Ai đã từng làm việc trong một môi trường công sở nhiều thị phi và tiêu cực đều sẽ hiểu trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence, EI) có tầm quan trọng như thế nào.
Từ góc độ nhà tuyển dụng, những nhân viên có chỉ số EI cao thường là những người có nhiều động lực để làm việc, và do vậy, năng suất của họ cũng tốt hơn.
Tuy nhiên, việc nhận biết một người có trí tuệ cảm xúc hay không thì không phải lúc nào cũng đơn giản. Sau đây là những biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thường thấy nơi công sở. Dựa vào những dấu hiệu này, bạn cũng có thể tìm ra phương pháp để cải thiện EI của nhân viên hoặc của chính bản thân mình.
Những dấu hiệu nhận biết trí tuệ cảm xúc nơi công sở
Làm thế nào để biết một người có chỉ số EI cao? Dưới đây là một vài ví dụ điển hình giúp bạn nhận diện EI nơi công sở.
1. Nhân viên cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng sự cảm thông và thấu hiểu
Mâu thuẫn nơi công sở là điều khó tránh khỏi. Và cách bạn xử lý những mâu thuẫn này sẽ tiết lộ rất nhiều điều về trí tuệ cảm xúc của bạn.
Trong đó, biết cảm thông và thấu hiểu cảm xúc của người khác là hai yếu tố cần thiết để mâu thuẫn không trở nên tệ hơn. Trong thực tế, đây cũng chính là những biểu hiện của người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao.
Tuy nhiên, không phải chỉ cần có EI là có thể giải quyết được mâu thuẫn. Nếu nhân viên của bạn cứ liên tục tỏ thái độ tiêu cực với người khác, đó có thể là dấu hiệu doanh nghiệp đang thiếu gắn kết. Lúc này, điều quan trọng là tìm kiếm lời khuyên và sự trợ giúp từ các chuyên gia nhằm giúp bạn chỉ ra những vấn đề sâu xa hơn.
2. Nhân viên biết cách tránh những cuộc tranh cãi gay gắt trong các cuộc họp
Tranh luận là một vấn đề quen thuộc ở các cuộc họp. Nhưng khi chạm đến cái tôi thì vấn đề bắt đầu nảy sinh.
Lúc này, một người có EI thấp thường có xu hướng trở nên hiếu chiến, liên tục ngắt lời người khác và bày tỏ sự bất đồng của mình bằng thái độ hung hăng hay thậm chí là thiếu tôn trọng đối phương.
Ngược lại, người có EI cao sẽ bình tĩnh lắng nghe và thuyết phục người khác bằng lý lẽ của mình thay vì chọc giận hoặc làm người khác yếu thế.
3. Nhân viên thể hiện sự tự tin của bản thân
Một môi trường làm việc lý tưởng là nơi mọi nhân viên đều tự tin chia sẻ quan điểm, suy nghĩ cũng như bộc lộ cảm xúc của mình.
Ngược lại, nếu những ý tưởng, ý kiến đó luôn bị đè nén và vấn đề vẫn không được giải quyết dần dà sẽ trở thành một quả bom hẹn giờ có thể nổ bất cứ lúc nào.
Một nhân viên có EI cao sẽ không ngại ngần thể hiện bản thân mình; ví dụ như cho thấy họ đam mê công việc của mình như thế nào. Họ cũng sẽ thoải mái hơn và đánh giá cao những người làm được điều tương tự.
4. Nhân viên chấp nhận những thay đổi
Việc nhân viên liên tục từ chối, không chấp nhận những thay đổi có thể là một dấu hiệu của sự thiếu chủ động và thiếu khả năng thích ứng.
Một nhân viên có EI cao thường nhanh chóng thích nghi với những thay đổi và thực hiện những sáng kiến thành công.
5. Những người giao tiếp với nhau sau giờ làm việc
Giao tiếp với nhau sau giờ làm việc không nhất thiết phải là tụ tập vào mỗi tối thứ Sáu. Đó có thể đơn giản là chuyện trò, vui chơi, hay đi ăn trưa cùng nhau, v.v...
Những hành động cơ bản đó cũng là những dấu hiệu nhận biết một nhân viên có trí thông minh cảm xúc hay không.
Những ví dụ trên đây đều có liên quan đến năm khía cạnh chính của EI bao gồm: tự nhận thức, tự điều chỉnh, động lực, sự đồng cảm và các kĩ năng xã hội. Những khía cạnh trên cần được chú ý bồi dưỡng để cốt tạo ra một môi trường làm việc nhân văn và hiệu quả hơn.
Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc càng cao sẽ càng biết cách phối hợp với người khác.
(Source: trginternational)