Thursday, October 3, 2024

Kiệt quệ xã hội: Cách sạc pin tinh thần khi năng lượng ở mức thấp nhất


Tương tác xã hội có thể thúc đẩy một số người một cách tích cực, đặc biệt là những người hướng ngoại. Ngược lại, đối với những người hướng nội, sự tương tác xã hội có thể làm họ cạn kiệt năng lượng, hay còn được gọi là kiệt sức xã hội.

Tình trạng kiệt sức xã hội cũng có thể được gọi là kiệt sức hướng nội. Mặc dù đây không phải là một chẩn đoán y tế, nhưng đó là một trải nghiệm mà những người hướng nội hay lẫn hướng ngoại có thể phải đối mặt. Đó có thể là một phản ứng về mặt tinh thần và thể chất trước sự kích thích quá mức của xã hội khiến bạn cảm thấy bất lực và mệt mỏi. Bạn có thể cảm thấy cơ thể căng thẳng, tức giận hoặc cáu kỉnh. Sự kiệt quệ về mặt xã hội có thể giống như va vào một bức tường khó chịu. Bạn có thể cảm thấy không còn một chút năng lượng để rời khỏi giường, chứ đừng nói đến việc tham gia vào một sự kiện xã hội với người khác.

Kiệt quệ xã hội: Cách sạc pin tinh thần khi năng lượng ở mức thấp nhất

Dấu hiệu cho thấy bạn đang đến mức kiệt quệ về mặt xã hội

Sự mệt mỏi xã hội có thể xảy ra với bất kỳ ai, người hướng ngoại và hướng nội. Nhưng vì xã hội của chúng ta nhấn mạnh vào sự tương tác lẫn nhau, bạn có thể không nhận ra các dấu hiệu cho đến khi bạn đang ở trong tình trạng kiệt sức này.

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của sự kiệt quệ, mệt mỏi về mặt xã hội:

  • Tách biệt khỏi những người khác
  • Không có khả năng tập trung
  • Đau đầu dữ dội hoặc có cơn đau nửa đầu
  • Năng lượng thấp hoặc mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Suy sụp cảm xúc
  • Cáu gắt
  • Phiền muộn
  • Lo ngại

Khi những người hướng nội không có đủ thời gian ở một mình, họ rất dễ trở nên bị kích thích quá mức. Uớc tính rằng các tương tác xã hội kéo dài hơn 3 giờ có thể dẫn đến sự mệt mỏi sau khi giao tiếp xã hội đối với một số người. Nếu bạn là một người hướng nội, bạn có thể thường xuyên gặp phải một chút khó xử về mặt xã hội. Đôi khi, những hoạt động tập thể có thể khiến bạn cạn kiệt năng lượng và không muốn làm gì hơn ngoài việc tận hưởng thời gian ở một mình. Đâu là những cách để tinh thần bạn được phục hồi trước những kiệt sức xã hội?

Kiệt quệ xã hội: Cách sạc pin tinh thần khi năng lượng ở mức thấp nhất

Thành thật về cảm xúc của mình với mọi người  

Trực tiếp cho mọi người biết rằng những giao tiếp xã hội có thể làm bạn tiêu hao rất nhiều năng lượng để tham gia vào một chuyến đi chơi hay trải nghiệm tập thể. Hãy trung thực với cảm xúc của chính mình với những người xung quanh. Sẽ không sai khi bạn nói rằng: tôi cảm thấy ổn hơn khi được nằm dài trên chiếc ghế lười cùng quyển sách của mình. Và bạn hoàn toàn xứng đáng để có được một trải nghiệm tốt cho tinh thần của mình. Trung thực với cảm xúc cũng có thể giúp bạn tìm thấy nguồn kết nối với những người khác và khiến những cuộc trò chuyện bớt mỏi mệt và cố sức hơn. 

Nếu điều đó khiến bạn cảm thấy khó xử, bạn nên viết ra những suy nghĩ trung thực của mình về việc giao tiếp xã hội vào nhật ký. Điều này có thể giúp bạn trở nên thoải mái hơn với thực tế của mình, phát hiện ra những hiểu biết sâu sắc từ sâu bên trong. Đồng thời nhận thức sâu sắc về bản thân để từ đó có thể chia sẻ nhiều hơn.

Điều chỉnh các hoạt động xã hội phù hợp với giá trị

Đối với những người hướng nội, bất kỳ hoạt động giao tiếp xã hội nào cũng mang lại một chút tiêu hao năng lượng cho họ. Nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể nếu các hoạt động đó phản ánh một trong những giá trị cốt lõi của bạn. Nếu bạn đánh giá cao một mối quan hệ thân thiết và sự hiện diện của bạn tại một sự kiện ấy sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với họ, bạn sẽ dễ dàng tham gia vào mà không có quá nhiều sự khó chịu bên trong.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với bất kỳ sự kiện nào thuộc sở thích và mục tiêu của bạn. Chẳng hạn là một buổi gây quỹ từ thiện hay một buổi hòa nhạc của nhóm nhạc yêu thích của bạn. Chọn tham gia vào những sự kiện mà bạn biết rằng mình có thể hào hứng sẽ là bước đầu khiến bạn thoải mái hơn trong các hoạt động xã hội. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng bạn vẫn đang tham gia vào các chuyến đi chơi xã hội nhẹ nhàng và kết nối với bạn bè và những người thân yêu như một người hướng nội, đồng thời giữ cho nguy cơ kiệt sức với xã hội của bạn ở mức thấp nhất.

Kiệt quệ xã hội: Cách sạc pin tinh thần khi năng lượng ở mức thấp nhất

Nếu bạn được mời đến những hoạt động không phù hợp với năng lượng của chính mình, đơn giản hãy nói “không” nếu điều đó làm bạn thấy ổn hơn. Đừng cảm thấy tự áy náy về cảm xúc thật của chính mình. Chắc chắn bạn sẽ không muốn trải qua cảm giác khó chịu và kiệt sức sau khi kết thúc hoạt động đúng không? Vì vậy, từ chối có thể là một phản ứng hiệu quả hơn cho những người hướng nội.

Dành ít nhất 10 phút mỗi ngày cho chính mình

Cho dù bạn cần làm việc ở cơ quan, trường học hay ở nhà, hãy dành ra ít nhất 10 đến 30 phút mỗi ngày chỉ hoàn toàn là của riêng bạn. Bạn có thể sử dụng khoảng thời gian này mỗi ngày để nạp năng lượng và kết nối lại với chính mình. Khoảng thời gian này có thể giúp bạn vượt qua những khoảnh khắc không thể quản lý được trong suốt cả ngày và mang đến cho bạn một sự thư giãn nếu bạn cảm thấy kiệt quệ xã hội.

Thực hành viết nhật ký

Trong giai đoạn hồi phục cảm xúc, hãy thử viết ra cảm xúc của bạn một cách rành mạch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một tháng viết nhật ký có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng. Viết ra cảm giác của bạn có thể là một cách chữa lành hữu hiệu và giúp bạn giảm được tình trạng kiệt sức xã hội của chính mình.

Viết nhật ký cũng là một cách để nhận ra các tình huống có thể kích hoạt lên các cảm xúc tiêu cực. Thỉnh thoảng, hãy xem lại những dòng suy nghĩ của bạn và đọc lại từng trang để biết bản thân đã trưởng thành đến đâu và biết được những điều gì đang gây cản trở bạn. Từ đó, bắt đầu lập kế hoạch chiến lược để ngăn chặn chúng ảnh hưởng đến bạn trong tương lai.

st