Đúng 19 giờ 26 tối 12-12-16 giờ Pháp (sáng 13-12 Việt Nam), 195 quốc gia đã đạt được nhất trí về thỏa thuận khí hậu tại hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại thủ đô Paris. Đây được đánh giá là bước ngoặt lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu, và được nhiều chuyên gia môi trường hay chính trị gia trên thế giới gọi là :cơ hội tốt nhất để cứu hành tinh".
Vậy thỏa thuận khí hậu mà 195 quốc gia, bao gồm Việt Nam, đã đạt được là gì ? Sau đây là 11 điểm mà bạn cần biết về nó.
Mục tiêu khí hậu của bản thỏa thuận nhằm giới hạn nhiệt độ trái đất tăng thêm ở mức 2 độ C, và cố gắng chỉ ở trong mức 1,5 độ C.
Cùng lúc, mục tiêu dài hạn của bản thỏa thuận là hướng tới việc lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính đạt mức đỉnh (mức cao nhất) trong thời gian sớm nhất có thể, và cân bằng giữa lượng khí thải ra và lượng khí bị hấp thu trong nửa đầu thế kỷ. Điều này càng củng cố thêm khả năng giới hạn nhiệt độ trái đất tăng thêm ở mức 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Ngoài ra, chính bản thỏa thuận cũng công nhận rằng: những điều khoản đạt được hiện tại là chưa đủ để giới hạn nhiệt độ trái đất tăng thêm ở mức 2 độ C. Vì vậy, bản thỏa thuận cũng đưa ra một quá trình với mục đích tăng cường sự tham gia của các nước trong thời gian dài. Theo đó, từ năm 2023, cứ 5 năm 1 lần, Liên hợp quốc sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả tổng hợp về các nỗ lực chống biến đổi khí hậu của các nước. Việc đánh giá này sẽ giúp các nước có thêm thông tin để cập nhật và tăng cường các cam kết của họ.
Đối với vấn đề tài chính, thỏa thuận cũng quy định các nước phát triển có nghĩa vụ ràng buộc về pháp lý, phải cung cấp những nguồn tài chính cho các nước đang phát triển dành riêng cho các hoạt động chống biến đổi khí hậu. Theo đó, trước năm 2025, các nước thành viên nên đạt được một thỏa thuận chung cung cấp ít nhất 100 tỷ USD/ năm cho các nước đang phát triển để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. *Chú ý rằng, bản thỏa thuận nói rõ nghĩa vụ cung cấp những nguồn tài chính này không có nghĩa là một số quốc gia sẽ có nghĩa vụ đền bù cho các quốc gia khác liên quan đến những thiệt hại hoặc mất mát bị tạo ra từ vấn đề biến đổi khí hậu.
Các quốc gia thành viên sẽ thường xuyên tham gia những cam kết mới và chặt chẽ hơn liên quan đến vấn đề chống biến đổi khí hậu. Theo đó, đến năm 2020, các nước thành viên sẽ cố gắng đạt được một thỏa thuận dài hạn liên quan đến vấn đề khí thải.
Không những thế, tất cả các quốc gia thành viên còn phải thường xuyên báo cáo tình trạng khí thải tại nước mình. Và, các quôc gia phải cùng tham gia một kế hoạch và cộng đồng hành động thích ứng đối phó với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Một điểm đáng chú ý của bản thỏa thuận là nó cho phép các quốc gia tự do trao đổi/nhượng lại những thành quả ứng phó biến đổi khí hậu. Nói một cách đơn giản, đây là hình thức “giao dịch lượng khí thải”.
Thỏa thuận khí hậu sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm 2020 khi ít nhất 55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng khí thải toàn cầu, ký kết. *Chỉ riêng Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga và Nhật Bản đã chiếm 55% lượng khí thải toàn cầu.
st