Có bao giờ bạn tự hỏi nhân viên cảm thấy như thế nào về phong cách lãnh đạo của mình hay không?
Có một số phong cách lãnh đạo được xem là “vùng đất cấm” mà các vị sếp hay nhà quản lý nên tránh để không ảnh hưởng đến sự vận hành của doanh nghiệp, mà ngay chính bạn cũng đang không nhận ra.
1. Người cứu hộ
Một người sếp được xem là “người cứu hộ” có nghĩa là họ luôn có mặt và sẵn sàng hỗ trợ đội nhóm lúc cần thiết hoặc trong những trường hợp cấp bách. Nếu nhân viên gặp bất kỳ khó khăn nào với một dự án, họ sẽ tiếp quản. Bất kỳ xung đột nào với khách hàng, họ sẽ giải quyết cho cấp dưới của mình. Thoạt đầu, nghe có vẻ như đây là một người quản lý tốt. Nhưng điều này về lâu dài sẽ kìm hãm sự phát triển và năng lực của nhân viên.
“Người cứu hộ” tin rằng con đường dẫn đến quyền lực, sự ảnh hưởng và quyền kiểm soát tình hình chính là “cứu mạng” người khác. Khi cấp dưới của bạn có một vị sếp là “người cứu hộ”, họ có thể sẽ rất tự hào mỗi khi nhắc về bạn. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ không có bất kỳ khoảng trống nào để mắc sai lầm và cả phát triển năng lực bản thân. Bởi vì một phần của việc giải cứu, giúp đỡ của vị sếp “người cứu hộ” vốn nằm trong cơ chế kiểm soát và phong cách lãnh đạo của họ.
2. Con sói cô đơn
Những “con sói cô độc” là từ dùng để diễn tả những vị sếp có phong cách lãnh đạo vô cùng quyết đoán. Nhưng, nhân viên cấp dưới cũng có thể thất vọng vì cách thức quản lý lạnh lùng, nhanh gọn của họ. Các nhà quản lý “sói đơn độc” thường được biết đến về sự tự chủ và có những hạn chế trong sự tương tác thân thiết với nhân viên. Lợi ích khi làm việc dưới trướng của một “con sói đơn độc” đó là họ sở hữu một tinh thần mạnh mẽ và xem trọng sự quyết đoán của các thành viên trong nhóm. Họ thường phát triển mạnh tại các công ty khởi nghiệp, nơi bạn có thể đảm nhận nhiều vai trò cùng một lúc. Nhưng nhược điểm của vị sếp “nổi loạn” này thường đến từ việc thay đổi kế hoạch vào phút chót và tạo ra sự căng thẳng cho đội ngũ của mình. Bạn biết không, dấu hiệu độc hại của một người sếp đó là bác bỏ mọi ý kiến của nhân viên và tuyên bố rằng: “Tôi quyết định rồi, tất cả hãy thực thi theo!”.
3. Chính trị gia
Vị sếp “chính trị gia” rất giỏi khi làm việc với các lãnh đạo cấp trên và tệ trong việc quản lý những người báo cáo trực tiếp với mình. Ngoài ra, họ được mệnh danh là những người rất giỏi quan hệ công chúng nhưng lại thiếu ý chí hoặc kỹ năng để trở thành một trưởng nhóm giỏi. Đội ngũ của bạn vẫn đang làm việc tốt, thường xuyên được khen ngợi và đánh giá cao. Nhưng thực chất những người sếp “chính trị gia” thường hiếm khi gặp nhân viên của mình, không bao giờ đưa ra phản hồi hữu ích, hoặc thậm chí là không thực sự tham gia vào công việc chung của nhóm. Họ là người có xu hướng không tìm hiểu những vấn đề của nhân viên, những điều đáng lẽ phải được giải quyết ngay từ ban đầu. Về lâu dài, mọi việc tồn đọng thường sẽ đi theo chiều hướng tiêu cực, bởi vì người này đã không thực hiện tốt trách nhiệm quản lý của mình ở giai đoạn đầu. Để tránh trở thành một nhà quản lý “chính trị gia”, hãy đảm bảo việc xây dựng tốt mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp dưới của mình để có thể đưa ra những phản hồi và hỗ trợ kịp thời trong công việc.
4. Người sếp ‘vĩ đại’ nhưng không hiệu quả
Đây là những vị sếp giỏi trong việc quản lý đội ngũ nhân viên, nhưng lại tệ trong việc đối phó với những vị trí ở trên họ. Họ sẽ là người lắng nghe nhân viên và hoàn toàn tham gia vào công việc đội nhóm một cách tích cực với sự tin tưởng lẫn nhau. Nhưng cuối cùng, nhân viên đã phải nhận ra một sự thật đáng buồn rằng những đề xuất của họ vẫn chưa được thông qua và thực thi từ cấp trên. Những nhà quản lý kém là người hoạt động không hiệu quả trong việc “vận động hành lang” hay đề xuất lên cấp trên những ý tưởng và mong muốn của nhân viên mình. Vì vậy, những nhân viên của họ thường không nhận được sự thăng tiến hoặc sự tăng lương mà họ xứng đáng được có.
5. Người làm vui lòng tập thể
Đôi khi, nhân viên có thể được hưởng lợi từ một bà chủ luôn “nỗ lực” làm vừa lòng mọi người nhằm thu hút nhân viên về phía họ. Nhưng cuối cùng, phong cách lãnh đạo của người quản lý này lại dẫn đến nhiều sai lầm trong công việc. Họ sẽ đưa ra nhiều cam kết bằng lời nói, nhưng họ sẽ không tuân theo để tạo ra sự khác biệt rõ ràng. Người sếp “làm vui lòng tập thể” cũng là người tạo ra một môi trường làm việc mà ở đó ưu tiên sự “tử tế” với nhân viên, dù một số trường hợp cần phải có sự phê bình để cải thiện hiệu suất thực tế. Nếu không có những lời chỉ trích cần thiết, công việc của nhân viên có khả năng bị đình trệ và thậm chí họ còn bị sai thải do làm việc kém hiệu quả. Những nhà quản lý quá đầu tư vào việc “tử tế” là những người điều hành bằng “sự đồng cảm tàn tệ”. Vì vậy, hãy là một vị sếp mạnh mẽ nhưng không đánh mất tấm lòng của mình.
6. Người của những số liệu
Một nhà lãnh đạo kém hiệu quả đó là khi mọi sáng kiến và quyết định của họ phải được hỗ trợ bởi dữ liệu hoặc một khuôn mẫu định sẵn. Nếu bạn cần những minh chứng rõ ràng để đưa ra mọi quyết định, bạn sẽ không thể lập kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp của mình. Những nhà quản lý quá đề cao số liệu không thể hoàn thành công việc trọn vẹn, bởi vì mọi thứ đều cần đến một cuộc thử nghiệm và một minh chứng xác đáng để ra quyết định. Mọi kế hoạch đối với họ cũng đều là những quyết định ngắn hạn và dựa trên những con số. Điều đó cũng có nghĩa là bạn không thể bắt đầu với một tầm nhìn xa mạo hiểm, đột phá. Khả năng sáng tạo cũng là một điểm yếu đối với những nhà quản lý “số liệu”. Làm thế nào để sáng tạo khi tất cả mọi thứ đều phải được chứng minh một cách rõ ràng ngay lúc này?
7. Người “biết hết tất cả“
Người sếp “biết tất cả” thường chỉ xem trọng công việc được thực hiện theo cách của riêng họ. Mặc dù nhân viên là những người rất muốn vị sếp này đưa ra những giải thích xác đáng. Nhưng ai cũng đều biết rõ, những quyết định thường chỉ được dựa trên kiến thức chủ quan của họ. Họ sẽ thường đưa ra những phản hồi với cấp dưới như: “Nếu tôi là bạn, tôi đã làm được hơn như thế này” hoặc “Tôi chỉ mất ba tháng để làm điều này”. Những người sếp “biết tất cả” cũng là người muốn nhân viên cấp dưới của mình phát triển sự nghiệp như cách họ đã làm và là một nhân bản của họ trong công việc. Nhân viên sẽ luôn cảm thấy hụt hẫng khi phải thi hành theo cách làm việc của một người sếp “biết tất cả” và họ thường xuyên nhận lại sự so sánh, áp đặt từ người sếp của mình.
st