Hãy lắng nghe cơ thể một cách yêu thương như cách bạn luôn nuông chiều và bảo vệ cảm xúc. Bạn có tin rằng mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể được kết nối và biểu lộ qua những căn bệnh tâm tư tích tụ theo thời gian?
Có những nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm và một trong những nguyên nhân ấy đến từ chính tâm tư cảm xúc mà nếu không kịp điều chỉnh, nó có thể tạo ra những hậu quả khó lường. Mọi người thường tìm kiếm nguyên nhân của căn bệnh từ ngoại sinh, mà không biết chính nội sinh mới là gốc rễ cho bất kỳ loại bệnh tật nào. Đôi khi, cuộc sống xảy ra những sự kiện đột ngột có thể làm gián đoạn lối sống hoặc sức khỏe tinh thần của chúng ta. Những thay đổi không mong muốn khiến cảm xúc thất vọng dâng trào và biến chuyển thành buồn bã. Hay bồn chồn, lo lắng vì khối lượng công việc hàng ngày cũng có thể khiến cơ thể ngày một suy kiệt. Cơ thể của chúng ta phản ứng với cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Bạn có thể bất chợt buồn nôn khi căng thẳng đạt đến đỉnh điểm, hay ngất xỉu đột ngột khi chứng kiến một cảnh tượng vượt quá mức chịu đựng. Đó là những “cảnh báo” của cảm xúc và đòi hỏi chúng ta không thể xem nhẹ để quan tâm đến việc xây dựng một lối sống lành mạnh hơn.
1. Tim mạch
Khi rơi vào sự căng thẳng, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ tăng lên. Tệ hơn, nếu tình trạng kéo dài và dẫn đến căng thẳng mãn tính khi cơ thể tiếp xúc với mức độ không lành mạnh, các hormone căng thẳng sẽ tăng liên tục như cortisol, hay thay đổi bằng cách hình thành cục máu đông. Tất cả những yếu tố này có thể tạo tiền đề cho cơn đau tim hoặc đột quỵ. Các quá trình viêm cũng có thể xảy ra, vì căng thẳng mãn tính xuất hiện sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm giải phóng các chất trung gian gây viêm. Tất nhiên, viêm mãn tính là nguyên nhân chính hoặc góp phần gây ra các bệnh mãn tính – đặc biệt là bệnh tim. Đối với những bệnh nhân bị bệnh tim kèm theo lo lắng sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi trong vòng ba năm sau một biến cố tim mạch.
- Giữ cân nặng hợp lý
- Tập thể dục thường xuyên
- Hạn chế rượu bia và không hút thuốc
- Ngủ đủ giấc
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp
- Quản lý căng thẳng bằng biện pháp thiền định, nghe nhạc, du lịch, các bài tập thở sâu,…
2. Hệ tiêu hóa
Bộ não và hệ thống tiêu hóa có tương tác chặt chẽ với nhau, sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn thường cảm thấy đau bụng hoặc buồn nôn trước khi thuyết trình hay thực hiện một hành động mang lại kết quả. Nói cách khác, các yếu tố lo lắng, bồn chồn hay cảm thấy áp lực thực sự có liên quan đến các chức năng tiêu hóa bởi ảnh hưởng đến chuyển động và co bóp của đường tiêu hóa. Một số cá nhân được cho là đặc biệt nhạy cảm với triệu chứng cần phải quan tâm hơn đến những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột, bởi những những thay đổi đột ngột về tốc độ di chuyển của thức ăn trong ruột, hay phản ứng miễn dịch nếu không điều chỉnh đúng cách có thể dẫn đến rối loạn đường ruột mãn tính, chẳng hạn như “hội chứng ruột kích thích” (IBS) hay bệnh viêm đường ruột (IBD).
- Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ (yến mạch, ngũ cốc, đậu, lúa mạch, bí ngô,…)
- Tham khảo Liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT) hay Liệu pháp thôi miên nếu mức độ nặng và khó cải thiện
- Cố gắng hết sức để tạo ra một không gian thoải mái, vui vẻ
3. Sức khỏe tâm thần
Mệt mỏi, cáu kỉnh hay mất hứng thú về mọi thứ trong cuộc sống là những tình trạng thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở người trẻ. Không có cảm xúc về bất cứ điều gì cũng chính là một “cảm xúc” nguy hiểm nếu không cố gắng vượt qua sẽ khiến bạn phải đối mặt với chứng trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay những bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần. Khi những cảm xúc lo âu ngày một lan tỏa và kéo dài, nó sẽ khiến thói quen sinh hoạt thay đổi và làm tổn hại đến thể chất lúc nào không hay bởi những dấu hiệu mệt mỏi, đau lưng tức ngực, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt,…. Bất kể bạn chọn con đường điều trị nào, yêu cầu sự trợ giúp của chuyên gia hay người thân là bước đầu tiên để chống lại cảm xúc tiêu cực và bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình trước khi làm ra những hành động liều lĩnh.
- Yêu cầu sự trợ giúp từ người thân hoặc tiếp nhận trị liệu từ chuyên gia
- Tăng cường các chất dinh dưỡng cải thiện tâm trạng như axit béo Omega-3
- Dành thời gian cho những thú vui hoặc lưu tâm đến sở thích mới
- Tăng cường kết nối xã hội bằng cách tương tác và giao tiếp nhiều hơn
- Tập trung vào những điều tích cực mỗi ngày
Trong cuốn sách bán chạy “You Can Heal Your Life” (tạm dịch: Bạn có thể chữa lành cuộc đời của chính mình), tác giả Louise Hay đã làm một nhiệm vụ to lớn trong việc xây dựng mối liên hệ giữa cảm xúc – cơ thể, từ đó đúc kết những biểu hiện bệnh tâm tư liên quan đến thể chất lẫn tinh thần mà bạn sẽ phải bất ngờ khi đọc dưới đây:
- Nhạy cảm và dị ứng với những ai phản ứng thái quá, giả tạo ➜ DỊ ỨNG
2. Khó chịu với ai đó trong cuộc sống; cảm thấy phải hạ mình ➜ XOANG
3. Những cảm xúc không được thỏa mãn; cảm thấy hối hận, tội lỗi ➜ NGỨA
4. Cảm giác buồn phiền; tìm kiếm sự ngọt ngào trong cuộc sống ➜ TIỂU ĐƯỜNG
5. Tự tạo áp lực cho bản thân; muốn trở nên hoàn hảo ➜ CHỨNG ĐAU NỬA ĐẦU
6. Không chắc chắn về một điều gì đó; tự vô hiệu hóa bản thân ➜ NHỨC ĐẦU
7. Cảm thấy bất an; cảm xúc bị nhồi nhét; muốn được bảo vệ và sợ mất mát ➜ THỪA CÂN
8. Phẫn uất; cảm giác muốn trả thù và khó chịu về nhiều thứ xung quanh ➜ THẤP KHỚP
9. Tự chê trách bản thân và nghĩ rằng mình xấu xí ➜ MỤN CÓC
10. Chịu tổn thương trong thời gian dài; chạy trốn mối hận cũ ➜ KHỐI U
11. Phải tự ứng cử/đề xuất một thứ bản thân ghét bỏ (chức vụ công việc, lợi ích trong các mối quan hệ,… ) ➜ SUY GIÃN TĨNH MẠCH
12. Sự oán hận tích tụ lâu ngày; thất vọng kéo dài không lối thoát ➜ UNG THƯ
st