem lại ít lợi nhuận hơn so với các loại thuốc đặc trị những bệnh mãn tình cần sử dụng nhiều và phổ biến như ung thư hay tiểu đường. Nghiên cứu năm 2011 của Trường Kinh tế London cho thấy tỷ suất NPV (giá trị hiện tại ròng) của mảng kháng sinh tiêm chỉ vào khoảng 100 triệu USD, thấp hơn nhiều so với 1 tỷ USD của dòng dược phẩm chữa rối loạn cơ xương hay viêm khớp mãn tính.

Hậu quả là nhiều loại kháng sinh cũ không được nghiên cứu phát triển khiến virus nhờn thuốc, trong khi người bệnh sử dụng tràn lan các loại thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

10 triệu người chết và 100.000 tỷ USD bị thổi bay: Những con số giật mình về Kháng kháng sinh - Ảnh 3.

Số người tử vong do siêu vi khuẩn nhờn thuốc vào năm 2050 (triệu người)

Mới đầu khi phát minh ra kháng sinh, vấn đề siêu vi khuẩn kháng thuốc không được chú ý do con người liên tục tạo ra các dòng thuốc mới trong khoảng thập niên 1950-1980. Tuy nhiên, tốc độ phát minh những dòng kháng sinh mới chậm lại, số trường hợp nhờn thuốc tăng lên và tình trạng thiếu cung của các kháng sinh loại cũ đang khiến ngành y tế phải đau đầu.

Số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDCP), quốc gia này chỉ có 9 dòng kháng sinh mới được phát triển trong khoảng 2005-2014, thấp hơn rất nhiều so với 27 loại vào thập niên 1980. Báo cáo của Viện Quintiles IMS cho thấy trong 2.240 dược phẩm mới năm 2016, chỉ có 8% là thuộc dòng kháng sinh.

Trong khi đó, nghiên cứu năm 2015 của Trung tâm CDD cho thấy lượng sử dụng kháng sinh trong xã hội đã tăng 30% trong khoảng 2000-2010, đặc biệt là trong ngành y tế cũng như chăn nuôi.

10 triệu người chết và 100.000 tỷ USD bị thổi bay: Những con số giật mình về Kháng kháng sinh - Ảnh 4.

Bệnh nhân tại Mỹ đang dùng nhiều loại kháng sinh không cần thiết để chữa bệnh

Thị trường gia cầm đang tự đầu độc mình như thế nào?

Tại những quốc gia có đa sắc tộc và tôn giáo như Ấn Độ, thịt gia cầm là loại thực phẩm an toàn nhất khi chúng không những rẻ mà còn phù hợp với mọi loại tôn giáo. Số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy Ấn Độ tiêu thụ 4,5 tấn thịt gà từ đầu năm đến nay và tốc độ tăng trưởng tiêu thụ đạt 30% trong khoảng 2013-2017, mức tăng mạnh nhất thế giới.

Tuy nhiên, nền chăn nuôi của nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn trong nước khi kháng sinh bị lạm dụng quá nhiều, gây hại cho cả môi trường lần người tiêu dùng.

10 triệu người chết và 100.000 tỷ USD bị thổi bay: Những con số giật mình về Kháng kháng sinh - Ảnh 5.

Lượng siêu vi khuẩn nhờn kháng sinh có nhiều nhất tại Ấn Độ

Những cuộc nghiên cứu tại 18 trang trại lớn nhất bang Punjab- Ấn Độ cho thấy 2/3 số gia cầm nơi đây chứa enzyme chống lại hầu hết các chủng kháng sinh. Trong số những con gia cầm được thử nghiệm, có 87% mẫu thí nghiệm chứa siêu vi khuẩn nhờn kháng sinh.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết gia cầm hiện nay tiêu thụ kháng sinh gấp đôi con người do nhu cầu chăn nuôi công nghiệp và tiêu thụ thịt ở nhiều nước, nhất là những thị trường có nhiều tôn giáo như Ấn Độ.

Điều nguy hiểm của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là chúng không tiêu diệt hết được mầm bệnh, khiến những vi khuẩn tồn tại và tự phát triển cơ chế nhờn thuốc, qua đó lây lan, lưu lại trong cơ thể người tiêu dùng cũng như nguồn nước, đất, không khí.

Báo cáo công bố tháng 9/2016 của World Bank cho thấy cuộc khủng hoảng nhờn kháng sinh có thể tác động vô cùng xấu đến nền kinh tế toàn cầu, thậm chí tệ hơn cả cuộc khủng hoảng năm 2008. Thế giới có thể sẽ phải mất 1 nghìn tỷ USD cho chi phí y tế từ nay đến năm 2050 nếu không có biện pháp đối phó.

Trong cuộc điều tra các trang trại ở Punjab, tất cả những người chăn nuôi thừa nhận có dùng kháng sinh cho biết chúng được sử dụng để phòng bệnh cũng như kích thích tăng trưởng cho đàn gia cầm.

10 triệu người chết và 100.000 tỷ USD bị thổi bay: Những con số giật mình về Kháng kháng sinh - Ảnh 7.

Tăng trưởng nhu cầu thịt gia cầm tại các nước trong khoảng 2003-2017. Thị trường Trung Quốc giảm do dịch cúm gia cầm

Hậu quả của việc lạm dụng này là vô cùng lớn khi hàng năm có hơn 56.000 trẻ sơ sinh tử vong do nhiễm khuẩn mà không được điều trị bằng kháng sinh hiệu quả.

Một báo cáo năm 2015 cho thấy lượng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở một số bang Ấn Độ có thể tăng gấp 4 lần từ nay đến năm 2030 do nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng.

Hiện nay, không riêng gì Ấn Độ, những nước tiêu thụ gia cầm lớn như Trung Quốc cũng đang tăng cường sử dụng kháng sinh cho chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của một bộ phận rất lớn người dân có thu nhập đi lên khi nền kinh tế bùng nổ.

Theo Thời Đại

Sunday, October 30, 2022

Ranh giới giữa sự giậm chân tại chỗ và sự phát triển tốt hơn rất mong manh

 Ranh giới giữa người thành công và người không thành công, giữa cái tốt và cái xấu, giữa sự giậm chân tại chỗ và sự phát triển tốt hơn nó rất mong manh, rất nhỏ, nhỏ đến nỗi không đáng để chú ý, không đáng để mình để tâm đến.

 


Điểm xuất phát là 1% (ví dụ như lúc mới ra trường, mới đi học cái gì đó) và chỉ cần tốt hơn 1%/ngày, nhưng nếu 365 ngày, tốt hơn 1 % mỗi ngày thì một năm hiệu quả tăng 37%. Ngược lại, nếu mỗi ngày tệ hơn, xấu hơn 1% thì hiệu quả công việc/chất lượng cuộc sống giảm từ 1% xuống còn 00.03%.


Cái gì có thể tốt hơn, xấu hơn 1%?


Hình như tất cả mọi thứ đều có thể dễ dàng tốt hơn/xấu hơn 1% vì nó quá nhỏ, quá ít, không đáng kể nên không được chú ý đến. Tuy nhiên, qua một khoảng thời gian đủ dài thì sự khác biệt là cực kỳ lớn.


Một vài ví dụ thực tế hàng ngày trong cuộc sống:


1. Tập thể dục rất khó làm: nhưng nếu ngày đầu chỉ cần tập 1 phút, và tuần thứ 2 chỉ tăng lên 1 phút, tuần thứ 3 tăng thêm 1 phút v.v. thì sau 1 năm thói quen tốt hình thành và có thể tập thể dục 48 phút/ngày một cách dễ dàng (1x12x48 tuần).


2. Thức dậy sớm: nếu thói quen hàng ngày thức dậy lúc 8.00 AM. Mỗi ngày chỉ cần cài đặt đồng hồ thức dậy sớm hơn 1 phút thì sau 120 ngày mặc nhiên sẽ dễ dàng thức dậy lúc 6.00AM. Tương tự, thói quen đi ngủ trễ. Nếu bình thường đi ngủ lúc 12.00 khuya thì chỉ cần sớm hơn 1 phút một ngày thì sau 4 tháng mặc nhiên sẽ đi ngủ lúc 10.00 PM một cách dễ dàng.


3. Đọc sách/nghe sách nói: một ngày chỉ cần đọc 1 trang thì 1 năm sẽ đọc tương đương 2 quyển sách. Một ngày một trang sách thì quá dễ, và nếu tăng lên 1 ngày đọc 2 trang thì một năm đọc đương 4 quyển sách, một ngày đọc 3 trang thì một năm đọc được 6 quyển sách. Sáu quyển sách có thể chứa rất nhiều sự thông thái trong đó và nó có thể thay đổi cuộc đời một con người. 


4. Cho con cái ăn rau rất khó, nhưng nếu cho con ăn chỉ 1 cọng rau/1 ngày, sau 1 tuần thêm 1 cọng thì chỉ sau 3 tháng con mặc nhiên sẽ ăn rau như người lớn.


Nếu áp dụng quy tắc đơn giản này, sự thay đổi siêu nhỏ này vào công việc và cuộc sống lớn hơn thì sao. Nó sẽ làm thay đổi tất cả về công danh sự nghiệp và chất lượng cuộc sống của một đời người. 


Rất đơn giản, rất dễ làm và nó thật là vi diệu !

St

Em không phải khách qua đường, mà là bến đỗ bình yên của trái tim anh




Dẫu tháng năm cứ chảy trôi, cũng chẳng thể thay đổi được hình bóng trong tim. Dẫu cuộc đời tiêu diêu tự tại, cũng chẳng thể thay đổi hơi thở nồng nàn của người mà ta thương nhớ.
Có lẽ thời gian sẽ xoá nhoà mọi ký ức, nhưng chẳng thể mang đi cảm giác nồng nàn khi xưa. Có lẽ gió sương sẽ phủ kín dấu chân người, nhưng chẳng thể xoá đi những vấn vương lưu luyến mãi trong lòng.
Có một sự hiểu biết là nhung nhớ thoảng qua. Có một ánh mắt là sự quan tâm hài hước. Có một chiếc lá rơi như còn nuối tiếc mơ màng.
Trước khung cửa sổ có một nhành hoa thoang thoảng ngát hương. Trong tim vẫn vẹn nguyên một tấm chân tình âm thầm, lặng lẽ. Nhìn cành hoa leo nơi mái hiên, chợt thấy nao lòng khi thời gian đã thấu hiểu nỗi lòng tôi. Ngắt một nhành mai, vài bông cúc thắm, chậm rãi nhấm nháp một chén trà thơm.
Ta thường một mình ngâm nga câu thơ xưa dưới đêm trăng vằng vặc. Ngắm nhìn những vì sao xa lấp lánh mà thầm tưởng nhớ tới người ấy trong tim. Chỉ mong vần thơ nồng đượm nhất có thể níu lại ánh mắt ai kia, để tự mình được thì thào bên tai người ấy: “Em có mệt không em?”.
Ta thường tự mình độc thoại với những danh ngôn kinh điển, chỉnh chỉnh sửa sửa, nhớ tới người trong tim mà nụ cười thoáng đậu bờ môi. Một nốt nhạc ngân vang, trở đi trở lại vẫn chỉ là tên của người ấy.
Trao tay dẫu chỉ ngắn ngủi trong phút giây, mà nắm chặt tay đi hết cả chặng đường đời. Nơi thẳm sâu trái tim biết bao người vẫn luôn mang theo một bóng hình. Nhưng chỉ là hồng trần mây khói vương vấn trong làn gió nhẹ thoảng, trong cơn mưa bay lất phất mà thôi.

Cánh hoa sim ẩn sâu nơi tâm khảm giữa dòng đời chảy trôi chẳng thể cất lên lời, lại hoá thành muôn áng thơ khi lòng này tĩnh lặng.
Đưa mắt nhìn nhau trong khoảnh khắc, mà vương vấn, nhung nhớ suốt một đời. Vẫn có một bóng hình cứ trở đi trở lại trong cơn mộng mị của biết bao người. Nơi cuộc sống thường nhật, khi tâm hồn ngao du cùng trời xanh mây trắng, nhưng chưa từng giây phút nào quên lãng tiếng vọng tinh toong ấy trong tim.
Không biết đã bao lần, ta lặng lẽ gom lại một nửa xao xuyến, một mảnh ký ức. Chẳng biết đã bao lâu, ta vẫn khẽ khàng níu chặt chút mơ hồ, giữ chặt nét mày thanh. Có thể giữ mãi một bóng hình nơi sâu thẳm trái tim, thật tuyệt!
Giữ mãi một tiếng lá khẽ rơi rất mỏng như là rơi nghiêng, nhẹ nhàng xuyên qua những nhành hoa thắm. Những tâm tưởng phất phơ giữa cõi hồng trần chất chứa đều là hình bóng của em trong vô vọng. Trong cái se lạnh mùa thu, cần lắm một ánh mắt thấu hiểu. Có ai đó đã trao cho bạn một giai điệu đáng tin cậy vĩnh hằng.
Bước đi trong con đường hầm tít tắp, thăm thẳm của dòng thời gian, tháng ngày cứ vùn vụt trôi đi không trở lại. Hương vị nồng đượm nhất trên thế gian là tình yêu. Dẫu trải qua biết bao lầu các, khói mây, vẫn còn lại tấm chân tình được giữ chặt nơi nẻo về của năm tháng.
Gặp gỡ là duyên, hai trái tim nhung nhớ về nhau. Tâm tình như cuốn sách, giở quá nhanh sẽ bỏ lỡ biết bao điều. Tâm tình như cái cây, mang trên mình biết bao chiếc lá bi hoan ly hợp. Có một cuộc tương ngộ nhuốm đầy sự kinh ngạc và niềm hân hoan. Có một kiểu thời gian biết lắng nghe tiếng thở than vô vọng.

Em không phải người qua đường, mà là nơi gửi gắm mùa xuân của lòng anh. Những chiếc lá đã chuyển màu xanh, nhớ em mà lòng này ấm áp. Hoa thi nhau toả hương, nỗi nhớ em cứ ám ảnh mãi khôn nguôi.
Em không phải người qua đường, mà là ngọn nguồn hy vọng của trái tim anh. Dốc cạn một bình trăng vàng, nhấm nháp tiếng oanh ca vang cùng cỏ biếc.
Em không phải người qua đường, mà là nơi tình yêu bắt đầu. Chèo chống cả một thuyền chở đầy ký ức, cơn mưa trên dòng sông ngân hà vẫn ghi dấu trong tim.
Em không phải người qua đường, mà là bến đỗ bình yên của trái tim anh.
Theo Soundofhope
Bân Phong

Bão giá quét từ Đông sang Tây

 Tình trạng lạm phát ngoài tầm kiểm soát đang đẩy hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới vào cảnh túng thiếu.

Úc

Những tuần gần đây, vài bức ảnh chụp cây rau diếp (hay còn gọi là xà lách Iceberg) bày bán trong siêu thị với giá lên tới 11.99 đô la Úc (tương đương 199.000 VNĐ) khiến cộng đồng mạng xôn xao. Người tiêu dùng thì "đứng ngồi không yên" trước việc giá thực phẩm, nhiên liệu và năng lượng tăng.

Chỉ riêng với mặt hàng rau củ, giá cả đã tăng lên 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Những trận lũ lụt gần đây đã làm hỏng mùa màng ở 2 bang lớn của Úc là New South Wales và Queensland. Trong khi đó, chi phí phân bón tăng 120% so với 24 tháng trước.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 1.

Các quầy rau diếp trống rỗng tại siêu thị Camp Hill Woolworths ở Brisbane, Úc.

Giá điện tăng cao cũng có nguy cơ gây thêm áp lực lạm phát. Tình trạng thiếu khí đốt và giá điện bán buôn leo thang ở vài bang có thể dẫn đến một mùa đông "vô cùng" ảm đạm đối với một bộ phận người dân Úc.

Những người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời gian này. Ví dụ như trường hợp của Jeff Laming, một người cha đơn thân và bị khuyết tật 42 tuổi ở vùng Victoria. Ông không có đủ tiền để ăn khoảng 5 ngày trong mỗi 2 tuần.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 2.

Jeff Laming, sống ở vùng Victoria, không thể mua bất kỳ loại trái cây hoặc rau tươi nào.

"Chúng tôi đã không ăn trái cây hoặc rau tươi kể từ tháng 2", Jeff nói và cho biết thêm rằng mình đang bị suy dinh dưỡng. "Bữa ăn toàn đồ đông lạnh, thịt băm chất lượng thấp, mì pasta rẻ tiền, mì ống không nhãn hiệu, thuốc giảm đau paracetamol, hoặc đôi khi xà phòng nằm trong danh sách mua sắm của tôi".

Bỉ

Lạm phát đang ở mức 9%, cao nhất trong 40 năm. Một nhà kinh tế hàng đầu đã dự báo, mỗi hộ gia đình có thể phải đối mặt với mức tăng trung bình 500- 600 Euro (12-14 triệu đồng) chi phí sinh hoạt vào cuối mùa hè.

Ngân hàng Quốc gia Bỉ cho biết người tiêu dùng sẽ được bảo vệ một phần thông qua các chính sách điều chỉnh giữa tiền lương và giá cả. Tuy nhiên, mặt trái là các chính sách này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 3.

Altamirano Zoila Palma, bà chủ lâu năm của một quầy bán đồ ăn có tên Saint-Josse tại thủ đô Brussels, cho biết các hóa đơn đã "thực sự vượt mức khả năng chi trả". Vừa múa máy tay chân làm việc, bà vừa nói: "Mọi thứ đều tăng giá: dầu ăn, khoai tây, bao bì, điện, ga, giấy ăn, giấy thấm dầu, nĩa".

Người phụ nữ nhập cư từ Ecuador này hiện làm việc 6 ngày 1 tuần, 12 giờ mỗi ngày.

Giá cả leo thang nhưng bà Palma chưa muốn tăng giá đồ ăn tại quầy bán hàng của mình. Nó nằm ở xã nghèo nhất ở Brussels, nơi một chiếc bánh rán cũng lên tới 3 Euro/chiếc (tương đương 73.000 đồng).

"Tôi vẫn chưa quyết định tăng giá vì tôi sợ khách hàng của mình sẽ không đến nữa. Mọi người đều coi quán của tôi là địa chỉ tin cậy", bà Palma nói.

Đức

Lạm phát, được đo bằng sự thay đổi hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng lên 7,9% vào tháng 5. Đây là mức kỷ lục thứ ba liên tiếp kể từ khi nước Đức thống nhất vào năm 1990.

Tại quốc gia châu Âu này, cuộc khủng hoảng đã trở thành chủ đề tranh luận gay gắt nhất tại các trạm xăng, nơi các tài xế đã phải trả hơn 2 Euro (49.000 đồng) một lít kể từ tháng 3, bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm kéo giá nhiên liệu xuống.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 4.

Công nhân tại bến cảng Hamburg đình công đòi lương cao hơn với biểu ngữ: "Hãy ngăn chặn con 'quái vật' lạm phát".

Trong tháng 5, các sản phẩm năng lượng đắt hơn trung bình 38,3% so với cùng tháng năm ngoái. Hàng tạp hóa tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nal Kayan, chủ một cửa hàng rau nhỏ trên một con phố mua sắm sầm uất ở trung tâm Berlin, cho biết: "Đôi lúc tôi cảm thấy tội lỗi khi nói với khách hàng của mình giá mới nhất cho một bông súp lơ hoặc một chai dầu hạt cải. Cảm giác thật tồi tệ, và tôi sợ rằng tình hình sẽ còn khó khăn hơn".

Vì giá thành các sản phẩm vẫn chưa bắt kịp sự gia tăng trong chi phí sản xuất nên giá các mặt hàng dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng sắp tới.

Ấn Độ

Tỷ lệ lạm phát bán lẻ hàng năm trên 7% đã và đang tàn phá "ngân sách nhỏ bé" của các gia đình vốn đã kiệt quệ sau đại dịch Covid-19. Ngoài các loại ngũ cốc như gạo và lúa mì, được chính phủ cung cấp miễn phí cho người nghèo, giá của hầu hết mọi mặt hàng thực phẩm đều tăng mạnh. Giá rau tăng 56% chỉ trong tháng trước, một phần do đợt nắng nóng và một phần do chi phí đầu vào tăng.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 5.

Giá nhiên liệu tăng khiến người dân Ấn Độ gặp khó khăn khi muốn đổ đầy bình xăng để đi làm. "Tôi chọn cách đi chợ mua rau vào buổi tối muộn để mua bất cứ thứ gì người bán hàng muốn bỏ đi. Chúng không tươi chút nào nhưng tôi không có lựa chọn nào khác", chị Ankita Singh ở Delhi cho biết.

Ireland

Tại một trong những quốc gia giàu nhất EU, 1/5 dân số được cho là đang phải vật lộn với tình trạng giá cả tăng vọt. Giá thuê nhà, nhiên liệu và thực phẩm tăng đã đẩy các gia đình vào cảnh nghèo đói và gây áp lực lên chính phủ trong việc hỗ trợ người dân và cắt giảm thuế.

Một tổ chức hoạt động xã hội có tên Social Justice Ireland (Công lý Xã hội Ireland) ước tính tỷ lệ nghèo ở nước này đang là 19%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ do chính phủ công bố trước đó. Mức tăng giá 7,8% trong tháng 5 - mức tăng cao nhất trong 38 năm - đã trở nên trầm trọng hơn do giá bất động sản tăng 15% và giá nhiên liệu cũng tăng mạnh.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 6.

Vivienne, một sinh viên kiến trúc dự định rời Ireland, cho biết: "Tôi không thể sống ở Dublin nữa, thật là mệt mỏi".

Theo số liệu của Hiệp hội Người tiêu dùng Ireland, trong 12 tháng qua, khí đốt đã tăng 54%, dầu diesel 40%, điện 28% và xăng 24%. Tất cả đều ảnh hưởng đến đời sống các hộ gia đình và doanh nghiệp. Không ai không bị ảnh hưởng.

Một số nhà cung cấp bữa ăn di động đã tăng gấp đôi giá mỗi bữa ăn lên mức 10 Euro (tương đương 245.000 đồng). Số lượng các cuộc gọi đến tổ chức từ thiện St Vincent de Paul tăng 20% so với năm ngoái.

Israel và các vùng lãnh thổ của người Palestine

Israel, nơi chi phí sinh hoạt vốn đã rất cao, không bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng như các quốc gia có thu nhập cao khác. Tuy vậy, quốc gia này lại có mức chênh lệch thu nhập lớn nhất trên thế giới, với 50% dân số nghèo nhất có mức thu nhập ít hơn 19 lần so với 10% dân số giàu nhất.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 7.

Chi phí nhà ở và xăng dầu tăng cao đã làm dấy lên các cuộc biểu tình trên đường phố ở Tel Aviv và Beersheba trong tháng 6 này.

Lạm phát đã tăng gần 4% trong năm qua - cao nhất trong gần 11 năm. Giá hàng gia dụng tăng trung bình 2,3% vào năm 2022 cho đến nay. Cuộc khủng hoảng nhà ở của Israel cũng trở nên trầm trọng hơn. Giá nhà tăng 13% vào năm 2021 so với năm 2020 và hiện tăng hơn 1% mỗi tháng.

Đối với nhiều người dân ở các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, nơi tỷ lệ nghèo đói là khoảng 31,3%, việc tăng giá dù chỉ vài shekel cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những người nông dân và công nhân nông nghiệp, vốn đang gặp khó khăn.

Bác nông dân tên Abu Fadi (52 tuổi), ở phía bắc Jericho, cho biết: "Mọi người đang phải bán cừu của họ vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là để trang trải tiền thức ăn. Một tấn thực phẩm có giá 1.300 shekel (8,8 triệu đồng), và bây giờ là 2.000 shekel (13,6 triệu đồng)".

Italy

Lạm phát giá tiêu dùng đã tăng lên 6,8% trong tháng 5 - mức cao nhất trong hơn 23 năm - và giá năng lượng đã tăng 42,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều người Italy không có việc làm hoặc làm việc với mức lương hầu như không tăng kể từ đầu những năm 2000. Họ đã cảm nhận rõ sức ép của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trong nhiều tháng nay.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 8.

Alessandra Lupo, một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật ở Rome, hiện đã nghỉ việc cho biết: "Xăng tăng giá từ lâu và một số mặt hàng thực phẩm cũng thế. Ngay cả khi giá chỉ tăng vài đồng lẻ, bạn cũng thực sự cảm thấy sự khác biệt. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là chi phí năng lượng - điều này thực sự bất thường".

Alessandra cho biết hóa đơn tiền xăng 2 tháng gần đây nhất của cô là 216 Euro (tương đương 5,3 triệu đồng), so với 55 Euro trước khi xảy ra khủng hoảng năng lượng. Còn tiền điện, cô phải trả 150 Euro (tương đương 3,6 triệu đồng), cao gấp đôi số tiền cô từng phải trả.

New Zealand

Lạm phát ở mức cao nhất trong 30 năm, với mức lạm phát lương thực 6,8%, trái cây và rau quả là 10%.

Chi phí sinh hoạt tăng cao đã "thế chân" Covid-19 trở thành vấn đề cấp bách nhất trong tâm trí người dân New Zealand. Cuộc thăm dò của Ipsos vào tháng 6 cho thấy mọi người đánh giá chi phí sinh hoạt là mối quan tâm số 1 của họ. Các vấn đề liên quan như chi phí nhà ở và giá xăng dầu xếp sau. 1/5 người được hỏi gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính và 85% lo ngại về chi phí hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 9.

Kết quả là, mọi người đang dần chuyển dịch sang lối sống của tiền nhân, chẳng hạn như trồng trọt, hái lượm, tự làm pho mát và sống tự cung tự cấp. Tất cả nhằm duy trì được chiếc ví tiền đang dần cạn kiệt.

Một phụ nữ tên Katherine Riddell nói: "Mọi người đang gặp khó khăn. Giá trái cây và rau quả thật là đắt đỏ đến mức kinh khủng".

Ở độ tuổi 50, bà Katherine Riddell có thu nhập cố định và hiện tại bà đang mở lớp chia sẻ cách bảo quản thực phẩm. Bà chia sẻ cho mọi người cách sử dụng rau quả sắp hỏng, biến chúng thành tương ớt, dưa chua và nước sốt.

Đôi khi, việc tiết kiệm chi phí khiến người ta liên tưởng tới chuyên mục lời khuyên cho các gia đình những năm 1950.

"Một người bạn đã cho tôi 4kg mỡ bò. Tôi đã chế biến thứ đó trong vài ngày để thay thế dầu ăn", bà Katherine nói.

Nigeria

Ngân hàng Trung ương Nigeria tuần trước cho biết lạm phát gia tăng có thể trở thành một "xu hướng phi mã". Ngân hàng này đã công bố đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2016, theo sau các động thái ở Ghana, Ai Cập và nhiều nơi khác.

Lạm phát lương thực đã tăng trở lại vào tháng 4 lên 19%, với việc đồng Naira tiếp tục mất giá so với đồng đô la. Giống như nhiều quốc gia khác trong châu lục, nền kinh tế lớn nhất châu Phi phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực và do đó rất dễ bị biến động giá.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 10.

Tuy nhiên, những tai ương kinh tế của đất nước còn kéo dài hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng hiện tại. Lạm phát cao, thị trường việc làm suy thoái và đồng tiền mất giá. Tất cả đã tạo ra một đám mây u ám cho nền kinh tế.

Theresa Aderele (24 tuổi), thường giúp mẹ bán nước tại nhà ở Onikan, thành phố Lagos, cho biết: "Ở đâu cũng vậy, giá đã tăng chóng mặt. Mọi người phàn nàn nhưng có thể làm gì được bây giờ?".

Chi phí đi lại, thực phẩm, giá điện và khí đốt đều tăng đều đặn trong 6 năm qua, và còn tồi tệ hơn nữa trong năm nay. "Tất cả mọi người, bất kể giàu hay nghèo, đều cảm nhận được thực tế đó", Theresa nói.

Philippines

Giá nhiên liệu đã tăng nhanh đến mức những người lái xe ba bánh và xe jeepney (xe chở khách du lịch đi tham quan) nói rằng họ gần như không đủ khả năng để tiếp tục công việc.

Các tổng đài điện thoại vì lo ngại nhân viên của mình không đủ chi phí đi tới chỗ làm đã cho phép làm việc từ xa.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 11.

Chương trình Lương thực Thế giới, vào tháng 4, đã báo cáo chi phí nhiên liệu tăng 40% kể từ đầu năm, cảnh báo hoạt động của chương trình sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Theo thống kê của chính phủ Philippines, giá ngô đã tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước, rau tăng 15,2% và dầu mỡ tăng 13,6%. Theo Social Weather Stations, hơn 12,2% gia đình Philippines đã phải trải qua cơn đói ít nhất 1 lần trong 3 tháng qua .

Orlando Garcia, một người lái xe ba bánh 60 tuổi đến từ Manila, từng được trả 1.300 Php/ngày (550.000 đồng), vẫn cảm thấy may mắn biết bao nếu kiếm được 700 Php (296.000 đồng). Không chỉ có ít khách hơn mà giá xăng còn tăng vọt. Anh không thể đổ đầy bình xăng để di chuyển phục vụ khách.

Thu nhập của ông Orlando chỉ đủ trang trải chi phí ăn uống cho bản thân và gia đình. Ông cũng chỉ dám ăn những món đơn giản, như cá rán và các món ăn từ đậu xanh vì nó rẻ. "Đôi khi tôi chỉ chọn nấu những món ăn cần ít nguyên liệu", ông nói.

Nam Phi

Tất cả, trừ những người rất giàu có, đều bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá ở Nam Phi. Đối với tầng lớp trung lưu, chi phí nhiên liệu, điện, viện trợ y tế và giáo dục tăng cao chỉ làm giảm sức chi tiêu của họ.

Nhưng với hàng chục triệu người luôn phải vật lộn với mức lương thấp, công việc bấp bệnh, thiếu trợ cấp của chính phủ, thì mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 12.

Giá các mặt hàng chủ lực như bột ngô và dầu ăn đã tăng mạnh do nguồn cung ngũ cốc và hạt có dầu bị thiếu hụt. Ở nhiều khu phố nghèo, giờ đây đang hình thành nên một thị trường bán dầu cọ đã qua sử dụng.

"Bạn có thể mua 20 lít với giá 350 rand (514.000 đồng), bằng một nửa so với giá dầu cọ mới. Vì vậy, chúng tôi đang suy nghĩ về việc làm điều đó", Precious Chawalala, một nữ phục vụ 37 tuổi sống tại thành phố Cosmo ở phía Tây Bắc Johannesburg cho biết.

Giống như nhiều nhân viên nhà hàng ở Nam Phi, Precious Chawalala không có tiền lương, mà phụ thuộc vào tiền típ của khách. Giá vé xe buýt, phương tiện đưa cô đi làm hàng ngày, vừa tăng 20% sau khi giá nhiên liệu trên toàn quốc tăng.

"Tôi trộn bột ngô và gạo để giảm chi phí. Mọi người đều đang gặp khó khăn", cô nói. "Chúng tôi phàn nàn về điều đó mỗi lần đi lễ ở nhà thờ nhưng không thể giúp đỡ nhau như chúng tôi đã từng làm vì mọi người đã sử dụng tất cả tiền tiết kiệm trong đợt đại dịch Covid-19".

Mỹ

Trên khắp nước Mỹ, người lao động, doanh nghiệp và người tiêu dùng đang phải vật lộn với những vấn đề tương tự. Nhu cầu tăng vọt do sự thiếu hụt nguồn cung liên quan đến đại dịch và giá xăng tăng cao khiến chi phí tăng lên.

Vào tháng 5, tỷ lệ lạm phát hàng năm là lên tới 8,6% , mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1981. Tiền lương của người dân cũng được chính phủ nâng lên, nhưng không đuổi kịp mức lạm phát.

 Bão giá quét qua không chừa một ai: Từ Đông sang Tây, người người nhà nhà loay hoay tìm cách vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt - Ảnh 13.

"Tôi vừa ném 70 USD (1,6 triệu đồng) cho chiếc xe tải của mình. Trước khi tất cả điều này xảy ra, tôi chỉ phải chi khoảng 45 USD", cô Anna Diggs, một nhân viên khách sạn tại Westgate ở Las Vegas cho biết. "Mọi thứ đang tăng lên, duy nhất chỉ có tiền lương của tôi vẫn dậm chân tại chỗ".

Con trai út của Anna muốn chuyển ra ngoài sống nhưng do chi phí thuê nhà tăng cao. Anh buộc phải hủy bỏ dự định của mình.

Tuần này, giá trung bình của 1 gallon (khoảng 3,8 lít) xăng tại Mỹ đã vượt mốc 5 USD từ mức 3 USD vào năm 2021. Những gián đoạn do Covid-19 và các vấn đề liên quan đến thời tiết cũng đã khiến giá thực phẩm tăng lên. Lạm phát đang tăng cao cũng ảnh hưởng đến chi phí nhà ở, giá vé máy bay, khách sạn và quần áo...

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã công bố mức tăng lãi suất cao nhất trong 28 năm vào thứ Tư (15/6) khi cơ quan này tìm cách kiềm chế lạm phát.

Nguồn: The Guardian

(cafeF)