Wednesday, October 30, 2024

Thay vì vật vã trong tình yêu, chi bằng ...

 


Đối với phụ nữ, hôn nhân thất bại không phải điều đáng sợ nhất. 

Đáng sợ hơn cả là khi đau bệnh không có tiền mua thuốc, gia đình có biến cố không thể san sẻ đôi phần, khi con cái đi học không dám chọn trường tốt, nhìn thấy chiếc váy mình thích lại chẳng dám mua...

Tình yêu không màng vật chất chỉ dành cho các cô gái mười tám, đôi mươi hoặc tiểu thư sống trong nhung lụa. Qua ba mươi, gánh nặng con cái, gia đình sẽ cho bạn thấy: Cảm giác an toàn chỉ có thể được đảm bảo bằng tiền do tay bạn tạo ra.

Tình yêu là gia vị. Không có thì ăn nhạt một chút.

Kinh tế là không khí. Thiếu hụt thì đến hít thở cũng khó khăn.

Nhân lúc còn trẻ, thay vì vật vã trong tình yêu, chi bằng dốc sức kiếm tiền để phụng dưỡng cha mẹ lo cho con cái ... Vậy là hạnh phúc rồi...

st

Tuesday, October 29, 2024

BA CẤP ĐỘ ĐỌC SÁCH QUYẾT ĐỊNH VỊ THẾ CỦA BẠN

 


Kẻ tầm thường "giành" đọc, người thông minh đọc có hiệu quả, người xuất chúng đọc có ý nghĩa.


Bạn có thể đang thắc mắc: Tại sao tôi cũng đọc sách như người khác, thậm chí là số sách tôi đọc có thể gấp đôi người khác nhưng chẳng kiếm được bao nhiêu tiền so với họ? Không phải ai đọc sách cũng có thể kiếm ra tiền, đó còn tùy vào cách họ đọc nữa. Có ba cấp độ đọc sách và những người thường không "đọc mãi chẳng làm ra được tiền" chỉ đang nằm ở mức đầu tiên.


1. Cấp độ đầu tiên: ĐỌC ĐIÊN CUỒNG

Cách đọc này rất sai lầm. Bạn đọc mọi thứ mà không có sự chọn lọc, cái gì cũng đọc qua nhưng chẳng hiểu rõ nó là cái gì, không hệ thống kiến thức đã đọc và việc đọc này chẳng khác nào bạn đọc tin trên mạng xã hội. Đọc chỉ để chứng minh cho người khác biết rằng mình có đọc nhưng lại chẳng hiểu gì và điều này chẳng chủ động tạo ra giá trị. Kiến thức bạn thu nạp như lí thuyết suông, bạn sẽ quên nó chỉ khác là sớm hay muộn mà thôi.


2. Cấp độ thứ hai: ĐỌC HIỆU QUẢ

Đọc hiệu quả nghĩa là trong quá trình đọc, người ta cũng nhìn thấy rõ bản chất của vấn đề mà tác giả muốn nhắc đến, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm vào bên trong câu chữ, tận dụng nó để tạo ra giá trị, có thể là tiền bạc.


3. Cấp độ thứ ba: ĐỌC CÓ Ý NGHĨA

Việc đọc có ý nghĩa đề cập đến việc tìm kiếm giá trị và ý nghĩa cuộc sống thông qua việc đọc và giúp nhiều người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.


Nhiều người đã đọc sách ở cấp độ thứ ba, họ đọc sách để nghiên cứu cách thức để giải quyết vấn đề cho mình và người khác. Trong thực tế, nếu bạn giải quyết được vấn đề của người khác thì bạn mới thực sự có "giá trị". Sau khi bạn có được sự công nhận của người khác, bạn có thể biến giá trị thành thu nhập.


Vậy bạn đã biết mình ở cấp nào chưa? Nếu bạn đã nhận ra vị trí của mình nhưng chưa biết làm thế nào để cải thiện kĩ năng đọc của mình, ba cách đọc dưới đây có thể hữu ích với bạn đấy.


Đầu tiên, bạn hãy chia tất cả các cuốn sách của bạn thành 3 loại:

- Những cuốn sách chưa đọc

- Những cuốn sách đang đọc

- Những cuốn sách đã đọc và ghi chú.


Sau đó đặt cuốn sách bạn đang đọc trên bàn, hoặc gần bạn. Những cuốn sách chưa đọc được đặt ở nơi dễ thấy nhất ở một kệ sách khác hoặc một ngăn khác, để bạn nhắc nhở bản thân rằng những cuốn sách này chưa được "bóc tem".


Có 3 cách đọc hiệu quả:


1. Cách thứ nhất: ĐỌC VÀ GHI CHÚ LÊN THẺ


Đọc và ghi chú ngắn gọn trên thẻ cũng giống như bạn đọc từ khóa của bài văn. Nói một cách đơn giản, các từ khóa liên quan đến chủ đề cốt lõi của một cuốn sách sẽ được bạn ghi lại ngắn gọn trong thẻ ghi nhớ. Thẻ bạn sử dụng có thể là danh thiếp trống để bạn ghi chép, viết từ khóa lên danh thiếp và sau đó bạn sẽ phân loại từ khóa thành các danh mục.


Lợi ích của phương pháp đọc này là gì? Nó có thể nhanh chóng giúp bạn nhớ lại nội dung chính của một cuốn sách, bởi vì một cuốn sách sẽ chứa một số từ khóa quan trọng. Nếu bạn nhớ các từ khóa này, bạn gần như nhớ rõ nội dung của cả cuốn sách. Và biết đâu trong tương lai, các từ khóa này sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề thực tế thì sao.


2. Cách thứ hai: ĐỌC VÀ TÓM TẮT KIẾN THỨC


Miễn là bạn đang đọc sách, thì sau khi đọc xong phần nào đó, bạn nên sắp xếp các nội dung quan trọng theo một trật tự hợp lý. Trên thực tế, khi bạn đã hiểu, nắm được kiến thức đã đọc, bạn có thể tóm tắt xem điểm giống và khác nhau của hai sự vật tương tự nhau. Nếu không đọc sách, bạn không biết điểm giống và khác của hai sự việc đặt cạnh nhau, điều đó chỉ khiến bạn ghi nhớ khổ sở hơn.


Đây là cách tốt nhất để một người xây dựng và hệ thống kiến thức tư duy cơ bản.


Việc hệ thống lại kiến thức quan trọng như thế nào? Nhận thức, sự lựa chọn và cách tư duy của bạn đều do kiến thức bạn tiếp thu được quyết định. Ngay cả độ cao trong tư duy của bạn về thế giới cũng được xác định bởi độ rộng của hệ thống kiến thức của bạn.


3. Cách thứ ba: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC VÀ VIẾT REVIEW SÁCH


Phương pháp đọc đánh giá sách là một phương pháp khó. Bởi vì để đánh giá được cuốn sách, bạn phải đọc, ghi nhớ, tóm tắt được nội dung của quyển sách, nghĩa là bạn phải đạt từ cấp thứ hai được nêu ở đầu bài.


Bạn có thể nắm bắt nội dung cốt lõi của cuốn sách trước, rồi hệ thống kiến thức bạn tiếp thu và viết dưới dạng đánh giá sách và khi đạt đến một trình độ nhất định để có thể viết đánh giá sách, bạn sẽ tổng hợp kiến thức và khái niệm mới dựa trên hệ thống kiến thức hiện có.


Kỹ năng viết review này giúp bạn:

- Tăng sự tập trung và tư duy phản biện lúc đọc, vì ban đầu đã đặt lệnh cho não là cần viết review sau đó.

- Tăng cường trí nhớ.

- Tăng khả năng liên tưởng đến các đối tượng tương đồng. Viết review cần sự so sánh với các tác phẩm khác hay liên hệ với các ý tưởng tương tự trong cuộc sống.

- Tăng khả năng nhìn nhận, nắm bắt vấn đề một cách tổng quát.

- Rèn luyện được khả năng sắp xếp nội dung ưu tiên.

- Nâng cao trách nhiệm trong việc đọc, vì sau đó bài review là để chia sẻ với mọi người.


Nhiều người hỏi, tại sao người khác có thể đọc một cuốn sách và viết review sách mỗi ngày? Bởi vì họ đã mở và đọc cả cuốn sách và hầu hết kiến thức trong đó đều được họ biết đến, nên họ sẽ đọc rất nhanh. Khả năng hiểu không phải là việc bạn có sức mạnh như thế nào, mà phụ thuộc vào lượng kiến thức của bạn sở hữu.


Nhiều người tự nhận thấy kiến thức của họ còn hạn hẹp và thậm chí không có gì cả, họ mở một cuốn sách và đọc sách cho xong việc. Hầu hết chúng là những khái niệm mà họ không biết và khó hiểu. Vậy làm thế nào bạn có thể hiểu một cuốn sách? Làm thế nào để khiến bản thân đọc nhanh?


Bạn cần chọn riêng cho mình một phương pháp đọc phù hợp với khả năng của mình. Không có phương pháp đọc nào là hoàn toàn tốt hay xấu và tốc độ đọc nhanh hay chậm không hẳn là có lợi hay hại hoàn toàn, mà vì mục tiêu của mỗi người khác nhau, nên phương pháp đọc của họ cũng khác nhau.


ĐỌC CHỈ LÀ MỘT PHƯƠNG TIỆN, THAY ĐỔI MỚI LÀ MỤC ĐÍCH VÀ TRƯỞNG THÀNH CHÍNH LÀ CÁI KẾT.


Một người muốn trở nên xuất sắc thì hãy đọc thật nhiều sách và để trở thành một người xuất sắc thì phải có mục tiêu đọc rõ ràng. Mỗi cuốn sách bạn chọn phải trở thành một nấc thang giúp đạt được mục tiêu, để bạn có thể tiến gần hơn và gần hơn với mục tiêu. 

Tiêu chí duy nhất để đo lường sự phát triển của bạn và đạt được mục tiêu của bạn là liệu thu nhập của bạn có được cải thiện hay không. Nếu không, mọi thứ chỉ là ảo tưởng và việc bạn làm sẽ trở nên vô nghĩa. 

Hãy chọn đúng sách và đọc đúng cách.


Sưu tầm.


#thaydoicuocdoi

#thaydoichinhminh

 HOA DÙ TÀN VẪN LƯU LẠI DƯ HƯƠNG




Những người đạo đức cao thượng sống nơi nhân gian được người xưa ví như cây trúc vậy, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn ác liệt mà vẫn bền gan vững chí, không vì lợi ích mà khuất phục, mà thay đổi phẩm hạnh và đạo làm người của mình. Cũng bởi vậy, cho dù họ đã rời xa thế nhân nhưng vẫn để lại tiếng thơm muôn đời.


Trong sách “Kim cốc viên hoài tử” của tác giả Thiệu Yết triều nhà Đường có viết: “Trúc tử bất biến tiết, hoa lạc hữu dư hương”, ý tứ là cây trúc dù chết cũng không thay đổi đốt, đóa hoa mặc dù tàn rụng cũng vẫn lưu giữ hương thơm. Câu thành ngữ này dùng để chỉ những người trung nghĩa ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vẫn thủ vững được tiết tháo của mình, dù chết cũng không thay đổi. Đây cũng là đạo lý mà người tu dưỡng đạo đức cần hướng đến.


Cây trúc vô luận là lớn tới chừng nào cũng không thay đổi đặc tính thân cao, ruột rỗng. Điều này đại biểu cho người quân tử chính trực, kiên cường và không chất chứa những tâm niệm xấu xa. Cây trúc dù được trồng ở nơi đất đai màu mỡ hay nơi khô cằn sỏi đá cũng vẫn có thể xanh tươi mà mọc lên thành rừng. Nó có thể thích ứng với mọi loại hoàn cảnh, giống như người quân tử không màng danh lợi, không a dua siểm nịnh. Cây trúc cao thẳng, gặp bão tố vừa cứng cáp vừa mềm mại giống như người quân tử trong cứng ngoài mềm, không dễ dàng bị khuất phục. Bởi vì luôn xanh tươi suốt mùa đông khắc nghiệt, có tinh thần kiên trung, có sức sống mãnh liệt mà cây trúc cùng với cây tùng, cây mai được xưng là “Tuế hàn tam hữu” (Ba người bạn trong gió rét).


Trong lịch sử quả thực có rất nhiều người có phẩm chất kiên trinh giống như cây trúc, thà chết chứ không chịu khuất phục, thà chết trong chứ không chịu sống đục. Cũng có những người thậm chí vì hết lòng tuân thủ lời hứa mà không tiếc hy sinh thân mình. Mặc dù quanh họ, bốn phương tám hướng đều là cuồng phong nhưng trong tâm của họ không hề lung lạc, thay đổi. Những tín đồ Kitô Giáo ở phương Tây năm xưa là một ví dụ. Mặc dù bị bức hại suốt hơn ba trăm năm nhưng rất nhiều người trong số họ thà rằng mất đi sinh mệnh cũng nhất định thủ giữ tín ngưỡng của mình đến cùng.


Lại có những người dù đứng trước sự hấp dẫn về danh lợi quyền tình nhưng vẫn giữ được tiết tháo và đạo đức cao quý. Vì sao nhân vật Quan Vũ trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa lại hấp dẫn đến như vậy? Vì sao hình tượng tiểu thuyết của ông thậm chí lại vượt qua cả hình tượng lịch sử? Khi bị vây hãm trong Tào doanh, dù ba ngày một yến tiệc nhỏ, năm ngày một yến tiệc lớn, được ban tặng áo bào, ngựa quý, vàng bạc, mỹ nữ, nhưng tâm của Quan Vũ vẫn như sắt đá, trọng nghĩa khinh tài sắc. Ông vẫn kiên trì một lòng: “Nếu biết Hoàng thúc ở đâu, dẫu có đạp lên nước hay lửa, ắt phải tìm cho bằng được”. Chính là nghĩa khí ngút trời của Quan Vũ trong tiểu thuyết đã khiến người đời cảm động.


Cũng có một số người bại hoại, cả đời luồn cúi, tìm cơ hội, làm ra những sự tình xấu hại người lợi mình. Những người như vậy, lúc còn sống đã là gieo tiếng xấu, sau khi chết đi cũng để lại tiếng xấu muôn đời, bị người đời phỉ nhổ. Tần Cối triều nhà Tống là một ví dụ điển hình. Tần Cối câu kết với bên ngoài, dùng mọi thủ đoạn giết hại đại thần và những người đối lập với nước Kim. Ông còn bịa đặt tội danh để giết hại trung thần Nhạc Phi, tạo thành án oan thiên cổ. Sau này ở trước mộ của Nhạc Phi, người ta đúc mấy bức tượng sắt thô của Tần Cối và vợ ông ta quỳ gối, quây trong hàng rào sắt, vai ngực lột trần, tay trói sau lưng, để đó cho người thế gian thóa mạ.


Những người chí sĩ có đạo đức cao thượng, cả đời sống quang minh lỗi lạc, vì đạo nghĩa, vì lợi ích chung mà không tiếc xả thân mình, hy sinh vì chính nghĩa, thì cho dù thời gian trôi qua, triều đại này nối tiếp triều đại kia nhưng họ vẫn được người đời nhớ đến với lòng biết ơn và kính phục vô hạn. Danh tiếng của họ được lưu mãi muôn đời.


Làm người trên đời, nên là giữ vững được loại khí tiết hùng tráng như vậy. Người dám vì chính nghĩa và lương tâm mà lên tiếng thì đó chính là người kiệt xuất. Hành vi cao thượng của những người như vậy đủ để danh truyền thiên cổ, chiếu sáng hậu nhân, đúng như câu thơ nổi tiếng: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử? Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”, “Đời người xưa nay ai không chết? Lưu lại lòng son rọi sử xanh”.


ST

Nói chuyện với 9 kiểu người khác nhau







  •  ung dung, tự tại khi nói chuyện với 9 kiểu người khác nhau.

 “Quyền Biến Thiên” trong “Quỷ Cốc Tử” có một uy lực rất lớn. Trong đó có một đoạn khá bắt mắt, đàm luận về bí quyết nói chuyện với 9 kiểu người khác nhau.
 Nguyên văn:“ “Dữ trí giả ngôn y vu bác; dữ bác giả ngôn y vu biện; dữ biện giả ngôn y vu yếu; dữ quý giả ngôn y vu thế; dữ phú giả ngôn y vu cao; dữ bần giả ngôn y vu lợi; dữ tiện giả ngôn y vu khiêm; dữ dũng giả ngôn y vu cảm; dữ ngu giả ngôn y vu duệ.”
1. Nói với bậc trí giả phải dựa vào sự hiểu biết
  • Bậc trí giả ở đây là chỉ những người suy ngẫm sâu xa. Khi giao tiếp với kiểu người này bạn cần dùng tri thức sâu rộng để nói chuyện với họ. Như vậy đối phương sẽ có sự gợi mở và thu hoạch mới, nhờ đó không khí trò chuyện sẽ vui vẻ hơn.
2. Nói với người hiểu biết phải dựa vào tài hùng biện
  • Dữ bác giả ngôn y vu biện”. Bác giả ở đây nghĩa là người hiểu biết. Khi giao tiếp với kiểu người này có thể thảo luận, chuyện trò một cách phù hợp về một vài ý kiến của đối phương. Như vậy có thể khiến họ cảm thấy bạn hứng thú với câu chuyện của họ. Đồng thời còn có thể khiến đối phương coi trọng cách nghĩ của bạn.
3. Nói với người có tài hùng biện phải dựa vào điều cốt lõi
  • “Dữ biện giả ngôn y vu yếu”Biện giả ở đây là chỉ người có tài hùng biện. Khi nói chuyện với những người này, đầu tiên phải biết lắng nghe, sau đó mới chắt lọc lô-gic và điểm trọng yếu trong câu chuyện. Khi tiến hành giao tiếp cần nói một cách ngắn gọn rành mạch. Như vậy đối phương sẽ không cảm thấy tư duy của bạn hỗn loạn. Họ mới không cho rằng nói chuyện với bạn thật là thống khổ.
4. Nói chuyện với người quyền quý phải dựa vào thế
  • “Dữ quý giả ngôn y vu thế”. Quý giả ở đây là chỉ những người quyền quý. Khi giao tiếp với kiểu người này không được khúm núm, không tự ti cũng đừng cao ngạo, nhưng phải có lễ tiết. Như vậy đối phương mới nguyện ý nói chuyện sâu thêm với bạn. Thông thường kỹ năng giao tiếp này sẽ tác thành những lần hợp tác bất ngờ.
5. Nói chuyện với người giàu sang phải dựa vào điều cao quý
  • “Dữ phú giả ngôn y vu cao”. Phú giả ở đây là chỉ những người giàu sang phú quý. Khi nói chuyện với những người này thì không được nhắc đến tiền bạc, ít nói tới vật chất. Bạn hãy dùng những thứ cao quý, trang nhã để nói chuyện với họ, ví như: Âm nhạc, nghệ thuật, tri thức. Như vậy bạn sẽ có thể thu hút được sự hứng thú của đối phương.
6. Nói chuyện với người nghèo phải dựa vào lợi
  • “Dữ bần giả ngôn y vu lợi”. Bần giả ở đây là chỉ những người thiếu thốn về vật chất. Khi nói chuyện với kiểu người này thì đừng nói quá nhiều về lý tưởng, tình cảm, mà phải nói nhiều về hiện thực, vật chất. Bạn cần dùng những nhân vật có thật và câu chuyện chân thực trong đời sống làm tư liệu. Như vậy bạn sẽ rất dễ được đối phương tiếp nhận, chào đón.
7. Nói chuyện với người địa vị thấp phải dựa vào sự khiêm nhường
  • “Dữ tiện giả ngôn y vu khiêm”. Tiện giả ở đây là chỉ những người có địa vị thấp. Khi nói chuyện với những người này thì phải dùng tâm thái khiêm nhường mà nói chuyện với họ một cách bình đẳng, không được ra vẻ ta đây hơn người. Như vậy bạn mới được họ càng thêm tôn kính.
8. Nói chuyện với kẻ dũng phải dựa vào sự quả cảm
  • “Dữ dũng giả ngôn y vu cảm”. Dũng giả ở đây là chỉ những người anh hùng, dũng cảm. Khi nói chuyện với kiểu người này bạn không nên tỏ ra thông minh hơn người, không trịch thượng, mà phải thể hiện được sự thẳng thắn, chân thành và trực diện của mình. Như vậy mới khiến đối phương nảy sinh thiện cảm.
9. Nói chuyện với người ngu phải dựa vào những lời sắc bén
  • “Dữ ngu giả ngôn y vu nhuệ”. Ngu giả ở đây là chỉ những người ngu muội, bảo thủ, cố chấp. Khi nói chuyện với kiểu người này thì phải dùng từ thẳng thắn, trực diện, dùng lời lẽ sắc bén, nói ra được trọng tâm của vấn đề, khiến cho người ấy bừng tỉnh. Như vậy đối phương mới có thể nhìn rõ được chân tướng của sự thật, mới coi bạn như tri kỷ.

Điều trọng tâm trong đại trí huệ nói chuyện của Quỷ Cốc Tử là: Không được lấy mình làm trung tâm, mà phải căn cứ vào yêu cầu và lập trường của đối phương. Hãy khiến đối phương có được thu hoạch khi nói chuyện với mình. Như vậy cuối cùng họ mới thực sự mong muốn hợp tác với bạn. Kỳ tích là đôi bên đều sẽ giành thắng lợi.
Cuối cùng xin được tổng kết lại một chút rằng:
  • Xử thế một cách linh hoạt là tròn. 
  • Nguyên tắc, chuẩn mực làm người là vuông. 
Khi ứng dụng một cách nhuần nhuyễn cả vuông lẫn tròn thì mới là đạo xử thế chính xác, vừa thu phục được lòng người, lại thuận ý trời. Làm được vậy thì mọi sự trong cuộc sống của bạn ắt sẽ hanh thông, thuận lợi.
📖
BÍ KÍP GIAO TIẾP CỦA QUỶ CỐC TỬ -Nhã Văn biên dịch

PHỤ NỮ NÊN CƯỚI KHI NÀO?




Mười sáu, đàn bà không thể cưới. Vì cưới thằng đàn ông nào thằng ấy ở tù ngay.
Mười bảy, đàn bà không rảnh để cưới, vì bận đi bẻ gãy sừng trâu, dù bẻ xong cầm đó chứ cũng chẳng biết làm gì.
Mười tám, đang được gọi là tuổi “teen”, và “teen” thì phải tìm cách chụp hình đăng facebook để thành hotgirl chứ không thể cưới.
Mười chín, đàn bà bận mê phim Hàn Quốc, tơ tưởng đến các “ộp-pa”, nhận ra là cứ cưới anh nào về thì đến cuối cùng anh đó ung thư máu mà chết. Không cưới.
Hai mươi, chuyển sang mê phim Mỹ, thấy nguy cơ cưới nhầm gián điệp, mafia, hung thủ giết người rất cao, nên cũng không dám cưới.
Hai mốt, đàn bà nhận ra rằng sau khi cưới chồng thì có thêm má chồng, nên cũng nhất quyết không cưới. Má mình nhiều khi mình còn chịu không nổi, sao chịu nổi má người dưng.
Hai hai, đàn bà đẹp, có nhiều hơn một lựa chọn, phân vân giữa anh giàu và anh đẹp, cuối cùng phát hiện ra hai anh đó yêu nhau. Không cưới.
Hai ba, quyết định chọn một anh chàng hát hay như ca sĩ, đến khi gần cưới mới biết là anh này chỉ hát nhép, nên quyết định dừng cưới. Đàn bà không thích ai lừa mình.
Hai tư, chọn được một chàng thông minh, quen nhau một năm, cứ đắn đo suy nghĩ “Sao thông minh vậy mà cứ nghèo hoài”. Không cưới được.
Hai lăm, mừng rỡ khi quen được một chàng rất giàu có, chuẩn bị đám cưới thì dừng lại, vì nhận được thiệp hồng của bạn mình cùng một chàng trai khác giàu hơn.
Hai sáu, cảm thấy nhàm chán việc hẹn hò, chẳng muốn yêu đương. Thỉnh thoảng ngồi nhớ lại mấy mối tình thời còn đi học, cười một mình và cũng không cưới.
Hai bảy, quyết định hâm nóng trái tim, yêu một anh học thức, công nhân viên nhà nước. Khổ nổi chàng chưa có nhà, phải sống cùng gia đình và hai em. Với lại, nhìn thấy cảnh con bạn thân cưới xong, ngồi đếm phong bì và khóc cả đêm, nên không cưới.
Hai tám, tự nhủ nhất định sẽ lấy chồng, nhưng đi đâu cũng gặp phải những anh chàng nhất định không lấy vợ, hoặc là nhất định sẽ có chồng giống như mình.
Hai chín, thấy đàn ông nào cũng tầm thường, người thì già quá, người thì khờ quá, người thì không giàu, người thì xấu quá. Nhận ra một điều là đàn ông tốt đều đã có vợ.
Ba mươi, gặp ai cũng muốn cưới, nhưng ác cái bọn đàn ông chỉ muốn dừng lại ở mức bạn bè thông thường, hoặc bạn bè trên giường, chứ còn cưới thì chúng không muốn.
Ba mốt, quyết định sống vậy luôn cho khỏe. Thấy đứa nào mới cưới, cười nhếch mép: “Hạnh phúc ha, rồi chừng nào chia tay?”. Trong điện thoại lưu tên của vài vị luật sư, sẵn sàng cung cấp cho bạn bè nếu cần làm thủ tục ly dị. Gặp lại mối tình đầu, thấy thật kinh khủng khi hắn ốm nhom, tóc đã bạc.
Ba hai, thích đi du lịch, xách laptop vào công ty trong sự sợ hãi của nhân viên, biết trên ba ngoại ngữ, nói về kinh tế vĩ mô, về tình hình thế giới, và tuyệt đối không nói đến chuyện chồng con.
Ba ba, được thăng chức, tăng lương. Cảm thấy thật kinh khủng khi đi thang máy chung với một đám đàn ông đầy mùi cơ thể, mùi thuốc lá, râu ria lởm chởm, thậm chí vài người còn mùi bia. Thích đi spa, làm đẹp, mua mỹ phẩm, nghe nhạc Trịnh, nhạc Vũ Thành An, thấy bọn đàn ông rất đáng ghét.
Ba tư, cuối tuần đi bar, một mình uống rượu, hút thuốc, thấy đàn ông đến gần làm quen thì nhếch mép cười khẩy. Thấy đám cưới là một thứ hết sức ấu trĩ.
Ba lăm, đi căng da mặt và thích đi chơi cùng trai hai mươi, dĩ nhiên, không cưới bọn con nít đó.
Tóm lại, đàn bà hình như chẳng có tuổi nào để thích hợp cưới hay không, cứ thích là cưới, không thích thì thôi, không cần phải lăn tăn suy nghĩ.
Lưng chừng cô đơn - Nguyễn Ngọc Thạch 
.
(Đọc cho vui thôi)

"Nhặt được của rơi..."




Chuyện kể rằng có một người tên là Đức Thiện. Anh làm việc cho một hãng chuyên kinh doanh hàng ngoại. Chủ hãng đánh giá cao sự chân thành và chăm chỉ của Đức Thiện. Ông thường hay giao cho anh công việc đi thu tiền hàng. Vào một năm nọ, chỉ trước Tết âm lịch vài ngày, chủ nhân bảo Đức Thiện mang theo một túi da đã sờn đi thu tiền hàng.


Đức Thiện đi từ sáng đến trưa, thu được hơn 1.800 đồng bạc. Đức Thiện vừa đói vừa khát, lại nhớ là ông chủ dặn phải về sớm. Đức Thiện ghé một quán trà mua cốc trà uống vội rồi quay về. Về tới nơi, Đức Thiện giật mình kinh hãi nhận ra anh quên mang túi da về.


Bối rối đến nỗi anh cũng không thể nhớ ra mình đã để quên trên xe khách hay quên ở quán trà nọ. Chủ nhân nghi ngờ Đức Thiện lấy tiền làm của riêng, bèn trách mắng thậm tệ. Chủ nói nếu không lập tức trả lại số tiền, nhất định sẽ đi kiện. Đức Thiện không biết nói sao, chỉ khóc tức tưởi.


Lại có một người tên Vương Minh, cũng làm nghề kinh doanh buôn bán. Dạo đó buôn bán đang thất thu. Cũng vào ngày Đức Thiện tới quán trà kia thì Vương Minh cũng tới. Vương Minh vừa ngồi được ít phút thì Đức Thiện rời đi.


Hôm đó Vương Minh ngồi uống trà mà lòng nặng trĩu lo âu. Tết sắp đến mà tiền cũng chẳng có. Vương Minh nhìn thoáng qua thấy một chiếc túi da nhỏ bị bỏ lại phía dưới chân bàn. Anh bèn cầm lên xem thì thấy một số tiền lớn. Vương Minh vừa kinh ngạc vừa vui mừng: “Số tiền lớn như thế này, nếu ta chiếm làm của riêng, chắc không phải lo miếng cơm manh áo trong vài năm”.


Nhưng rồi lại nghĩ “Vật nào cũng có chủ. Nếu người khác vì mất đi số tiền này mà lo lắng mất ăn mất ngủ, khéo lại sinh bệnh, tệ nữa là sẽ mất đi sinh mệnh, vậy tội của ta sẽ lớn cỡ nào. Con người nghèo hèn hay giàu sang đã có số phận. Hôm nay ta nhặt được của rơi, phải trả lại cho người mất. Giờ cứ ngồi đây chờ chủ nhân chiếc túi này, trả tiền lại cho người ta mới được”.


Lúc đó đã giữa trưa, khách uống trà chỉ còn chưa đến 10 người. Vương Minh quan sát kỹ thần sắc của từng người, không một ai giống với người mất đồ. Vương Minh cứ ngồi đó đợi, bụng đói cồn cào, nhưng cũng không rời đi.


Vương Minh đợi mãi tới chiều tối, khách uống trà dần thưa bóng. Bỗng nhiên Vương Minh thấy 3 người mặt mày hốt hoảng đi tới. Đó là Đức Thiện mặt mũi nhợt nhạt và hai người khác quay lại tìm túi tiền.


Hóa ra chủ nhân sợ Đức Thiện chạy trốn, nên không cho phép Đức Thiện một mình quay lại tìm túi tiền. Thuyết phục mãi người chủ mới cho phép Đức Thiện quay lại tìm tiền nhưng có cử thêm hai người nữa đi theo. Vương Minh quan sát thấy họ quả thực là người mất đồ, bèn mỉm cười và nói: “Các anh mất túi phải không? Tôi đợi các anh đã rất lâu rồi.”


Nói rồi bèn lấy túi da đưa lại cho Đức Thiện. Đức Thiện cảm kích nước mắt ròng ròng, không biết nên cảm ơn Vương Minh thế nào, bèn nói: “Không có huynh, tối nay chắc ta phải treo cổ tự vẫn!”.


Đức Thiện muốn gửi tiền hậu tạ Vương Minh, nói thế nào Vương Minh cũng từ chối, từ số tiền to cho đến số tiền nhỏ đều dứt khoát không cầm. Cuối cùng Đức Thiện mời Vương Minh đến nhà vào ngày mai để có chén rượu cảm tạ. Vương Minh nhận lời và họ chia tay nhau lúc đó.


Hôm sau Vương Minh tới từ sớm, Đức Thiện và ông chủ đang định kính rượu cảm ơn, thì Vương Minh đã giành nói lời cảm ơn trước, rằng: “May mà hôm qua ông mất bạc, tôi mới giữ được cái mạng này! Hôm qua tôi vốn định là 1 giờ chiều sẽ đáp thuyền qua sông về nhà. Nhưng vì đợi ông nên tối tôi mới về. Sau đó kinh hãi hay tin chiếc thuyền đó bị sóng dữ lật giữa dòng, những người trên thuyền toàn bộ đều chết”.


Việc làm thiện của Vương Minh vậy là đã cứu được cả Đức Thiện lẫn Vương Minh. Hai mạng người đã được cứu sống. Mọi người nghe xong ai nấy đều tấm tắc khen kỳ diệu. Chủ nhân của Đức Thiện thấy Vương Minh có phẩm chất đáng quý nhất của nghề buôn, đó là  sự trung thực, biết nghĩ cho người khác. Ông chủ bèn giữ Vương Minh ở lại cùng đàm đạo hồi lâu. Cuối cùng ông chủ mời Vương Minh về làm cho mình. Hai người rất tâm đầu ý hợp, công việc kinh doanh của họ ngày càng phát đạt.


Đây là quy luật tất yếu của số phận, dù con người có biết hay không. Người hiểu biết là người thuận theo quy luật thiện ác hữu báo. Làm việc thiện sẽ nhận được phúc báo. Nếu Vương Minh nảy sinh tư tâm, mang theo số bạc lớn đó rời đi vì mong đổi đời. Rồi anh ta lên chiếc thuyền theo giờ đã định, thì số bạc đó cũng không thay đổi số phận của anh ta. Anh ta và số bạc đó sẽ cùng nằm dưới đáy sông do chiếc thuyền bị lật. Thiện niệm của Vương Minh vừa khởi lên, dẫu rằng bề mặt thì mất đi số tiền lớn tự nhiên mà có, nhưng thực ra lại thuận ứng với quy luật thiện hữu thiện báo, khiến thay đổi an bài ban đầu cho số phận của anh ta.


(Nguồn: Nguyện Ước)

1001chuyện nhân quả 

     

Cúc Nguyễn st

MẮC CẠN


(Mỗi ngày kiếm 1 chuyện gì đó kể cho nghe hoy nghen! Đừng xét nét chi tiết, hãy nghĩ về thông điệp, được hông?)

-------

Hắn cầm ba cọc tiền 500 quẳng xuống bàn: ”Cầm lấy và về đi, lúc nào cần tôi sẽ gọi. Nói thật cho cô biết nhé, với số tiền này tôi có thể ngủ với một cô người mẫu hạng nhất đấy, nhưng không sao. Tôi thích cái chất của cô, dù sao óc cũng có chút tri thức”.

Tôi cúi gằm mặt đau đớn, nếu không nghĩ đến cảnh mẹ tôi nằm chờ chết, chắc tôi đã cầm cọc tiền ném vào mặt hắn và hét lên: ”Đồ khốn”.

Hắn lại ghé sát tai tôi giọng cay độc: ”Lúc gặp cô, tôi tưởng cô sẽ khác cơ, không ngờ cũng thế cả. Thôi cô về đi...”


Tôi gặp hắn ở sinh nhật Thành, một doanh nhân trẻ đang phất, vây quanh hắn là hàng tá đàn bà con gái. 

– ”Hắn sát gái lắm, chẳng yêu được cô nào nổi một tuần, thế mà lại lắm cô tình nguyện chết.”

– ”Chắc là vì tiền của hắn.” Tôi nói...

Thành cười: 

– ”Em nhầm rồi, nhiều cô con ông bự, giàu có cũng đeo hắn như sam vậy”.  


Thành dẫn tôi đến chào hắn: 

– ”Đây là Quý, bạn anh, còn đây là Liên….” 

– ”Người yêu hả?” Chưa để Thành nói hết câu hắn cắt ngang. 

– ”Không chúng tôi chỉ là bạn thân!” 


Tôi bắt tay hắn và cũng muốn cho Thành hiểu rạch ròi quan hệ của chúng tôi. Tôi biết Thành có tình cảm đối với tôi... Nhưng với Thành, tôi không tìm thấy cảm giác...

– ”Ồ không sao, từ bạn bè chuyển sang bạn đời chuyện rất thường”. Hắn nhún vai... 

– ”Không, anh nghĩ sai rồi, đã là bạn thì suốt đời cũng chỉ là bạn. Bởi thân nhau quá, nên không thể trở thành chồng vợ”. Tôi nói và quay bước.


– ”Hắc như ớt bột, cậu móc ở đâu ra thế?” Hắn nhìn tôi bước đi và hỏi Thành. 

– ”Sinh viên luật năm cuối đấy, con nhà lành hẳn hoi, ngoan và…..” – ”Ôi dào, cậu đừng bao giờ dùng chữ đức hạnh với đàn bà nhé, họ sẽ lừa cậu đến hói đầu đấy”. 


Nghe giọng điệu của hắn tôi thấy ghét, giọng của kẻ lắm tiền nhiều của, mắt nhìn cái gì cũng tính bằng giá trị kinh tế. Lúc nhạc nổi lên hắn tiến về phía tôi đưa tay: 

– ”Tôi có thể mời cô bản này được không?” 

– ”Tôi không biết nhảy” tôi nói cộc lốc. 

– ”Cái gì?” Hắn cười khả ố: “Cô là sinh viên năm cuối mà cô không biết nhảy, vậy chắc cô múa giỏi lắm”. 

– ”Đúng vậy, tôi múa giỏi và hát rất hay.” 

– “Thế thì tốt.” Hắn hét to: ”Tắt nhạc đi và cắm míc vào, hôm nay có một ca sĩ xịn xuất hiện và muốn trổ tài, nào vỗ tay lên các bạn ơi...” 


Mọi người trong phòng hò reo cổ vũ lời của hắn. Thành dúi mic vào tay tôi: 

– ”Em hát đi”. 

Tôi cứng họng cầm lấy mic, khi chạm phải ánh mắt khiêu khích của hắn, người tôi như nổi lửa. Cả phòng lặng ngắt khi nghe tôi hát bài "Mừng Tuổi Mẹ". Tôi hát bằng cả trái tim, cả bầu trời của tôi là mẹ.

Lúc tôi ra đời đến nay chưa hề biết mặt ba, một mình mẹ tần tảo nuôi tôi từ lúc tóc mẹ còn xanh, da thịt còn căng, đến bây giờ tóc đã bạc, da đã nhăn. Mà tôi vẫn chưa làm được gì để báo đáp cho mẹ, tôi chỉ biết chúi đầu vào sách vở để khỏi phụ công ơn mẹ...


Tôi thấy hắn trầm ngâm và mắt hắn thoáng buồn xa xăm, lúc tôi kết thúc bài hát trong tiếng vỗ tay vang lên của mọi người, hắn nói với tôi:  

– “Không ngờ cô hát có hồn như thế”. 

– ”Hát về mẹ, thì đứa con nào cũng hát hay cả, bởi vì mọi thứ đều có thể dối trá, nhưng tình mẫu tử thì không”. 

Tôi nói với hắn vẻ dạy đời, đôi mắt hắn tối sầm lại, tựa như tôi đã chạm vào nổi đau khủng khiếp nào của hắn, khiến tôi chột dạ im bặt.


Tiệc tàn, trao cho tôi tấm danh thiếp hắn nói: 

– ”Đây là địa chỉ của tôi, cần gì cô cứ đến, nếu giúp được tôi rất sẵn lòng... Tôi biết sinh viên các cô còn thiếu thốn lắm...” 

Lại bắt đầu cái giọng điệu đáng ghét, tôi quay đi vò tấm danh thiếp cho vào túi...


Ba ngày sau mẹ tôi phải nhập viện... Mẹ bị hở van tim cần phải phẫu thuật ngay. 

– ”Hết khoảng bao nhiêu tiền thưa bác sỹ?” 

– ”150 triệu cháu à”. 


Tôi ù tai khi nghe đến số tiền lớn đó, làm gì bây giờ? Mẹ không thể chết được, mẹ là điểm tựa, là mục đích cuộc sống của tôi, tôi không thể mất mẹ. Trong nhà chẳng còn đồ đạc gì đáng giá, bán nhà rồi thì lúc về mẹ sẽ ở đâu? Lấy chỗ nào thờ cúng ba và ông bà tổ tiên. Tôi rối trí quá, tôi chẳng có ai họ hàng thân thích, bạn bè thì cũng chỉ là sinh viên nghèo như nhau lấy đâu ra tiền...  ”Tôi cần tiền!” 

Điều đó cứ vang trong óc tôi như những mũi kim châm tê buốt, tôi nhớ có lần lũ bạn kháo nhau: ”Con M làm tiếp viên nhà hàng. Cặp bồ được mấy tay giàu sụ, nên sắm xe ga, điện thoại di động, mua nhà rồi”. Nhưng tôi làm sao làm được như nó? 


Nhìn mẹ nằm mê man trên giường bệnh, tôi càng hoảng loạn hơn. Tại sao ngày xưa Thúy Kiều dám bán mình chuộc cha, mà tôi lại không bán được mình để cứu mẹ? Hay là đi cướp? Trời ơi, tôi không có gan...


Trở về nhà tôi ngồi phịch xuống giường, dốc túi xách đếm những đồng tiền lẻ cuối cùng, và một tia sáng đã lóe lên trong đầu tôi, khi nhìn thấy tấm danh thiếp của hắn...


Đã gần 10 giờ đêm, tôi tất tả đạp xe tìm đến nhà hắn. Cửa mở, hắn thoáng chút ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi, người hắn nồng nặc mùi rượu. 

– ”Xin lỗi anh…” Tôi ấp úng  

– “Ngồi đi, cô đến có việc gì?” Trao lon nước cho tôi hắn hỏi. 

– “Anh có thích tôi không?” Lấy hết can đảm tôi đi thẳng vào vấn đề. 

– ”Cái gì, tôi có nghe nhầm không? Cô thẳng thắn đến đau lòng. Cô cần tiền phải không? Bao nhiêu?”

– ”Tôi cần tiền để….” 

– ”Không cần phải giải thích, lý do của đàn bà các cô thì có cả đống, mua điện thoại, sắm quần áo, son phấn, lúc nào chả cần tiền”. 

– ”Tôi không phải….” 

– ”Đã bảo không cần giải thích, cô cần bao nhiêu nói đi“. 

– ”150 triệu, tôi chấp nhận bán tôi cho anh.” 

– ”Cái gì... Cô đắt giá thế ư? Nhưng không sao, từ lần đầu gặp, tôi đã thích cô rồi...” 

Hắn chồm lại hôn vào môi tôi, lưỡi tôi tê cứng. Mùi đàn ông, mùi rượu, mùi thuốc lá… Làm cho người tôi như mềm đi, nhưng sự tủi nhục làm cho nước mắt tôi rơi... Hắn chựng lại khi gặp những giọt nước mắt của tôi, buông tôi ra hắn đứng lên nói: 

– “Xin lỗi, tôi hơi say…” 

Hắn mở tủ đưa tiền cho tôi: 

– “Cô về đi, lúc nào cần tôi sẽ gọi”. 


Tôi cầm tiền lao ra khỏi nhà hắn, bây giờ thì tôi có thể thoải mái khóc, tôi sẽ trở thành một thứ đồ chơi trong tay hắn, và sau một thời gian hắn sẽ chán chê rũ bỏ tôi…


Tôi phải nhờ bệnh viện giấu mẹ tôi số tiền cần phải thanh toán, nếu mẹ biết chuyện chắc sẽ không chịu nổi, lúc mẹ bắt đầu bình phục. Lòng tôi lúc nào cũng thắc thỏm không yên. 


Đã gần một tháng trôi qua, tôi vẫn không thấy hắn đến kiếm tôi. Tôi muốn hỏi thăm về hắn nhưng không biết hỏi ai. Thành thì đang đi thực tập ở Tây Nguyên. Có đôi khi tôi bỗng thấy nhớ hắn, tôi nhớ lại nụ hôn nóng bỏng của hắn và đỏ mặt...


Ngày mai mẹ đã được về nhà, nếu hắn đến kiếm lúc tôi đi học vắng, lỡ hắn gặp mẹ thì chết. Vậy là tôi quyết định đến nhà hắn để nộp mạng...

– ”Cậu chủ ốm cả tháng nay. Mẹ cậu mất ở Mỹ nên cậu ấy suy sụp tinh thần, chẳng chịu ăn uống gì cả.” Mở cửa cho tôi bà giúp việc nói. 

Tôi đã hiểu lý do vì sao hắn chưa đến kiếm tôi. Tôi dè dặt gõ cửa – – – ”Vào đi...” 

Tôi đẩy cửa bước vào và giật mình vì dáng vẻ tiều tụy của hắn. Hắn nhìn tôi không tỏ vẻ ngạc nhiên gì, có lẽ hắn biết sớm muộn gì tôi cũng sẽ đến... 

– ”Xin chia buồn với anh ,nghe nói mẹ anh vừa mới mất.“ 

Hắn gật đầu: 

– “Vậy là từ nay tôi sẽ không còn có mẹ nữa, không còn ai để cho tôi oán hận nữa...” 

Nhìn vẻ ngạc nhiên trong mắt tôi hắn nói: 

– ”Mẹ đã bỏ rơi tôi để chạy theo người đàn ông khác. Ba tôi không chịu nổi, đã sinh bệnh rồi mất. Tôi sống nhờ vào cô chú để khôn lớn... Tôi hận đàn bà, hận mẹ và hứa sẽ không tha thứ cho mẹ. Mấy tháng trước mẹ về nước, để lại cho tôi một tài khoản lớn trong ngân hàng và xin tôi nói câu tha thứ. Nhưng tôi đã không chịu nói lời tha thứ với mẹ... Tôi không biết mẹ đã bị ung thư giai đoạn cuối, tôi đã bất nhẫn với mẹ… Bây giờ tôi đau lòng lắm, ồ mà tại sao tôi kể hết chuyện này với cô nhỉ?”

Tôi cầm lấy tay hắn: 

– “Tôi đã trải qua cảm giác sắp mất mẹ, nên tôi hiểu nổi đau của anh. Nếu không có số tiền của anh, thì mẹ tôi đã mất rồi. Bà bị hở van tim cần tiền để phẩu thuật do đó….” 

– ”Thế tại sao cô không nói cho tôi biết? Bây giờ bác đã đỡ chưa?” – ”Thì anh có cho tôi kịp nói đâu, ngày mai mẹ tôi sẽ xuất viện...“


Đêm đó hắn yêu cầu tôi ở lại. Tôi ngồi đọc báo, tựa lưng vào thành giường, đến gần sáng tôi ngủ quên và chui gọn vào lòng hắn... Mở mắt, tôi thấy hắn đang chống tay nhìn tôi chằm chằm... Tôi ngượng, chưa kịp ngồi dậy đã bị hắn kéo xuống: 

– “Nhìn cô ngủ hồn nhiên quá. Chẳng lo sợ gì cả... Cô là người đầu tiên ngủ trên giường của tôi đó.”

– ”Đừng xạo, anh thì có hàng tá cô rồi kia mà...“ Tôi đỏ mặt chống chế. 

– ”Tôi chỉ đưa họ đi nhà hàng hay khách sạn thôi... Theo quan điểm của tôi, ở ngoài thì tôi không tính, chứ vào phòng của tôi ,ngủ trên giường của tôi... Thì người đó phải là vợ tôi. " 

– ”Thì tôi đã bán tôi cho anh rồi đó thôi. Bây giờ anh coi tôi là vợ hay con hầu gì cũng được...” 

– ”Đừng em, đừng nói thế, xin em đừng yêu anh chỉ vì tiền của anh...”

Hắn cúi xuống đưa hai tay giữ lấy khuôn mặt tôi thì thầm: 

– ”Anh yêu em ngay từ lần đầu gặp em, yêu em kể từ khi nghe em hát...”


Nụ hôn của hắn đã khiến đời tôi mắc cạn trong đời hắn. Tôi không thể dối lòng, tôi đã yêu!


Sưu tầm

Truyện viễn tưởng, thời Covid .



Hắn mơ một giấc mơ... Trong cái nhập nhòe, mơ hồ, mọi thứ dần hiện rõ...Là những cuộn khói đen từ lò hỏa táng, là tiếng khóc kêu, là loa phát, là xe cảnh sát chạy đầy đường...Mọi hỗn loạn...gần như bất tận, gần như ngạt thở... Hắn ngất đi...

.

Rồi hắn thấy hắn tỉnh giấc, giữa nắng sớm ban mai... Tiếng chim hót, bọn trẻ con đùa giỡn ngoài sân, con mèo nằm phơi nắng lim dim, hai con cún nhỏ ngoắt đuôi chạy lăng xăng dưới gốc bạch mai... Gió mát thổi qua mặt... Hắn nhắm mắt, tận hưởng sự yên lành... Nỗi phập phồng, sự căng thẳng từ chết chóc, đau thương dần lắng dịu... Hắn bắt đầu định hình lại mọi thứ xung quanh....À, ra là không phải hắn ở một vùng quê xa lắc nào khác. Đây là khu nhà hắn ở trước nay thôi mà! Thảo nào, vẫn hàng xóm đó, vẫn những đứa con nít thường ngay chạy sang nhà hắn í ới gọi nhau đi chơi... 

.

Ông già hàng xóm bưng cho hắn ly trà. Nhấp ngụm trà, khà một cái, tiếng ông vang "Kể cũng lạ, một trận dịch, mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Bàn tay vô hình của tạo hóa sắp xếp lại trật tự của cái xã hội chao đảo điên loạn. Nhớ cái ngày nghe lệnh không ai được ra khỏi nhà. Trường học, nhà máy, cơ quan... đều đóng cửa hai tuần...rồi lại tiếp tục hai tuần. Cứ hoang mang bởi cái viễn cảnh, đói rồi, chạy gạo từng ngày, mà giờ ở nhà, lấy gì sống đây..."

.

Hắn nuốt ực, nghe mồ hôi rịn trán, hỏi nhanh: Sau đó thì?!..."Thì gì nữa!", ông già cười móm mém, chòm râu bạc, cái hàm răng cây còn cây mất, mà ánh mắt thì rạng niềm vui. "Sáng thức dậy, mới thấy nhà nhà có cảnh mẹ nấu đồ ăn sáng, con cái lăng xăng phụ giúp, chồng quét nước cái sân, cho con chó con mèo ăn. Cái đồng hồ chết được thay pin, đứa nhỏ được ba tập xe đạp cho, được mẹ vá cái áo cái quần bị vướng vào hàng rào móc rách... Vài câu khôi hài, chọc ghẹo nhau với những điều vốn dĩ cực kỳ bình thường, nay trở thành bất thường đang được thực hành trong mỗi nóc nhà, ở thời Covid. Giữa chết chóc, là yên lành vậy sao? Chết đói hả? Kệ, nếu có chết, được chết bình yên, ấm an như vầy, không đáng sợ nữa!...

.

Hắn bồn chồn "Rồi sau đó?!...""Sau đó, xã/phường phát loa thông báo, những người nghèo khó trong địa bàn, đến nhận tiền ủng hộ. Không phải tiền nhà nước! Mà cũng không biết tiền ở đâu! Chỉ biết, đó là của những chính những con người đang sống nơi đây! Họ lặng lẽ cho, không cần vinh danh, không cần ghi công. Họ chỉ dặn dò cho đúng người đang khốn cùng, khổ cực. Cái xã nhỏ mình, những tưởng sẽ loạn, sẽ trộm cướp, giật dọc, đâm chém, vì "chó cùng bứt giậu, người bần cùng sanh đạo tặc"; vậy mà yên, vậy mà lành... Hình như tận cùng của cái chết, người ta chia sẻ cho nhau sự sống còn lại... Họ gắn kết hơn, đưa nhau vào nhóm hội trên mạng, giữ liên lạc, dặn dò, thông báo cho nhau...

.

"Hai tuần...rồi bốn tuần... Người ta bắt đầu thấy những người kế vách cách nhà đeo khẩu trang đem chia nhau trái bầu, trái bí, củ khoai, cái bánh, tô canh... Vẫn chưa thể bắt tay, bá vai, chào hỏi vồn vã, nhưng những cái gật đầu, những ánh mắt đầy quan tâm... Người ta không sợ nhau, không tránh nhau như tránh người bị nhiễm, người ta lo dùm nhau, lo cho nhau... Họ, như một khối, cùng xoay, cùng tiếp tục vận động, chứ không chết, không tê liệt vì phong tỏa, vì cách ly... Khi mọi thứ chết, tình người không chết, tất cả sẽ dần hồi sinh...

.

Người ta bắt đầu thấy họ cùng cuốc đất trồng rau, cho gà ăn, đi nhặt rứng, dãy cỏ, dọn vườn... Mồ hôi rớt chung, nỗi lo nhẹ nửa, yên lòng nhân đôi... Họ không đói! Tạp hóa vẫn mở của, siêu thị vẫn mở cửa... Giao hàng online vẫn làm việc... Họ chỉ không còn thời gian trà sữa selfie, cày game cạn túi cạn ngày, rượu mạnh, thuốc kích thích, masssage, yoga... Tất cả, giờ tổng hòa trên mảnh vườn, góc bếp thơm mùi bánh nướng, cơm sôi vừa chín....

.

"Những người đi cách li trở về, bình an. Công xưởng, doanh nghiệp, cơ quan hành chánh...mỗi ngày đón nhận những con người từ những góc ấm lành sạch... Mọi việc diễn ra bình thường! Có khác chăng, người ta không còn sân si tham lạm nữa... 

.

Hắn vẫn yên lặng...nghe ông già kể!... Thình lình, có người vỗ vai, hắn giật mình, làm rớt ly trà, nóng hổi trên chân...

.

Tiếng thằng bạn... "Giờ này còn ngủ sao cha?! Dậy!!! 0h đêm nay là cách li rồi! Cấm không được đi đâu ra đường! Dậy, tao với mày còn đi mua vài ký gạo với mấy con khô! Lát tạp hóa đóng cửa bây giờ!..."

...

Chỉ là một giấc mơ thôi sao!?

Hắn ngất đi lần nữa!

.

Tui, viết nhăng viết cuội những ngày đầu Covid...

Mỗi một ngày, đều có những người khác nhau đến đến đi đi trên đường đời

 Phải tin, chúng ta rồi cũng sẽ hạnh phúc. Không với người này. Thì với người khác. Đó không phải phụ bạc, cũng chẳng phải vô tình, mà chỉ đơn thuần là quy luật tịnh tiến của thế thái nhân sinh…



Ký ức của chúng ta dần dà đều sẽ là bại tướng dưới tay năm tháng. Điều gì đã qua, phải đành cho qua. Thứ cần quên lãng, hãy học quên lãng. Những nỗi niềm quá vãng dù bi cảm đến đâu cũng sẽ bình bình đạm đạm đến ngày vắn số, chúng ta có thể hoài niệm, nhưng chẳng ai vĩnh viễn đắm chìm trong nó…


Mỗi một ngày, đều có những người khác nhau đến đến đi đi trên đường đời. Chúng ta chỉ cần hết lòng bên nhau; và khi đến lúc, thì bằng lòng ly biệt…

(Trời vẫn còn xanh, em vẫn còn anh - Anh Khang)

Ngoài tuổi trung niên, có 3 thứ đừng nên khoe

 Người tuổi ngũ tuần không còn có thể 'bay nhảy' nữa. Sự già đi của tuổi tác khiến người ta dần cảm thấy sợ hãi, lo lắng về những căn bệnh từ trên trời rơi xuống bất cứ lúc nào.

Nếu bạn nghĩ về một số điều từ một góc độ khác, 50 tuổi cũng có thể được coi là một điểm khởi đầu mới. Mọi người đều già đi và không ai trẻ mãi.

Khổng Tử đã từng nói: 50 tuổi đã biết mệnh trời. Điều này có nghĩa là gì? Thực ra, Khổng Tử muốn bày tỏ rằng khi một người đã 50 tuổi thì nên biết thuận theo sự an bài của Thượng Đế, không nên tranh giành những điều vô ích, mà nên học cách thuận theo tự nhiên.

Hơn nữa, nếu ngoài 50 tuổi mà vẫn không biết kiềm chế cảm xúc, học cách từ bỏ một số thứ, ở tuổi này vẫn khí thế muốn dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề thì theo lời cổ nhân, đó là người bất tài. Chính vì vậy, khi đã ngoài 50, chớ nên khoe với người khác ba điều sau để khiến trên dưới nể phục.



Thứ nhất, chớ khoe bạn bè

Không thể phủ nhận rằng những mối quan hệ xã hội đem lại cho chúng ta sự thành công và thuận lợi trong cuộc sống. Tuy nhiên, có thực sự cần phải nói với mọi người rằng bạn có những mối quan hệ rộng rãi không? Câu trả lời là không. Người ta thường nói, đứng ở tuổi 30 thì nên lập gia đình, lập nghiệp, từ đó cũng có thể tự nuôi được một khoảng trời nhỏ cho riêng mình.


Nếu ở độ tuổi 30, bạn thường thích trò chuyện với người khác và sẵn sàng nói với người khác về những mối quan hệ mà bạn có và những người khác cũng vậy. Ai cũng muốn sẵn sàng kết bạn với bạn nhiều hơn. Người ta thường nói, nhiều bạn sẽ tạo ra nhiều con đường.


Tuy nhiên, khi đã ngoài 50 thì chúng ta nên lựa chọn vào những người bạn chất lượng thay vì có nhiều bạn khi còn trẻ. Ở độ tuổi này, chúng ta cần người để nói chuyện, chia sẻ, vì vậy nên lựa chọn một vài người bạn tốt để đồng hành trong tương lai.


Thứ hai, không nên khoe tiền

Trên đời này có tiền thật sự rất quan trọng. Nó có thể đáp ứng mong muốn của chúng ta về mọi mặt trong cuộc sống. Tiền có thể đưa chúng ta đến nơi chúng ta muốn, và cũng có thể mang lại cho chúng ta cảm giác vững chắc và an toàn.


Trong xã hội ngày nay, sự giàu có giống như một biểu tượng của địa vị xã hội của một người và là một chỉ số quan trọng để đánh giá một người có thành công hay không.


Tuy nhiên, nếu một người 50 tuổi đứng trước một người nhỏ tuổi hơn mà luôn kể về những thành tựu tiền bạc, của cải mà mình đã làm ra thì điều đó thực sự gây khó chịu với những số người chưa thể có được.


Thứ ba, không sử dụng vũ lực

Những người ngoài 50 tuổi nên đối diện với thế giới một cách chín chắn và thận trọng hơn.

Lúc này điều cần chú ý là thể lực của bản thân. Khi chúng ta còn trẻ có thể giúp đỡ người khác lúc gặp bất công. Khi gặp chuyện khó khăn thì chúng ta chọn cách vùng lên chiến đấu để giải quyết ổn thỏa. Hoặc khi nóng vội muốn đạt được một điều gì đó, chúng ta thường có tâm lý "mạnh ai người nấy làm".


Đó chỉ được coi là sự bốc đồng và thiếu suy nghĩ. Đứng trước tuổi 50, mọi thứ cần là suy nghĩ thận trọng và nhìn nhận một vấn đề thật kỹ trước khi ra quyết định.


Như vậy, ở tuổi nào cũng có những khí chất riêng. Với sự gia tăng của tuổi tác, kinh nghiệm sống của mỗi người cũng không ngừng nâng cao. Đây cũng giống như một cái cây, sau khi được chạm khắc theo thời gian sẽ có những đường nét riêng.


Vậy, khi ở độ tuổi ngoài 50, nhớ ba điều đặc biệt trên có thể giúp mọi người được yêu quý và kính trọng.

Thiền định đóng góp gì trong thành công của các tỷ phú?

 Hiện nay, nhiều tỷ phú hay các tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Apple hay Amazon,… đều mang đến các lớp thực hành thiền định cho nhân viên của mình. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh lợi ích của thiền định đến sức khỏe con người như: Kiểm soát căng thẳng, nâng cao khả năng tập trung và tăng cường khả năng nhận thức về bản thân.

Nhiều tấm gương thành công hay thậm chí là các tỷ phú còn cho rằng thành công họ đạt được có sự đóng góp không ít của việc thực hành thiền định. Tỷ phú Bill Gates, nhà đồng sáng lập Microsoft nói thiền định là một công cụ tuyệt vời giúp cải thiện khả năng tập trung. Giám đốc Điều hành của Salesforce, Marc Benioff hay cả nhà sáng lập Steve Jobs của Apple cũng thường xuyên thực hành thiền định. Tỷ phú và nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio còn khẳng định rằng chính thiền định là một trong những lý do quan trọng giúp mình đạt được thành tựu như ngày hôm nay.

Bài viết dưới đây sẽ thể hiện góc nhìn về việc thiền định của Joseph Rodarick Law, người phụ trách chuyên mục Forbes China và là một doanh nhân, nhà đầu tư, nhà từ thiện nổi tiếng. Ông đang là Chủ tịch của J Rodarick Corporation và là tác giả của 2 cuốn sách “Authentic Power and Greatness” và “The Chill Panda: Dealing with Change in Work and Life.”

Thiền định đóng góp gì trong thành công của các tỷ phú?

Ảnh: Pixabay

Thiền định là gì?

Thiền định (tiếng Anh: Meditation) là một kỹ thuật giúp thư giãn và làm xoa dịu tinh thần. Thỉnh thoảng, tâm trí của chúng ta thường bồn chồn, tản mạn, khó tập trung do các yếu tố cuộc sống hằng ngày kích thích quá mức lên các giác quan. Thiền là một kỹ thuật thực hành dựa trên khoa học và được xây dựng có hệ thống, giúp chúng ta hướng sự chú ý vào bên trong để khám phá nội tâm của chính mình. Thiền định giúp ta đạt được trạng thái bình an, cân bằng, bình tĩnh, tập trung và thanh thản. Thực hành thiền định thường xuyên sẽ mang đến sự bình yên và tĩnh lặng sâu lắng cho tâm hồn. Đó là một trong những lý do các nhà tỷ phú trên thế giới đề cao giá trị của thiền định.

Nhận thức đúng về thiền định

Thiền định không chỉ là một hoạt động. Đôi khi người thực hành thiền tập trung quá nhiều vào các kỹ thuật mà quên đi mục đích sơ khai nhất của thiền là đạt được trạng thái bình tĩnh, thanh thản và bình an từ trong tâm trí.

Thiền định và sự tập trung. Việc duy trì sự tập trung trong thiền định không đòi hỏi việc cố gắng quá mức dẫn đến trạng thái căng thẳng. Tập trung ở đây nghĩa là giữ được sự tỉnh táo và khả năng tập trung chú ý đi kèm với trạng thái thả lỏng, thư giãn.

Thiền định không phải là sự suy nghĩ. Ở trạng thái thuần túy nhất, thiền định không phải là sự suy nghĩ hay chiêm nghiệm về một khái niệm hay vấn đề nào đó. Thiền không hướng đến việc hướng dẫn suy nghĩ hoặc kiểm soát tâm trí. Bản chất của thiền là duy trì sự hiện diện thầm lặng thông qua khả năng nhận thức. Mục tiêu của thiền không phải để kiểm soát suy nghĩ của bạn, mà để ngừng lại việc bản thân mình đang bị kiểm soát.

Thiền định đóng góp gì trong thành công của các tỷ phú?

Ảnh: Conscious Design

Thiền định không phải là làm cho tâm trí trở nên trống rỗng. Mà đó là làm cho tâm trí trở nên tĩnh lặng bằng cách chỉ tập trung chú ý vào một điều duy nhất, là hơi thở của hiện tại. Nhờ đó, nó giúp ta làm dịu đi sự bồn chồn và ồn ã trong tâm trí. Thiền định không phải là kiểm soát tâm trí mà là để luyện tập cho tâm trí trở nên an tĩnh và bình lặng.

Thiền định là để trở thành một nhân chứng thầm lặng. Nghĩa là khi có một ý nghĩ lướt qua trong tâm trí, chúng ta chỉ quan sát ý nghĩ đó mà không phán xét nó. Trái tim của thiền là sự tỉnh thức. Đó là lúc ta trở thành một nhân chứng, một người theo dõi thầm lặng những suy nghĩ, cảm xúc và tâm trí của chính mình mà không để cho chúng cuốn ta đi.

Từ thiền định đến chánh niệm

Trước tiên bạn nên hiểu rõ về khái niệm “Chánh niệm”. Chánh niệm là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng để giảm thiểu sự lo lắng. Thực hành chánh niệm nghĩa là bạn hướng hoàn toàn sự tập trung của mình vào những gì mình đang làm trong khoảnh khắc hiện tại, trong giây phút này. Bạn sẽ chú ý đến các cảnh tượng, âm thanh và thậm chí cả mùi hương xung quanh mình. Và khi tâm khí và hơi thở của bạn hoàn toàn tập trung vào giây phút hiện tại thì sẽ không còn chỗ cho cảm giác lo lắng. Nói một cách đơn giản, thiền định chính là phương tiện đưa bạn đến trạng thái chánh niệm.

Thiền định đóng góp gì trong thành công của các tỷ phú?

Ảnh: Lina Trochez

Bạn có thể thực hành chánh niệm bằng 3 bài tập dưới đây:

1. Hiện diện trong hơi thở và giây phút hiện tại: Hãy nhớ rằng, bạn sẽ trở thành những gì bạn nghĩ. Mỗi khi thấy mình đang chìm đắm trong các suy nghĩ, lo lắng về quá khứ hay tương lai, hãy hướng sự chú ý quay lại khoảnh khắc hiện tại, vào chính bạn của giây phút này. Hãy nhận thức về cơ thể và hơi thở thư thái của mình và quan sát xem bạn đang cảm thấy như thế nào, đang có cảm xúc gì. Nhận thức rằng quá khứ hay tương lai chỉ tồn tại trong tâm trí. Chúng không phải là hiện tại của bạn. Bạn đang ở đây, ngay bây giờ nên hãy trân trọng khoảnh khắc này. Vì khoảnh khắc này là duy nhất và vô cùng quý giá, không thể quay lại khi đã trôi qua.

2. Thực hành thiền định và bước đi trong chánh niệm: Đây là một bài tập tuyệt vời để giữ cơ thể và tâm trí tĩnh lặng, giúp bạn tập trung, tỉnh thức và sống trong giây phút hiện tại. Lần tới khi bạn đi bộ, dù chỉ là đi từ bãi giữ xe lên văn phòng, đi bộ từ nhà ra bến xe buýt hay quán cà phê quen thuộc,… hãy tập trung chú ý vào từng bước chân và hơi thở của mình. Đi từng bước trong tỉnh thức là cách đơn giản, nhẹ nhàng nhất giúp bạn tập trung và tạo một nhịp bước đều đặn giúp hướng sự tập trung chú ý vào trái tim mình. Bạn có thể kết hợp thiền hành với hơi thở có ý thức để duy trì sự tỉnh táo và thư giãn.

3. Thực hành chánh niệm trong khi ăn: Theo truyền thống của nhiều nước Phương Đông, mọi người nên ăn chậm, có ý thức về việc mình đang ăn và ăn trong im lặng. Trong sự im lặng đó, tâm trí ta sẽ không bị làm phiền bởi những cuộc thảo luận. Thay vào đó, tâm ta sẽ bình tĩnh và tập trung vào mối liên hệ của chính mình với mẹ Trái Đất. Tập trung vào nguồn cội của những thực phẩm đang ăn và thể hiện lòng biết ơn vì nhờ thức ăn mà ta có được năng lượng để duy trì sự sống. Có rất nhiều điều để ta biết ơn trong một bữa ăn, dù đó chỉ là một bữa ăn đạm bạc. Áp dụng phương pháp thực hành chánh niệm trong khi ăn sẽ mang lại cho tâm trí bạn sự tĩnh lặng và tạo ra khả năng kết nối với nội tâm, niềm vui và sự bình tĩnh.

Đến cả những tỷ phú, doanh nhân vĩ đại trên thế giới cũng khẳng định tầm quan trọng của thiền định đối với thành công của chính mình. Khi bạn làm chủ được hơi thở, không ai có thể đánh cắp sự bình yên của bạn. Đừng đắm chìm trong quá khứ, đừng mơ tưởng đến tương lai, hãy tập trung tâm trí vào giây phút hiện tại. Vì không có một nơi ẩn náu yên tĩnh nào tốt hơn là tâm hồn của chính mình ngay tại thời khắc này.

Tạp chí Nữ Doanh Nhân

BÍ MẬT ROLEX

 


Bài: Trọng Đạt


Bí mật của Rolex, thương hiệu kiên cố theo thời gian: Trong thành công ẩn chứa cái lý nhân sinh.


Mọi người đều khao khát sở hữu một chiếc đồng hồ Rolex đắt giá được trưng bày trong những tủ kính sang trọng ngoài kia. Thế nhưng ít ai biết rằng doanh nghiệp chế tác ra những chiếc đồng hồ này lại không có người sở hữu, nó cũng không phải đóng thuế cho quốc gia và đặc biệt là chẳng ai biết được họ kiếm được bao nhiêu tiền từ việc bán đồng hồ.


Tài năng kinh doanh tạo nên một thương hiệu huyền thoại.


Hans Wilsdorf khi đã gây dựng được sự nghiệp cùng chiếc đồng hồ.


Năm 1902, Hans Wilsdorf cùng người họ hàng là Alfred Davis thành lập công ty Wilsdorf and Davis (W and D) tại London, chuyên kinh doanh các loại đồng hồ Thụy Sĩ. Thế nhưng, tên công ty ông dường như quá dài và khó phát âm, vì vậy Wilsdorf muốn chọn một cái tên dễ nhớ hơn với tất cả các quốc gia và ngôn ngữ. “Rolex” đã ra đời với lý do như thế.


Trong thời gian này, chiến tranh thế giới khiến việc kinh doanh ở Anh chẳng mấy khá khẩm, giá các loại kim loại quý tăng mạnh. Vì vậy ông quyết định chuyển hướng hoạt động của công ty sang Geneva, Thụy Sĩ. Kể từ đó, cái tên Rolex trở thành thương hiệu của một loại đồng hồ cao cấp xứ sở Bắc Âu.


Cuộc đời bất hạnh .


Wilsdorf quả thật là người biết làm ăn, ông tận dụng mọi cơ hội quảng bá và liên tục cải tiến sản phẩm, khiến cho việc kinh doanh phát đạt không ngừng. Thế nhưng, niềm vui kéo dài không lâu thì bất hạnh đã ập đến với ông. Năm 1944, người vợ thân yêu của ông qua đời, đáng tiếc hơn nữa là họ chưa kịp có với nhau một người con nào.


Vì tình yêu sâu đậm dành cho vợ, Wilsdorf quyết định không kết hôn thêm lần nào nữa. Từng là một đứa trẻ mồ côi, và giờ đây một lần nữa không có ai để sẻ chia tình cảm, thật khó mà tưởng tượng nổi Wilsdorf đã khó khăn như thế nào để vượt qua.


Kể từ đó ông quyết định xây dựng một quỹ từ thiện mang tên mình. Sử dụng toàn bộ cơ nghiệp mà mình gây dựng được để tài trợ cho những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn như ông ngày xưa. Tất nhiên, Rolex cũng nằm trong danh sách tài sản được quyên góp.


Dù sao Rolex cũng là đứa con tinh thần đã tốn nhiều tâm sức của Wilsdorf. Ông không thể phó thác nó cho một ai khác, ông muốn cái tên Rolex trường tồn với thời gian. Vì thế, người chủ doanh nghiệp này đã chọn một cách khác để quyên tặng nó.


Trong di chúc của mình, Rolex sẽ được giao cho quỹ từ thiện kể trên. Hơn nữa sẽ có một hội đồng quản trị gồm 5 người sẽ thay ông vận hành công ty, nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó cả. 


Hội đồng quản lý Rolex với 2 mục tiêu cơ bản.

 Một là duy trì và phát triển Rolex trở thành doanh nghiệp trường tồn với thời gian. 

Hai là, sử dụng lợi nhuận kiếm được để tài trợ cho các hoạt động từ thiện.


Những thành công của một tổ chức phi lợi nhuận.


Giờ đây Rolex là chiếc đồng hồ đắt giá mà mọi quý ông đều muốn sở hữu.


Cách làm này đem lại một lợi thế cạnh tranh không ngờ tới cho Rolex. Kể từ khi nó được trao cho quỹ từ thiện, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở thành hoạt động phi lợi nhuận và nghiễm nhiên không phải đóng thuế. Vì mục tiêu tài trợ cho các hoạt động từ thiện và lưu giữ cái tên Rolex như một di sản của Wilsdorf, hoạt động kinh doanh của nó không bị kiểm soát bởi chính phủ. Và gần như chẳng ai biết được doanh thu chính xác của nó là bao nhiêu.


Tuy nhiên, có nhiều đồn đoán rằng doanh thu hàng năm của Rolex rơi vào khoảng 4 tỷ USD/năm. Vì không phải chia cổ tức cho bất kỳ ai, nhiều người ước tính, dù Rolex không bán ra một chiếc đồng hồ nào, nó vẫn có đủ tiền để duy trì hoạt động trong nhiều năm sau đó. Và dĩ nhiên công ty này trở thành tổ chức phi lợi nhuận tạo ra lợi nhuận lớn nhất thế giới.


Cũng vì thế mà chính sách đãi ngộ của Rolex dành cho nhân viên cũng khiến nhiều người thèm muốn. Bên cạnh khoản lương hậu hĩnh, nhân viên ở đây cũng có nhiều kỳ nghỉ hấp dẫn quanh năm. Do đó tỷ lệ thôi việc ở Rolex chỉ là 1%, mà trong ngành kỹ nghệ đồng hồ thì những nhân viên có tay nghề cao cũng đáng giá cả một gia tài.


Mấy ai hiểu được cái lý nhân sinh, tiền bạc của cải là vật ngoài thân?


Mặc dù Wilsdorf chỉ còn là một cái tên ít người biết đến, nhưng đứa con tinh thần của ông vẫn đang tiếp tục lớn mạnh. Và giờ đây vẫn có biết bao người ao ước được một lần đeo chiếc đồng hồ thời thượng và lịch lãm như thế trên tay.


Có người đến khi chết vẫn cố nắm chặt tất cả, thế nhưng có lẽ cách tốt nhất để mọi thứ được lưu giữ lại chính là thả tay ra. Rolex ngày nay không phải là một doanh nghiệp do ai đó sở hữu, và nó cũng không phục vụ cho bất kỳ cá nhân nào. Nó phục vụ tất cả mọi người!


Ảnh: Wilsdorf người sáng lập ra Rolex

        Siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo chủ sở hữu của chiếc đồng hồ Rolex đắt nhất trong lịch sử - Rolex GMT Master Ice với mức giá 371.000 GBP (tương đương gần 11 tỷ đồng)


Từ fb Vỹ Hoàng

Tôi làm giàu bằng cách nào? _ (Chương 8 quyển "Cha giàu, cha nghèo)

 KHI CẢM TÍNH MẠNH HƠN CHỈ SỐ IQ 

Sau khi đọc qua quyển sách của Goleman, tôi nhận ra rằng chỉ số IQ về tài chinh chỉ là sự kết hợp giữa 90% chỉ số IQ cảm tính và 10% hiểu biết chuyên ngành về tài chánh hay tiền bạc. Goleman đã trích dẫn nhà nhân văn học của thế kỷ 16, ông Eramus xứ Rotterdam – tác giả của nhiều bản văn châm biếm hài hước về sự mâu thuẫn giữa tính duy lý và tính cảm xúc của con người. Trong tác phẩm của mình, ông sử dụng tỷ số 24:1 để so sánh sức mạnh của một đầu óc cảm tính với một đầu óc duy lý. Nói cách khác, khi cảm xúc lên cao trào, chúng sẽ có sức mạnh ảnh hưởng lớn gấp 24 lần so với sự duy lý của suy nghĩ. Tôi không biết tỷ lệ đó có đúng hay không, thế nhưng tỷ lệ đó có thể dùng được để đối chiếu tác dụng ảnh hưởng của lối suy nghĩ cảm tính với lối suy nghĩ thuần lý trí.



Tất cả chúng ta, là con người, đều đã từng trải qua những sự kiện trong đời mà khi đó sự cảm xúc trong ta đã lấn át những suy nghĩ lý trí. Tôi chắc chắn là ai ai trong các bạn cũng đã từng:


1. Nói một điều gì đó trong cơn giận dữ mà sau này hối hận mình không nên nói ra câu đó.


2. Bị một ai đó lôi cuốn cho dù biết rằng người đó không tốt lành gì với mình… nhưng vẫn hò hẹn đi chơi với người đó, thậm chí lập gia đình với người đó.


3. Khóc sướt mướt, hay thấy người khác khóc một cách không tự chủ, vì người thân yêu của mình không còn nữa.


4. Cố tình làm tổn thương người thân của mình bởi vì chính bản thân mình đã bị tổn thương.


5. Bị thất tình và không hồi phục lại trong một thời gian dài.


Đó chính là một vài thí dụ việc những cảm xúc đã lấn át những suy nghĩ duy lý.


Cũng có những tình huống khi tác dụng ảnh hưởng của cảm xúc vượt xa tỷ lệ 24 : 1. Chúng ta có thể phân loại thành hai trường hợp sau:


1. Ham mê, chẳng hạn như tham ăn, nghiện hút, tình dục, đi mua sắm, thuốc phiện.


2. Khiếp đảm, như sợ rắn, sợ độ cao, không gian chật chội, bóng tối, người lạ.


Những cách phản ứng đó hoàn toàn do cảm xúc làm chủ đạo. Khi những trạng thái cảm xúc như ham mê hay khiếp đảm xuất hiện, tác dụng ảnh hưởng của suy nghĩ duy lý hoàn toàn bị cảm tính lấn át.


SỢ RẮN

Hồi còn học lái máy bay, tôi quen một người bạn rất sợ rắn. Trong một lớp học về cách sinh tồn trong điều kiện môi trường hoang dã khắc nghiệt, người thầy đứng lớp mang vào một con rắn vườn không có độc để dạy chúng tôi cách ăn thịt nó. Người bạn tôi, một người đàn ông trưởng thành vạm vỡ, liền nhảy dựng lên, la hét hốt hoảng và chạy biến ra khỏi phòng. Anh ta không thể nào kềm chế được mình. Không chỉ nỗi sợ rắn quá mạnh trong anh ta, mà ngay cả việc tưởng tượng ăn thịt một con rắn cũng đủ làm cho anh ta chết khiếp.


SỢ TIỀN

Khi đề cập đến rủi ro tiền bạc, tôi thấy nhiều người cũng có phản ứng như vậy. Thay vì tìm hiểu về đầu tư, những người ấy chỉ nhảy dựng lên, la hét từ chối và chạy ra khỏi phòng.


Khi đụng đến tiền bạc, có rất nỗi sợ thầm kín ẩn trong đáy lòng. Tôi, bạn và tất cả chúng ta đều có cùng những nỗi sợ khiếp đảm ấy. Tại sao vậy? Bởi vì dù muốn dù không, tiền bạc luôn là một vấn đề mang tính cảm xúc. Chính vì thế, hầu hết mọi người không thể suy nghĩ một cách duy lý về tiền bạc được. Nếu bạn không cho tiền bạc là một đối tượng cảm xúc chủ đạo, cứ nhìn vào thị trường chứng khoán mà biết. Hầu hết trong các thị trường đều không có sự lô-gíc mà chỉ tồn tại những cảm xúc của sự tham lam và sợ hãi. Hay bạn hãy nhìn những người đi mua xe, chui vào trong một chiếc xe mới và ngửi thấy nệm xe còn nguyên khôi mùi dự án. Lúc này, chỉ cần người bán xe thì thầm vào tai họ những câu hỏi hấp dẫn như, “Trả góp hàng tháng thấp, dễ dàng” là mọi suy nghĩ lô-gíc của họ đều bay vèo ra ngoài cửa sổ.


NHỮNG SUY NGHĨ CẢM TÍNH ĐỀU NGHE CÓ VẺ HỢP LÝ

Vấn đề với những suy nghĩ cảm tính bản chất là chúng nghe có vẻ hợp lý và lô-gic. Đối với một người nhóm L, khi cảm giác sợ hãi hiện diện, suy nghĩ hợp lý theo họ là: “Chơi an toàn, và đừng chấp nhận rủi ro”. Thế nhưng đối với người nhóm Đ, suy nghĩ kiểu đó chẳng hợp lý chút nào cả.


Đối với người nhóm T, khi nảy sinh vấn đề tin tưởng giao phó công việc cho người khác, suy nghĩ hợp lý theo họ là: “Tôi thà tự mình làm mọi thứ vậy”.


Đó chính là lý do tại sao đa phần các doanh nghiệp của người nhóm T thường mang hình thức cá thể, hộ gia đình. Chủ yếu là vì vấn đề tin tưởng trong việc kinh doanh của họ. Theo họ, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.


Như vậy, các nhóm khả năng, lý luận khác nhau, suy nghĩ khác nhau, hành động khác nhau dẫn tới những kết quả đạt được khác nhau, trong khi các cảm xúc đều như nhau. Cảm xúc làm cho chúng ta trở thành con người, và nhận ra rằng những cảm xúc ấy là một phần yếu tố làm nên tính người trong chúng ta.


Những gì chúng ta làm đều được quyết định bởi cách phản ứng cá nhân của mình đối với những cảm xúc ấy.


TÔI KHÔNG CẢM THẤY THÍCH ĐIỀU ĐÓ

Một cách nhận biết xem bạn đang suy nghĩ bằng cảm tính, chứ không bằng lý trí là khi nói chuyện với người khác, bạn có thường dùng từ cảm thấy hay không. Chẳng hạn, những người hay bị cảm xúc chi phối thường nói những câu đại lại như: “Tôi không cảm thấy thích vận động hôm nay”. Dĩ nhiên, về mặt lý trí, họ thừa biết mình phải nên vận động cho khỏe.


Nhiều người hay vật lộn với tiền bạc đều không thể kiểm soát được cảm xúc của họ, hay nói khác đi họ đã để cho cảm xúc của mình ngự trị trong lòng và lấn át những suy nghĩ hợp lý bằng lý trí. Những người này thường nói:


“Tôi không cảm thấy thích học hỏi về đầu tư. Nhiều phức tạp quá”.


“Đầu tư không thích hợp với tôi”.


“Tôi không thích trò chuyện kinh doanh với bạn tôi”.


“Tôi không ưa cảm giác mình bị người khác từ chối”.


CHA MẸ – TRẺ CON – NGƯỜI LỚN

Đó là những suy nghĩ phát sinh từ cảm xúc hơn là từ suy luận lô-gíc. Theo tâm lý học hiện đại, đó chính là cuộc chiến giữa cha mẹ và con cái. Bậc cha mẹ thường nói những điều nên làm. Chẳng hạn, một bậc phụ huynh sẽ nói, “Con nên đi làm bài tập”, trong khi đó đứa nhỏ lại nói bằng cảm giác. Phản ứng trước lời khuyên đó, một đứa nhỏ có thể nói, “Nhưng con chẳng thấy thích làm bài tập chút nào”.


Về mặt tiền bạc, bậc cha mẹ trong bạn sẽ lặng lẽ nói, “Anh nên để dành nhiều tiền hơn”. Thế nhưng đứa nhỏ trong bạn sẽ phản ứng ngay, “Nhưng tôi thực sự muốn có một chuyến du lịch nghỉ ngơi. Tôi chỉ xài tiền thẻ tín dụng thôi mà”.


KHI NÀO LÀ NGƯỜI LỚN?

Để đi từ bên trái sang bên phải tứ đồ, chúng ta cần phải trở thành những người lớn. Tất cả chúng ta cần phải trưởng thành về mặt tài chính. Thay vì là một bậc cha mẹ hay một đứa nhỏ, chúng ta cần nhìn về tiền bạc, công việc và đầu tư như một người lớn chín chắn. Trở thành người lớn có nghĩa là bạn cần biết được những gì nên làm và làm ngay, cho dù bạn không thích làm những điều đó về mặt cảm giác.


CUỘC ĐẤU KHẨU BÊN TRONG BẠN

Đối với những người đang xem xét việc di chuyển từ một nhóm này sang nhóm khác, một phần quan trọng trong quá trình đó là bạn nên ý thức và cảnh giác trước những cuộc khẩu chiến sẽ xảy ra trong nội tâm của bạn. Hãy nên nhớ sự quan trọng của tựa đề quyển sách “Hãy Suy Nghĩ và Làm Giàu”. Trong quá trình đó, hãy luôn cảnh giác đề phòng với những suy nghĩ thầm lặng, những cuộc khẩu chiến nội tâm, và nhất là hãy luôn nhớ rằng một suy nghĩ có thể hợp lý đối với nhóm này nhưng sẽ rất vô lý đối với một nhóm khác. Quá trình đi từ sự ổn định an toàn về công việc hay tài chính sang sự tự do về tiền bạc chẳng qua chỉ là một quá trình mà trong đó bạn cần cố gắng nhận biết đâu là những suy nghĩ cảm tính, và đâu là những suy nghĩ lô-gíc, duy lý. Nếu bạn có thể kiểm soát được cảm xúc của mình và làm theo những điều mà bạn biết rõ là nên làm về mặt lô-gíc, cơ hội thành công của bạn sẽ rất nhiều. Cho dù bất cứ ai nói với bạn từ bên ngoài, điều quan trọng chính yếu là chính bản thân bạn.


Khi hai vợ chồng tôi rơi vào tình trạng không nhà cửa, tài chánh thì bấp bênh, chúng tôi mất hết mọi khả năng kiểm soát những cảm xúc của chính mình. Rất nhiều lần, những điều nghe có vẻ hợp lý và duy lý đNu là những suy nghĩ phát sinh từ cảm xúc. Những cảm xúc đó của chúng tôi cứ kêu gào y như bạn bè của chúng tôi đã nói: “Hãy chơi an toàn. Chỉ cần tìm một công việc an toàn, ổn định và tận hưởng cuộc sống”.


Thế nhưng, về mặt lô-gíc, cả hai chúng tôi đều coi sự tự do có ý nghĩa quan trọng hơn về sự an toàn ổn định. Trên con đường tìm kiếm sự tự do về tài chính, chúng tôi luôn biết rõ rằng mình vẫn có thể tìm được sự an toàn ổn định mà một công việc ổn định vốn không thể nào cho chúng tôi được điều đó thực sự. Những suy nghĩ đó hoàn toàn có ý nghĩa với chúng tôi. Điều duy nhất cản trở chúng tôi là những suy nghĩ của chính mình do cảm xúc chủ đạo. Những suy nghĩ nghe có vẻ hợp lý đó nhưng lại không hề hợp lý chút nào khi về lâu về dài. Tin mừng là một khi chúng ta vượt qua trạng thái đó, những suy nghĩ như thế sẽ thôi không còn gào thét trong lòng chúng ta nữa, và những suy nghĩ mới mà chúng ta mong muốn sẽ trở nên hiện thực. Đó là những suy nghĩ của nhóm C và Đ.


Ngày hôm nay, tôi hiểu được ngay những cảm xúc khi một người phát biểu:


“Tôi không dám rủi ro đâu. Tôi còn có gia đình để lo lắng. Tôi cần phải có một công việc ổn định an toàn”.


“Phải có tiền mới làm ra tiền. Do đó, tôi không thể đầu tư”.


“Tôi sẽ tự mình làm lấy”.


Tôi thông cảm với họ về những cảm xúc đó, bởi vì chính bản thân tôi cũng từng có những suy nghĩ như thế. Thế nhưng khi nhìn qua tứ đồ và đạt được sự tự do tài chính trong thế giới nhóm C và Đ, tôi thành thật nói rằng suy nghĩ để đạt được sự tự do tài chính lại rất ôn hào và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.


SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÓM L VÀ C

Những giá trị cảm xúc từ bản chất dẫn đến những quan điểm khác nhau. Cuộc chiến thầm lặng giữa người chủ doanh nghiệp và người lao động thường xảy ra do sự khác nhau về những giá trị cảm xúc. Cuộc chiến đó không bao giờ dứt bởi vì một bên muốn được trả lương nhiều hơn, trong khi bên kia muốn công việc hoàn tất nhiều hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta thường nghe một bên nói, “Tôi làm việc quá nhiều mà lương thật bèo”, còn bên kia thì: “Chúng ta có thể làm cách nào khuyến khích họ làm việc nhiều hơn, trung thành với chúng ta hơn mà chúng ta không cần phải trả cho họ nhiều hơn?”.


SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÓM C VÀ Đ

Một mối xung đột khác là giữa các chủ doanh nghiệp nhóm C và các nhà đầu tư bỏ tiền vào doanh nghiệp do thuộc nhóm Đ, mà chúng ta thường gọi là các cổ đông. Một bên muốn có nhiều hơn để hoạt động kinh doanh, trong khi bên kia muốn được trả lời nhiều hơn.


Chúng ta có thể nghe một mẫu đối thoại thế này trong một buổi họp cổ đông với hội đồng quản trị công ty.


Giám đốc công ty: “Chúng tôi cần mua một chiếc trực thăng tư để các vị giám đốc lãnh đạo công ty có phương tiện đi họp ít mất thời gian hơn”.


Nhà đầu tư: “Chúng ta không cần có nhiều giám đốc lãnh đạo. Do đó, chúng ta không cần mua một chiếc trực thăng tư để làm gì”.


SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÓM T VÀ C

Trong các giao dịch kinh doanh, tôi thường thấy một người nhóm T rất giỏi, chẳng hạn như một vị luật sư tranh cãi một vụ tranh chấp làm ăn trị giá hàng triệu đô cho một thân chủ là một chủ doanh nghiệp thuộc nhóm C. Khi tòa xử kết thúc, chàng luật sư lặng lẽ cau có bởi vì vị thân chủ nhóm C kia thắng được hàng triệu đô trong khi anh ta chỉ kiếm được từng đồng lương tính theo giờ.


Họ sẽ nói những câu này.


Chàng luật sư: “Tôi đã làm hết mọi công việc, còn hắn thì vơ được khối tiền”.


Vị thân chủ nhóm C: “Những gã luật sư đó chặt chúng ta bao nhiêu giờ vậy? Chúng ta đã có thể mua trọn cả công ty luật đó bằng số tiền mà chúng ta phải trả cho mấy gã đó”.


SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÓM L VÀ Đ

Một ví dụ khác, một vị giám đốc ngân hàng cho một nhà đầu tư vay một số tiền mua bất động sản. Nhà đầu tư kiếm được hàng trăm ngàn đô, miễn thuế, trong khi vị giám đốc ngân hàng chỉ lãnh lương mỗi tháng mà lại bị đóng thuế nặng nề. Đó là ví dụ về một người nhóm L giao dịch với người nhóm Đ, dẫn đến thái độ phản ứng cảm tính như thế này.


Người nhóm L: “Tôi cho hắn mượn tiền mà hắn chẳng thèm cám ơn một tiếng. Tôi nghĩ là hắn chẳng biết mình đã làm việc cật lực cho hắn đến mức nào


Người nhóm Đ: “Này mấy anh, tên giám đốc ngân hàng thật là khó ưa. Cứ nhìn hàng đống giấy tờ thủ tục vô tích sự này xem chỉ để mượn được một khoản tiền chẳng ra gì”.


NẾU BẠN ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH HAY ĐANG ĐÍNH HÔN

Nếu bạn đã lập gia đình hay đang đính hôn, hãy đánh dấu nhóm mà bạn kiếm được từ đó nhiều thu nhập nhất cho mình, sau đó đánh dấu nhóm của người phối ngẫu của bạn.


Lý do tôi yêu cầu bạn làm điều này là vì sự trao đổi thông cảm và hiểu biết giữa hai người sẽ rất khó khăn nếu như một người không hiểu được vị trí xuất thân của người kia.


CUỘC CHIẾN GIỮA NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI CÓ HỌC THỨC

Tôi nhận thấy còn một cuộc chiến âm thầm khác, phát sinh từ những quan điểm khác nhau giữa người giàu và người có học thức.


Trong những năm tìm hiểu sự khác nhau giữa các nhóm khác nhau, tôi thường nghe các vị giám đốc ngân hàng, luật sư, kế toán viên và nhiều người trí thức khác thường lặng lẽ phàn nàn họ là những người có học, vậy mà chính những kẻ được coi là kém học thức lại luôn kiếm được nhiều tiền. Tôi gọi đó là cuộc chiến thầm lặng giữa người giàu và người có học thức, mà thường là mâu thuẫn giữa những người thuộc phía bên trái với phía bên phải tứ đồ – nhóm T với nhóm C-Đ. Thế nhưng không phải những người thuộc nhóm C và Đ không có học thức, mà ngược lại có rất nhiều người có bằng cấp rất cao. Mà đó là vì những người này không phải là những sinh viên xuất chúng trong trường, cũng như không tốt nghiệp từ những trường chuyên ngành là luật sư, kế toán viên hay nhà quản trị có bằng MBA.


Những bạn đã đọc quyển đầu của tôi, chắc hẳn các bạn biết rõ đó là sự mâu thuẫn giữa những người giàu và những người có học thức. Người bố nghèo có học thức cao của tôi thường hãnh diện với những năm học xuất sắc ở các trường nổi tiếng như Đại học Stanford, Đại học Chicago. Trong khi đó, người bố giàu của tôi đã bỏ học nửa chừng để gánh vác công việc kinh doanh của gia đình khi bố của Người qua đời, cho nên Người đã không tốt nghiệp trung học. Thế mà Người đã đạt được sự giàu có khủng khiếp.


Khi tôi lớn lên và có vẻ bị ảnh hưởng từ người bố giàu nhưng thất học nhiều hơn, người bố học thức của tôi đôi khi tỏ vẻ khó chịu và bảo thủ quan điểm của mình. Một ngày nọ khi tôi vừa tròn 16 tuổi, người bố học thức của tôi đã thốt lên: “Ta có bằng cấp tốt nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng. Còn bố của bạn con thì được gì nào”.


Tôi lặng lẽ trả lời, “Có tiền và thời gian rảnh, bố ạ”.


KHÔNG CHỈ LÀ MỘT SỰ THAY ĐỔI TÂM LÝ

Như đề cập trước đây, để thành công ở nhóm C hoặc Đ chỉ có kiến thức hiểu biết kỹ thuật hay chuyên ngành đại học đều không đủ. Để thành công đòi hỏi bạn đổi từ gốc rễ lối suy nghĩ cảm tính, cảm giác, niềm tin và cách phản ứng của mình. Hãy nhớ lại công thức:


TRỞ THÀNH – HÀNH ĐỘNG – ĐẠT TỚI

Những gì người giàu làm đều khá đơn giản. Vấn đề ở chỗ chính phần trở thành mới làm nên sự khác biệt. Sự khác nhau đó có thể nhìn thấy trong cách suy nghĩ của họ, và nhất là trong đối thoại nội tâm với chính họ. Đó là lý do tại sao mà người bố giàu luôn cấm tôi nói những câu này:


“Tôi không đủ sức mua được thứ đó”.


“Tôi không thể nào làm được điều đó”.


“Hãy chơi an toàn”


“Đừng làm mất tiền”.


“Chuyện gì xảy ra nếu bạn thất bại và không bao giờ phục hồi lại được?”.


Người đã cấm tôi nói những câu đó bởi vì Người thực sự tin rằng những câu nói đó là những công cụ có nhiều sức mạnh chi phối nhất mà con người có được. Những gì mà một người hay nói và suy nghĩ thường trở thành sự thực với chính người đó.


Người thường trích dẫn từ Kinh Thánh, mặc dù Người không theo đạo: “Và ngôn từ sẽ trở nên hiện hữu và có thực trong ta”.


Người bố giàu luôn tin rằng những gì chúng ta thường nói với chính mình, từ gốc rễ bản chất của chúng ta, thường trở thành hiện thực. Đó là nguyên nhân tại sao tôi cho rằng những người vốn hay gặp khó khăn tiền bạc thường để cho cảm xúc đóng vai trò chủ đạo và chi phối cuộc đời của họ. Chỉ khi nào một người vượt qua được những suy nghĩ cảm tính đó, còn không những suy nghĩ đó sẽ trở thành hiện thực đối với người đó. Đó là những suy nghĩ như:


“Tôi sẽ không bao giờ giàu được”


“Ý tưởng đó không thực hiện được”


“Thứ đó quá mắc với tôi”


Nếu những suy nghĩ đó dựa trên cảm xúc, thế thì chúng sẽ tác động đến bạn với sức mạnh khôn lường. Tin mừng là bạn có thể thay đối lối suy nghĩ đó nhờ sự giúp đỡ của những người bạn mới, những ý tưởng mới và một chút ít thời gian.


Những người không thể kiểm soát được nỗi sợ bị mất tiền đừng bao giờ đầu tư một mình. Tốt nhất là họ nên để cho một chuyên viên tư vấn đầu tư lão luyện, tài giỏi đầu tư giùm họ, và đừng can thiệp vào.


Một điểm đáng chú ý khác. Tôi gặp nhiều chuyên viên tài chính không hề sợ sệt khi đầu tư vốn của người khác và có thể kiếm được rất nhiều tiền. Thế nhưng khi đầu tư hay mạo hiểm với số tiền của chính mình, nỗi sợ mất tiền trong họ lại trở nên mạnh mẽ đến nỗi cuối cùng họ bị mất hết hoàn toàn. Những cảm xúc của họ đã ảnh hưởng đến suy nghĩ và lý luận lô-gíc của họ.


Tôi cũng gặp nhiều người có thể đầu tư tiền của mình và thắng liên tục, nhưng lại mất bình tĩnh khi một ai đó mang tiền của mình và yêu cầu họ đầu tư giùm.


Việc kiếm ra tiền và mất tiền đều là một đề tài mang tính cảm xúc. Do đó, người bố giàu đã dạy cho tôi một bí quyết để xử lý những cảm xúc đó. Người bố giàu luôn nói, “Để trở thành một chủ doanh nghiệp hay một nhà đầu tư thành công, con cần phải điềm tĩnh và bàng quan  trước mọi thắng thua. Thắng hay thua đều chỉ là những phần của cuộc chơi”.