Monday, February 28, 2022

Khi đầu tư, cần hiểu 'cá tính' của từng cổ phiếu

 Theo chuyên gia tài chính Đào Phúc Tường, doanh nghiệp rất tốt nhưng cổ phiếu chưa chắc đã tốt nếu định giá không còn hấp dẫn. Giá cổ phiếu thể hiện giá trị nền tảng của doanh nghiệp nhưng có cộng thêm các yếu tố khác liên quan đến thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, cho nên mỗi nhóm cổ phiếu thường có những cá tính khác nhau.


Chia sẻ quan điểm đầu tư tại FiinGroup Invest Summit: Triển vọng đầu tư năm 2022, chuyên gia tài chính Đào Phúc Tường cho hay trong đầu tư, cần phải tách biệt giữa doanh nghiệp và cổ phiếu, không nên đánh đồng doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt thì cổ phiếu cũng tốt, dù rằng doanh nghiệp là nền tảng tạo ra giá trị nội tại cho cổ phiếu.

 

Theo vị chuyên gia này, doanh nghiệp rất tốt nhưng cổ phiếu chưa chắc đã tốt nếu định giá không còn hấp dẫn. Giá cổ phiếu thể hiện giá trị nền tảng của doanh nghiệp nhưng có cộng thêm các yếu tố khác liên quan đến thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, cho nên mỗi nhóm cổ phiếu thường có những cá tính khác nhau.

 

"Như 2 cô gái đẹp như nhau, số đo y chang nhau nhưng cá tính khác nhau thì sẽ vẫn khác nhau. Cổ phiếu cũng tương tự như thế. Như cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu chẳng hạn, thường giá cổ phiếu sẽ đi rất sát với tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi của doanh nghiệp và có biên độ dao động khá thấp, trừ khi thị trường chung có biến động bất nhờ. Nhưng giá cổ phiếu mang tính chất hàng hóa thì thường phản ánh biến động giá đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp hơn là theo sát tăng trưởng lợi nhuận", ông Tường nêu góc nhìn.

 



 Ví dụ như giá cổ phiếu thép thường phản ánh giá thép trên thị trường thay vì chờ đến khi lợi nhuận doanh nghiệp thép tăng lên; thậm chí khi lợi nhuận được ghi nhận tăng lên thì giá cổ phiếu thép lại giảm vì giá thép trên thị trường lúc đó giảm. Hoặc như giá cổ phiếu casino ở Đài Loan không phản ánh theo lợi nhuận của các casino mà biến động theo tăng trưởng số lượng người du lịch, đặc biệt là khách du lịch VIP. Hoặc như giá cổ phiếu dầu cọ thay đổi theo giá dầu cọ thay vì đợi đến khi được ghi nhận lợi nhuận.

 

Nhà đầu tư cần chú ý đến những "cá tính" như vậy. Chẳng hạn khi giá thép đạt đỉnh, lợi nhuận công ty thép vẫn tăng nhưng giá cổ phiếu thép lại giảm, bởi vì giá cổ phiếu thép đã tăng trước đó nhờ giả định rằng giá thép sẽ còn tăng nhưng khi giá thép giảm, giả định trên không còn đúng nên giá cổ phiếu thép giảm.

 

"Đây là lý do tại sao một số cổ phiếu có P/E thấp nhưng giá cổ phiếu không tăng. Chỉ số P/E mà chúng ta nhìn là P/E của quá khứ. Thị trường luôn phản ánh tương lai, quá khứ chỉ là yếu tố tham chiếu. Lời khuyên là khi nhà đầu tư nhìn vào từng cổ phiếu thì cần phải hiểu được cá tính của cổ phiếu đó, nhất là ở thị trường Việt Nam, có những cổ phiếu chịu tác động về giá một cách khủng khiếp thì đó lại là cá tính của cổ phiếu đó. Với cá tính nhất định thì chúng ta có hành vi ứng xử tương ứng", ông Tường cho hay.

 

Bên cạnh một số lầm tưởng liên quan đến giá cổ phiếu, chuyên gia tài chính Đào Phúc Tường cũng chỉ ra một vấn đề khác mà nhà đầu tư cần lưu ý là sự đồng thuận của thị trường.

 

"Cái mà tôi ghét nhất trên thị trường chứng khoán là sự đồng thuận. Năm nay, 100% các bên nhận định rằng thị trường sẽ tăng mà trong đầu tư cổ phiếu, đồng thuận là con dao 2 lưỡi, bởi vì khi đã đồng thuận thì phần nào quan điểm tích cực đã phản ánh vào giá cổ phiếu. Khi có bất kỳ yếu tố bất lợi nào xảy ra, rủi ro sẽ lớn hơn cơ hội. Tôi rất thích một vài công ty đứng ra nói rằng thị trường chứng khoán không thể tăng 20%, chỉ tăng 10% hoặc thậm chí suy giảm để mọi người suy xét cẩn trọng hơn", ông Tường nêu quan điểm.

 

Theo vị chuyên gia này, tất cả các dự báo của các tổ chức đều dựa trên những nền tảng giả định nhất định. Khi có những yếu tố mới phát sinh thì nhà đầu tư phải cẩn trọng vì lúc đó, bản thân các tổ chức cũng đang điều chỉnh lại những giả định của họ nhưng chưa chắc đã đưa thông tin ra thị trường. Ví dụ đầu năm nay, không tổ chức nào biết được chiến sự giữa Nga và Ukraine sẽ xảy ra nhưng hiện nay, nhiều tổ chức đang phải tư duy lại xem nên ứng xử thế nào đối với thị trường trong bối cảnh hiện tại.

 

"Đó là lý do vì sao mọi bên đều nhận định tích cực nhưng giá chứng khoán chưa lên, dòng tiền không vào, VN-Index mãi không bật lên khỏi mốc 1.500 điểm. Đó là vấn đề niềm tin và phải chờ thị trường trả lời", ông Tường cho biết, đồng thời kỳ vọng thực tế sẽ xảy ra đúng hoặc tốt hơn những gì mà mọi bên dự báo, lúc đó, thị trường sẽ rất sôi động.

 

Thanh Long

Nguồn:

VietNam Finance


SÁU DẠNG NGƯỜI CẦN NHẬN DẠNG-THU HÚT- ĐỐI ĐÃI & TRỞ THÀNH



Chúng ta cùng ôn lại và thấu hiểu tầm quan trọng của việc nhận dạng, thu hút, đối đãi và trở thành trong mối quan hệ của chúng ta. Xung quanh chúng ta chung quy lại có 6 dạng người: CAO NHÂN, QUÝ NHÂN, NHÂN MẠCH, NHÂN TÀI, THẦN TÀI VÀ MINH SƯ hãy cùng nhau phấn đấu 6 trong một nghen cả nhà.

1/ CAO NHÂN: là người cho chúng ta một quan niệm, một bài học hay một hiểu biết mà từ đó nhận thức của chúng ta đứng trên vấn nạn phát sinh.

Thu hút: trân trọng-biết ơn tri thức mình nhận được, mạnh mẽ chia sẽ bài học hay giá trị bản thân nhận được cho nhiều người.

Cách đối đãi: TRI PHÚC-TRỌNG PHÚC-TẠO PHÚC

Trở thành CAO NHÂN: về khái niệm & hệ quy chiếu cần thấu suốt: công thức cội nguồn cuộc sống, cấu trúc con người, tam giác hiện thực, câu chuyện tánh không của cây bút, sĩ thân & định thân, vệ nhận thức nội tâm NÂNG TẦM NHẬN THỨC LÊN TẦNG 3 TRỞ LÊN. Tạo bối cảnh tiếp xúc và thân thiết với nhiều người không thấy vấn đề với con người, sức khoẻ, công việc, tài chính. Cần bồi dưỡng TRÍ TUỆ, TÂM THÁI

2/ QUÝ NHÂN: là người giúp chúng ta một khía cạnh hay một gia đoạn nào đó trong cuộc sống. Có Đại quý nhân (giúp mọi phương diện trong cuộc sống), trung quý nhân (một phần lớn trong cuộc sống), tiểu quý nhân (một phần nhỏ cuộc sống).

Thu Hút: TRƯỞNG THÀNH HƠN NGƯỜI (có sự khác biệt cách biệt về sự trưởng thành trong quan niệm, quan hệ xã hội, chuyên môn so với người cùng lứa tuổi)

Cách đối đãi: TRI ÂN-TRỌNG ÂN-BÁO ÂN

Trở thành QUÝ NHÂN: về khái niệm và hệ quy chiếu cần thấu suốt là: CÔNG ĐỨC, PHƯỚC ĐỨC. Về nhận thức nội tâm: con người chính là trọng điểm để giúp bản thân thực hiện mọi ước mơ cuộc đời. Con người không là con đường cũng là cây cầu. Phẩm chất cần bồi dưỡng NHÂN-LỄ-NGHĨA-TRÍ-TÍN

3/ NHÂN MẠCH: là người có vai trò trọng điểm trong mối quan hệ xã hội của họ, là người sở hữu mạng lưới mối quan hệ xã hội uy tín-chất lượng, NHÂN MẠCH là người tiếng nói có trọng lượng.

Thu hút: thói quen kết nối và cho người khác mượn sức mối quan hệ xã hội của mình. 

Cách đối đãi: biết trước biết sau, quảng bá hình ảnh của nhân mạch.

Trở thành NHÂN MẠCH: về khái niệm và hệ quy chiếu cần thấu suốt: con người là vốn, trí tuệ ưu tú, giá trị thực (công thức a^n=? a là người, n là thời gian), nhân-duyên-quả. Nhận thức nội tâm: giúp người khác đạt ước nguyện cuộc đời giúp chúng ta nâng cao cảnh giới cuộc sống. Bồi dưỡng phẩm chất NHÂN-LỄ-NGHĨA-TRÍ-TÍN

4/ THẦN TÀI: là người mà khi có sự hiện diện của họ giúp chúng ta bội tăng những gì chúng ta mong muốn.

Thu hút: trân trọng-biết ơn sự hiện diện của con người

Cách đối đãi: là trân trọng biết ơn sự hiện diện của họ.

Trở thành THẦN TÀI: về khái niệm và hệ quy chiếu cần thấu suốt: phước báu. Nhận thức nội tâm: luôn tin tưởng bản thân mang lại điều tốt đẹp, thuận lợi, hanh thông. Bồi dưỡng tâm thái trân trọng biết ơn, bao dung, an vui.

5/ NHÂN TÀI: là người gánh vác khía cạnh nào đó trong cuộc sống của chúng ta.

Thu hút: ước mơ rõ ràng và đủ lớn. Trở thành con người mà tận cùng sự trưởng thành của con người.

Cách đối đãi: bồi dưỡng trí tuệ, tâm thái, phẩm chất, nhân cách, năng lực, thể chất, vật chất, giúp họ hiện thực hoá ước mơ.

Trở thành NHÂN TÀI: về khái niệm và hệ quy chiếu cần thấu suốt: cộng sinh (con cua và sợi dây). Nhận thức nội tâm: có cống hiến gánh vác mới trưởng thành. Bồi dưỡng tâm thái, phẩm chất ưu tú (Nhân-lễ-Nghĩa-Trí-Tín)

6/ MINH SƯ: là người có ước mơ bao trùm ước mơ của chúng ta. Là người có trí tuệ, tâm thái, phẩm chất, nhân cách, năng lực hay cảnh giới cuộc sống khác biệt cách biệt mà chúng ta muốn hướng đến. Đồng thời nhận lời bồi dưỡng và đồng hành cùng chúng ta . 

Cách đối đãi: gánh vác sứ mệnh và đồng hành thực hiện ước mơ cùng minh sư.

Trở thành MINH SƯ: về khái niệm và hệ quy chiếu cần thấu suốt: 7 cảnh giới cuộc sống, giàu toàn diện, quảng bá & chuyển hiện thực. Nhận thức nội tâm: mọi việc bắt đầu bằng kết quả. Bồi dưỡng Trí tuệ, tâm thái, phẩm chất, nhân cách, thể chất.

 (Dẫn lời từ MINH SƯ)

BA LAN ĐÁNG YÊU… _ (Những ngày chiến sự Nga_Ucraina)



120 ngàn người Ukraine đã sang tị nạn tại Ba Lan trong 3 ngày qua. Biên giới mở hoàn toàn, tức cứ qua 'như đi chợ', không kiểm tra giấy tờ. Bộ đội biên phòng Ba Lan đi xách hành lý, đẩy xe, ẵm trẻ, giúp đỡ những người già yếu tới các điểm tập kết của người tị nan.

Người Ukraine đi tầu xe miễn vé, chỉ cần chìa quyển hộ chiếu ra là lên. Ba Lan dự tính đón 3-4 triệu người Ukraine trong đợt này.

Còn dòng người xếp hàng dài dưới giá lạnh này là những người Ba Lan tới hiến máu. Với khẩu hiệu "Máu cho Ukraine" nhiều điểm hiến máu như thế này đã đươc mở ra hôm nay. Đây là điểm ở sân vận động Legia Warsaw. 

Máu sẽ được chuyển sang cứu chữa cho thương binh và thường dân Ukraine bị thương trong cuộc chiến.

Tôi gọi đó là nhân văn, tình người.

MẠC HỒNG VIỆT

Chết vì sợ trước khi chết vì ăn



Báo chí nước ngoài (báo chí trong nước miễn bàn) khi viết về an toàn thực phẩm cũng có xu hướng đưa tin giựt gân. Đó là tôi đang nói báo tầm cỡ như tờ Consumer report, NYT, CNN,…


Cách đây chục năm, tờ Consumer report la làng về gạo chứa nhiều thạch tín (arsenic As2O3). Sự kiện này đúng. Các loại cây trồng ngập nước thường có dư lượng thạch tín khá cao. Lúa gạo cũng vậy, gạo lứt (còn cám) có dư lượng As cao hơn gạo trắng. Và để cảnh giác người tiêu dùng, tờ Consumer Report đã so sánh mức giới hạn As trong nước uống (0,01 ppm) với As gạo lứt (0,25 ppm max ) và gạo trắng (0,20 ppm). 


Kiểu so sánh lập bảng đóng khung như thế làm nhiều người hết…hồn.


Mấy ai hiểu, dư lượng độc chất trong nước uống được quy định khắt khe nhất trong các loại thực phẩm, vì chúng ta tiêu thụ mỗi ngày và tiêu thụ nhiều nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 lít nước, còn gạo ăn không quá 0,2 kg. So sánh giới hạn As trong nước uống và trong gạo đúng là rất giựt gân và tinh xảo (trá). 


Báo chí Đức cũng chẳng kém, như trong bài dưới đây, đã so sánh mức dung nạp hàng tuần cho phép với nhôm tính trên 1 kg thể trọng, và lượng nhôm trong 1 kg bột làm bánh bao. So sánh kiểu đó thì chết…mẹ người ta rồi. Nhẹ như tôi cũng cỡ 60 kg, mức dung nạp đó phải nhân lên 60 lần… 


Đọc các bài báo về attp mà thấy hù dọa quá mức cũng nên thận trọng…Chết vì sợ dễ hơn chết vì ăn (Vtt)

--------------------------------


Nhôm trong thực phẩm có hại không?

- Vũ Thế Thành


Một người bạn bên Đức chuyển tiếp  email cho tôi: báo chí Đức đưa tin bột làm bánh bao, bánh khọt, bánh bông lan,…của một công ty Việt Nam chứa nhiều nhôm (1.670 mg/kg). Email này kèm theo lời dẫn giải của ai đó (không có trong mẫu tin) rằng, nhôm rất có hại cho cơ thể, tiêu thụ một thời gian dài có thể làm chết tế bào não, mất trí nhớ, chấn động bạo lực (?),… Sự thật về nhôm trong thực phẩm thế nào?


Nhôm trong thực phẩm đến từ đâu?


Nhôm chẳng ích lợi gì cho dinh dưỡng của con người, nhưng đa số thực phẩm lại chứa nhôm với mức trung bình khoảng 5 mg/kg. Nhôm có tự nhiên trong thực phẩm, mà nhôm do con người chủ động đưa vào thực phẩm (phụ gia) cũng có.


Một số loại thực vật như nấm, khoai tây, xà lách, lá trà, thảo dược (herbs), cocoa,…có hàm lượng nhôm tự nhiên khá cao, từ 5 – 10 mg/kg hoặc hơn. Nước uống  cũng chứa nhôm, nhưng ở mức rất thấp, không quá 0,2 mg/lít.


Các hợp chất nhôm cải thiện một số đặc tính của thực phẩm, nên con người chủ động đưa nhôm vào thực phẩm để làm săn chắc, làm bột nở, chất chống dính, phẩm màu, chất ổn định trong thực phẩm. Do nhôm có thể làm vách tế bào của trái cây, rau quả cứng và dòn hơn, nên ở Việt Nam thường dùng phèn (nhôm-kali) để muối dưa, củ quả, hoặc làm mứt.


Các vật dụng làm bếp như chén, đũa, nồi nhôm, các lá nhôm để bọc thức ăn, bọc cá thịt để nướng,..đều có thể đưa nhôm vào thực phẩm.


Nhôm cũng có trong một số loại dược phẩm như thuốc giảm đau (làm chất đệm), và nhất là thuốc đau bao tử (làm giảm độ acid của dịch vị) chứa lượng nhôm khá cao. Các loại thuốc khử mùi bôi da cũng chứa nhôm (ngấm vào máu).


Xem ra chạy đâu cũng không thoát khỏi nhôm. Mức tiêu thụ nhôm mỗi ngày từ thực phẩm thay đổi tùy khu vực: từ 1,6 mg (ở Pháp) tới 34 mg (Trung Quốc). Ở Châu Âu nói chung từ 1,6-13 mg. Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex (của WHO và FAO) ước tính mức phơi nhiễm nhôm từ nguồn thực phẩm từ 6 -14 mg.


Thực phẩm chứa nhôm gây alzheimer?


Cách nay 24 năm, một sự cố rò rỉ 20 tấn sulfate nhôm vào hệ thống cung cấp nước ở nhà máy xử lý nước ở thị trấn Camlford (Anh Quốc). 12 năm sau, một cư dân ở Camlford bị chết vì bệnh alzheimer. Khi giải phẫu tử thi, người ta thấy một lượng nhôm cao bất thường trong não. Nhôm gắn liền với bệnh alzheimer từ đó.


Điều mà người ta lo ngại đó là nhôm có thể ảnh hưởng bất lợi đến hệ thần kinh.


Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau này cho thấy mối liên hệ giữa nhôm và bệnh alzheimer là chuyện mơ hồ, không đủ chứng cớ. Chẳng có nghiên cứu dịch tễ nào giữa nhôm và bệnh alzheimer cho ra hồn.  Ủy ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm JECFA (của WHO/FAO), cơ quan an toàn thực phẩm của Châu Âu (EFSA) và FDA (Mỹ) cũng thừa nhận điều này. Giới khoa học theo dõi những người uống thuốc đau bao tử (có lượng nhôm cao) cũng không thấy có mối quan hệ nào giữa nhôm và bệnh alzheimer hoặc bị nhiễm độc thần kinh (neurotoxicity).


Vì sao nhôm lại chuyển lên não ở những người bệnh alzheimer, khoa học đến nay chưa giải thích được.


Tuy nhiên, khi thử trên chuột thì lại thấy chuột bị nhiễm độc thần kinh, thậm chí ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh của thế hệ con cháu nhà chuột. Những người chạy thận nhân tạo cũng cho thấy bị nhiễm độc này do phơi nhiễm với nồng độ nhôm cao. Đó là lý do vì sao mà EFSA của Châu Âu vội vàng kéo mức dung nạp hàng tuần (TWI) của nhôm xuống còn 1 mg/ kg thể trọng, nghĩa là 60 mg nhôm mỗi tuần với người nặng 60kg. Năm 2006, JECFA (của WHO/FAO) cũng kéo xuống mức tương tự, nhưng JECFA thận trọng, chỉ ghi là mức tạm thời thôi (provisional) với  PTWI là 1 mg. Khi cần thì sẽ xem xét lại.


Nhôm vào cơ thể hấp thu qua đường ruột, một phần tích lũy ở các mô rải rác trong cơ thể (nhiều nhất ở xương), một phần bài tiết ra ngoài theo phân hoặc nước tiểu. Tỉ lệ tích lũy và đào thải tùy thuộc một phần nhôm được đưa vào cơ thể ở dạng nào


Nhôm dùng làm bột nở


Nguồn nhôm trong thực phẩm đa phần do con người chủ động đưa vào (khoảng 70%), còn lại là nhôm tự nhiên, chủ yếu là dùng trong bánh (bột nở) và rau quả muối hay mứt. Nhưng không phải bột nở nào cũng dùng đến nhôm.


Nhôm trong bột nở ở dạng phosphate, sodium aluminium phosphate (SALP) hoặc sulfate, sodium aluminium sulfate (SAS). Do đặc tính làm nở ở hai giai đoạn: giai đoạn nhanh (khi vừa nhào bột) và giai đoạn chậm (khi gia nhiệt), nên SALP thường dùng trong bánh bao, bánh hấp, phối hợp với sodium bicarbonate để điều khiển tốc độ nở của bánh. Các loại bánh nướng khác thường dùng monocalcium phosphat (MCP) hoặc sodium acid pyrophosphate (SAPP), thay vì dùng nhôm.


FDA (Mỹ) xếp SALP thuộc loại GRAS, được thừa nhận là an toàn, và cho phép sử dụng. Châu Âu và Ủy ban Codex (của WHO/FAO) cũng thế. Châu Âu cho phép dùng SALP (E 541) trong các loại bánh nướng ở mức 1.000 mg/kg quy ra nhôm.


Xin đừng suy diễn…


Trở lại chuyện bột bánh bao, bánh khọt của VN có hàm lượng nhôm hơi cao là 1.670 mg/kg, bị cơ quan thẩm quyền của Đức “chiếu cố”, thì chẳng có gì oan ức. Tuy nhiên, báo Đức viện dẫn mức dung nạp hàng tuần (TWI) là 1mg/kg thể trọng, đặt cạnh con số 1.670 mg/kg của bột bánh bao trong bối cảnh trên là một cách so sánh quá đáng, nếu không muốn nói là làm hết…hồn người yếu vía.  


TWI là ước tính lượng phụ gia nào đó tiêu thụ cả đời mà không thấy rủi ro. Nếu lỡ tiêu thụ trên mức TWI cũng không tự động bị rủi ro về sức khỏe, miễn là mức tiêu thụ trung bình suốt một thời gian dài đừng quá mức khuyến cáo đó là được. Đó là lý do vì sao người đưa ra mức dung nạp hàng tuần, chứ không phải mức dung nạp hàng ngày (TDI). Khuyến cáo này đại khái cũng gần giống như mức khuyến cáo ăn muối nên dưới 5mg/ngày. Và nếu tôi không lầm, thì dân Đức ở một số vùng cũng rất hảo…mặn.


Mức khuyến cáo cho cả đời, và mức pháp luật cho phép (trong trường hợp này là “lỡ tay” dùng quá mức phụ gia quy định) là hai vấn đề khác nhau. Đặt hai vấn đề này cạnh nhau thì thấy ớn quá, nếu không muốn nói là so sánh khập khiễng. Điều đó cũng đâu có nghĩa là dùng nhôm thì chết tế bào não, mất trí nhớ, hay chấn động bạo lực (?), vì một ngày con người ăn được mấy cái bánh bao? Lượng bột trong mỗi cái bánh bao là bao nhiêu?



Suy diễn cho lắm rồi hoảng hốt có khi lại chết sớm vì…stress.


Vũ Thế Thành


https://saigonthapcam.wordpress.com/2022/02/28/nhom-trong-thuc-pham-co-hai-khong/#more-6426

Ai cũng cần cho mình một bờ vai...



Ai cũng cần cho mình một bờ vai, ko phải để gánh dùm ta những mệt nhọc, mà để làm tan những mệt nhọc của ta khi ta tựa vào bờ vai ấy

Ai cũng cần cho mình một bờ vai, một bờ vai ko phải chao ôi tiền bạc lụa là, mà bờ vai để ta biết dù một ngày kia ta có ko còn huy hoàng, ta có sai lầm gì trên đường đời chăng nữa, bờ vai ấy vẫn sẽ luôn ở đấy, đợi ta về...

Ai cũng cần cho mình một bờ vai, chỉ để bình yên nằm ngủ, gối lên đấy và nghe nhịp tim đều đặn, dẫu có mỏi đến tê người, vẫn yên đấy một bờ vai

Ai cũng cần cho mình một bờ vai, để đêm dẫu có là nóng bức, hay cái lạnh buốt xương, bờ vai ấy vẫn phe phấy chiếc quạt cả đêm, bờ vai ấy vẫn phơi ra đón gió, để ta nép vào...

(st.)
--------
ai cũng cần, cho mình, một bờ vai...

7 bài học từ đại bàng

 Chim đại bàng biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao. Đại bàng có 7 bài học nổi bật dưới đây và hy vọng từ 7 bài học này, các bậc phụ huynh sẽ tìm được cách dạy con phù hợp với mình:





Bài học 1: Đại bàng luôn bay ở một độ cao rất lớn

Đại Bàng bay ở một tầm rất cao, Đại Bàng bay một mình ở một tầm rất cao, nó không bay với chim sẻ, hoặc chen lẫn vào với các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời.  


 => “Hãy tránh xa những con chim sẻ và quạ hoặc những người khác luôn cản trở và níu kéo công việc của bạn. Đại Bàng bay chỉ với những con Đại Bàng khác….”


Bài học 2: Tập trung cao độ vào con mồi dù ở khoảng cách rất xa

Đại Bàng có tầm nhìn rất xa, có khả năng tập trung vào một cái gì đó lên đến khoảng cách 5 cây số. Khi phát hiện ra con mồi của nó, thậm chí là một động vật gặm nhấm từ xa, nó chú tâm và dành sự tập trung của mình vào con mồi và thiết lập ra cách tiếp cận để bắt được con mồi đó.Không có vấn đề gì có thể cản trở được nó, con Đại Bàng sẽ không thay đổi mục tiêu con mồi cho đến khi nó bắt được. 


 =>  “Có một tầm nhìn và tập trung cao độ làm việc thì sẽ không có vấn đề gì trở ngại và bạn sẽ thành công.”


Bài học 3: Không bao giờ ăn những thứ đã chết

Đại Bàng không ăn những thứ đã chết. Nó chỉ ăn những con mồi tươi. Điều này là lý do tại sao chúng ta có 1 +3 trong kế hoạch tiếp thị của FLP. Kền kền thường ăn động vật chết, nhưng Đại Bàng thì không. Hãy cẩn thận với những gì bạn mắt thấy và tai nghe, đặc biệt là những hoàn cảnh trong các bộ phim và trên truyền hình.


 => “Chúng ta luôn phải nhớ rằng những cái gì đang tồn tại trong chúng ta sẽ bị cũ đi và sẽ lỗi thời, vì vậy. Luôn luôn làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục.”


Bài học 4 : Lòng tin đích thực luôn phải được thử thách

Đại Bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác! 


 Ví dụ: Như khi một con Đại Bàng Cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con Cái bay xuống mặt đất trong khi con đực đang theo đuổi nó. Và nó cắp một cành cây khô và bay trở lại vào không trung cùng với con đực đang theo đuổi nó. Khi nó đã đạt đến một tầm cao mà nó mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây,lúc đó nhành cây rơi tự do. Khi đó con đực đuổi theo cành cây này. Con Đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do mà nó đang đuổi. Con đực sẽ bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất. Nó sẽ mang nhành cây đó đưa lại cho con Đại Bàng cái. Tiếp tục con Đại Bàng Cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi theo.Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực cam kết đã làm chủ được nghệ thuật nhặt lại cành cây này. Chỉ sau đó, con cái mới cho phép con đực giao phối với nó. 


 => “Cho dù trong cuộc sống riêng tư hay trong kinh doanh, một trong những thử nghiệm cam kết của mọi người dành cho mối quan hệ đối tác trước khi chúng ta hợp tác cùng thành công.”


Bài học 5: Yêu thích các cơn bão

Đại Bàng rất thích các cơn bão. Là loài chim duy nhất yêu thích các cơn bão. Khi những đám mây xám xịt kéo đến thì đó là lúc những chú chim Đại Bàng rất vui mừng. Đại Bàng sử dụng sức gió của cơn bão để nâng nó bay cao hơn. Một khi nó thấy gió của cơn bão, Đại Bàng sử dụng sức mạnh của cơn bão hoành hành để nâng nó lên trên những đám mây. Điều này cho phép các con Đại Bàng một cơ hội để lướt cao hơn từ đôi cánh của nó.Trong khi đó, tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá, cành, hốc cây.


 => “Chúng ta có thể sử dụng những cơn bão của cuộc sống để nâng chúng ta lên tầm cao mới. Thưởng thức những thành quả đạt được từ những thách thức và biến những cơn bão cuộc sống thành lợi nhuận cho chúng ta.”


Bài học 6 : Nghị lực phải được trui rèn từ nhỏ

Đại Bàng chuẩn bị cho quá trình sinh sản và dạy kỹ năng cho Đại Bàng con. Khi đã sẵn sàng đẻ trứng, con Đại Bàng đực và con Cái xác định một vị trí rất cao trên vách đá nơi không có động vật săn mồi có thể tấn công được. Con đực sẽ bay xuống mặt đất và chọn những cành cây khô chắc chắn và đặt chúng trên các kẽ hở của vách đá, sau đó bay trở lại mặt đất một lần nữa để thu nhặt các cành cây nhỏ hơn và xếp vào tổ cần làm.Nó bay trở lại mặt đất và chọn các cành cây khô có gai và đặt dưới các lá cây. Rồi nó thu nhặt các đám cỏ mềm để trải trên các cành cây có gai. 


Khi lớp tổ đầu tiên xây dựng được hoàn thành, Đại Bàng đực bay trở lại mặt đất và chọn cây có gai nhiều hơn, đưa nó vào tổ, nó lại bay xuống mặt đất lấy cỏ để phủ lên các cành cây có gai, sau đó rũ lông của mình lên để hoàn thành tổ.Các gai ở bên ngoài của tổ bảo vệ nó khỏi những kẻ xâm nhập vào tổ. Cả hai con Đại Bàng đực và cái tham gia trong việc bảo vệ Đại Bàng con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng, Con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi.


 Trong thời gian dạy cho những con Đại Bàng con tập bay, Đại Bàng mẹ ném những con Đại Bàng con ra khỏi tổ. Bởi vì các con non đang sợ hãi, nó sẽ lại nhảy vào tổ.Trước tiên khi con của nó được vài tháng tuổi, con đực và con cái sẽ dạy cho các con qua những kỹ năng hàng ngày. Tiếp theo, Đại Bàng mẹ ném chúng ra lại và sau đó nó tiếp tục trút bỏ hết các lớp mềm lót trong tổ, để lại các gai trần.


 Khi các Đại Bàng con sợ hãi và một lần nữa nhảy lại vào tổ thì chúng bị vết chích bởi các gai. Nó thét lên và bị chảy máu. Nó phải nhảy ra khỏi tổ và trong lúc này nó tự hỏi tại sao mẹ và người cha yêu thương nó rất nhiều bây giờ lại tra tấn nó.Tiếp theo, mẹ con Đại Bàng đẩy chúng ra khỏi vách đá vào không trung. Khi tiếng thét trong sợ hãi, Đại Bàng cha bay ra ngoài và bắt chúng trở lại trước khi nó bị rơi và đưa chúng trở lại vào vách đá. Điều này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi các con Đại Bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được.Nó cần phải tiếp thu những kiến thức này thì mới có thể bay được. 


 => “Việc chuẩn bị dạy chúng ta những thứ cần thay đổi, việc dạy dỗ của gia đình chúng ta cùng với sự tích cực học tập của bản thân sẽ dẫn đến thành công, việc bị chích bằng các gai nhọn cho chúng ta biết rằng đôi khi quá thoải mái, khi chúng ta cần kết quả hoặc không. Chúng ta không được trải nghiệm cuộc sống, không phát triển và không học tập được những gì từ cuộc sống. Gai của cuộc sống đến để dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải phát triển, hãy ra khỏi tổ và sinh sống. Chúng ta có thể không biết nó, nhưng thiên đường dường như cảm thấy thoải mái và an toàn vẫn có thể có gai”.


Bài học 7 : Chấp nhận rũ bỏ thói quen cũ

Đại Bàng chuẩn bị cho tuổi già… Khi Đại Bàng trở nên già nua, lông của chúng trở nên yếu và không thể giúp nó còn nhanh nhẹn như trước. Khi nó cảm thấy yếu và sắp chết, nó tìm đến một một nơi xa trong đá. Ở đó, nó rủ hết tất cả lông trên cơ thể của mình cho đến khi nó rủ hoàn toàn sạch lông. Nó ở lại trong nơi ẩn náu cho đến khi cơ thể đã phát triển mới lông, sau đó nó mới có thể ra khỏi hang và trở lại cuộc sống. 


 => “Thỉnh thoảng chúng ta cần phải rủ bỏ những thói quen cũ và các cám dỗ đem lại gánh nặng cho chúng ta, những thứ không cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.” 

(Bài: Phan Duẫn)

16,4 triệu người Việt Nam sẽ không có lương hưu vào năm 2030

 Theo Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, nhiều quốc gia đã theo đuổi cách tiếp cận mở rộng bao phủ dựa vào một hệ thống hưu trí đa tầng thường bao gồm một hợp phần lương hưu cào bằng lấy từ nguồn thuế, một hợp phần hưu trí bắt buộc đóng góp theo thu nhập và một hợp phần hưu trí bổ sung.


Theo Báo cáo tóm lược các phương án xây dựng hệ thống hưu trí đa tầng ở Việt Nam của ILO, Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển dịch cơ cấu dân số nhanh chóng thuộc nhóm nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia có dân số trẻ với tỷ lệ phụ thuộc của người già là 6,6%. Tuy nhiên, số người trên 60 tuổi sẽ tăng từ 9,1 triệu người vào năm 2015 lên tới 33 triệu người vào năm 2105. So với các nước khác, kể cả các nước phát triển và đang phát triển thì Việt Nam có tốc độ già hóa rất nhanh. 

Cụ thể là thời gian cần thiết để chuyển từ “giai đoạn đang già hóa” sang “giai đoạn đã già hóa” ở Việt Nam ngắn hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Việt Nam sẽ chỉ cần 18 năm, trong khi Pháp cần 115 năm, Mỹ cần 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc cần 26 năm. 

Phía sau dự báo 16,4 triệu người Việt Nam sẽ không có lương hưu vào năm 2030: Khuyến nghị thiết lập khoản hưu trí lấy từ nguồn thuế - Ảnh 1.

Với tình hình phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, thì xu thế này có thể trở thành một thách thức đối với Việt Nam và chắc chắn phải cần điều chỉnh đáng kể hệ thống hưu trí, ILO nhận định.

Báo cáo cũng cho rằng, tuổi thọ tăng lên và tỷ lệ sinh giảm đi sẽ làm gia tăng số người già cần được bảo vệ đầy đủ khi về già. Nhóm dân số trong độ tuổi lao động sẽ có nguy cơ bị “kẹt” giữa việc chăm sóc cho con cái và cha mẹ của mình, phải đối mặt với gánh nặng tài chính ngày càng tăng khi phải chăm sóc cả ba thế hệ, con cái, bản thân, và cha mẹ. Gánh nặng này trở nên trầm trọng hơn do số người trong tuổi lao động ít đi và họ có ít anh chị em hơn để cùng chia sẻ gánh nặng.

Phía sau dự báo 16,4 triệu người Việt Nam sẽ không có lương hưu vào năm 2030: Khuyến nghị thiết lập khoản hưu trí lấy từ nguồn thuế - Ảnh 2.

Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP

Theo báo cáo Đánh giá tác động của chính sách Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) năm 2021, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực tiễn thực hiện Luật bảo hiểm xã hội cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.

Chính sách BHXH hiện hành chưa hướng đến bao phủ toàn dân; hệ thống BHXH về cơ bản còn thiết kế đơn tầng, sự kết nối giữa chính sách BHXH với các chính sách xã hội khác nên diện bao phủ còn thấp. Tính đến năm 2020, mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn gần 32 triệu người trong lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (khoảng 66,5%) chưa tham gia BHXH.

BHXH bắt buộc còn bỏ sót một số nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng nhưng chưa được luật hóa để tham gia như chủ hộ kinh doanh cá thể; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt.

Mặt khác, số lượng hưởng BHXH một lần tăng nhanh chóng dẫn tới độ bao phủ BHXH tăng chậm. Trong giai đoạn 2012 - 2020, mỗi năm bình quân có khoảng 700 nghìn người hưởng BHXH một lần dẫn đến số người tham gia BHXH tăng thêm chỉ là gần 600 nghìn người; tức là cứ có 2 người mới tham gia vào BHXH thì có 1 người rời khỏi hệ thống.

Phía sau dự báo 16,4 triệu người Việt Nam sẽ không có lương hưu vào năm 2030: Khuyến nghị thiết lập khoản hưu trí lấy từ nguồn thuế - Ảnh 3.

Theo ILO, việc mở rộng các cơ chế hưu trí tài trợ từ nguồn thuế là chìa khóa cho việc thu hẹp khoảng trống bao phủ. Nếu không mở rộng đáng kể các cơ chế lấy từ nguồn thuế thì trong số 20,7 triệu người trên tuổi về hưu theo luật vào năm 2030, có 16,4 triệu người - hay 79% người cao tuổi có nguy cơ không có khoản trợ cấp nào. 

Ngay cả khi gia tăng số người đóng bảo hiểm, thì cũng cần ít nhất vài chục năm mới có thay đổi đáng kể số người hưởng lợi được hưởng hưu trí có đóng góp. Cho tới lúc đó, theo ILO, giải pháp duy nhất để mở rộng diện bao phủ hiệu quả trong bối cảnh này là xây dựng một hệ thống hưu trí rộng khắp lấy từ nguồn thuế, tích hợp vào hệ thống hưu trí đa tầng.

Theo ILO, nhận thức được những thách thức về diện bao phủ hiện nay trong hệ thống, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu từng bước thu hẹp khoảng trống bao phủ bằng cách kết hợp hai yếu tố đóng góp và không đóng góp trong cùng một hệ thống bảo trợ xã hội đa tầng, và bằng cách cụ thể là xây dựng một cơ chế theo nguyên tắc thẩm tra hưu trí nhằm bao phủ cho toàn bộ người cao tuổi hiện không được nhận lương hưu từ hệ thống có đóng góp. 

Nhiều quốc gia đã theo đuổi cách tiếp cận mở rộng bao phủ dựa vào một hệ thống hưu trí đa tầng thường bao gồm một hợp phần lương hưu cào bằng lấy từ nguồn thuế, một hợp phần hưu trí bắt buộc đóng góp theo thu nhập và một hợp phần hưu trí bổ sung. 

Tầng 1 của hệ thống thường bao gồm một hợp phần do Chính phủ hỗ trợ từ các nguồn thu công để đảm bảo an sinh tuổi già cơ bản cho mọi người. Cách tiếp cận này đã chứng tỏ là một trong những cách hiệu quả nhất nhằm mở rộng bao phủ trong ngắn hạn và trung hạn, kể cả cả những người không tích lũy đủ số năm đóng góp hoặc những người không có đóng góp gì. 

Tầng 2 là một cơ chế cố định mức hưởng (DB) lấy nguồn tài chính từ cơ sở tọa thu tọa chi hoặc tài trợ một phần, tương tự như hệ thống hiện nay của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

Cuối cùng, Tầng 3 thường là hợp phần hưu trí bổ sung, cố định mức đóng (DC) để cho phép người dân có thể hưởng mức hưu trí cao hơn.

Từ đó, báo cáo đưa ra các khuyến nghị như sau:

Thiết lập một hệ thống đa tầng tích hợp: Việt Nam cần phải thiết lập một hệ thống hưu trí hiệu quả ngay hôm nay nhằm giảm gánh nặng cho các thế hệ tương lai. 

Thiết lập một hợp phần hưu trí hiệu quả lấy từ nguồn thuế (ví dụ, Tầng 1) được tích hợp vào hệ thống đa tầng: Các khoản hưu trí được lấy từ nguồn thuế là cách duy nhất, ít nhất là trong giai đoạn hiện tại, để chi trả cho rất nhiều người đang làm làm những công việc phi chính thức và không có khả năng đóng góp khi còn đi làm. Tầng bảo hiểm xã hội sẽ không thể bao phủ cho phần lớn dân số trong tương lai có thể thấy trước được do nền kinh tế phi chính thức quá lớn.

Khuyến khích những người có khả năng tham gia tầng 2: Điều này đòi hỏi việc giảm các điều kiện hưởng và đưa ra các mức lương hưu tối thiểu khác nhau nhằm tăng ưu đãi cho những người có đóng góp vào hệ thống. Các phương án khác như cung cấp khoản trợ cấp trẻ em cào bằng trong hệ thống đóng góp cũng có thể giúp khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội. 

Quan tâm tới bình đẳng giới trong xây dựng chính sách: Phụ nữ thường có khả năng thiếu an sinh tuổi già hơn so với nam giới. Họ nhận mức lương hưu không đủ sống do thời gian đóng ngắn hơn và thu nhập thấp hơn. Vì phụ nữ thường sống thọ hơn nam giới, nên cần có cơ chế an sinh để đảm bảo thu nhập tuổi già. 

Từng bước triển khai cải cách: Một điều quan trọng là các thay đổi hệ thống an sinh xã hội cần phải được triển khai từng bước và có tuyên truyền hiệu quả tới công chúng để họ có thể chuẩn bị cho các thay đổi này. Mặc dù tầng thứ nhất là cần thiết để đảm bảo mức an sinh xã hội cơ bản tối thiểu, chính phủ cũng nên có nỗ lực để thúc đẩy chính thức hóa nền kinh tế nhằm mở rộng cơ sở đóng góp. 

Tích hợp các cách tiếp cận ở cấp độ chính sách và thực thi: Sự gắn kết về mặt chính sách và kết nối giữa các tầng chính là bí quyết thành công. 

Đối thoại cấp quốc gia: Sau khi có quyết định về thiết kế hệ thống, chính phủ cần xem xét các chi tiết thiết kế, bao gồm giá trị trợ cấp và phạm vi mở rộng, thông qua đối thoại cấp quốc gia với các đối tác xã hội.


Thái Quỳnh 

(Nhịp sống Kinh tế)

Không sức mạnh nào bằng chiến đấu cho quê hương


Khi những chiếc xe tăng T-90 của lữ đoàn bộ binh cơ giới Nga bắt đầu nổ máy, gầm gừ chạy qua cầu phao bắc qua sông Pripyat gần biên giới Belarus và Ukraine, tôi ước tính thử xem bao nhiêu giờ đoàn xe sẽ vào đến thủ đô Kiev cách đó khoảng 200 km. 


Với tốc độ hành quân 30km/ giờ kèm thêm thời gian nghỉ dưỡng, các xe hậu cần, cùng các khí tài phụ trợ khác đi theo, có lẽ Nga chắc sẽ chỉ mất 1-2 ngày để đến thủ đô Ukraine từ hướng biên giới Belarus.


Nga, là nước có sức mạnh quân sự số 2 trên thế giới, tấn công Ukraine bài bản như các trò chơi game chiến tranh điện tử. Bắt đầu cuộc chiến bằng bằng các tên lửa ngắn tầm trung vô hiệu quá mạng lưới phòng không, sân bay, và hệ thống tác chiến điện tử. Sau đó lính dù Nga đóng chiếm sân bay, lập cầu hàng không, và cuối cùng là bộ binh, dưới sự yểm trợ của không quân và pháo quân, từ từ tiến vào thủ đô Ukraine. 





Mọi thứ diễn ra khá nhanh như Nga dự tính cho đến khi bộ binh Nga gặp những kháng cự đầu tiên quanh thủ đô Ukraine. Với trang thiết bị vượt trội và kinh nghiệm chiến đấu, các cánh quân của của Nga nghĩ rằng sẽ nhanh chiếm thế thượng phong, từ từ siết chặt vòng vây, sẽ vào nội thành Kiev sớm để lật đổ chính quyền. 


Chiến dịch thần tốc đã không diễn ra như ý định vì nó vấp phải sức mạnh thần kỳ, đó là khi sức mạnh khi người dân chiến đấu cho quê hương. 


Lịch sử loài người trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc nhưng đều có một mẫu số chung là chỉ khi người dân nước đó đứng lên bảo vệ chính họ, thì đó mới là thứ vũ khí đáng sợ nhất. 


Khi xưa, Uriyangqatai (Ngột Lương Hợp Thai) đem 3 vạn quân người Mông Cổ xâm lăng Việt Nam vào đầu tháng 1 năm 1258. Vua Trần Thái Tông, với số quân ít hơn, đã đích thân chỉ huy chống chọi quân Mông tại Bình Lệ Nguyên (Thái Nguyên ngày nay). 


Quân Mông Cổ khi đó do được trang bị mạnh hơn, phương tiện tốt hơn, nên dành chiến thắng trong những ngày đầu tiên. Vua quan nhà Trần khi ấy phải bỏ kinh đô Thăng Long, rút vào miền quê dựa vào dân để đánh trả. Người dân Đại Việt khắp nơi, theo lời kêu gọi của vua Trần, đứng lên chống lại quân Mông. 


Chỉ hai tuần sau, cuối tháng 1 năm 1258, quân Đại Việt phản công đánh bật quân Mông Cổ ra khỏi Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ 1.  


Ngày hôm qua, khi cô gái Ukraine Kira Rudik đại biểu quốc hội cầm AK lên đường để bảo vệ thủ đô trước xâm lăng, cô đã đại điện cho hàng ngày phụ nữ Ukraine, sát cánh cùng tổng thống, cựu tổng thống, thị trưởng Kiev, chính quyền, và các chàng trai Ukraine chống lại quân xâm lăng. 


Ngày hôm kia, người đàn ông Ukraine tay không đã xuống đường đứng trước họng súng xe tăng Nga để ngăn bước tiến kẻ thù. Có thể họ không có vũ khí, hay vũ khí họ không mạnh, nhưng tinh thần chống ngoại xâm là vũ khí sắc bén nhất. 


Một dân tộc trưởng thành khi tự quyết định được số phận của mình, khi chính người dân đứng lên cầm vũ khí để bảo vệ từng tấc đất của cha ông. Mảnh đất ấy có thể thấm đầy máu, đất nước ấy có thể bị tàn phá, nhưng khi vượt qua chiến tranh, họ sẽ càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 


Và dân tộc đó sẽ không sợ bị bỏ rơi vì không ai sẽ bỏ rơi một dân tộc dũng cảm bảo vệ đất nước của mình. 


st

5 CÂU NÓI DẪN LỐI TRÁI TIM BẠN TỚI CHỮ “TÂM”




1.

Người thiện, mình thiện, chưa hẳn là thiện. Người ác với mình, mình vẫn thiện, đó mới là thiện.


2.

Cái “dũng” của mỗi người không nên được đánh giá bằng biểu hiện nhất thời bề ngoài. “Dũng” đôi khi còn là nhẫn nhịn chấp nhận. Là kiên trì đến cùng. Dũng cảm đương đầu, sâu nhất chính là ở trong tâm.

(Chiêm nghiệm từ cuốn sách Dũng cảm đương đầu phép mầu sẽ đến - bộ sách Gieo trồng)


3.

Chạy theo thứ không thuộc về mình, chắc chắn không có được. Chạy theo những điều không đúng với bản chất của mình, con người dễ đánh mất giá trị. Tâm có vững, chân mới đi được đường xa.


4.

Chúng ta dễ trách người hơn là trách mình. Nhưng người chúng ta có thể thay đổi nhiều nhất lại chính là bản thân chúng ta. Con đường là do ta tạo ra, bắt đầu từ chính bản thân mình mới đúng với chữ “đạo”.


5.

Con người rất dễ vì ngoại lực bên ngoài mà trở nên đóng khép, nhưng đồng thời cũng rất dễ bị cảm động và sưởi ấm bởi tình yêu thương. Trong những hoàn cảnh phù hợp, đừng ngần ngại cho đi sự yêu thương của bạn vô điều kiện. Nếu yêu thương ấy giúp được ai đó, đừng tiếc mà trao đi nó.


(Chiêm nghiệm từ cuốn sách Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi - bộ sách Gieo trồng)


Cre: Gieo trồng.

Vì sao người ta phải đón nhau ở sân bay?

 Tôi bay về sau chuyến công tác. Trên máy bay ngồi cùng một chị rất dễ thương. Khi máy bay hạ cánh chị có hỏi tôi "Có ai đón em không?" Tôi mới chợt nhớ đến chồng dặn "Lúc xuống sân bay em cứ bắt taxi về, đừng có gọi anh."


"Không có ai ạ" - tôi trả lời.


Xuống sân bay cậu em trai đến đón chị gái mình và cho tôi đi nhờ một đoạn, đến chỗ hai chị em phải rẽ hướng khác thì tôi xuống xe.


Trời mùa đông gió rất buốt, tôi tay xách nách mang đột nhiên cảm thấy tủi thân quá. Tại sao lại không có ai đón mình, tại sao trước kia tôi cũng không để ý những chuyện như thế này. Đứng một hồi không thấy có chiếc xe taxi nào đi qua, tôi mới hiểu ở đoạn này không bắt được xe. Tôi đi bộ về phía trước có một trạm xe buýt, tôi chen lên chiếc xe đông đúc và về đến nhà. Mở cửa ra tôi chỉ kịp đẩy mấy vali vào rồi ngồi bệt xuống đất vì mệt. Chồng tôi đang ngồi máy tính bận cứu thế giới nên không thể ra đỡ đồ cho tôi, nhưng anh ấy có chút phản ứng vì tiếng động tôi gây ra: “Vợ yêu, em về rồi đấy à.” Tôi nằm bất động trên sàn “Tôi đang làm cái quái gì với con người này?” Tôi cũng biết anh ta sẽ nói đáng nhẽ em nên bắt taxi, đừng có tự tìm chuyện, anh ta sẽ nói là đêm hôm bắt anh ấy đi taxi ra tận sân bay để đón thật là đi|ên rồ, rằng nếu có xe riêng thì tất nhiên anh ta sẽ làm như vậy, và tôi chỉ đang kiếm cớ để cãi nhau thôi. Mọi thứ nghe có vẻ rất có lý, duy nhất chỉ trong tim tôi có cảm giác sai sai.


Mấy tháng sau khi xem một chương trình thực tế về gia đình nhà Osborn, có cảnh mẹ bắt mấy đứa con vào xe taxi để đón bố đi công tác về, tụi nhỏ nghịch ngợm la hét đứa bé đứa lớn, đồ đạc lỉnh kỉnh, có một đứa nói phụng phịu “tại sao chúng ta cứ phải đi đón bố, sao bố không tự về?” thì mấy đứa kia nhại lại đúng giọng của bà mẹ “bởi vì chúng ta yêuuuuu bố” rồi cười khúc khích.



Lúc đó tôi mới hiểu, chúng ta đi đón người thân không phải vì những chiếc túi chiếc vali to và nặng mà chỉ đơn giản là vì chúng ta muốn như vậy, chúng ta muốn đón họ để ôm chầm lấy và nói là chúng ta rất vui khi thấy họ về. Nếu suy nghĩ logic thì tất nhiên việc đưa đón nhiều khi rất phiền phức, nhiều lúc có cảm giác không nhất thiết, vì tắc đường, vì chúng ta đang bận chơi game. Chúng ta có thể không đến bênh viện để thăm người ốm, chỉ cần chuyển phát cân cam cũng được, có thể không tổ chức những ngày kỷ niêm vì như vậy rất tốn kém và không cần thiết. Nhưng thật là ngố.c ng.hếch hy vọng nhận được sự quan tâm khi bản thân mình hờ hững.


Bất kỳ một mối quan hệ nào cũng cần đến những nỗ lực và cố gắng để duy trì, bởi nếu cứ mặc kệ nó tự sinh thì nó sẽ tự d|iệt thôi. Chúng ta có người yêu người thân đâu phải để khi đi xa về “tự bắt taxi đi”, “tự tìm cách đi” hay "tự giải quyết đi, vì cái này đơn giản mà”. Ông bố Osborn trong chương trình kia là một người rất g|iàu, ông ấy có thể bảo xe riêng chở về đến tận nhà, nhưng mà sau một chuyến đi dài người đầu tiên ông ấy muốn gặp chắc hẳn không phải là ông tài xế mà là vợ con. Tôi tin chắc chúng ta ai cũng như vậy thôi, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng làm.


Nếu đối với bạn đón người mình yêu là phiền phức, là lãng phí tiền của và thời gian thì đối với tôi, tôi thích như vậy, tôi biết cái cảm giác khi có người đợi mình, cảm giác có ánh mắt tìm mình giữa đám đông trong phòng chờ. Và người thân nhất định phải là người đầu tiên tôi nhìn thấy sau một chuyến đi dài. Sự khác biệt là ở đó.

____________

Sharing của Sổ Tay Của Bắp Và Dưa

📸 Phuong Nguyen

Chỉ đến khi, sự đầy đủ lấp đầy tự bên trong bản thân...

 Con người không bao giờ được lãng phí thời gian vô ích để tiếc nuối quá khứ hay phàn nàn về những thay đổi khiến mình khó chịu, bởi thay đổi là bản chất của cuộc sống.

.

Khi cái bên trong càng thiếu, người ta càng cố làm phong phú mình bằng cái bên ngoài. 

Khi Người ta càng bất an càng cố tỏ ra mình thành đạt viên mãn. 

.

Khi người ta biết ít người ta nói nhiều lắm , khi người ta làm ít người ta khoe nhiều lắm vì thật sự bên trong người ta đang bấn loạn. 

Khi biết nhiều hơn chút nữa người ta trở nên khiêm cung tĩnh tại hơn. 


.

Chỉ đến khi, sự đầy đủ lấp đầy tự bên trong bản thân, người ta không cần thêm một thứ gì bên ngoài nữa. Sự tối giản bắt đầu.

st

Chiến tranh không phải là trò đùa !



Tính đến thời điểm này, xung đột vũ trang xảy ra giữa Nga và Ukraina mới diễn ra mới được khoảng 30 giờ đồng hồ… Thế nhưng thế giới và bách tính trong nước đã phần nào thấy được sự khốc liệt của chiến tranh. Chúng ta cách xa trận chiến hàng nghìn km nhưng cũng đã dấy lên nỗi sợ hãi, đau xót vì bom rơi đạn nổ. Vì sao, vì ngày nay công nghệ internet đã giúp phổ cập thông tin, hình ảnh đến mọi ngõ ngách thế giới, từng giờ, từng phút… 



Nhìn ra nước ngoài mà nghĩ nước mình. Một quốc gia mà trong vòng 100 năm gần đây thì có tới nửa thế kỷ chiến tranh liên tục (9 năm kháng chiến chống Pháp; 21 năm chống Mỹ; 10 năm chiến tranh chống xâm lược phương Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia). Thậm chí chỉ riêng số bom đạn đế quốc ném xuống tỉnh Quảng Trị trong 81 ngày đêm ước tính súc công phá đã gấp 7 lần quả bom nguyên tử “Litte Boy” ném xuống Hiroshima. 


Một đất nước mà làng bản nào cũng có anh hùng, liệt sĩ, có Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; một dân tộc nào mà gia đình cũng có tấm bằng Tổ quốc ghi công… thì chắc chắn họ hiểu cái giá của hòa bình đắt đến nhường nào.


Ấy vậy mà mỗi dịp đất nước kỷ niệm các ngày lễ lớn hoặc trải qua biến cố gì đó... , tôi lại thấy một bộ phận quá khích, xét lại, kích động biểu tình, bạo loạn, tự “bôi mỡ dân chủ, nhân quyền vào chân cho kiến ngoại bang đến đốt”.


Hãy nhìn vào các quốc gia đang chìm trong thuốc súng để thấy cái giá của hòa bình chúng ta đang có, để hiểu, người ta có thể biết thời điểm bắt đầu một cuộc chiến nhưng sẽ chẳng thể biết khi nào nó kết thúc.


Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, đi ngang qua phố phường đổ nát đầy rẫy những chiếc xe cháy rụi …

… Đừng quên rằng bạn đã từng có những con phố đầy ắp xe cộ và tiếng còi.


Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn đi bộ 3km chỉ để nạp pin điện thoại ở một trạm gác của lính gìn giữ hòa bình…

… Đừng quên bạn đã từng có một tổ quốc, đầy ắp những nhà máy điện.


Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn đi bộ 10km trong khói thuốc súng và nơm nớp lo dính đạn của một phe nào đó, nhận ổ bánh mì và chai nước khoáng từ đội tình nguyện Liên Hợp Quốc… Đừng quên rằng bạn đã từng có một đất nước thừa mứa lương thực và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.


Nếu sớm mai bạn thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn không gặp mẹ 3 tuần liền, bạn chỉ mới được nghe giọng của bà qua điện thoại vệ tinh, bà khóc và nói hôm qua pháo kích ngay đầu ngõ, người cha thân yêu của bạn đã qua đời…

… Đừng quên rằng, bạn từng có một đất nước tràn ngập sóng điện thoại và một gia đình đầy ắp tình yêu thương.


Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn chẳng thể vào facebook, chẳng có youtube hay wifi, đường dây cap quang quốc tế đã bị cắt, các nhà mạng dừng cung cấp dịch vụ…

… Đừng quên rằng, bạn đã từng có một đất nước tràn ngập sóng wifi, có thể vào tất cả các trang mạng với giá cực rẻ.


Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn phải cầm súng bắn vào người khác… Đừng quên những giây phút cả dân tộc cùng cười, cùng khóc, cùng nắm tay nhau trong ngày đội tuyển U23 chiến thắng hôm qua. 


Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn đứng trên một toà nhà cao tầng, nhìn thấy xung quanh đổ nát, những công viên, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, nhà hàng… mà ngày nào bạn đưa con cái đi ăn, vui vẻ với gia đình… bây giờ chỉ còn những vết đạn...


… Đừng quên, những gì bạn làm hôm nay có thể sẽ là hậu quả ngày mai.


Ngọn cờ mọc xôn xao vòm cây xanh

Dưới gốc cây

Có dòng máu đỏ

Ngọn cờ mọc trên nóc thành phố

Mặt đất còn lởm chởm rào gai


Những người cắm cờ năm Sáu tám

Những người cắm cờ năm Bảy lăm

Họ vắng mặt ngày vui sum họp

Chúng tôi nhớ nhau nhìn vết đạn trên cờ


Vết đạn trên cờ cháy lên câu hỏi:

Có nơi đâu như đất nước mình

Một ngày vui hoà bình

Ba mươi năm súng nổ...?

Ôi ngọn cờ đo hết mọi hy sinh.

.

Nguyễn Đức Mậu.

Share by Hoàng Trường Giang, Báo QĐND

“Đời này có gì là miễn phí đâu, cái gì cũng có giá của nó”.



“Đời này có gì là miễn phí đâu, cái gì cũng có giá của nó”. 

Thời gian qua có nhiều diễn thuyết gia sự dụng cùm từ này và đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người nến xin chia sẻ đôi dòng vể một phần nghĩa của cụm từ này. 

Bớt đặt điều kiện, bớt sòng phẳng xíu trong công việc cũng như cuộc sống nói chung, thay vào xíu đó là sự biết ơn đời, ơn Trên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, tốt hơn vì thật ra con người được thừa hưởng nhiều từ cha ông, thế hệ đi trước và nhiều thứ miễn phí khác như trái Đất, Năng Lượng Mặt Trời, không khí… và ngay cả thân thể này, cơ chế hoạt động trong cơ thể cũng tự động là chính có mấy ai dùng Lý Trí để điều khiển được lục phủ ngũ tạng đâu! 

Nên trong công việc, gia đình, cuộc sống nói chung, làm gì cũng đặt điều kiện và sòng phẳng quá đôi khi không hay lắm!


Với tôi, mỗi khi nhìn thấy cây đèn bão , thì một nỗi buồn mơ hồ lướt qua trong tôi. Nỗi buồn về những ngày đã qua, về một kiếp người, về những câu chuyện bên lề cuộc sống !

st.

Về: Tắm






1. Không tắm ngay sau khi ăn
Vừa ăn xong, dạ dày bắt đầu hoạt động mạnh, phần lớn huyết dịch sẽ tập trung ở dạ dày khiến cho lượng máu ở các cơ quan khác giảm đi. Tuy nhiên, khi đi tắm, các huyết quản nở ra, da và các cơ cần nhiều máu, vì thế sẽ làm thiếu lượng máu ở dạ dày, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Không chỉ thế, việc đi tắm nước lạnh lúc này rất nguy hiểm, đường huyết đang hạ nên dễ gây ngất xỉu.
Lời khuyên: cần nghỉ ngơi ít nhất 1 – 2 giờ sau khi ăn rồi mới tắm.
2. Không nên tắm ngay sau khi vận động
Dù vận động thể lực hay trí não, chúng ta đều không nên tắm nước lạnh ngay sau khi vận động, vì khi đó, cơ thể vừa hoạt động mệt mỏi, nếu tắm ngay lập tức có thể khiến cho tim và não không được cung cấp đủ máu, có thể dẫn đến ngất xỉu, hôn mê…
Lời khuyên: Nên nghỉ ngơi một lúc để cơ thể phục hồi sức lực rồi mới tắm.
3. Người bị sốt không nên tắm, ngay cả tắm nước nóng
Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao trên 38 độ C, các bạn tuyệt đối không nên tắm. Khi đó, nhiệt lượng cơ thể có thể tăng thêm 20%, cơ thể yếu hơn so với thông thường, việc tắm lúc này có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và dẫn đến nhiều hậu quả xấu. Nhiều bác sĩ cũng ghi nhận bệnh nhân cao huyết áp sẽ dễ bị choáng váng, mờ mắt và ngất khi ngâm mình trong bồn nước nóng. Đặc biệt là thời gian ngâm mình kéo dài từ 30 phút trở lên.
4. Không nên tắm quá lâu
Việc ngâm mình trong nước quá lâu có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, dễ gây ra cảm lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu, huyết áp, dẫn đến ngất xỉu, thậm chí còn có thể gây tử vong.
5. Nằm điều hòa sau khi tắm rất nguy hiểm
Việc nhiệt độ thay đổi đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Việc nằm điều hòa ngay sau khi tắm còn gây khó thở dẫn đến tai biến, thậm chí đột quỵ.
6. Không tắm sau khi uống rượu bia
Khi uống rượu, cồn trong rượu có khả năng làm ức chế hoạt động chức năng gan, cản trở sự giải phóng glycogen. Tuy nhiên, tắm lại làm cho sự tiêu hao glucose trong cơ thể tăng lên. Điều này gây ra một hệ quả là tắm sau khi uống rượu sẽ khiến cho đường huyết không được bổ sung kịp thời. Nó dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, toàn thân vô lực, nghiêm trọng hơn còn có thể ngất xỉu và té trong phòng tắm do đường huyết thấp.
7. Không nên tắm sau 23h
Một số bạn có thói quen tắm muộn vì nhiều lý do, thế nhưng thói quen tai hại này lại có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Khi tắm muộn, lúc này nhiệt độ đang là thấp nhất trong ngày, tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến. Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có bệnh trong người, việc tắm muộn, nhất là khi trời lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
8. Không nên dội nước từ trên xuống
Khi tắm, bạn không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay để làm quen dần với nhiệt độ rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Nhớ là sau khi tắm xong, cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.
9. Không nên tắm sau khi quan hệ
Sau khi làm “chuyện ấy” không nên đi tắm ngay mà hãy nghỉ ngơi 5-10 phút. Việc tắm ngay có thể khiến cơ thể bị chuột rút do các cơ bắp bị co rút đột ngột. Tắm ngay sau khi “quan hệ” tình dục có thể gây nguy hiểm do nước lạnh gây co mạch máu đột ngột, dẫn đến choáng và có thể gây tai biến do vỡ mạch máu.
(ST)

GIẢI NGỐ Ý NGHĨA CỦA CÁC CON SỐ DƯỚI ĐÁY CHAI, HỘP NHỰ




Số 1 có nghĩa là PET (nhựa polyethylene terephthalate). 
  • Các chai nhựa đựng đồ uống khi tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.
  • Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, chế phẩm nhựa này nếu sử dụng quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây ung thư.
Số 2 có nghĩa là lượng HDPE - polyethylene có mật độ cao. 
  • Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt tới 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.
  • Khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.
Số 3 là chất PVC - nhựa PVC. 
  • PVC thường có trong áo mưa thông thường, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, tuy có độ dẻo tốt, giá rẻ nhưng thường chỉ sử dụng được đến độ nóng 81 độ C.
  • Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên hiếm khi dùng làm bao bì sản phẩm, đồng thời cũng rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng.
Số 4 là LDPE - polyethylene mật độ thấp. 
  • LDPE khá phổ biến trong các hộp mì và vỏ bim bim. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.
  • Mọi người không nên để đồ ăn vặt đóng gói trong nhiệt độ cao và không dùng lò vi sóng để nấu mì ăn liền.
Số 5 là PP (nhựa polypropylene).
  •  PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Chất này thường chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số hộp đựng thức ăn dưới đáy có hình tam giác với số 5 nhưng trên nắp là số 1. Số 1 là PET, chất không chịu được nhiệt độ cao nên khi đặt trong lò vi sóng cần phải bỏ nắp hộp.
Số 6 là chất PS (polystiren).
  •  PS thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh cao, nhưng không được dùng trong lò vi sóng vì khi bị nóng sẽ giải phóng ra các chất hóa học.
  • Bên cạnh đó, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh, vì sẽ phân giải ra chất polystyrene có hại cho cơ thể.
Số 7 là PC - nhựa PC. 
PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần. Nếu chai nhựa PC có sử dụng chất BPA (Bisphenol A) thì sẽ rất có hại cho cơ thể.
XEM THÊM Ở ĐÂY 


Nóng lạnh tình đời...




Nàng thích cảm giác uống một tách cafe nóng khi bên ngoài cửa sổ mưa thì cứ đang xối xả.
Mưa và cafe khi đó, là một sự kết hợp tuyệt vời.




Posted on:06/20/2013 03:25 pm 

Saturday, February 26, 2022

Nên biết rằng phong thủy luân phiên

 KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG NGƯỜI KHÁC 



Mỗi người sống trong xã hội đều có vị trí của riêng mình. Có người thuộc dòng xã hội chủ lưu có địa vị xã hội cao. Có người lại thuộc dòng xã hội hạng trung, là những người thông thường. Có người thuộc dòng xã hội tầng thấp, đối với họ thậm chí miếng cơm manh áo cũng là vấn đề lớn. Lại có một số người có tài năng, có thành tựu nổi bật hơn người. Tuy vậy đây chỉ là một kiểu sắp xếp mà thôi, cổ ngữ nói: “Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân”, không nên lấy cái sở trường của mình để so sánh với khuyết điểm của người khác. Những người thực sự có tu dưỡng đều sống khiêm tốn, không tùy tiện hiển lộ tài năng. Một trong những điều đại kỵ nhất trong đạo làm người của cổ nhân là tự cho mình cao quý mà xem thường người khác.


Quân sư tài ba nhà Thục Hán tời Tam Quốc, Gia Cát Lượng, từng nói: “Vật dĩ thân quý nhi tiện nhân”, tức là đừng lấy thân phận cao quý mà khinh miệt người khác. Cuộc đời con người có vô hạn khả năng có thể xảy ra, nhưng người mỉm cười cuối cùng thì thường là người có trí tuệ và khí chất khiêm tốn, độ lượng. Khi tiếp xúc với kiểu người ấy, chúng ta sẽ cảm thấy không khó xử, không khí trước sau đều là ôn hòa, tôn trọng. Đây chính là khí chất của người ấy, là một loại tính  cách hấp dẫn hiếm có đòi hỏi phải trải qua tu dưỡng mới kết tinh thành.


🌸Câu chuyện Kỷ Hiểu Lam và vị phương trượng


Đại học sĩ thời nhà Thanh, Kỷ Hiểu Lam, từng có lần đi đến núi Ngũ Đài du ngoạn. Khi Kỷ Hiểu Lam vào trong chùa, phương trượng nhìn ông một lượt, thấy dáng vẻ của ông rất bình thường, bèn nói: “Ngồi”. Sau đó, vị phương trượng lại kêu một tiếng: “Trà”, ẩn ý là lấy nước trà bình thường để tiếp đón.


Sau khi biết tin khách nhân là đến từ kinh thành, vị phương trượng bèn cung kính đứng dậy, lập tức dẫn Kỷ Hiểu Lam vào phòng trong, cung kính nói: “Mời ngồi!”, “Kính trà!”


Sau một hồi trò chuyện, khi biết rằng người đến chùa là lễ bộ thượng thư Kỷ Hiểu Lam, sắc mặt của phương trượng có chút thay đổi, khiêm tốn dẫn Kỷ Hiểu Lam vào trong thiền phòng, cười ngại ngùng và nói: “Mời thượng tọa!”, “Kính hương trà!”


Lúc Kỷ Hiểu Lam gần rời đi, vị phương trượng cầm giấy bút, nhất định muốn mời Kỷ Hiểu Lam lưu lại thư pháp, để làm rạng danh thiền viện.


Kỷ Hiểu Lam múa bút để lại một câu đối: “Tọa, thỉnh tọa, thỉnh thượng tọa; Trà, kính trà, kính hảo trà”. Vị phương trượng nhất thời cảm thấy xấu hổ vô cùng.


Một người sáng suốt sẽ luôn hiểu rằng phải tôn trọng bất kỳ một ai. Họ lại càng hiểu rằng, cung kính với người khác cũng là trang nghiêm với chính mình, tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.


🌸”Một núi, một sông, một thánh nhân”


Trong năm Càn Long thời nhà Thanh, ở Đông Bình, Sơn Đông có một vị tiến sĩ tên là Lưu Công Quán. Ông từng có thời gian nhậm chức ở phía nam. Tục ngữ có câu: “Tú tài phương nam, tướng quân phương bắc, Tây An đất chôn Hoàng đế”. Câu này nói đến ba chuyện: Tây An có nhiều lăng mộ Hoàng đế. Người phương bắc thân hình cao lớn, có nhiều người làm tướng dẫn binh đánh giặc. Thời Minh Thanh, vùng đất Giang Nam quang cảnh xinh đẹp, kinh tế phát triển, vượt xa phương bắc, đồng thời văn hóa cũng cường thịnh, người đọc sách đỗ đạt trong các kỳ thi cũng rất nhiều. Vì thế, các nhân sĩ ở phương nam thường có cảm giác tự cho mình hơn hẳn phương bắc, thậm chí cười nhạo người phương bắc.


Lúc Lưu Công Quán vừa xuống Giang Nam nhậm chức. Nhân sĩ ở Giang Nam cùng nhau dán lên cổng quan nha nơi Lưu Công Quán ở một vế của câu đối: “Giang Nam thiên sơn thiên thủy thiên tài tử” (Tạm dịch: Giang Nam, ngàn núi, ngàn sông, ngàn tài tử).


Lưu Công Quán sau khi xem xong, điềm tĩnh viết tiếp một vế dưới: “Sơn Đông nhất sơn nhất thủy nhất thánh nhân” (Tạm dịch: Sơn Đông, một núi, một sông, một thánh nhân).


Nhân sĩ ở Giang Nam sau khi đọc được vế đối của Lưu Công Quán nhất thời cảm thấy như có luồng điện chạy qua người, xấu hổ không nói thêm được lời nào. “Nhất sơn” ở đây là chỉ núi Thái Sơn. “Nhất thủy” là chỉ sông Hoàng Hà. “Nhất thánh nhân” là chỉ Khổng Tử. Những điều này ở Giang Nam không thể so sánh được.


Điều đáng quý của một người không phải ở chỗ thân phận của họ cao bao nhiêu mà là ở chỗ đối xử với bất kỳ ai cũng khiêm tốn, nhã nhặn. Có một số người vô cùng coi trọng thân phận, họ tận dụng mọi cơ hội để thể hiện thân phận và địa vị của mình, luôn cho mình là hơn người, luôn xem thường người khác. Nhưng kỳ thực chính những điều đó lại phản ánh ra sự tự ti trong nội tâm của người ấy.


🌸 3 loại thái độ khi kết giao: Nhìn xuống, nhìn lên và nhìn thẳng


Theo sử gia Plutarch, sau khi Alexander Đại Đế đánh chiếm Hy Lạp, ông đã tới Corinth. Những người đứng đầu thành phố và các triết gia đã kéo nhau tới yết kiến Alexander, duy chỉ có Diogenes là vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi tìm triết gia Diogenes, và thấy ông này đang nằm dài sưởi nắng dưới sân. Dù biết Alexander Đại Đế đến, vị triết gia vẫn không mở mắt nhìn.


Khi ấy Alexander Đại Đế với quyền thế hiển hách đã hỏi: “Hỡi nhà hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi không?” Triết gia Diogenes đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để khỏi che lấp ánh mặt trời của tôi”.


Sau khi Alexander Đại Đế ngẩn người một lát thì vô cùng khâm phục, cuối cùng ông nói: “Nếu ta không phải là Alexander thì ta nhất định làm Diogenes”.


Trong kết giao nhân tế có ba loại thái độ, chính là nhìn xuống, nhìn lên và nhìn thẳng. Người luôn nhìn xuống là người cuồng vọng, ăn trên ngồi trước, xem thường người khác. Người luôn nhìn lên lại là người yếu nhược, ngưỡng mộ người khác, sợ hãi người trên và coi thường chính mình. Người nhìn thẳng là người không kiêu ngạo, không siểm nịnh, vừa tôn trọng đối phương, vừa tôn trọng bản thân mình. Khi đối mặt với người mạnh hơn mình thì không a dua siểm nịnh, khi đối mặt với người yếu hơn mình thì không ức hiếp xem thường người khác mà đối xử bình hòa. Đó mới là phẩm chất đáng quý mà một người cần hướng đến.


ST

Friday, February 25, 2022

Ukraine


Tối qua, khi đọc dòng tin tên lửa của Nga đang bay vào Ukraine từ Fox/CNN, tôi đã lặng người trong giây lát. Tôi nghĩ đến những người dân Ukraine vô tội, những anh chàng cô nàng đang chăm chỉ trồng lúa mì cho cả thế giới.


Xét cho cùng, thế giới hôm nay vẫn chỉ là sân chơi của những nước lớn. Họ thích thì làm, không quan tâm đến phần còn lại của thế giới. 

Ukraine, còn gọi là Kievan Rus  (chữ "Rus" là những người chèo xuồng) vào thế kỷ 10-11, từng là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, có lãnh thổ trải dài từ biển Đen đến biển Trắng phủ trọn một phần Phần Lan, Nga, Belarus, và Ukraine của ngày nay.


Đến thế kỷ 13, đế chế Mông Cổ chinh phạt qua châu Âu thì đế chế Kievan Rus sụp đổ. Cũng lúc này tại Việt Nam, đế chế Mông Cổ sang xâm lăng thì bị các vua nhà Trần đánh bại. Sang thế kỷ 14, Ukraine bị chia nhỏ ra, quản lý bởi 3 nước Golden Horde (từ Mông Cổ), Vương Quốc Ba Lan-Lithuania, và Crimean Khanate (sau do Nga quản lý). Sau cuộc chiến Nga-Phần Lan, đến thế kỷ 18, thì phần đất Ukraine chỉ còn Áo-Hung và Nga chia ra quản lý. 


Nước Ukraine hiện đại giành độc lập từ năm 1917, gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Ukraine (UPR) khi cuộc cách mạng tháng 10 bên Nga chấm dứt sự thống trị của Sa Hoàng Nga. Sau đó, Ukraine lại dính vào cuộc chiến 4 năm, từ 1917-1921, do phe UPR (những người quốc gia Ukraine do Symon Petluira lãnh đạo) đánh với với Soviet do bên cộng sản Bolshevik (do Lênin lãnh đạo). Nhóm Bolshevik giành chiến thắng năm 1922, thành lập nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ukrainian Soviet. Nước này, cùng Nga, lập ra liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên Xô (USSR) năm 1922. 


Năm 1938, Nikita Khrushchev được Stalin chỉ định làm tổng bí thư đảng cộng sản Ukraine. Năm 1953, khi Stalin mất thì Khrushchev trở thành bí thư thứ nhất của Liên Xô. Năm 1939, khi Đức Quốc Xã và Liên Xô xâm chiếm Ba Lan thì lãnh thổ Ukraine trải rộng thêm phía đông. Trong lúc chiến tranh thế giới lần II,  nhóm thân quốc gia Ukraine (Ukrainian Insurgent Army) cố gắng chiến đấu chống liên bang Soviet, định tách Ukraine ra thành nước độc lập, nhưng thất bại. Năm 1954, Khrushchev trả phần bán đảo Crimea của Liên Xô về lại cho Ukraine để giúp ổn định tình hình Ukraine. 


Khi Liên Xô tan rã năm 1991 thì Ukraine trở thành nước độc lập. Khi đó, Ukraine là nước có số đầu đạn hạt nhân nhiều thứ 3 trên thế giới. Năm 1995, Ukraine, cùng với Belarus, Kazakhstan, thông qua bản hiệp ước hạt nhân Budapest với các cường quốc hạt nhân là Nga, Anh, Hoa Kỳ đồng ý tiêu huỷ toàn bộ số đầu đạn hạn nhân của mình. Đổi lại, các nước này đồng ý sẽ không đụng chạm vào vùng lãnh thổ của Ukraine, Belarus, and Kazakhstan.


Năm 2014 Nga xâm lược Ukraine, sáp nhập bán đảo Crimea, và tiếp tục ủng hộ phe nổi dậy vùng Đông Ukraine. Đến tháng 2/2022, Nga tấn công Ukraine. 


Có thể thấy lịch sử tóm gọn Ukraine và Nga/Liên Xô phức tạp hơn những gì chúng ta thấy trên báo. Các báo đài thường đưa tin về cuộc chiến này theo hướng có lợi cho mình. Trung Quốc nói Nga không xâm lăng Ukraine, tương tự như năm 1979 Trung Quốc không xâm lăng Việt Nam. 



Cuộc chiến Nga-Ukraine lần nữa cho thấy những chữ ký trên bàn không xâm lăng sẽ vẫn là những chữ ký, những lời hứa sẽ giúp đỡ nhau chỉ là lời hứa. Tổng thống Ukraine hôm nay nói rằng "Chúng tôi bị bỏ rơi" . 


Một quốc gia, cũng như một cá nhân trong xã hội, phải tự giúp mình, và quan trọng nhất phải tự lo được mình trước khi chờ người khác cứu. 


Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

NÓI VỚI CON (2)




Đời mỗi người như là một cuốn phim

Pha buồn vui, trộn khổ đau hạnh phúc

Khi an nhiên, lúc đắng cay cùng cực

Gắng học mọi điều 

                            … để đón nhận nghe con


Ngay từ đầu học nói tiếng "cảm ơn"

Và "xin lỗi" mọi người quanh con đó 

Học cách nâng niu những điều nho nhỏ

Trân trọng cuộc đời

                             trân trọng cả khổ đau


Lớn hơn chút … thế giới muôn sắc màu

Ở ngoài kia là vô vàn cám dỗ

Chắt gạn đúng sai con luôn phải nhớ

Thận trọng mọi điều … kẻo vấp ngã nghe con !


Rồi sau này bay cao và xa hơn

Thấy cuộc sống có trăm ngàn ngã rẽ

Có ánh hào quang … có hư danh  

                       Cả thăng trầm dâu bể…

Đối diện muôn điều con phải mạnh mẽ nghe không?!


Bởi thế giới này rộng lớn mênh mông

Chất chứa đủ cả ngọt bùi cay đắng

Sẽ không có đâu chuỗi ngày bình lặng

Con phải học cách cân bằng …mới thong thả an nhiên.


Rồi ai cũng cuốn theo cơm áo gạo tiền

Cả những tất bật lo toan triền miên ngày tháng

Con chớ có quên đời từng ban tặng

Vòng tay gia đình ấm áp dịu êm


Mệt mỏi ưu tư sầu đau yếu mềm

Hãy trở về đây bên vòng tay mẹ

Nơi có tình yêu ngàn đời lặng lẽ

Ôm con vào lòng, ru giấc bình yên…!


Đồng Ánh Liễu

#ĐAL

Trên những dấu vân tay






(Cuộc đời chúng ta vốn dĩ rất bình thường
       và người may mắn không cần tìm cũng thấy nỗi cô đơn!)
Có những tháng ngày qua chúng ta đã sống ở giới hạn tận cùng
vì ngỡ cả thế gian này không ai muốn mình còn có thể đi chung

Phủ nhận một con người bao giờ cũng dễ hơn là yêu thương
nhất là khi từng gọi tên nhau bằng hạnh phúc
tập nhường nhịn nhau, tập can ngăn đừng khóc
tập vui vẻ lúc đau và tập thản nhiên trong đôi lần cô độc
để không chỉ thương mình…

Khi cuộc đời hứa hẹn sống phải có niềm tin
nhưng chúng ta không đủ sức để tin hoài tin mãi
không đủ sức ngồi một mình rồi đến lúc đứng lên vẫn là cảm giác trống trải
không đủ sức nấu một bữa ăn mà người cần ăn đã trốn chạy
không đủ sức mở cửa sổ trong đêm khuya và ngăn mình đừng ngủ lại
vì đã sắp bình minh…

Vì ngày mai vẫn phải bắt đầu tiếp một hành trình
những gì đã đau chắc chắn rồi sẽ hết
những gì phải cưu mang trong trái tim rồi sẽ lành lặn
những gì đã buông tay rồi sẽ mỉm cười thôi không còn ân hận
những gì đã oán hờn rồi sẽ bình yên khi đối mặt
ngoái lại làm chi khi ai cũng đã có một con đường…

Trên những dấu vân tay của chúng ta số phận vẽ lên đó những nỗi buồn
còn niềm vui chúng ta phải tự tìm kiếm lấy
làm sao có thể giữ bên mình một thứ gì đó mãi mãi
nhất là khi yêu thương chỉ thể hiện hình hài qua những câu nói
mà chúng ta không dưới một lần đã đánh đổi
tiếc làm chi?

Ngẩng mặt lên cho nụ cười xua hết những hoài nghi
ta sẽ nhìn thấy thôi một con người khác
một con người khiến cho ta gặp lại trong lòng mình thứ cảm giác…
một con người khiến cho ta bình yên ngay cả khi buồn đau cho riêng mình nhiều nhất
một con người khiến cho ta hiểu sự tồn tại của mình là cần thiết
một con người thành thật
để yêu thương…

Không mấy ai đủ thông minh để nhìn thấy hết gian khó trên một con đường
cứ đi vì cần phải đi cho mình còn được sống
có bao người mất mát yêu thương cả cuộc đời đâu mà sợ chẳng tìm ra hạnh phúc
sẽ là diệu kì khi có lại niềm vui lúc tình yêu khô hạn
và một giọt nước mắt
cũng có ý nghĩa của sự hồi sinh…

Trên những dấu vân tay của chúng ta
yêu thương thường được nhìn thấy bởi những trái tim cùng nhịp đập vô hình!

- Trên những dấu vân tay | Nguyễn Phong Việt. 



Posted on :07/15/2013 01:41 pm