Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’: Người nghĩ tiền giải quyết được mọi thứ thường gặp nhiều vấn đề trong suốt cuộc đời
Theo tác giả, tiền không phải là tài sản lớn nhất. Khi trở nên linh hoạt, cởi mở và hiểu biết về tài chính, bạn sẽ có xu hướng giàu có hơn.
Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’: Người nghĩ tiền giải quyết được mọi thứ thường gặp nhiều vấn đề trong suốt cuộc đời
Để cải thiện tình hình tài chính cá nhân hay đạt mục tiêu tự do tài chính, một trong những việc đơn giản mà bạn có thể làm là đọc sách có liên quan đến vấn đề này. Một trong số những cuốn sách đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích mà bạn có thể tham khảo là "Cha giàu, Cha nghèo" của tác giả Robert Kiyosaki.
Dưới đây là 5 bài học về tài chính mà bạn có thể áp dụng từ cuốn sách vào cuộc sống của mình:
Người giàu khiến tiền "làm việc" cho mình
Theo Robert, hầu hết mọi người làm việc để kiếm tiền và khi gặp vấn đề về tiền bạc, họ sẽ tìm một chỗ mới hoặc xin tăng lương. Đây là vòng luẩn quẩn mà rất nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu và lao động rơi vào.
Nhìn chung, những người có ít nguồn lực tài chính thường tìm cách học lên cao hơn hoặc học thêm kỹ năng để có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Họ có xu hướng tránh rủi ro vì sợ không trả được nợ, bị sa thải hay không có tiền để trang trải cuộc sống.
Trong khi đó, người giàu kiếm tiền và khiến tiền "làm việc" cho mình. Một trong những bài học quan trọng nhất của cuốn sách này là "người nghèo làm việc vì tiền, người giàu khiến tiền ‘làm việc’ cho mình".
Hiểu biết về tài chính là một trong những "tài sản" lớn nhất
Theo cuốn sách, tiền không phải là tài sản lớn nhất của bạn. Khi trở nên linh hoạt, cởi mở và hiểu biết về tài chính, bạn sẽ có xu hướng giàu có hơn. Còn nếu nghĩ rằng tiền có thể giải quyết được mọi thứ, họ thường sẽ gặp nhiều vấn đề trong suốt cuộc đời.
Robert cho biết: "Trí thông minh giải quyết vấn đề và tạo ra tiền nhưng có tiền mà không hiểu biết về tài chính thì cũng không có tác dụng". Tác giả khuyên rằng mỗi người đều nên có kiến thức cơ bản về kế toán, đầu tư, thị trường cũng như một số kỹ năng mềm như viết lách, nói trước đám đông và giao tiếp.
Tác giả khuyên rằng bạn nên chịu càng ít nợ càng tốt bởi đó là một trong những nguyên nhân chính cản trở mục tiêu tự do tài chính mà bạn muốn đạt được. "Giảm nợ phải trả" là cụm từ được tác giả lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuốn sách.
Robert cũng lưu ý rằng nhà ở nên được xem như một khoản nợ chứ không phải tài sản. Ông viết: "Tôi không nói rằng các bạn đừng mua nhà. Điều tôi muốn truyền đạt là bạn nên hiểu sự khác biệt giữa tài sản và nợ. Người giàu sở hữu tài sản thông qua đầu tư còn người nghèo mắc nợ từ các khoản như vay mua nhà, mua ô tô".
Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’: Người nghĩ tiền giải quyết được mọi thứ thường gặp nhiều vấn đề trong suốt cuộc đời - Ảnh 2.
Tái đầu tư lợi nhuận kiếm được
Theo cuốn sách, lợi nhuận mà bạn tạo ra nên được tái đầu tư vào các tài sản khác. Robert viết: "Đừng nghĩ đến việc kiếm thêm thu nhập mà hãy tìm kiếm những tài sản có giá trị hơn. Đó là cách bạn làm giàu".
Không phụ thuộc hoàn toàn vào cố vấn tài chính
Theo Robert, mỗi cá nhân là người hiểu biết rõ nhất tình hình tài chính của mình. Nhờ sự giúp đỡ của cố vấn tài chính có thể hữu ích nhưng bạn không nên quá phụ thuộc vào họ. Thay vào đó, bạn chỉ nên tham khảo một số lời khuyên nhất định và quan trọng hơn cả là hình thành cũng như thực hành thói quen.
"Hãy học cách đầu tư vì không ai có thể làm điều đó tốt hơn bạn", Robert viết.
Nguồn: Ins