Tôi tin cuộc đời này rất đẹp. Tôi cũng tin cuộc đời đầy những mảnh vỡ... Tôi chỉ muốn, mỗi buổi sáng có thể ngồi đối diện cùng một người, uống trà. Ko cần nói chuyện, ko cần âm thanh ồn ả, chỉ cần ánh mắt, bàn tay ấm áp trong nhau là đủ. Là đủ bình an...
1. Có đèn có dầu mà chưa đốt thì đèn không sáng. Hiệp Khí là đốt đèn tâm. Là hợp nhất với thể linh diệu của trời đất để Bi Trí Dũng có thể biểu thị qua lời nói và hành động.
2. Chùi đèn rót dầu là tự giác. Đốt đèn là giác tha. Biết đặt đèn đúng vị trí để mọi người có thể dùng ánh sáng của nó hiệu quả hơn là giác hạnh.
3. Giảng về ánh sáng hay liên tục chùi đèn cho sạch mà không đốt đèn thì ánh sáng không có. Thì bóng tối sẽ bao trùm kể cả bao trùm cái đèn.
4. Như người đọc sách. Sách đã có, đã mở ra, nhưng đang ngồi trong tối thì không đọc sách được. Thì không tiếp thu kiến thức của thánh hiền được. Pháp Như Lai thì luôn có đấy, luôn mở ra để cho chúng sanh có thể đọc lúc nào cũng được. Nhưng đèn tâm chưa được đốt thì sao có thể đọc. Vị thầy tâm linh như cây đèn đã đốt đang tỏa sáng. Chứ sách, tác giả là Phật và các vị Thánh Hiền. Cái đèn không truyền thụ kiến thức gì cả. Ta đâu biết gì, ngươi muốn biết thì đọc sách đi. . .hề hề. . .Ta chỉ yên lặng hiện hữu.
5. Ban đầu thấy có đèn, ông mang sách đến đọc. Người có đèn bèn nói, ông cũng có đèn đấy, sao không đốt nó lên rồi muốn mang sách đi đâu để đọc cũng được, cần gì phải ngồi ở chỗ của ta. Người có sách bèn mồi lửa ở cây đèn đang cháy rồi ngồi đấy hay mang đèn mang sách đi chỗ khác là tùy thích. . . .Này Cỏ May, ông đến chỗ của ta cũng như vậy. Hãy tự đốt đèn của mình lên để tự do khỏi ta. . .hề hề. . .
6. Hề hề. . . không phải chỉ ngồi chỗ cây đèn của ta là chánh giáo còn ngồi gần cây đèn người khác là tà đạo. Tu pháp giải thoát thì phải có khả năng mang cây đèn của mình đi đâu cũng được. Đừng tập trung quá đông vào chỗ có cây đèn rồi dành chỗ ngồi gần để thấy rõ hơn. Đừng cố bảo người khác đi theo cây đèn của mình mà hãy bảo họ đốt đèn lên rồi đi chỗ nào tùy thích.
7. Bảo người khác góp tiền để làm cây đèn mình ngày càng lớn hơn, to hơn, đẹp hơn. . .để mọi người soi chung. Mới nghe thì thấy hay nhưng sao bằng đèn ai nấy sáng và tự do tự tại chứ. Cố làm cho đèn mình ngày càng to hơn chính là ngã chấp.
8. Này Cỏ May, hình thức cây đèn thì quan trọng gì chứ? Đèn đẹp là vô tác dụng nếu ánh sáng nó yếu hay không sáng. Đèn to là vô tác dụng nếu nó không sáng hay ánh sáng quá yếu. Không đốt đèn của mọi người lên mà cố tạo điều kiện để người ta qui tụ quanh cây đèn của mình là tội lỗi. Vì ai cũng có đèn có dầu rồi. . .ai cũng có Phật tánh sẵn rồi. . .cớ sao cứ để họ lệ thuộc ánh sáng của mình chứ?
9. Đèn chỉ cần sáng nhiều thôi, chứ sáng có hình theo kiểu chữ nào đấy dù là chữ Um hay chữ vạn. . . chứ nhấp nháy xanh đỏ, chứ ánh sánh nhảy múa theo nhạc dù là nhạc thiền đi nữa, cũng đọc sách sao được chứ? Đọc sách như vậy hư mắt đấy. . .hề hề. .
10. Muốn đốt đèn cho người khác, bản thân mình đèn phải đang cháy phải đang có lửa? Đèn mình chưa cháy mình chưa có lửa thì nói nhiều cũng vô ích thôi. Thế nào là đèn đang cháy? - Đèn chỉ yên lặng hiện hữu thế mà học trò đọc được sách làm được bài tập. Vị thầy ấy không cần nói hay làm gì nhiều chỉ yên lăng hiện hữu thôi, thế mà học trò của ngài từ từ lành bệnh về cơ thể, từ từ lành bệnh về tâm lý, từ từ xa rời lưới ma có cuộc sống hạnh phúc yên vui. . . - Này Cỏ May, nếu người ấy ở gần ông mà bệnh cơ thể không tự lui thì ông chưa có Khí thường trú. - Này Cỏ May, nếu người ấy ở gần ông mà bệnh tâm lý không lành không tự thấy an vui thì ông chưa chứng thiền. - Này Cỏ May, nếu người ấy ở gần ông mà vẫn bị tà ma quấy nhiểu hay kẻ ác dương thế gây hại. . .thì ông chưa chứng mật tông, chưa được Quỉ Thần, Như Lai và Bồ Tát gia hộ, chưa thường trú tam bảo. - Này Cỏ May, ông thầy không cần làm gì, mà những người chung quanh vẫn tự nhiên được lợi thì mới gọi là thầy. . .thì đèn của người ấy mới đang cháy chứ. . .hề hề. . . Này Cỏ May, cái đèn thì chứ đâu phải cái loa. . .Cái đèn chứ đâu phải con lật đật. . .Cái đèn chứ đâu cần phải là mặt trời mặt trăng có sáng có tối mà người đời phải lệ thuộc. . . Cái đèn là của ông, dầu là của ông, lửa thì đang có đây. Ông hãy tự do muốn đốt, muốn tắt, muốn mang đi đâu tùy thích, thế chẳng tiện hơn mặt trời mặt trăng sao? Này Cỏ May. . .mặt trời mặt trăng sao bằng ánh sáng của cây đèn tự chủ chứ? .
Càng già tôi càng yêu thương chúng sinh. Không phải chỉ là mèo, chó, chim chóc... mà tất cả chúng sinh như thằn lằn, chuột, rắn, heo, gà, trâu, ngựa...
Vì sao?
Vì tất cả chúng ta: Tôi và các bạn, cả loài người... cũng sẽ có kết cục giống như mọi chúng sinh khác là: trở thành cát bụi.
Nhiều triết gia gọi cuộc sống này là "phi lý". Họ viết những tác phẩm, sáng tạo những nhân vật phản kháng, chế diễu sự phi lý đó như Meursault, Alexis Zorba, Renaud Sarti...
Nhưng tôi thì không. Vì tôi biết sự phi lý đó không phải do một "Đấng" nào tạo ra cả mà đó chỉ là quy luật bất biến của vật chất.
Cái quy luật ấy Đức Phật gọi là "sự sinh-diệt của Ngũ Uẩn". Ngũ uẩn hợp lại là "sinh", ngũ uẩn tan rã là diệt.
Mà Ngũ Uẩn là một dạng tiến hóa của Tứ Đại (Nước, Lửa, Khí và Đất), tức là vật chất.
Vậy thì tôi sẽ phản kháng ai?
Đức Phật chẳng phản kháng ai cả. Đức Phật (cũng giống như Albert Einstein và Stephen Hawking, chẳng phản kháng ai cả). Vì chẳng lẽ các vị ấy phản kháng vật chất?
Đức Phật nói: "Có sinh thì có diệt". Đó là quy luật máy móc và bất biến của vật chất.
Stephen Hawking xem con người cũng là một con vật ký sinh. Tức là sống bằng thân xác của những sinh vật khác. Cái thói quen ký sinh ấy có từ ngàn xưa. Đó là một trật tự của cuộc sinh tồn. Ai đã tạo ra cái trật tự ấy? Thượng Đế? Thượng đế tàn nhẫn như vậy sao?
Cho nên cả Stephen Hawking và Albert Einstein cùng nhiều nhà khoa học khác đều không tin có Chúa.
Trong một lá thư đề ngày 24/3/1954, Einstein viết: “Tôi không tin vào Chúa, và tôi chưa bao giờ chối cãi điều đó. Tôn giáo của tôi là sự ngưỡng mộ CẤU TRÚC CỦA THẾ GIỚI XUNG QUANH”.
Khi nhắc đến “cấu trúc”, Einstein muốn nói rằng vũ trụ đã vận hành theo một trật tự.
Một câu nói rất nổi tiếng của ông đã khái quát điều đó: “Thiên Chúa không chơi trò súc-sắc” (God doesn't play dice with the universe.)
Nhưng hậu bối của ông, một nhà bác học khác là Stephen Hawking lại đưa sự xuất hiện của các hố đen làm ví dụ, và tuyên bố rằng Thiên Chúa không những chỉ chơi súc sắc mà Ngài còn ném chúng vào nơi ta không thể tìm thấy (Seems he not only “plays” dice, but he throws them where we can't find them).
Hawking muốn nói: Sự hình thành vũ trụ là ngẫu nhiên như vòng quay sấp ngửa của con súc sắc. Và tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ cũng đều ngẫu nhiên như thế.
Stephen Hawking thường nói đùa: “Ngay cả những người theo thuyết định mệnh trung thành nhất vẫn phải nhìn quanh trước khi băng qua đường”.
Có một số người "nói mò" rằng ngay cả những nhà bác học lỗi lạc như Albert Einstein cũng tin vào Thượng Đế, nhưng tôi đã trưng ra những bằng chứng rằng không phải như thế.
Và cũng có người không hề biết rằng Đạo Phật là vô thần (athéisme). Chủ nghĩa vô thần là quan điểm cho rằng không hề có thần linh.
Phật giáo quan niệm rằng vũ trụ được vận hành bởi các quy luật tự nhiên là Nhân - Quả và Luân hồi, không hề có một vị thần nào có thể khống chế các quy luật đó.
Có lẽ chính vì thế mà Albert Einsein từng nói: "Những gì tôi đã bỏ ra cả đời để nghiên cứu thì cách đây gần 3.000 năm Đức Phật đã biết cả rồi."
Cuối cùng, những điều tôi vừa nói không phải là tư tưởng của tôi, mà chỉ là tôi học được từ các bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại, trong đó có Đức Phật.
Và những hiểu biết ấy đã làm tôi yêu cái thân phận bèo bọt của chúng sinh biết chừng nào!
Thực ra, “người tốt hơn” trên đời không hề hiếm. Nếu chúng ta để ý, sẽ luôn có người với diện mạo đẹp hơn, học vẫn giỏi giang hơn, địa vị xã hội cao quý hơn, gia cảnh giàu có hơn,… Nhưng rồi nếu cứ mãi gặp được “người tốt hơn” thì sao? Hay rồi đến một lúc nào đó, chính đối phương mới là người gặp được “người tốt hơn”?
Trái tim không đủ kiên định, thì những người như thế không thiếu. Nhưng “tốt hơn” đó, liệu có thực sự là thứ chúng ta muốn đánh đổi không? Đổi lấy một người bạn đã đồng hành bên ta bốn mùa xuân hạ thu đông, người vui khi ta vui, đau khi ta buồn và lắng nghe được những lời mà con tim ta chưa thể nói? Người biết nết ăn, giấc ngủ, biết ta thích ăn món mặn, ghét hành; biết mùa đông ta bị lạnh chân để chủ động ủ ấm? Người có thể cùng ta chia một cốc nước ấm, ăn nửa cái bánh bao, xem chung một bộ phim, chơi chung một tựa game trên điện thoại? Người mà, đã từng là ngọn lửa ấm áp cháy tí tách trong đêm dài lạnh giá của ta?
Không, tôi nghĩ chẳng có gì thay thế được và cũng chẳng có “người tốt hơn” nào đáng để đánh đổi một tri kỷ như thế. “Thay đổi có thể là bản năng, nhưng chung thủy lại là sự lựa chọn.”
“Từ cát bụi sẽ lại về cát bụi” Màu cỏ xanh ngàn năm Tia nắng chiều trước biển mênh mông Anh nắm bàn tay bé nhỏ
Đi cùng nhau trên thành phố Rồi mai tàn cơn mưa Ta sẽ trở về Nơi mình đã sinh ra Bóng tối trùm lên đất thẳm
Xanh trên đời chốc lát Mà tình cờ gặp nhau Vừa ngắn ngủi vừa dài lâu Lúc tan xuống, lại mỗi người mỗi ngả
Dù sướng vui, dù buồn khổ Hãy yêu anh Như hôm nay là ngày cuối cùng Mỗi hơi thở đều không lặp lại Mỗi khoảnh khắc trong mắt ta chói lọi Một đồng hoa
Cả cuộc đời là ở sân ga Trước chuyến đi vô tận Cuộc lên đường tối tăm đơn độc Người ta chết có một mình Đó là điều buồn nhất Ở bên nhau, trước khi tàu đến Ở bên nhau, tấm vé đã nằm trong túi
Ngày đẹp quá, gió trên ghềnh dưới bãi Muôn lá xanh run rẩy trên cành Như những cây đàn nhỏ lung linh Ở bên anh, trọn vẹn bên anh Để mai tình yêu là hành lý lên đường Để nếu có linh hồn Cũng sẽ không giá lạnh Và nếu chết là mọi điều đều hết Hơi thở của em Như ngọn lửa phập phồng Như sắc cỏ không ngừng xanh trở lại Nối phút giây ngắn ngủi với vô cùng . Lời cuối__Lưu Quang Vũ
“Không có gì mạnh mẽ hơn một người dám tiếp tục dịu dàng trong một thế giới không hề dịu dàng với họ.”
Em biết vì sao không?
Bởi nếu em tìm một định nghĩa về sự dịu dàng, Nhà triết học Aristotle sẽ nói cho em, rằng dịu dàng thật ra chính là “sự giận dữ được kiểm soát tốt”.
Và bởi vậy, dịu dàng không phải là tính cách, nó là một loại năng lực, một phẩm chất được tôi luyện theo thời gian.
Đáng ngưỡng mộ hơn, là khi chúng ta chọn dịu dàng như một lựa chọn.
Chúng ta chọn dịu dàng:
Khi ở giữa những bộn bề không vui, vẫn dành cho ai đó một nụ cười.
Khi nghiêm khắc, vẫn có thể ôn nhu.
Khi ở giữa một cuộc tranh luận nảy lửa, vẫn có thể nói bằng tone giọng mềm mỏng.
Khi đang lướt nhanh, vẫn có thể dừng lại khi ai đó cần sự giúp đỡ.
Khi biết người ta yêu đang buồn, gom hết những ân cần cho một cái nắm tay.
Sâu trong dịu dàng, ta tìm thấy lòng trắc ẩn, tìm thấy sự cẩn trọng khi tiếp cận đối phương, bởi không muốn tạo nên những thương tổn không bao giờ lành.
Mong em, dù thế gian chật chội, vẫn giữ được những dịu dàng trong trái tim mình.
Từ “Phubbing” và “Smombie” (tiếng Anh), cho tới “Di Tou Zu” (tiếng Trung) và “Aaruki Sumaho” (tiếng Nhật)..., tất cả đều chỉ cùng một hành vi mang tính thời đại: Cắm đầu vô điện thoại di động mọi lúc mọi nơi, ngay cả lúc đi đường, phớt lờ mọi người và cả đủ loại tai nạn mình có thể gặp phải hay gây ra cho người khác.
TỪ "PHUBBING" TỚI TỘC CÚI ĐẦU
Vào khoảng năm 2006, người Nhật đã tạo ra tên gọi mới “Oyayubi Zoku” - có nghĩa là “Bộ tộc Những ngón tay cái” - để chỉ những người trẻ tuổi chuyên thoăn thoắt xài hai ngón cái của hai bàn tay mà nhắn tin, chat chit hay gởi email, giải trí qua điện thoại di động.
Cụm từ “Oyayubi Zoku” trong tiếng Nhật đã dẫn tới phiên bản tiếng Trung là “Mu Zhi Zu” (Mẫu Chỉ Tộc) với cùng nghĩa: Bộ tộc Ngón Cái.
Nhờ vô mạng Internet di động mọi lúc mọi nơi, càng lúc càng dễ dàng và tiện lợi qua điện thoại thông minh, người ta dần dần rời bỏ mạng Internet cố định cùng cái bàn phím với máy tính để bàn truyền thống. Huống chi điện thoại thông minh ngày càng... hấp dẫn với nhiều chức năng mới nên người ta càng... ghiền.
Rồi người ta kết nối di động hầu như suốt ngày đêm để làm việc, giải trí, giao tiếp, mua sắm... qua mạng. Thậm chí người ta “chìm đắm” dần vô thế giới ảo, nói chuyện với... trợ lý ảo để ra lệnh cho điện thoại mà phớt lờ dần những cuộc nói chuyện trực tiếp với người thân và bạn bè, mặt đối mặt nhau ở ngoài đời.
Từ đó, xuất hiện thêm “Phubbing” - một từ mới trong tiếng Anh, ghép từ “phone” (điện thoại) với từ “snubbing” (phớt lờ) vào tháng 5-2012, để chỉ hành vi quá mải mê với cái di động mà... phớt lờ mọi người xung quanh.
Một nghiên cứu của Đại học Kent ở Úc, khảo sát trên 251 người ở độ tuổi 18-66, cho biết: những người càng “ghiền” điện thoại thông minh càng có xu hướng phubbing với người khác. Có ba nguyên nhân tạo nên hành vi phubbing: nghiện Internet di động, sợ bỏ lỡ sự kiện và... thiếu khả năng kiểm soát bản thân.
Trên thực tế, rõ ràng tộc Ngón Cái dần dần không cần xài tới... hai ngón tay cái trên điện thoại di động nữa, mà chỉ cần dùng... ngón trỏ quẹt quẹt trên màn hình điện thoại thông minh. Rồi họ ngày càng... chúi đầu vô cái màn hình nhỏ ấy. Bên Trung Quốc, nay cái tên tộc Ngón Cái (Mẫu Chỉ Tộc) đã trở thành... dĩ vãng, nhường chỗ cho một tên gọi mới: “Di Tou Zu” (Đê Đầu Tộc), tức tộc... Cúi Đầu. Ở Hong Kong, cái tộc ấy được gọi là “Dai Tau Juk” - vẫn là Đê Đầu Tộc nhưng nói theo tiếng Quảng Đông.
Bên Nhật Bản, năm 2016 đã rộ lên những bài viết báo động về hành vi “Aaruki Sumaho”, tức vừa đi đường vừa cứ cắm cúi chúi đầu vô điện thoại thông minh của cái “tộc” ấy.
Mời các bạn cùng so sánh hai trong những ghi nhận sinh động, mà buồn làm sao, về tộc Cúi Đầu ở Hong Kong và hành vi Aaruki Sumaho ở Nhật Bản:
- Hãng tin AFP, ngày 12-11-2014: “Khi đèn tín hiệu thay đổi tại một ngã tư ở Shibuya - một trong những phố đi bộ đông nhất thế giới, hàng trăm người Nhật bước xuống đường trong khi mắt vẫn không rời màn hình điện thoại. Dù đang hăng say cày “level” mới ở trò Candy Crush hoặc bận tán gẫu với bạn bè qua các ứng dụng nhắn tin, họ vẫn có thể luồn lách và tránh những người đi xe đạp hoặc trượt ván xung quanh. Tuy nhiên, không chỉ Tokyo mà cả các thành phố lớn như London, New York và Hong Kong đều ngày càng trở thành những khu vực nhiều rủi ro vì tỉ lệ người nghiện điện thoại di động ngày càng gia tăng”.
- Báo Hong Kong South China Morning Post, ngày 2-3-2015: “Những xác sống (zombie) ở khắp nơi. Họ lang thang trên đường phố, ở các trung tâm mua sắm và hành lang tàu điện ngầm, đầu chúi xuống và lãng quên thế giới xung quanh. Chúng tôi né tránh vì ngại va chạm với họ, còn họ cứ gõ và vuốt vô thiết bị thông minh của mình... Họ sẽ không ăn thịt bạn nhưng họ có thể gặm nhấm dây thần kinh của bạn”.
LỐI RIÊNG CHO "SMOMBIE": CHƯA ỔN!
Ở phương Tây đã nảy sinh một thuật ngữ mới toanh: “Smombie”, là từ ghép giữa “smartphone” (điện thoại thông minh) với “zombie” (xác sống). Theo đó, smombie là kẻ cứ như “xác sống nghiện điện thoại”, thường đi bộ với... tốc độ của ốc sên và không chú ý gì tới xung quanh vì cứ chúi đầu vô cái điện thoại của mình.
Theo Công ty viễn thông Nhật Bản NTT Docomo, tầm nhìn trung bình của một người đi bộ cứ chăm chăm vô cái điện thoại sẽ giảm 5% so với bình thường. Cuộc thử nghiệm mô phỏng trên máy tính, do NTT Docomo thực hiện với 1.500 người Nhật, cho kết quả như sau: có 446 vụ va chạm, 103 người bị té, 21 người làm rớt điện thoại, và chỉ khoảng 1/3 số người qua đường an toàn.
“Việc mải mê xài điện thoại chiếm tới 41% trong các nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn với người đi bộ hoặc đạp xe” - ông Tetsuya Yamamoto, một quan chức ở Sở Cứu hỏa Tokyo, nói với Hãng tin AFP.
Các loại tai nạn như vậy rất... đa dạng, từ mức nhẹ như cộp đầu vô cột đèn hay đạp nhầm đuôi chó, cho tới mức nghiêm trọng như trường hợp một người đàn ông trung niên đã mất mạng vì chúi mũi vô điện thoại mà đi thẳng vô đường ray lúc xe lửa băng qua. Theo Sở Cứu hỏa Tokyo, đơn vị điều hành dịch vụ xe cứu thương ở thủ đô Nhật Bản, từ năm 2009 tới năm 2013 đã có 122 người phải nhập viện vì các tai nạn do các smombie gây ra.
Báo Japan Today ngày 2-9-2016 cho biết: Đại học Tsukuba đã công bố kết quả một cuộc khảo sát rằng 50% những người ngồi xe lăn và 42% bà mẹ đi cùng con nhỏ từng bị va vào ai đó vừa đi vừa nhắn tin, và 47% người già trên 70 tuổi từng bị smombie xô đẩy.
Năm 2014, kênh truyền hình National Geographic đã đưa ra ý tưởng chia vỉa hè thành lối chung cho những người muốn đi nhanh và lối riêng cho người dùng điện thoại di động. Ý tưởng ấy đã được triển khai thử nghiệm ở một phố đông người qua lại tại thành phố Washington DC, bên Hoa Kỳ. Buồn sao, khi kết quả quan sát cho thấy: hầu như các smombie vẫn tiếp tục... cắm mặt vô điện thoại, không hề nhận ra những thông báo phân làn trên vỉa hè.
Cũng trong năm 2014, một công viên giải trí ở thành phố Trùng Khánh bên Trung Quốc cũng thử chia vỉa hè thành hai làn, với một làn dài 30m dành riêng cho những người thuộc tộc Cúi Đầu. Tới tháng 6-2018, thành phố Tây An ở Trung Quốc cũng tạo ra một lối đi dài 100m, rộng 80cm dành riêng cho người dùng điện thoại di động trên đường Yanta, đi qua một siêu thị luôn có nhiều xe hơi đậu phía trước.
Nhiều cư dân mạng ở Trung Quốc cho rằng đó không phải là một giải pháp tận gốc, mà chỉ là “sự chiều chuộng” dành cho người nghiện điện thoại. Thậm chí nếu họ vẫn cắm đầu vô điện thoại khi đi trên lối dành riêng cho mình, những người trong tộc Cúi Đầu vẫn có thể trở thành... nỗi nguy hiểm của nhau.
TRỊ "SMOMBIE" BẰNG LUẬT?
Ở Hàn Quốc, thủ đô Seoul đã cho lắp những bảng cảnh báo trên vỉa hè về việc dùng điện thoại thông minh lúc đi bộ, ở năm khu vực từng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan tới smombie: City Hall, Hongdae, Đại học Yonsei, ga Gangnam, và ga Jamil.
Ở Đức, hai thành phố Augsburg và Cologne đã cho đặt các dải đèn LED màu đỏ trên các vỉa hè tại các nút giao thông, liên tục nhấp nháy báo cho các smombie kịp ngẩng đầu lên quan sát trước khi qua đường.
Trong khi đó, theo CNN, thành phố Honolulu, bang Hawaii ở Hoa Kỳ đã thông qua Luật an toàn cho người đi bộ với thiết bị điện tử, có hiệu lực kể từ ngày 25-10-2017. Luật ấy quy định: hành vi băng qua đường hoặc qua đường cao tốc mà vẫn xem thiết bị điện tử di động (gồm máy chơi video game, máy nhắn tin, máy tính xách tay và điện thoại thông minh) là bất hợp pháp. Mức phạt sẽ là 15-35 USD cho lần đầu vi phạm, 35-75 USD cho lần thứ hai và 75-99 USD với lần thứ ba, trong vòng một năm.
“Hầu như tất cả các bang ở Hoa Kỳ đều có luật cấm nhắn tin trong khi lái xe, nhưng có vẻ Honolulu là thành phố lớn đầu tiên có luật xử phạt những người đi bộ sử dụng các thiết bị cầm tay - ông Kirk Caldwell, thị trưởng thành phố Honolulu, nói - Đôi khi tôi ước có những dự luật mà chúng tôi không phải thông qua. Nhưng đôi khi chúng ta thiếu ý thức chung”.
Với Honolulu, có hai điều đáng chú ý. Thứ nhất, luật đã lường trước về sự... tái phạm của các smombie nên đã có các mức phạt nâng dần lên. Thứ hai, nếu người đi bộ nhìn vô điện thoại của mình lúc... đứng trên vỉa hè hoặc nói chuyện trên điện thoại khi băng qua đường, đó vẫn là hợp pháp.
Nghĩa là cũng như ở khắp Hoa Kỳ, ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và nhiều nước khác, Honolulu vẫn chưa có cách chi ngăn ngừa triệt để và hiệu quả hành vi mải mê chúi đầu vô điện thoại khi di chuyển ở những nơi công cộng.
Thị trưởng Kirk Caldwell đã nhắc tới việc “thiếu ý thức chung” nơi các smombie. Về bản chất, đó chính là cội nguồn của hành vi phubbing - phớt lờ tất cả, kể cả chuyện tai nạn mình có thể gặp phải, hay do mình vô ý gây ra cho người khác vì thiếu khả năng kiểm soát bản thân, cứ cắm cúi chúi đầu vô màn hình điện thoại.
“Hãy nói không với Phubbing”, bạn có đồng ý như vậy chăng?
Những sinh vật đẹp đẽ như bướm, chim, cá kiểng… tuy rực rỡ nhưng khi cần quyến rũ bạn tình, chúng cũng phải thay màu đổi sắc cho hợp nhãn đối tượng của mình.
Còn các sinh vật hoang dã xấu xí như con cầy hương thì được trời cho một túi xạ thơm tho để mồi chài người đẹp. Cái túi xạ nhỏ bé giấu trong bụng nó là niềm khao khát của loài người.
Vì thế con người phải khổ công lên rừng tìm bắt con cầy hương để lấy cái túi xạ của nó. Con người còn xuống biển, đem cả sinh mạng mình chiến đấu với cá nhà táng cũng chỉ mong lấy được chất thơm của nó gọi là Long Diên Hương.
Sự hình thành của Long Diên Hương cũng rất lạ đời. Cá nhà táng là con cá voi khổng lồ, nó rất thích ăn mực nang, nó há miệng nuốt cả đàn mực hàng ngàn con vô bụng. Và có một bộ phận của con mực không thể tiêu hóa được đó là cái NANG. Nang làm cho cá đau, và cơ thể nó phải tiết ra một chất keo bao lấy những cái nang ấy để chống lại cơn đau. Chính chất keo này tiết ra mùi thơm làm ngây ngất loài…người.
Người ta dùng Xạ Hương, Long Diên Hương… để chế tạo ra nước hoa, mỹ phẩm đắt tiền và dùng nó để bôi lên người, át đi cái mùi mồ hôi hăng hắc của làn da.
Nhưng cũng có những cô gái không cần đến nước hoa, tự bản thân họ tiết ra một mùi thơm quyến rũ. Cách đây hơn 1.500 năm ở bên Tàu có một mỹ nhân tên là Tây Thi. Tương truyền trong người nàng tiết ra một mùi thơm quyến rũ. Lúc còn hàn vi nàng thường ra bờ suối giặt lụa, sau đó ngâm mình trong dòng nước. Trai tráng trong làng lén rủ nhau tắm phía dưới dòng chảy để mong hưởng một chút thơm tho từ da thịt người đẹp tiết ra.
Có người không tin truyền thuyết này, cho là thêu dệt hoang đường, nhưng tôi tin, vì khi còn là một cậu học sinh trung học, đã có lần tôi bắt gặp một mùi hương ngây ngất từ chiếc áo lót của một cô bạn học chưa từng biết mỹ phẩm là gì. Mùi hương ấy không giống bất kỳ một loại nước hoa nào, bất kỳ một loài thảo mộc nào. Nó không chỉ thơm, nó còn nũng nịu, e thẹn, ấm áp, thủ thỉ… Đó là một thứ mùi kỳ ảo, thần thoại, không gì sánh kịp, không ai diễn tả nổi. Một thứ mùi chỉ có Thượng Đế mới tạo ra được, là mùi của Trời quyến rũ Đất, của Gió quyến rũ Mây, của Biển Cả quyến rũ những Vì Sao…
Nếu quả thực Tây Thi có một mùi thơm như vậy thì nước Ngô có bị diệt, thì Phù Sai có chết dưới lưỡi gươm của Câu Tiễn cũng ngậm cười nơi chín suối.
Trước khi bị đem dâng cho Phù Sai, Tây Thi là người yêu của Phạm Lãi. Khi Câu Tiễn thắng trận trở về, trong đoàn quân không có Phạm Lãi. Truyền thuyết nói ông cùng Tây Thi thay đổi tên họ đi ở ẩn trên núi cao. Có phải hương thơm của Tây Thi đã quyến rũ Phạm Lãi hơn cả vinh hoa phú quý chốn cung đình?
Quê hương Tô Châu của Tây Thi có thành Cô Tô, có Hàn Sơn Tự nổi tiếng. Ngày nay, những khu nhà cổ vẫn còn đó với kiến trúc trầm mặc, u nhã. Những mái ngói đen hoặc xanh ve chai cong vút, tường trắng ngả màu thời gian, soi bóng xuống những kênh đào nên thơ.
Tôi đã đến đó để tìm một chút hương thừa của người đẹp nhưng chỉ gặp nấm mồ của Câu Tiễn chìm khuất dưới khe suối trên Đồi Hổ hoang sơ, cô tịch.
Ngày nay, nhân loại đã sáng chế ra hàng trăm loại nước hoa với vô số những tên gọi độc đáo như Lửa và Băng Giá (Fire and Ice), Ma Lực Đen (Magie Noire), Thuốc Độc (Poison), Phép Lạ (Miracle) Tôi Ngưỡng Mộ (J’adore)… nhưng không có thứ mùi thơm nào sánh bằng mùi da thịt của cô nữ sinh quê mùa mà tôi đã gặp thời trai trẻ.
Tất nhiên không phải cô trinh nữ nào cũng có được mùi thơm ngây thơ ấy. Trong các truyện Liêu Trai hoặc những truyện như Bích Câu Kỳ Ngộ, Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai… thường thường thì trước khi mỹ nhân đến hoặc sau khi mỹ nhân đi, đều lưu lại một chút hương thơm, nhưng có lẽ đó chỉ là mùi thơm của hoa cỏ, của những hương liệu mà các tiên nữ đã giắt lên tóc, lên áo xiêm… cũng giống như ngày nay quý bà quý cô xịt nước hoa vậy. Tuy sức hút không mãnh liệt bằng hương thơm trời cho, nhưng nước hoa hiện đại quả thực đã đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống. Ngoài việc tạo ra một cảm giác dễ chịu khi gặp gỡ, khi gần gũi, nước hoa còn đóng vai trò một TÍN HIỆU của tình yêu, của nỗi nhớ, của kỷ niệm.
Một sáng thức dậy, tình cờ ngửi thấy mùi nước hoa thoang thoảng trong chăn, chợt nhớ nụ hôn bàng hoàng của mười năm trước. Đi qua một phố đông lúc xế chiều, bỗng thoảng một mùi hương, tự nhiên lòng bâng khuâng nhớ cuộc hẹn năm nào nơi quán cà phê.
Cũng giống như con cầy hương để lại mùi thơm trên ngọn cỏ, dẫn lối cho bạn tình, người đàn bà để lại mùi hương trên chiếc khăn tay hay trên lá thư mong manh.
Hương thơm là TÍN HIỆU. Tín hiệu đó không chỉ đi vào khứu giác mà lan tỏa khắp tâm trí, không chỉ quanh quẩn trong hiện tại mà còn ấp ủ cả quá khứ với bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu hạnh phúc, khổ đau và nhung nhớ khôn nguôi.
Vào một buổi trưa mùa đông rét mướt, khi thời gian cao điểm buổi trưa vừa kết thúc tại một quán ăn đông đúc, ông chủ đang định nghỉ tay đọc tờ báo thì bỗng có khách bước vào. Đó là một cụ bà dắt theo một đứa trẻ.
Cụ bà vừa bước vào quán vừa hỏi: “Một bát cơm canh thịt bò giá bao nhiêu?”, rồi cụ ngồi xuống bàn ăn gần đó và lấy túi tiền ra đếm. Sau khi cơm canh nóng hổi được đưa ra, cụ bà liền đẩy bát cơm về phía cháu trai.
Cậu bé nhìn món ăn, nuốt nước miếng một cái rồi ngước lên hỏi: “Ngoại ơi, ngoại đã ăn trưa chưa?”.
“Tất nhiên là ngoại ăn rồi”, nói rồi cụ bà chậm rãi lấy miếng củ cải muối mang theo bên người đưa lên miệng nhai và tươi cười nhìn cháu ăn hết phần cơm.
Chủ quán nhìn cảnh hai bà cháu quá đáng thương, ông đến bên bàn ăn rồi nói: “Xin chúc mừng hai bà cháu! Hôm nay cụ bà thật may mắn vì là vị khách thứ 100. Do vậy, số đồ ăn cụ gọi sẽ được miễn phí”.
Vào một buổi trưa hơn một tháng sau đó, chủ quán lại bất ngờ nhìn thấy cậu bé và cụ bà ngồi ở bên đường phía đối diện. Cậu bé dường như đang đếm một cái gì đó. Sau khi quan sát một lúc, hành động của cậu bé khiến chủ quán vô cùng kinh ngạc.
Hóa ra, mỗi khi thấy một vị khách bước vào, cậu bé lại nhặt một viên sỏi bỏ vào trong vòng tròn đã vẽ trên đất. Thời gian ăn trưa hôm đó gần như đã hết, tuy nhiên số lượng khách thậm chí chưa đến 50 người.
Lúc này, vì muốn giúp đỡ hai bà cháu cậu bé lần trước đến quán, ông chủ đã gọi điện cho khách hàng cũ nói: “Bạn có bận không? Hôm nay tôi muốn đãi bạn một bát canh”. Sau khi gọi cho rất nhiều người, các khách hàng cũ đã lần lượt kéo đến.
“Tám mươi mốt, tám mươi hai, tám mươi ba…” Cậu bé liên tục đếm, chẳng mấy chốc viên sỏi thứ 99 đã được đưa vào vòng tròn.
Ngay lúc đó, cậu bé vội nắm lấy tay bà ngoại đi vào quán.
“Ngoại ơi, lần này hãy để cháu đổi vị trí nhé”. Cậu bé tự hào nói với bà của mình. “Hôm nay ngoại thực sự trở thành vị khách thứ 100, để cháu trai chiêu đãi bà món cơm canh thịt bò nóng hổi ạ. Cháu sẽ giống như bà trước đây, chỉ ăn một miếng củ cải muối thôi”.
Từ trong bếp nhìn ra, bà chủ nói với ông chủ: “Mời luôn cháu bé một bát cơm canh nữa, tôi thật không nhẫn tâm nhìn cảnh này”.
“Cậu bé đang học một đạo lý làm người nên không ăn cũng sẽ cảm thấy no”, ông chủ nói thêm vào.
Cụ bà ăn một cách ngon lành kèm thêm sự thích thú hỏi cháu trai: “Cháu muốn bà để phần cháu một ít không?”
Nhưng thật không ngờ, cậu bé vỗ vỗ vào bụng rồi nói: “Không, bụng cháu nhỏ, ăn vậy là đủ rồi ạ. Bà nhìn này”.
Câu chuyện như một ngọn lửa nhỏ sưởi ấm trái tim và khích lệ những hạt giống thiện lương đâm chồi nảy lộc. Một cây con có thể trồng thành rừng, bằng cách nhân lên sự sẻ chia giúp đỡ, cuộc sống ngày càng trở nên ấm áp hơn.❤
“Tôi từng nghĩ tôi sống hướng nội vì thích ở một mình, nhưng hoá ra tôi thích sự yên bình, và sẽ hướng ngoại với những người mang lại cho tôi sự bình yên đó..”
"Phụ nữ không rời đi để dạy cho người khác một bài học. Phụ nữ rời đi vì cuối cùng cũng đã học được bài học của chính mình. Nếu không cùng tần số tốt nhất là về số. Bạn biết tại sao kính chắn gió lại to hơn chiếu hậu không, vì phía trước quan trọng hơn những gì đã qua".
“Đôi khi ta gặp nhau để dạy nhau cách sống trong khổ đau”? Nố nô nồ. Đó là nhân danh tình yêu, không phải tình yêu. Vì tình yêu thật sự chưa bao giờ là thứ đem lại khổ đau.
Nếu trong một mối quan hệ, nước mắt nhiều hơn niềm vui, đau khổ nhiều hơn hạnh phúc. Khi tranh cãi gay gắt nhiều hơn những lần cười nắc nẻ. Khi chịu đựng, mệt mỏi, cô đơn, tổn thương, hy sinh, v.v. Là những thứ thường xuyên hiện diện trong một cuộc tình, thì đó không phải tình yêu, đó là một mối quan hệ độc hại. Nếu tâm hồn bạn không bình yên khi bên cạnh một người, mình chúc bạn có đủ sự can đảm để rời đi.
Trong một tình yêu thật sự, bạn sẽ cười nhiều hơn khóc. Cảm giác trong trẻo khi thức dậy và nghĩ đến nửa kia vào mỗi sáng sẽ luôn khiến bạn dễ chịu và mỉm cười. Vì có sự hiện diện của họ trong cuộc đời, bạn trở nên cố gắng hơn, phấn đấu hơn, tích cực hơn, nỗ lực nhiều hơn. Bạn tự hoàn thiện bản thân nhiều hơn. Bạn thăng hoa trong cả tình yêu lẫn sự nghiệp mà không cần lựa chọn 1 trong 2. Ghen tuông, hờn giận, gây nhau, v.v. nếu có, cũng chỉ là gia vị cho cuộc tình thêm thăng hoa mà không phải trạng thái hiện diện thường trực.
Một tình yêu lành mạnh và đẹp đẽ, không thể đến từ 2 con người đang mang đầy những tổn thương. Đó vốn dĩ là câu chuyện của 2 cá thể độc lập, tự do và đang vui vẻ với chính mình. Họ gặp nhau, yêu nhau chỉ để làm cho đời nhau thêm phần thăng hoa và hạnh phúc.
Đừng tìm đến tình yêu với hy vọng được chữa lành, hãy tự chữa lành cho mình trước. Đừng tìm đến tình yêu với những kỳ vọng, những mong đợi, những yêu cầu, những đòi hỏi, những dựa dẫm hay ép buộc, dù là vật chất hay tinh thần. Vì “When you love someone, you love the person as they are, and not as you’d like them to be.” (Leo Tolstoy)
Tự yêu mình trước, tự làm chính mình thoả mãn và hạnh phúc trước. Một cá thể hạnh phúc sẽ hấp dẫn một cá thể hạnh phúc khác. Và sự kết hợp đó chắc chắn sẽ tạo nên một tình yêu đẹp, một cuộc tình đầy thăng hoa.
Khi bạn đã sẵn sàng, trust the timing of your life, người cần đến nhất định sẽ đến.
Chiến thuật thao túng tâm lý này có thể làm mối quan hệ và chính bản thân bạn cảm thấy vô cùng tổn thương. Nhưng, bạn có thể ngăn chặn hành vi này bằng những cách sau.
Bạn có thể đã nghe từ “gaslighting” trước đây, nhưng bạn có biết nó thực sự có nghĩa là gì không? Nói một cách đơn giản, “thao túng tâm lý” là một thủ đoạn thao túng, kiểm soát được sử dụng để thay đổi quyền lực trong một mối quan hệ để một người có toàn quyền kiểm soát đối với người kia. Thuật ngữ này đã xuất hiện ở khắp mọi nơi kể từ khi Donald Trump nhậm chức, đến nỗi Từ điển Oxford đã gọi nó là một trong những từ phổ biến nhất năm 2018: gaslighting.
Trong khi hành vi độc hại này có thể xảy ra ở nơi làm việc hoặc quan hệ bạn bè hoặc hệ thống chính trị, thì hành vi gây hấn trong các mối quan hệ tình yêu cũng diễn ra khá phổ biến. Dưới đây là những điều bạn cần biết về cách phát hiện và cách ngăn chặn chúng.
Gaslighting là gì?
Gaslighting là “sự thao túng tâm lý của một người trong khoảng thời gian dài khiến đối phương của họ luôn đặt câu hỏi về giá trị của những suy nghĩ, nhận thức về thực tế hoặc ký ức của chính mình. Gaslighting thường dẫn đến sự nhầm lẫn, mất tự tin lòng tự trọng và không chắc chắn về sự ổn định cảm xúc hoặc tinh thần của một người và hình thành sự phụ thuộc vào người muốn thao túng.”
Theo Từ điển Merriam-Webster
Các dấu hiệu nhận biết Gaslighting trong một mối quan hệ lạm dụng?
Bạn nghi ngờ cảm xúc thực tế của mình: Bạn cố gắng thuyết phục bản thân rằng sự đối xử mà bạn nhận được không quá tệ hay do bạn quá nhạy cảm mà thôi.
Bạn đặt câu hỏi về phán đoán và nhận thức của mình: Bạn sợ nói lên hoặc bày tỏ cảm xúc của mình. Bạn đã học được rằng chia sẻ ý kiến cá nhân thường khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, cuối cùng bạn lựa chọn im lặng.
Bạn cảm thấy đơn độc và bất lực: Bạn bị thuyết phục rằng mọi người xung quanh đều nghĩ rằng bạn “kỳ lạ”, “điên rồ” hoặc “không ổn định”. Điều này khiến bạn cảm thấy bị mắc kẹt và cô lập.
Bạn tự hỏi liệu bạn có đúng như những gì họ nói hay không: Họ sẽ nói ra những lời khiến bạn cảm thấy như mình đang là người có lỗi, không thông minh, thiếu sáng suốt hoặc bị mất trí. Đôi khi, bạn thậm chí còn thấy mình lặp lại những câu nói này với chính mình.
Bạn thất vọng về bản thân và con người mình đã trở thành: Ví dụ, bạn cảm thấy mình yếu đuối và thụ động, trước đây bạn mạnh mẽ và quyết đoán hơn.
Đối phương của bạn không quan tâm đến cảm xúc của bạn: Khi bạn bày tỏ mối quan tâm hoặc chia sẻ cảm xúc của mình với đối phương, họ có thể thuyết phục bạn rằng bạn là người nhầm lẫn hoặc đang suy nghĩ quá mức.
Bạn dành nhiều thời gian để xin lỗi: Bạn cảm thấy cần phải xin lỗi mọi lúc vì những gì bạn làm hoặc con người của bạn.
Bạn cho rằng người khác thất vọng về bạn: Bạn luôn thấy có lỗi về những gì bạn làm hoặc con người của bạn và bạn cũng cho rằng mọi người đang thất vọng về mình vì bạn đã mắc một sai lầm nào đó.
Bạn băn khoăn không biết có chuyện gì xảy ra với mình: Bạn tự hỏi liệu có điều gì đó không ổn đang xảy đến với bạn hay không? Nói cách khác, bạn lo lắng rằng bạn không được khỏe về tinh thần.
Bạn đấu tranh để đưa ra quyết định vì bạn không tin tưởng vào bản thân: Bạn muốn cho phép đối tác, bạn bè hoặc thành viên gia đình đưa ra quyết định cho bạn và tránh hoàn toàn việc đưa ra quyết định.
Đối phương liên tục ngắt lời hoặc không cho bạn nói chuyện trong khi xung đột: Khi đang tranh cãi với họ, bạn có thể cảm thấy như họ liên tục cắt đứt bạn và không cho phép bạn giải thích quan điểm của mình.
Đối phương không nhận lỗi khi bạn thể hiện sự tổn thương: Nếu bạn chia sẻ với đối tác của mình rằng bạn bị tổn thương và họ thiếu sự đồng cảm, đó là một dấu hiệu “red-flag” (cờ đỏ).
Tại sao Gaslighting (Thao túng tâm lý) xảy ra?
Họ tin rằng đó là cách duy nhất để duy trì mối quan hệ
Trong một số trường hợp, châm lửa là một cách tốt nhất để níu giữ một người mà bạn không muốn đánh mất, thông qua việc lạm dụng họ — có quan niệm cho rằng đây là cách duy nhất để duy trì mối quan hệ.
Họ cảm thấy tốt hơn về bản thân khi điều khiển người khác
Đôi khi, một số người sẽ có một cảm giác là “Nếu tôi đang kiểm soát người khác, thì tôi sẽ cảm thấy tốt hơn về vị trí của bản thân” và việc tìm kiếm quyền lực là điều gì đó rất được chú trọng thể hiện trong một mối quan hệ.
Họ chỉ tận hưởng sức mạnh và sự kiểm soát
Một số nghiên cứu cho thấy rằng có những người thực sự tìm thấy niềm vui khi có quyền kiểm soát người khác.
Làm thế nào để ngăn chặn Gaslighting (Thao túng tâm lý) trong một mối quan hệ?
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong một mối quan hệ, có một số bước bạn có thể thực hiện để bảo vệ bản thân khỏi loại tình yêu lạm dụng này.
Lưu lại bằng chứng: Hãy cố gắng lưu giữ bằng chứng về những trải nghiệm của bạn. Viết nhật ký, lưu các cuộc trò chuyện bằng văn bản hoặc lưu giữ email để bạn có thể nhìn lại chúng sau này và nhắc nhở bản thân rằng bạn không nên nghi ngờ hoặc tự vấn bản thân thêm nữa.
Đặt ranh giới: Đặt ranh giới cho phép bạn thông báo với người khác rằng bạn chấp nhận hoặc khước từ những điều gì trong một mối quan hệ. Hãy nói rõ rằng bạn sẽ không cho phép người kia tham gia vào các hành động như tầm thường hóa hoặc phủ nhận những gì bạn đang nói.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài: Chia sẻ cùng bạn bè hoặc thành viên trong gia đình về những gì bạn đang trải qua. Quan điểm của người khác có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình.
Tin vào hành động, không phải lời nói: Hãy chú ý đến những gì họ làm hơn là chỉ tin những gì họ nói. Bất cứ khi nào bạn chất vấn đối tác sử dụng gaslighting về hành vi lạm dụng của họ, họ có thể bao biện rằng rất quan tâm đến bạn hoặc họ yêu bạn và sẽ không làm bất cứ điều gì làm tổn thương bạn. Những lời này có thể giúp bạn an ủi một lúc, nhưng chúng có xu hướng lặp lại hành vi lạm dụng của mình.
Chấm dứt mối quan hệ nếu tình trạng vẫn không cải thiện: Mặc dù có thể khó khăn nhưng chấm dứt mối quan hệ với một người nhiều lần khiến bạn giận dữ thường là cách hiệu quả nhất để chấm dứt sự lạm dụng. Điều này có thể không dễ dàng, nhưng nó có thể là một bước cần thiết để đạt được cảm giác an toàn.
Tập trung vào bản thân: Có thể bạn sẽ cảm giác vẫn còn cơ hội quay trở lại với mối quan hệ này. Nhưng trên thực tế, mối quan hệ đó chẳng giúp ích gì cho bạn ngoại trừ nỗi đau. Thay vì sống trong quá khứ và đánh giá xem ai là người đúng hoặc sai trong mối quan hệ, hãy tập trung vào bản thân và thực hiện các hoạt động như tập thể dục, đạp xe, khiêu vũ hoặc bất kỳ hoạt động nào khác khiến bạn hạnh phúc.
Tháng 5 năm 2017, truyền thông cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào Emmanuel Macron - người đàn ông 39 tuổi đẹp trai, tài giỏi và lịch lãm, không phải bởi vì ông vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử và trở thành Tổng thống trẻ nhất nước Pháp, mà bởi tình yêu vĩ đại dành cho Brigitte Trogneux - người vợ 64 tuổi với gương mặt đầy nếp nhăn nhưng nụ cười luôn tươi sáng và thông minh. Hàng triệu phụ nữ xinh đẹp của nước Pháp sẽ phải ganh tị với người phụ nữ đáng tuổi mẹ, thậm chí là bà của họ, vì đã chiếm được trái tim của người đàn ông trẻ trung và quyền lực nhất nước Pháp.
Năm 2012, hàng triệu con tim fan hâm mộ của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg tan vỡ khi nhìn thấy dung nhan kém xinh của Priscilla Chan - người sắp kết hôn cùng anh. Tuy nhiên tất cả đã phải im lặng khi Mark nhìn vợ âu yếm và nói rằng “Anh tự hào về em, bác sĩ Chan”.
Năm 2011, Lee Hyori - nữ ca sĩ xinh đẹp và bốc lửa số 1 Hàn Quốc khiến cánh báo giới và người hâm mộ được một phen sốc khi lộ ảnh hẹn hò của cô với Lee Sang Soon - chàng nhạc sĩ nghèo, xấu trai và vô danh. Người ta mỉa mai chuyện tình của họ là “người đẹp và quái vật”, nhưng Lee Hyori mỉm cười nói rằng “Trong mắt tôi, anh ấy là người đàn ông đẹp nhất”.
Có những vẻ đẹp mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường, đó là vẻ đẹp ẩn bên trong. Vẻ đẹp đó có sức mạnh hơn tất thảy quần áo, son phấn, tiền bạc, địa vị, nhưng lại thường bị người ta xem nhẹ.
HÃY NHỚ ĐIỀU NÀY:
- Vẻ đẹp của người đàn ông không nằm ở cơ bụng 6 múi hay khối tài sản của anh ta, mà ở cách anh ta quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu và tôn trọng… người phụ nữ của mình.
- Vẻ đẹp của người phụ nữ không nằm ở khuôn mặt hay vóc dáng mà nằm ở cách cô ấy trở thành điểm tựa bình yên để người đàn ông của mình có thể trở về sau những mệt mỏi ngoài kia.
Hãy:
- Trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người khác phái bằng chính vẻ đẹp bên trong của bạn.
- Hiểu biết hơn, tinh tế hơn, thấu cảm hơn thông qua việc nhận biết đặc điểm tâm lý của chính mình và của người mình yêu.
- Biết cách ứng xử hợp tình hợp lý, vượt qua những khúc mắc, khó khăn, trở ngại trong tình yêu một cách nhẹ nhàng.
.
Nhan sắc rồi sẽ tàn phai, tiền bạc rồi sẽ hao mòn; nhưng vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ sẽ khiến người ta lưu luyến mãi.
Là điều còn lại sau khi bị mất tất cả, là thứ ở lại đến cùng, không thể nào đánh đổi, không bao giờ bị mất.
2. Nhân cách:
Là cách làm ra giá trị của bản thân, là cách cho đi, là cách đánh mất và lấy lại những gì sau khi bị mất.
3. Giá trị tư cách con người:
Tỷ lệ nghịch với sự khác biệt trong thái độ ứng xử với người khác lúc đang đi lên đỉnh cao, trên đỉnh cao và từ đó trượt xuống hố sâu... khi gặp lại người khác đó.
4. Bản lĩnh:
Không chỉ là dám đương đầu, dám nghĩ, dám làm những điều mình muốn hay yêu thích mà dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu làm những điều mình không muốn, không yêu thích; là biết Nhẫn: Kiên Nhẫn, Nhẫn Nại, Nhẫn Nhịn, Nhẫn Nhục, Tàn Nhẫn - đặc biệt với bản thân - trong quá trình nghĩ, làm, đương đầu ấy...
5. Trí tuệ:
Không chỉ là kiến thức mà là biết Biến: Biến Hoá, Quyền Biến với những Có và Không Có, Biết và Không Biết… khi tư duy, hành động.
6. Thế cao:
Không phải là đứng cao hơn bao nhiêu người mà là khả năng đứng ngang hàng với bất kỳ ai khi nói chuyện.
7. Trải nghiệm sống:
Không chỉ là tổng hợp những gì đã trải qua mà là những giá trị con người cô đọng (Ngộ) được từ quá trình tìm kiếm mục đích cuộc sống.
Thất bại hay thành công là thái độ khi so sánh kỳ vọng với diễn biến tại một giai đoạn của cuộc sống, không phải thước đo giá trị con người hay trải nghiệm sống. Thay đổi kỳ vọng thì bại thành thắng, thắng thành bại. Vì vậy gọi ai đó là người thành công hay kẻ thất bại đều là thiển cận.
8. Mục đích sống:
Không phải là mục tiêu nhắm đến mà là hành trình tìm kiếm trong cuộc đời. Khi thấy đạt mục đích là lúc sự sống chấm dứt.
9. Cảm xúc:
Cảm xúc không chỉ là rung động, phản ứng với ngoại cảnh mà là với bản thân.
Cảm xúc giá trị nhất là yêu thương. Cảm xúc độc hại nhất là thù hận. Và 1 trong các yếu tố làm nên hạnh phúc là làm chủ được cảm xúc.
10. Có trách nhiệm:
Không chỉ là dám nhận hậu quả xấu về mình mà là tính trước được hậu quả để sẵn sàng đón nhận.
Tất cả mọi thứ sẽ tốt đẹp nếu ta không kỳ vọng, cuộc sống là vô tận nhưng con người lại có quá ít sự kiên nhẫn.
Mỗi lần nhắc đến Trang Tử, tôi lại bất giác nhớ đến triết lý này của ông. Tôi tin rằng nếu hiểu rốt ráo ý nghĩa câu nói ấy thì ta sẽ sống một cuộc đời thật trọn vẹn.
Một học trò từng băn khoăn hỏi một vị hiền triết: "Ta có mặt trong đời làm gì thưa thầy! Con không thể hiểu nổi tại sao chúng ta lại phải sống với tất cả đau khổ đó, phiền não đó. Tại sao chúng ta lại phải nỗ lực trở thành một ai đó để rồi cũng chính vì điều này đã khiến ta hết lần này đến lần khác rơi vào tuyệt vọng." Bậc minh triết vuốt chòm râu trắng xóa, mỉm cười đôn hậu trước khuôn mặt đã chai sạn đi nhiều vì trải đời của chàng trai trẻ: "Về bản chất, tất cả chúng ta giống như kim cương vậy. Nó phải trải qua áp lực và nhiệt độ cực kỳ cao thì mới có thể trở về chính nó. Có áp lực mới có kim cương, cũng giống như có đau khổ mới khiến ta quay về chân tâm mình. Kim cương luôn sẵn có, cũng giống như chân tâm vẫn luôn ở đấy. Chúng ta không cố gắng để đạt được nó. Mà chúng ta dám đối diện đau khổ để tháo gỡ những lớp ràng buộc mà ta đang tự tạo ra cho chính mình, để rồi nhìn thấy được sự trong sáng thanh tịnh của tâm. Để trở về bản chất kim cương, nó luôn kiên nhẫn trong những áp lực, nó không từ chối áp lực. Vậy thì tại sao con lại từ chối đau khổ? Tại sao con lại chối bỏ thử thách? Khi mà đau khổ và thử thách ấy mới chính là điều khiến con trở về bản chất thật của mình! Thái độ con cần là phải biết ơn đau khổ mới đúng!"
Suốt những năm tháng dài, cuộc đời luôn có mặt để nhắn nhủ với ta bài học về lòng kiên nhẫn, sẵn sàng đối diện với mọi phong ba bão táp tấp vào mình. Mỗi lần, hai bờ vai và đôi mắt của tôi trở nên đau nhức, tôi biết rằng thân thể đang gửi đến một tín hiệu để mình thư giãn nghỉ ngơi thay vì ngồi viết trong một thời gian quá dài. Cũng thế, nếu giờ đây bạn đang có những nỗi đau về tinh thần lẫn thể xác, thì đó cũng là tín hiệu, một hồi chuông cảnh tỉnh để bạn biết rằng mình cần phải quay trở về chính mình. Cũng chỉ lúc trở về này, bạn mới nhận ra một bài học sâu sắc về lòng kiên nhẫn với chính mình, đặc biệt là những nỗi đau.
Trong lòng kiên nhẫn, ta cũng có luôn lòng can đảm. Chính hai đức tính này giúp dìu dắt ta bước qua những thăng trầm cuộc sống. Nhưng bạn nghĩ xem điều gì sẽ diễn ra khi con người ta có quá ít sự kiên nhẫn? Chắc chắn, họ sẽ vội vã kết luận. Nếu thất bại, họ cho rằng như vậy là xong đời! Nếu thành công, họ lại quá tự cao tự đại ngủ quên trong chiến thắng. Nhưng nếu có đủ sự kiên nhẫn, họ sẽ không kết luận đây là thắng hay thua, mà chỉ đơn thuần xem nó là một trải nghiệm để mình chiêm nghiệm và học ra bài học. Trong sự kiên nhẫn, con người ta bình tĩnh. Trong sự kiên nhẫn, con người ta biết lắng nghe chính mình và cả những con người xung quanh. Trong sự kiên nhẫn, con người ta không có nguy cơ đánh mất chính mình.
Bạn thử hình dung xem, nếu khi giận dữ và nổi nóng, nếu thiếu mất lòng kiên nhẫn, ta sẽ có thể vô tình làm tổn hại đến người khác thông qua những hành vi bất thiện. Nếu trong đau khổ, mà không có lòng kiên nhẫn, ta có nguy cơ đưa ra những lựa chọn sai lầm như thế nào. Tất cả điều đó giúp ta thấy rõ sự kiên nhẫn giống như một điều kiện cần thiết để giúp ta tự soi sáng chính mình.
Sau một quãng thời gian dài trải nghiệm, tôi nhận thấy những thiệt thòi đã từng và đang hiện diện ở đây với chính mình hóa ra lại là điều vô cùng tốt đẹp. Trong thiệt thòi, tôi thấy vốn dĩ mình không cần nhiều như người ta vẫn đang cố gắng đạt được ở bên ngoài. Trong thiệt thòi, tôi thấy được giá trị của việc quay về chính mình để tận hưởng sự giàu có vô tận ở bên trong. Chỉ cần kiên nhẫn ở lại lâu thật lâu với chính mình thôi, bạn sẽ khám phá thấy những bí mật ẩn giấu trong kho tàng vô hình ấy. Bạn gọi tên được những trạng thái đang diễn ra. Và cứ kiên nhẫn quan sát sâu hơn thế nữa, bạn sẽ thấy rằng hóa ra tận cùng đau khổ đó, chân tâm vẫn trong sáng và thanh tịnh biết nhường nào.
Hãy kiên nhẫn đi sâu hơn vào chính mình mỗi ngày, kiên nhẫn lắng nghe, kiên nhẫn thấu hiểu, bạn sẽ không còn so sánh, bạn sẽ thấy điều mà Phật dạy rằng tất cả chúng ta vốn dĩ là một, là đúng đắn như thế nào. Lòng kiên nhẫn dìu ta bước qua những bậc thang sâu hơn vào tâm hồn mình. Để từ sợ hãi, rụt rè, ta dần trở nên can đảm và sau cùng chỉ còn lại một sự tự nhiên đầy thảnh thơi.
Muốn công phu niệm Phật của chính mình được đắc lực, có một bí quyết quý vị có muốn biết không? Đó là đừng đi lo nghĩ tưởng vu vơ, nếu quý vị thích lo chuyện bao đồng, thích đi tìm hiểu thị phi ở khắp mọi nơi, để rồi đem những chuyện thị phi này để vào trong lòng, ngày ngày khởi dậy các thứ vọng tưởng phân biệt chấp chước, thì một đời niệm Phật xem như uổng công. Vì sao? Vì tâm chẳng thanh tịnh, khi niệm Phật chỉ được miệng niệm, còn tâm thì đang bận lo nghĩ tưởng về các chuyện thị phi của thế gian, niệm Phật như vậy thì làm sao có thể thành tựu được chứ. Có thể nói đây chính là thất bại lớn nhất của người tu Tịnh Độ.
Hai chữ “Tịnh Độ” là để chỉ cho Thế Giới Cực Lạc. Chữ “Tịnh” có nghĩa là thanh tịnh, chữ “Độ” có nghĩa là quốc độ, Tịnh Độ tức là quốc độ thanh tịnh. Chúng ta niệm Phật muốn vãng sanh về Tịnh Độ thì tâm cần phải tương ưng với Tịnh Độ, đó là tâm thanh tịnh. Nay đối với những thị phi của thế gian, chúng ta cứ ôm đồm vào tâm mình thì tâm làm sao có thể thanh tịnh?
Cho nên, nếu muốn cho công phu của chính mình đột phi mãnh tiến thì cần phải buông bỏ tất cả những thị phi nhân ngã, không nên đi lo chuyện bao đồng, cũng đừng nên chấp chước nữa. Trong cuộc sống hằng ngày, đối với công việc và trách nhiệm của mình thì cố gắng làm cho thật tốt, thật chu đáo, ngoài ra bất cứ chuyện gì cũng đừng lo nghĩ, đừng thăm hỏi đến, luôn giữ cho tâm ý của mình được thanh tịnh mà niệm Phật. Được như vậy thì chỉ trong thời gian ngắn công phu nhất định sẽ được đắc lực.
Có người khi nghe đến đây sẽ không chấp nhận, họ cho rằng trong cuộc sống có biết bao nhiêu việc cần phải lo toan, nay buông xuống hết chuyện gì cũng chẳng lo đến thì làm sao được. Nên biết rằng vận mạng của mỗi người đều đã được định sẵn, nếu trong số mạng có thì không lo đến nó cũng vẫn có, nếu trong mạng không có thì dù có lo nghĩ cũng là vô ích. Con người nói thật ra chẳng có cách chi vượt khỏi số mạng của chính mình, cho nên mọi suy tưởng đều là vọng tưởng mà thôi, vậy thì hà cớ gì phải lo nghĩ làm gì cho mệt, sao không giữ cho tâm ý mình thanh tịnh mà niệm Phật để công phu đi đến chổ đắc lực?
Khi công phu thật sự đắc lực, thì vọng tưởng phân biệt chấp chước giảm dần đi, chẳng còn lẫy lừng như trước nữa. Lúc này nếu cố gắng dõng mãnh dụng công tinh tấn thì rất dễ dàng đi đến Bất Niệm Tự Niệm, cũng tức là công phu thành phiến. Khi đạt đến tầng công phu này thì xem như việc niệm Phật của quý vị đã thành công rồi, quyết định được vãng sanh, nắm chắc vãng sanh vào Thượng Phẩm của Phàm Thánh Đồng Cư Độ.
Do đó, đối với việc niệm Phật của chính mình cần phải đặt lên hàng đầu, và quyết tâm hành trì cho được. Đừng chạy theo thị phi nhân ngã, đừng lo nghĩ những chuyện không đâu để rồi tiêu phí mất thời gian của chính mình.
Đức Phật đã dạy rằng:
Mạng sống của con người chỉ ngắn ngủi trong một hơi thở, một hơi thở ra mà không tiếp tục hít vào nữa thì đã bước qua một kiếp khác.
Vì thế chúng ta cần phải tranh thù từng giây, từng phút để tự cứu lấy mình và thành tựu đạo nghiệp của chính mình.
Thế gian rộng lớn và phức tạp, có rất nhiều điều tưởng chừng như chẳng thể hiểu nổi. Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo?
Chỉ cần để tâm quan sát một chút là thấy được, người giàu đang ngày một giàu lên, trong khi người nghèo lại càng ngày càng lam lũ. Tại sao lại vậy?
Thật ra, mấu chốt của vấn đề nằm ở ba điểm sau đây:
1. Khác biệt trong tư duy về đầu tư
Một người có thể giàu có như vậy, tiền bạc của cải từ đâu mà có? Do điều kiện gia đình hơn hẳn những người khác, có mối quan hệ xã hội hay được tiếp cận nguồn vốn dồi dào?
Những điều trên không sai. Tuy nhiên, điểm mà mọi người thường bỏ qua chính là phương thức tư duy - thứ làm nên sự khác biệt hoàn toàn giữa người giàu và người nghèo.
Cùng đứng trước thị trường chứng khoán, người nghèo có thể chọn một mã mà họ cho là tốt, sau đó dốc hết tiền bạc của mình vào đó. Người giàu chưa chắc đã làm như vậy; họ sẽ suy nghĩ, phân tích thật rõ từng loại cổ phiếu, sau đó đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình.
Chìa khóa ở đây là "không bỏ hết trứng vào một giỏ". Đừng bao giờ ôm mộng tưởng làm giàu chỉ sau một đêm rồi liều mạng.
Thị trường chứng khoán có rất nhiều rủi ro, nên việc đầu tư phải hết sức cẩn trọng. Chúng ta phải học hỏi, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, những nhà đầu tư có kiến thức và kinh nghiệm. Khoảnh khắc ta ngừng học hỏi cũng là lúc ta bắt đầu thất bại.
2. Thói quen tiêu dùng khác nhau
Người giàu càng chơi càng giàu, trong khi người nghèo tuy ngày càng bận rộn nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Nguyên nhân là vì thói quen tiêu dùng của người giàu và người nghèo khác nhau.
Dù dư tiền hay không, người giàu sẽ vẫn luôn dùng tiên của mình một cách có ý nghĩa, chẳng hạn như đầu tư chứng khoán, tham gia các khóa học, tập thể dục, mua sách vở… Nhưng người nghèo thì sao? Dù được trả lương hàng nghìn USD mỗi tháng, nhiều người lại dùng tiền để mua những thứ hàng hóa xa xỉ mà chẳng đem lại lợi ích gì.
Chính từ thói quen tiêu dùng này, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng cách biệt. Muốn giàu có, phải có tư duy tiêu dùng của người giàu. Ta chỉ nên mua những thứ thực sự có giá trị với bản thân mình, không chi tiền cho những thứ xa hoa vô ích. Cứ giữ thói quen tiêu dùng của kẻ nghèo, dù có nằm trên núi vàng cũng không đủ tiêu.
3. Khác biệt trong việc ưu tiên đầu tư cho bản thân
Đã là người sống trên đời, không ai là không chú trọng vào việc định hình bản thân mình. Đây cũng là điểm khác nhau giữa người giàu và người nghèo; hai giới có những ưu tiên khác nhau.
Trong khi người giàu thích nâng cao trình độ bản thân, cả về kiến thức và kỹ năng, người nghèo lại ít khi làm vậy. Họ dành nhiều thời gian hơn vào các hoạt động đem lại niềm vui, khoái lạc nhất thời như giải trí và vui chơi.
Người giàu và người nghèo thường làm gì sau khi tan sở? Người giàu thường đi gặp gỡ những người giỏi hơn mình, học hỏi thêm những kỹ năng mới. Người nghèo lại đến các tụ điểm giải trí, bù khú nhậu nhẹt với bạn bè và đồng nghiệp đến hết ngày. Đó là lý do tại sao người nghèo vẫn cứ nghèo, dù lúc nào cũng trông rất bận rộn.