Thursday, July 28, 2022

Hiệu ứng “làm cạn não bộ”


Dù cho tâm trí của bạn không suy nghĩ về chiếc điện thoại, vẫn có một quá trình ngầm chiếm dụng và làm suy kiệt não bộ.

Điện thoại ở chế độ im lặng, cất vào túi hoặc thậm chí tắt nguồn vẫn có thể “làm suy kiệt não bộ” của bạn. Theo nghiên cứu mới của Đại học Texas, một khi chiếc smartphone còn trong tầm nhìn hoặc tầm với, chúng ta vẫn dành một phần tâm trí vô thức để nghĩ về nó.

Tác giả nghiên cứu cho biết: Sự có mặt của điện thoại thông minh hạn chế sức mạnh và chức năng não, ngay cả khi mọi người cảm thấy mình đã tập trung vào công việc lắm rồi. Cho nên, bạn luôn có một cách dễ dàng để “thông minh hơn”: Đặt chiếc điện thoại ra xa, càng xa càng tốt.

NDN_Hieu ung lam can nao bo_1

Điện thoại đã tắt nguồn vẫn làm giảm trí tuệ và sự tập trung của bạn, đây là cách tốt hơn đế tránh điều đó

Chúng tôi quan sát thấy một xu hướng tuyến tính, chỉ ra điện thoại thông minh càng gần trong tầm chú ý, năng lực nhận thức của mọi người càng giảm xuống”, tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Adrian Ward đến từ Đại học Texas ở cho biết.

Dù cho tâm trí của bạn không suy nghĩ về chiếc điện thoại, vẫn có một quá trình diễn ra – quá trình tự nhắc nhở bạn không suy nghĩ về nó – chiếm dụng một phần tài nguyên nhận thức: Nó làm suy kiệt não bộ“.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Ward đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên gần 800 người dùng smartphone. Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu đo lường sự hiện diện nói riêng của điện thoại thông minh làm ảnh hưởng đến chức năng não bộ.

Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học yêu cầu tình nguyện viên ngồi trước máy tính và thực hiện một loạt các bài kiểm tra đòi hỏi sự tập trung cao độ. Các bài kiểm tra này nhằm đo lường khả năng nhận thức của người tham gia, được hiểu là khả năng não bộ duy trì quá trình làm việc và xử lý liên tục với dữ liệu.

Thí nghiệm bắt đầu, tình nguyện viên được chia làm 3 nhóm ngẫu nhiên. Một nhóm được yêu cầu đặt điện thoại của họ úp trên bàn làm việc. Trong khi đó, nhóm thứ 2 được yêu cầu để điện thoại trong túi. Nhóm thứ 3 bị thu hết điện thoại, các nhà nghiên cứu đặt chúng sang một căn phòng khác.

Trước đó, tất cả tình nguyện viên được yêu cầu tự đặt điện thoại của mình về chế độ im lặng.

Sau khi đánh giá kết quả bài kiểm tra trên máy tính, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm 3, những người đặt điện thoại ở một căn phòng khác, đã làm bài tốt hơn đáng kể ,so với những người đặt điện thoại trên bàn làm việc. Kể cả khi so kết quả với nhóm thứ 2, bài làm của họ cũng vượt trội hơn khá nhiều.

NDN_Hieu ung lam can nao bo_2

Chỉ sự có mặt của điện thoại thôi đã làm giảm khả năng não bộ

Trong một thử nghiệm tiếp nối, các nhà nghiên cứu kiểm tra thêm 2 yếu tố mới, bao gồm độ phụ thuộc điện thoại của các tình nguyện viên và một số chiếc điện thoại được tắt hẳn nguồn. Hiệu ứng “làm cạn não bộ” của điện thoại tiếp tục được đo lường.

Kết quả một lần nữa chứng minh rằng: Không quan trọng việc điện thoại tắt hay bật nguồn, sức mạnh não bộ của tình nguyện viên vẫn giảm, một khi điện thoại còn trong tầm nhìn và tầm với của họ.

Trong khi đó, những người phụ thuộc nặng vào điện thoại di động sẽ trải nghiệm hiệu ứng này mạnh hơn những người bình thường. Đây là những người đã khẳng định rằng một ngày không có điện thoại di động bên mình sẽ khiến họ khó chịu, có điện thoại để sử dụng sẽ khiến họ thấy hạnh phúc hơn.

Mặc dù sự ra đời của smartphone đem đến nhiều tiện ích to lớn cho cuộc sống, nhưng sự hiện diện của chúng khiến mọi người phải trả giá vì nhận thức bị suy giảm, tiến sĩ Ward cho biết. “Ngay cả khi chúng ta giữ tập trung cao độ – tránh khỏi việc bật điện thoại và xem có gì mới hay không –, chỉ sự có mặt của điện thoại thôi đã làm giảm khả năng não bộ rồi”.

Theo Genk.vn