Thursday, July 14, 2022

 CÓ GỪNG THÌ KHÔNG CÓ SẢ: ĐÓ LÀ NGUYÊN TẮC



✍Bài: Bs đông y Tăng Uyên Phương


* Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: để sống dùng: sinh khương; phơi khô: can khương; đem lùi: ổi khương.


* Gừng giải cảm nếu bản thân cảm mạo, tán khí lạnh. Đi mưa về uống gừng rất tốt, có thể ngâm chân và cạo gió bằng gừng để giải hàn khí.


* Nếu cơ thể bình thường mà phục gừng thường xuyên, với lượng tinh dầu và chất nhựa + dược tính cao sẽ làm cho người không bệnh tiêu chảy, váng đầu, mất cân bằng điện giải, nóng gan. Người mà đang có khối u bên trong, nóng gan, viêm nhiễm tuyệt đối không dùng gừng dài hạn. 


♥ Gừng là 1 vị thuốc cần phải được kê toa theo bệnh, cần phải có bác sĩ có chuyên môn ra toa cho các bạn, phải có chỉ định của bác sĩ. 


♥ Cây sả - cả cây chứa tinh dầu gồm citral, limonen, isopulegol, acid citronellic, acid cuea geranium và (-camphoren.


♥ Củ sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm... Chỉ dùng dài hạn khi có bệnh, chuyên chữa phù thũng. 


♥ Sả chứa hàm lượng lớn tinh dầu để giải cảm, khi kết hợp với gừng sẽ tăng tính nóng lên gấp 2 lần, các bạn chỉ nên dùng sả làm gia vị hoặc kết hợp sả và lá dứa + cam + chanh để giảm tính nóng của sả xuống thành trà thì rất tốt, nhưng không nên dùng thường xuyên. 


❣Riêng chanh, uống thoải mái, bị bao tử thì nên uống sau ăn và trước 4h chiều. Người nóng trong chỉ nên uống chanh không nên cho thêm mật ong, người bị cảm nên gia thêm mật ong và gừng.


NÊN NHỚ: có gừng thì không có sả, có sả thì không cho thêm gừng.


Đó là nguyên tắc.