Tuesday, January 14, 2025

Giấc mộng kê vàng:Việc đời như ảo mộng

Trong 40 năm công với hầu, tuy là giấc mộng cũng phong lưu.

Tôi nay lạc phách Hàm Đan lộ, muốn mượn tiên sinh cái gối đầu.
Câu thơ đã miêu tả đúng tiếng lòng của đa số người:  Muốn mượn cái gối để vào mộng, muốn nếm trải vinh lộc, danh lợi, …

Cuốn sách cỏ viết thơ 5 chữ: Giấc mộng kê vàng
Có ai không mong mỏi vượt trội người khác và danh vọng truyền ngàn dặm? Có ai không mong mỏi không phải ưu tư về tiền tài mà sinh hoạt phong phú? Trong lúc chúng ta mải miết truy cầu danh lợi thì phải chăng chúng ta đang mất nhiều hơn là được? Đó là vì trong lúc chúng ta liên tục truy cầu vật chất và hư vinh ngoại thân và chưa có thì chúng ta đã và đang mệt mỏi và còn quên mất quy luật rằng khi con người rời bỏ thế gian này thì cái gì cũng thế và quan trọng đến mấy cũng chẳng mang theo được. Vạn vật và nhân thế đều như ảo mộng. Nhìn thì như cầm chắc trong tay nhưng cũng tiêu tan như chộp không khí mà chẳng giữ được gì. Câu chuyện “Giấc mộng kê vàng” chính là nói với chúng ta những việc như thế, tuy giản dị mà trong lòng chúng ta thật khó chấp nhận!!!!
Giấc mộng kê vàng
Giấc mộng kê vàng ẩn dụ phú quí như ảo mộng bong bóng, xuất phát từ “Ghi chép trong mộng” của Trầm Ký Tế thời nhà Đường.
1, Lư Sinh gối đầu vào mộng
Chuyện xưa như thế này. Năm khai nguyên thứ 7 Đường Huyền Tông có một vị đạo sỹ họ Lã trên đường đi tới Hàm Đan. Lúc nghỉ ở khách sạn thì có gặp một vị thiếu niên tên Lư Sinh. Sau khi hai người cười nói một hồi. Lư Sinh vì quần áo cũ bẩn nên cảm thán việc bản thân không thuận lợi, vận mệnh khốn khổ. Lã đạo sỹ nhìn anh ta thấy da thịt tươi nhuận, không bệnh tật gì hơn nữa lời nói thú vị khôi hài thì lấy làm khó hiểu. Sau đó mới gặng hỏi thêm thì Lư Sinh tâm sự rằng: “Tôi mong có thể làm nên nghiệp lớn, khiến danh vọng truyền xa, hưởng thụ phú quí, khiến gia tộc họ hàng phồn thịnh, có như vậy trong lòng mới thoải mái. Đáng tiếc là tôi tuy khổ công đọc sách mà không cách nào thi cử thuận lợi, đạt công danh. Quá 30 tuổi thì đành vất vả nơi ruộng đồng.”

Nói xong anh ta liền cảm thấy tinh thần mịt mờ và muốn ngủ. Lúc này chủ khách sạn đang nấu nồi kê, đang chuẩn bị làm cơm. Lã đạo sỹ lấy từ trong túi một cái gối và đưa cho Lư Sinh: ” Anh gối đầu bằng cái này, mong mỏi của anh sẽ toại nguyện.” Lư Sinh đang tiến vào mộng thì nhìn thấy hai bên gối có chỗ rất sáng, anh ta liền tiến vào.
Lư Sinh sau đó về nhà, lấy người con gái tên Thanh Hà. Không những xinh đẹp mà gia sản còn giàu có sung túc. Nhà anh ta ngày càng giàu có. Năm sau Lư Sinh thi Tiến Sỹ, bắt đầu con đường quan trường thuận lợi. Lư Sinh làm việc rất tận tâm, vì dân mà bỏ đi lo lắng khổ sở của họ, chủ động tòng quân dẹp loạn vì vua mà chia sẻ ưu tư. Vì thế trăm họ lập bia đá khắc công đức, vua cũng dùng lễ mà đối đãi, nhớ công đức mà thưởng. Nhưng không ngờ, anh ta tuy là quan lại cốt lõi của triều đình nhưng gặp phải sự đố kỵ của tể tướng mà bị cách chức. Rồi làm thứ sử ở Đoan Châu. Ba năm sau, anh lại quay lại triều đình, không những đảm nhiệm chức thượng thư bộ hộ mà còn lên tới tể tướng, thành trọng thần để vua hỏi han việc chính sự và cùng Tiêu Lênh Tung lo việc triều chính trong 10 năm, được nhìn nhận như hiền tướng. Nhưng mà tai họa lại đến.
Lư Sinh quyền cao chức trọng thì gặp phải chuyện các quan thần lật đổ. Thậm chí bị vu vào tội cấu kết với bộ phận phòng thủ biên giới. Quan binh phụng chỉ tróc nã đi đến dinh phủ Lư Sinh. Lúc đó anh ta khóc rồi nói với vợ anh ta: “nhà ta gốc ở Sơn Đông, có ít ruộng tốt, cũng đủ qua ngày giá lạnh, vì cớ gì khổ sở cầu công danh lợi lộc. Bây giờ chìm nổi như này, nhớ trước kia mặc áo lông cừu ngắn, cưỡi ngựa đi Hàm Đan, trên đường xem phong cảnh. Bây giờ chẳng thể được nữa rồi.” Lư Sinh rút kiếm ra tự sát ,hưng bị vợ ngăn lại. Trong vụ án này các quan lại có dính dấp đều bị giết, chỉ có Lư Sinh được người che chở, chỉ bị giáng chức tới Hoan Châu. Sau vài năm, vua biết bị oan, lại đem về thăng lên Lệnh Trung Thư, phong làm Triệu Quốc Công, ban thưởng cho rất hậu, Lư Sinh vinh quang tột cùng.
Phúc đức của Lư Sinh còn truyền đến con cháu. Anh ta có 5 người con đều làm quan chức, và lấy vợ là con cái nhà danh gia vọng tộc. Và Lư Sinh có thêm 10 đứa cháu.
2, Trong mộng nhìn thấu cuộc đời thật vô thường
Sau 30 năm, Lư Sinh hai lần trải qua giáng chức rồi thăng chức. Anh ta đã hưởng chức quan cao lộc lớn, rồi sau đó có cuộc sống xa hoa, an dật hưởng lạc. Vua ban thưởng cho anh ta ngựa hay người đẹp không kể hết. Lúc về già Lư Sinh thỉnh cầu cáo lão về quê, nhưng không được chấp nhận. Trong lúc anh ta bị bệnh, người đến thăm rất rất đông, qua lại không nghỉ, danh y đến cửa hiến tặng thuốc quí rất nhiều. Vào lúc Lư Sinh lâm chung còn dâng sớ cảm tạ ân sủng của vua, rằng giờ đã về già, không dám ở nơi vị trí cao thì sẽ phụ ơn của vua. Vì thế muốn từ quan về quê, giờ chỉ xin vua chấp thuận.
Vua biết chuyện hạ chỉ, không những cảm tạ Lư Sinh nhiều năm phò tá vua trị quốc khổ nhọc mà còn tự thân mong mỏi tin tức Lư Sinh khỏe lại. Bây giờ nghe bệnh càng lúc càng nặng, còn phái Cao Lực Sỹ tới an ủi thăm hỏi. Vua còn dặn dò Lư Sinh châm cứu thêm cho nhanh khỏi lại để sớm nghe tin tốt. Nhưng rồi tối đó Lư Sinh qua đời.
Lư Sinh duỗi chân dãn lưng mà tỉnh lại, anh ta phát hiện mình đang ngủ ở khách sạn. Lã đạo sỹ đang ở bên cạnh còn ông chủ khách sạn đang nấu nồi kê nghi ngút còn chưa chín. Tất cả vẫn như vậy không có gì khác lạ. Lư Sinh kinh hoảng nói: ” Thế nào mà tất cả chỉ là một giấc mộng đã qua vậy?” Lã đạo sỹ cười nói: “nhân gian thế sự, đều chỉ như thế.” Lư Sinh nghe rồi buồn bã như đã đánh mất. Anh ta cảm tạ Lã đạo sỹ nói: ” Người trong đời, phú quí, vinh nhục, sống chết rồi đến vận mệnh đều như vậy cả. Tiên sinh đã ngăn những dục niệm của tôi, tôi lẽ nào dám không tiếp nhận bài học.” Lư Sinh bái lạy 3 lần cảm tạ rồi sau đó rời đi.
Giấc mộng kê vàng
Trong thế đời hư huyễn này nên giữ sự bình đạm
Người đời sau nói Lã đạo sỹ đã điểm ngộ cho Lư Sinh chính là Lã Động Tân đứng đầu bát tiên. Ông chủ yếu là hiển dương đạo lý “nhân sinh như mộng”. Ngoài ra, dân gian còn có truyền thuyết Lã Động Tân đã từng trải qua mộng cảnh chìm nổi chốn quan trường. Ông hiểu ra sau khi nghe câu thơ của Hán Chung Ly đứng bên cạnh ngâm “Hoàng kê còn chưa chín, đã mộng đến vinh quang”, rồi ông quyết định bỏ truy cầu công danh lợi lộc, bái Hán Chung Ly làm sư phụ, nhất tâm tu đạo.
Thực ra nhân sinh khổ đoản, nếu như thực sự có thể như lời vợ của Đồng Kiềm Lâu rằng “Phú quí không vội, bần hàn không sợ” thì sinh hoạt sẽ tự tại, và ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng vui vẻ.
Tuy nhiên có thể chịu được vào tình huống lúc cuối đời vẫn “không có danh vọng gì” thì đó là việc khó, cuối cùng thì ở trong “thanh danh hiển hách” đúng là vinh quang. Người có thể ở trong tình huống “nhà tranh vách đất” hoặc “cơm đựng giỏ, nước trong ống tre” thì càng hiếm có, mà đó tuyệt đối không phải là cảnh giới có thể đạt được.
Có một câu thơ liên quan đến giấc mộng kê vàng, thực sự nói rất đúng:
Trong 40 năm công với hầu, tuy là giấc mộng cũng phong lưu.
Tôi nay lạc phách Hàm Đan lộ, muốn mượn tiên sinh cái gối đầu.
Câu thơ đã miêu tả đúng tiếng lòng của đa số người:  Muốn mượn cái gối để vào mộng, muốn nếm trải vinh lộc, danh lợi, …
Không ngạc nhiên khi nhà thơ thời nhà Thanh là Vương Hoài trào phúng:
Biết được thân thế ở Hàm Đan, còn có người cầu trong mộng làm quan
Gối đầu nếu không cho người mượn, xe ngựa trước mặt tựa Trường An!
Tuy vậy muốn theo chút con đường danh lợi hoành tráng thực ra thuộc về ý nghĩ tầm thường. Vì từ cổ tới nay mới có nhiều người gấp gáp con đường danh lợi quan trường như vậy. Nếu đổi góc độ khác mà nhìn kỹ, muốn mượn cái gối đầu đó thì người tham lam hưởng lạc trong mộng, muốn ôm giữ một đời sung sướng thì thực sự có thể mãn ý chăng? hay là càng không biết cách nào lấp đi khoảng trống đói khát trong lòng?
Có lẽ sự việc va vào đầu mới biết, thực ra bản thân do tâm lý truy cầu sự sung túc rồi dựa vào vinh hoa phú quí bên ngoài mà ra thôi. Học tập ở hoàn cảnh nào cũng vậy cần bảo trì tâm thái bình đạm. Lúc học hành gặp trắc trở, thì có thể tĩnh lặng nhìn thế sự vô thường, giữ cảnh giới điềm đạm thì đó mới là điều trọng yếu nhất.
                                                                                      Theo secretchina.com