Wednesday, April 27, 2022

Nơi đó là gốc rễ của trí tuệ thực sự.

 Chúng ta thường nghĩ trí tuệ là khả năng của trí óc trong việc tích lũy kiến thức và giải quyết vấn đề. Nhưng đây là cách nhìn rất nông cạn về trí tuệ. Điều mà người ta đạt được trong bài thi IQ chỉ là dạng trí tuệ rất nông cạn.



Trí tuệ thực sự to lớn hơn rất nhiều so với việc thu nhập kiến thức hay phân tích chúng. Trí tuệ thực sự nằm bên trong chiều kích của sự tĩnh lặng đầy tỉnh giác. Nơi đó là gốc rễ của trí tuệ thực sự. Những người sáng tạo và không nhiều người trong thế giới này thực sự sáng tạo. Họ chạm được vào một phần nào đó với chiều kích ấy, với sự tĩnh lặng ấy.


Albert Einstein có điều ấy. Ông ấy rất chậm và không được xem là thông minh ở trường học. Giáo viên nói ông không thích hợp với toán hay vật lý, bởi vì suy nghĩ của ông rất chậm. Nhưng điều đó có nghĩa là có rất nhiều khoảng không gian ở giữa những suy nghĩ của ông. Ông không được như những đứa trẻ được gọi là “thông minh” khác, những đứa trẻ mà khi giáo viên hỏi một câu, chúng lập tức giơ tay nói “Con biết, con biết”. Điều đó rất nông cạn. Có những đứa trẻ không được xem là “thông minh” bởi xã hội, nhưng lại thông minh sâu sắc, không theo cách mà chúng ta nghĩ về thông minh, và chúng thường có xu hướng chậm hơn. Chúng không ngay lập tức có câu trả lời, bởi vì để có câu trả lời sâu sắc, bạn phải đi vào bên trong. Nếu bạn để cho những đứa trẻ đó đi sâu hơn thì bạn sẽ thấy sự sâu sắc trong suy nghĩ của chúng như thế nào. Khi bạn đi vào bên trong cơ thể, bỗng dưng bạn nhận thấy những suy nghĩ mới mẻ đến, chứ không phải những suy nghĩ cũ. Chỉ cần một khoảng không gian nhỏ thôi để một thứ mới mẻ xuất hiện. Không phải bạn làm vậy để có những suy nghĩ mới mà vì bạn cảm thấy dễ chịu khi cảm nhận sức sống bên trong mình. Và khi bạn càng trở nên quen thuộc với việc sống bên trong cơ thể mình thì bạn càng cảm nhận được sự sống động, bạn nhận thấy hầu như mọi tế bào trong cơ thể mình đang rung động nhẹ nhàng. Đó là một cảm giác rất đẹp, một sức sống ở đó và đó là một sự chữa lành to lớn đối với cơ thể.


Eckhart Tolle và Đạt-lai Lạt-ma có điều ấy. Khi Đạt-lai Lạt-ma ngồi thiền, cả thân hình ông ấy toán ra một cái gì đó an tĩnh, thánh thiện khiến người ta không biết làm gì hơn là yên lặng. Khi nói chuyện, ông thường không trả lời ngay mà thong thả như chờ đợi một cái gì từ bên trong thúc đẩy rồi mới nghiêng người ra phía trước nói một cách từ ốn.


Một bậc thầy tâm linh chân chính không có bất cứ điều gì để dạy cho học trò của mình – theo cách hiểu thông thường của từ này; không có gì để trao truyền, như thêm cho bạn một dữ liệu mới, một tín điều, hay một cách cư xử… nào đó. Nhiệm vụ duy nhất của một bậc thầy tâm linh chân chính chỉ là giúp cho bạn cảm thấy rằng đã đến lúc mình có thể vứt đi hết những gì đang ngăn cách bạn với bản chất của bạn – những gì chân thật mà bạn vẫn luôn biết về chính mình, trong tận đáy chiều sâu sự Hiện Hữu của bạn. Một bậc thầy chân chính có mặt chỉ để làm hiển lộ một chiều không gian sâu lắng, có sẵn ở trong bạn. Chiều không gian sâu thăm đó cũng chính là niềm an bình nội tại luôn có mặt ở trong bạn.


— Eckhart Tolle