📖
1. Bệnh béo phì.
- Béo phì là do ngốn quá nhiều sách, ăn quá nhiều nhưng không chịu “vận động”. Kiến “ngủ” nó ứ động trong cơ thể, không có cơ hội kinh qua thực tế để trở thành “kiến thức”. Thường những đứa béo phì kiến thức người ta gọi là mọt sách.
- Hậu quả của căn bệnh ngày nguy hiểm ghê gớm, bị chứng vĩ cuồng. Nói tới cái gì tao cũng biết, tao cũng biết, nhưng thực chất nó chả biết cái gì, những “kiến ngủ” đó không có sức nặng, giá trị, nói ra như những thằng đầy lý thuyết. Ảo tưởng sức mạnh với một mớ bòng bong, dành quá nhiều thời gian “ăn sách” trong căn phòng mát mẻ mà ko ra đời để “ăn hành”.
- Để chữa căn bệnh này, bác sĩ Tim Ferris có nói 1 câu, mà đó cũng là nguyên tắc đọc sách của hắn: CHỈ ĐỌC NHỮNG QUYỂN SÁCH PHỤC VỤ CHO CÔNG VIỆC SẮP TỚI. Chữ sắp tới là quan trọng nhất trong câu, ý ông là đọc xong là có đất dụng võ ngay tức thì.
2. Bệnh táo bón.
Nguyên nhân tại ăn mà không nhai kỹ, đọc sách mà không nghiềm ngẫm suy tư. Kiến thức nuốt vào miệng rồi chạy tọc xuống hậu môn ra ngoài. Theo các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính là do KHÔNG BIẾT PHƯƠNG PHÁP “NHAI” SÁCH.
Để nhai sách kỹ, có vài “mánh khóe” sau:
Để nhai sách kỹ, có vài “mánh khóe” sau:
- Luôn có một cây bút khi đọc
- Có một tờ giấy để note hoặc note trực tiếp vào sách
- Trong đầu luôn mang theo bộ câu hỏi để tương tác với sách: why, who, when, what, where, how.
3. Bệnh ngộ độc.
- Ngộ độc là do tụi này đọc quá nhiều thứ. Từ thiên văn trời cao xuống địa lý lòng đất, từ văn học sử học triết học tâm lý học cho tới thần học, tâm linh… Triệu chứng của bệnh này cũng giống như béo phì: phán như thánh ở mọi chủ đề.
- Để tránh căn bệnh ngộ độc, bác sĩ khuyên nên đọc có chủ đề “chuyên khảo” đàng hoàng, đừng có đụng cái gì cũng “nhập môn” tùm lum, trường phái nào cũng theo. Có một chủ đề nào “neo”, sau đó bám neo đó đọc rộng và sâu ra. Cũng như đào giếng, để đào sâu, thì miệng giếng phải rộng, nhưng phải biết trước hết đào sâu phần nào, khu vực nào, chủ đề nào, đào cái giếng đó chỗ nào!
📖
Nói gì thì nói, sách giúp con người văn minh một cách kì lạ, có thể không thành tỉ phú, ông này bà nọ, nhưng chắc chắn không thể thành con người bát nháo được.
- 30 phút 1 ngày với tốc độ trung bình, 1 tuần được 1 cuốn.
- 52 tuần = 1 năm, sẽ được cho 50 cuốn
- 20 năm sẽ được 1000 cuốn.
Có 3 cách lên 3000 cuốn:
- - Đọc 60 năm (không ai cũng đủ tuổi thọ làm chuyện này)
- - Tăng tốc độ đọc gấp 3. SPEEDx3 (có thể làm được, nhờ và phương pháp đọc nhanh)
- - Tăng thời lượng gấp 3. TIMEx3 (có thể được, 30 phút tăng lên thành 90 phút)
Vậy là 3000 cuốn sách trong 20 năm có khả thi…giúp con người đỡ bát nháo.
I) ĐỌC ÍT LẠI , HỎI GẤP ĐÔI, PHẢN BIỆN GẤP TƯ , TƯỞNG TƯỢNG GẤP TÁM
- 1. Tập trung trong quá trình đọc.
- 2. Học cách đặt câu hỏi, tư duy
- 3. Xây dựng nhiều vốn từ vựng, đa dạng để giúp đọc hiệu quả
- 4. Tăng tốc độ đọc
- 5. Tích cực hoạt động mạng xã hội đọc sách: goodreads.com
II) CHỌN SÁCH .
- - Cách chọn Tim Ferris: đọc sách nào liên quan tới công việc sắp tới
- - Đọc theo thần tượng, ổng đọc cái nào mình bu theo cái đó.
- - Xem thử người tâm trên đọc sách gì, hoặc đọc theo sách đó, hoặc không đọc vì ko muốn lầm theo ổng
- chọn sách phải đi trước số lượng.
III) TÂM ĐẮC
Tâm đắc là biểu hiện của việc, “ồ ông này nói hay quá, rất đúng ý mình”, nhấn mạnh chỗ “nói đúng ý mình muốn nói”, nghĩa là mình đã có suy nghĩ qua rồi, có tiếp xúc qua rồi, có vận dụng qua rồi, nên mới “tâm đắc”, tâm đắc chính là lời mình nhưng tác giả diễn đạt giúp, là đồng tư tưởng, là tương thông, là hỗ trợ. Có dạng tâm đắc sửa lưng mình, tức là hoàn toàn ngược với những gì mình làm, nhưng mình thấy tác giả đúng, thấy được cái sai của mình mà sửa mình, cũng là tâm đắc.
IV) TẬP TRUNG
- năng lượng tập trung trong việc đọc quyết định chất lượng việc đọc, chứ không phải thời lượng, thời lượng là yếu tố phụ. Ví dụ: 60 phút đọc sách ngồi giữa đường cao tốc thì coi như không đọc được gì, 1 phút đọc ở nhà an toàn, bình yên, thì là 1 phút hiệu quả.
- Sự tập trung và nền tảng tư duy mới quyết định bước tiếp theo của việc đọc hiệu quả, không phải là tốc độ đọc (cái này đứng vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 thôi).
- Vị trí quan trọng thứ 3, có lẽ không thuộc về tốc độ đọc, mà thuộc về vốn từ vựng của mình (hoặc có thể là trải nghiệm sống của mình), nếu mình đã từng trải qua rồi, từng hiểu vấn đề này rồi, thì chỉ cần một cái liếc mắt 1/10 giây cũng đủ hiểu một đoạn, tốc độ đọc có cao mấy thì sao bằng. Hoặc là từ vựng mình kém quá, không rành rọt, đọc hiểu sai ý tác giả, hoặc không hiểu đúng ý, mắc công đọc lại, thế là có đọc 1000 từ/phút mà phải đọc lại 5 lần, cũng bằng huề.
V) BỚT LOGIC, CỐ GẮNG HÌNH DUNG & ĐỪNG BAO GIỜ NGỪNG TƯỞNG TƯỢNG
Logic : phán đoán đúng sai
Hình dung (mường tượng): liên quan nhiều đến thị giác, giống mình build mô hình 3D ở trong đầu, xong xoay nó theo các chiều khác nhau,
tưởng tượng là tưởng tượng ra một thứ chưa tồn tại.
- nhiều người có kỹ năng này tưởng tượng mà ko cần dựa trên hình dung, ko cần dựa trên cái đã biết , Và họ sáng tạo nhờ vậy
- tưởng tượng mà dựa trên hình dung và cái đã biết là “lối mòn"anh bị lối mòi, kinh nghiệm, quán tính, ép anh tưởng tượng theo cái cũ, và không thể nào sáng tạo được
- nếu anh tưởng tượng giỏi, mà ko dựa trên cái gì hết, thì anh mới tưởng tượng được cái mới. đó là lý do bọn trẻ hay tạo ra các công ty vĩ đại như Tumblr, Telegram, Snapchat, Tesla/SpaceX
- vì nó giỏi bằng thằng cũ, nhưng bị nô lệ bởi tư tưởng cũ
- ví dụ đơn giản là ông thiền sư sẽ rất khó khăn để hiểu tình yêu theo kiểu đạo thiên chúa vì kiểu gì ông cũng sẽ cố nghĩ nó theo kiểu tình yêu đạo phật
- còn mấy ông chưa yêu lại có năng lực nhận thức được “bề ngoài” của tình yêu rất tốt vì ông méo hiểu tình yêu là mịa gì nên tính độc lập cao và tuyệt đối không thể nào nhận thức nổi “bên trong” của tình yêu vì ông méo hiểu nổi
Hình dung, tưởng tượng xong sau đó mới nói tới việc chúng nó làm gì, phối hợp ra sao, tại sao cần chân, càn tay . cái đó là tư duy logic
📖
NGUYÊN NGỘ NGỘ, LÊ VŨ, NGÔ TẤN