Thursday, September 26, 2024

CHUYỆN LẠ VỀ NHỮNG CHIẾC CÚC ÁO CỦA NAPOLÉON

 Trước khi tiến quân vào Nga, Napoléon gần như chưa từng thất bại. Tài năng về quân sự khiến ông lần lượt trở thành tổng tài đầu tiên của nước Pháp sau cách mạng, sau đó lại leo đến vị trí hoàng đế của nước Pháp, uy quyền bao trùm gần khắp cả châu Âu. Một vị hoàng đế mà các nước Nga, Anh, Áo… phải 7 lần liên quân mới có thể kéo xuống khỏi ngai vàng.



Thế nhưng ông ta lại thất bại trước mùa Đông nước Nga.


Có một câu chuyện về “Những chiếc cúc thiếc của Quân đội Napoléon”, như đã nói ở trên, nó được coi là yếu tố giết người hàng loạt, gây ra thảm họa với đội quân Đế chế Pháp trong Chiến dịch Nga năm 1812, bắt nguồn từ cuốn sách Napoléon’s Button của Penny Le Couteur và Jay Burreson. Câu chuyện nói rằng quân đội Napoléon đã được trang bị, có thể là một biện pháp cắt giảm chi phí, với đồng phục sử dụng các nút thiếc. Tuy nhiên, những thứ thường được làm từ thiếc là dễ bị phân hủy thành bột, xám (hiện tượng: sâu bệnh thiếc), mà sự thay đổi cấu trúc liên kết của các nguyên tử thiếc bắt đầu rất chậm ở 13,2 độ Celsius (56 độ Fahrenheit) và tăng tốc khi nhiệt độ giảm, đạt đến đỉnh cao trong khoảng -30 đến -40 ° C. Do đó, trong điều kiện lạnh, các chiếc cúc áo bằng thiếc của quân đội Napoléon đã trở thành cát bụi, phục trang lỏng lẻo, vướng viu đã khiến binh linh Pháp giữ ấm không được mà chiến đấu cũng không xong. Có thể coi sự việc này ảnh hưởng tới tốc độ hành động trong kỹ năng chiến đấu cá nhân các binh sĩ, mà trong giao tranh, con người là yếu tố chủ chốt chiến đấu, suy ra, “ những chiếc cúc thiếc của Napoléon” đã góp phần ko nhỏ tới thất bại của người Pháp trên đất Nga.




Đó là câu chuyện vui của các nhà khoa học. Một số sử gia cho rằng đây không phải nguyên nhân chính bởi vì trong quân phục của lính Pháp lúc bấy giờ chỉ có các sĩ quan là sử dụng cúc thiếc, còn quần áo của binh sĩ thông thường vẫn dùng cúc gỗ hoặc đồng thau. Thêm nữa, họ cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Napoléon thật ra nằm ở nguồn cung cấp quân nhu.


Sự chủ quan trong tính toán kế hoạch hậu cần của Napoléon đã khiến cho đội quân vĩ đại mang tên ông tự đào mồ chôn mình tại Nga. Đây là một chiến dịch hậu cần với quy mô cực lớn, đòi hỏi một đoàn xe ngựa của không dưới 26 tiểu đoàn – 8 tiểu đoàn được trang bị 600 các xe ngựa vừa và nhỏ/mỗi tiểu đoàn, và số còn lại được trang bị 252 xe 4 ngựa kéo/mỗi tiểu đoàn với sức chuyên chở 1,36 tấn (tổng cộng là 9.300 xe ngựa). Để đưa tất cả số xe ngựa này vào hoạt động và di chuyển các kỵ binh cùng pháo binh, Napoléon cần đến 250.000 con ngựa và rất nhiều cỏ mỗi ngày. Nếu Napoléon tới được Moscow trong 2 tháng, và chỉ với một nửa trong tổng số 400.000 binh sĩ lúc đầu, ông sẽ vẫn cần đến số quân nhu tổng cộng là 16.330 tấn – gần như gấp đôi khả năng chuyên chở các đoàn tiếp tế.


Tuy nhiên, Napoléon tiến quân chỉ với các khẩu phần cho 24 ngày. Có lẽ ông đã vẽ ra một chiến dịch “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Ông hiểu rằng lương thực là điều cốt yếu, nhưng lại chủ quan khi cho rằng có thể cướp lương thực và nhu yếu phẩm tại một vùng khắc nghiệt như Ukraina. Ngoài ra, hành trình rút quân từ Moscow của Napoléon đã đi vào lịch sử như một trong những thảm họa hậu cần khủng khiếp nhất của mọi thời đại, kèm theo những trân du kích của quân đội Nga Hoàng, chỉ có 20% những người lính Pháp trong Chiến dịch Nga có thể trở về


Cuộc xâm lược nước Nga của Napoléon là một trong những sự kiện trọng đại trong lịch sử châu Âu, là thất bại thê thảm và dẫn đến bi kịch của ông. Chẳng bao lâu sau, các quốc gia châu Âu đều đồng loạt nổi lên chống Pháp và Đệ nhất Đế chế của Napoléon sụp đổ. Qua đây, bất kể nguyên nhân nào đi chăng nữa, nhưng chắc chắn câu chuyện về những chiếc cúc thiếc của Napoléon hay cuộc chạm trán với “Đại tướng mùa đông” là bằng chứng minh họa rằng mọi việc sẽ trở nên tồi tệ khi không có sự đánh giá khách quan và định mức phù hợp cho những chi tiết dù nhỏ nhất.