Thursday, September 19, 2024

Trình độ học vấn cao hay thấp không thể hiện được sự thú vị của 1 người...


 

Tôi là tiến sĩ, vợ tôi trung cấp.


Những lời tôi nói ra thì cô ấy thường không hiểu. Những thứ tôi thấy rất hay thì cô ấy lại không hứng thú, những thứ cô ấy thích thì tôi lại cảm thấy rất ngớ ngẩn. Ví dụ, tôi thích xem quần vợt và các giải thi đấu. Cô ấy thích xem phim truyền hình, đặc biệt là xem phim truyền hình HQ, mỗi lần xem đều cười khúc khích.


Tôi đi làm về thường đọc sách và rất lười. Cô ấy thì siêng năng, mỗi ngày đều giặt quần áo, làm việc nhà, mua trái cây, mua đồ ăn nhẹ, cắt trái cây, nấu ăn và dọn dẹp ở nhà. Tôi không thích ăn bên ngoài, cô ấy sẽ chuẩn bị bữa trưa và đồ ăn nhẹ + trái cây cho tôi vào mỗi buổi sáng.


Cô ấy cảm thấy tôi làm việc bên ngoài quá vất vả, nhưng thật ra cũng không vất vả lắm, vì cô ấy cảm thấy vậy nên tôi cũng giả vờ là bản thân rất vất vả. Sáng thứ bảy tôi không phải đi làm nên thức dậy muộn, cô ấy sẽ rón rén dậy đi ra ngoài, đến dép cũng không mang.


Quan niệm về tiêu dùng cũng khác, tôi nghĩ bản thân kiếm tiền cũng ổn. Tôi thường đưa cô ấy đến các cửa hàng để mua quần áo, mỗi lần như vậy cô ấy đều chê đắt. Vợ tôi cảm thấy trong nhà có mỗi mình tôi đi làm, cô ấy cũng không kiếm ra tiền, dưới có con nhỏ, trên có ba mẹ già. Cô ấy thích mua hàng trên Pinduoduo, Taobao để được giảm giá và miễn phí vận chuyển. Có lần, tôi mua cho cô ấy một chiếc váy moda, cô ấy nói nó rất dễ nhăn và mặc rất bất tiện. Thế là từ đấy tôi không mua quần áo cho cô ấy nữa, để cô ấy tự xem rồi mua.


Lúc còn học nghiên cứu sinh, tôi thường thích sưu tầm giày, nhưng vợ tôi lại thấy nó rất vô nghĩa. Thế là tôi từ từ cũng bị cô ấy thay đổi một cách vô tri vô giác, tôi bắt đầu cảm thấy nó thật sự rất vô nghĩa, vậy nên cũng bỏ luôn.


Tôi muốn đi Tây Tạng, tôi muốn đi du lịch nước ngoài, cũng muốn đưa cô ấy đi mọi nơi. Cô ấy nghĩ Tây Tạng nguy hiểm quá, cứ đi Tây An chơi là được, không cần phải đi xa như vậy.


Tôi thích đi xa, ngắm nhìn thế giới bên ngoài. Nhưng cô ấy dọn dẹp nhà cửa quá thoải mái rồi, và từ từ tôi cũng trở thành 1 người chỉ thích ở nhà, ăn rồi nằm chờ ch.ết, không còn tinh thần chiến đấu như xưa.


Sở thích của chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Tôi thích Vương Phi, cô ấy lại thích các tiểu thịt tươi. Tôi nghĩ rằng khi rảnh cô ấy có thể nghe nhạc và đọc sách, nhưng cô ấy không, cô ấy thích xem TV mỗi khi rảnh.


Về việc dạy dỗ con cái thì rất tốt, cô ấy sẽ nghe lời tôi về mọi thứ, cũng rất nguyện ý trao đổi ý kiến với người khác.


Cả hai chúng tôi đều không có tài nghệ gì. Mỗi ngày, vợ tôi rất sẵn sàng đưa bọn trẻ đến các lớp học theo sở thích của chúng. Tuy nhiên, cô ấy vẫn thường nói với các con rằng, “Sau này phải học nhiều hơn, giống như ba của con vậy.” Tuy nhiên nghe nhiều thì thấy rất áp lực.


Nếu tôi đang đọc sách thì cô ấy sẽ không làm phiền tôi.


Nhiều khi tâm trạng khó chịu, về nhà cũng cảm thấy rất phiền. Không muốn quan tâm đến cô ấy, cũng không muốn để ý tới tụi nhỏ, tôi thường trốn vào phòng đọc sách chơi vi tính, cô ấy sẽ nghĩ là tôi đang giải quyết công việc và không để bọn trẻ vào quấy rầy tôi.


Cô ấy học không cao, từng làm kế toán cho một công ty màng chống thấm, sau khi kết hôn thì tập trung ở nhà chăm con.


Gia đình vợ tôi cũng bình thường. Lúc chúng tôi mới yêu mẹ tôi cũng có ý kiến, thái độ đối với cô ấy cũng không tốt. Vậy nên sau khi tụi tôi kết hôn, tôi là người phản đối kịch liệt nhất về việc sống chung giữa mẹ chồng nàng dâu. Mẹ tôi có tính cách rất mạnh mẽ, dẫn đến tôi thì thích nổi loạn. Chỉ cần là việc mẹ tôi phản đối thì tôi càng phải làm cho bằng được.


Tất nhiên là tôi rất thích kiểu người dịu dàng như vợ tôi vậy.


Ở nhà bố mẹ vợ, tôi cũng rất được cưng. Nếu vợ tôi kêu tôi đi tưới cây cho bố vợ thì chắc chắn mẹ vợ sẽ mắng cô ấy, tại sao lại bắt tôi làm cái này cái kia… mặc dù việc tưới cây rất là đơn giản. Bố vợ xách đồ ăn từ trên gác mái xuống đất, vợ tôi sẽ mắng tôi là đồ không có mắt, không biết chạy ra giúp bố à. Thật ra là do tôi không để ý, nhưng chỉ cần thấy được là tôi sẽ nhanh chóng chạy ra đỡ ngay.


Vợ tôi tuy có trình độ học vấn thấp nhưng bố mẹ cô ấy rất hòa thuận, cô ấy từ nhỏ đã siêng năng, nề nếp. Nói thật là cuộc sống tinh thần của cô ấy tốt hơn tôi rất nhiều.


Ngày xưa lúc tôi còn đi học, nhân duyên không tốt, tính tình lại rất tr.ầm. Cuộc sống cũng bị kìêm chế rất nhiều, mặc dù gia cảnh khá giả nhưng bố mẹ tôi lại quan niệm con trai thì nên cho nó sống cuộc sống nghèo khó. Kết quả là khi học cấp 3 và đại học, vì vấn đề tiền bạc mà tôi đã sống khá là t.ự t.i.


Vì chênh lệch về trình độ nên gia đình chúng tôi có truyền thống là đàn ông thì lo chuyện bên ngoài, còn phụ nữ thì phụ trách trong nhà. Thỉnh thoảng tôi giúp lau nhà, rửa bát, phơi quần áo, vợ tôi đều sẽ đến và đòi làm. Tôi hỏi cô ấy, “Em tính làm bảo mẫu của anh hả? Sao cái gì cũng tự mình làm hết vậy?”


Cô ấy sẽ cười tôi, “Bảo mẫu làm việc cho anh có chu đáo như em không? Không nói nhiều, việc nhà cứ để em làm thì hơn.”


Ngoài việc cô ấy phụ thuộc tài chính vào tôi, còn lại thì đều là tôi phụ thuộc cô ấy, bao gồm cả thể xác và tinh thần. Có thể là do tôi từ nhỏ đã thiếu tình thương của bố mẹ, cô ấy lại rất có bản năng của người mẹ, vậy nên vợ tôi cũng không thấy phiền mỗi khi tôi dính lấy cô ấy.


Đôi khi tôi kể cho cô ấy nghe về công việc ở đơn vị, thí nghiệm không suôn sẻ, ngân sách không được duyệt hết lần này tới lần khác, nhà trường chèn ép giáo viên mới và gây nhiều áp lực cho nghiên cứu khoa học, không cần biết là chuyên ngành gì mà cứ áp đặt tất cả. Cô ấy sẽ nghe không hiểu mà chỉ ngồi đó bĩu môi.


Có lúc tôi đang làm việc, cô ấy sẽ hỏi tôi, “Anh đang làm gì vậy? Thí nghiệm diễn ra tốt đẹp chứ?” Mặc dù biết là nói với cô ấy rồi cô ấy cũng sẽ không hiểu, nhưng tôi vẫn cứ thích nói cho cô ấy nghe.


Bởi vì luận văn cần làm mô phỏng, nên tôi gọi cho cô ấy và nói rằng tôi định sử dụng phần mềm nào, tôi bla bla nói liền tù tì 10 phút không ngừng nghỉ. Nói xong tôi đùa, “Em xem, nói với em cũng chả có ích gì, nói xong em cũng không hiểu.”


Vợ tôi ở đầu dây bên kia sẽ cười khúc khích. Tôi đoán nếu tôi là cô ấy, tôi sẽ cảm thấy rằng tôi cứ nói những thứ cô ấy không hiểu như vậy chính là gh.ét bỏ cô ấy. Nhưng cô ấy lại cảm thấy rằng tôi đang chia sẻ cuộc sống của mình.


Vậy nên có rất nhiều chuyện làm tôi phát hiện, tâm lý của tôi không tốt bằng một phần mười của cô ấy.


Có lần tôi quên mang chìa khóa, gọi điện cho cô ấy cũng không nghe máy, thang máy không có thẻ thì không lên được, lại đang có việc rất gấp. Cuối cùng, đến được nhà tôi rất tức giận nên đã bảo cô ấy điện thoại mà không dùng thì vứt luôn đi. Rồi chiều đi làm về, thấy vợ tôi dọn dẹp trong nhà sạch sẽ, làm 1 bàn toàn mấy món ăn ngon.


Thật sự tôi cũng áy náy lắm. Tôi có nói với cô ấy, “Đừng nói tới vợ chồng cãi nhau, những cặp đôi rất ân ái thì cũng có lúc sẽ bất hòa. Em không cần phải dè dặt như vậy, anh vẫn còn đang nghĩ chiều về sẽ dỗ em như thế nào đây.”


Tôi từng nghĩ sau khi kết hôn hai người có thể không có tiếng nói chung, sau này mới biết không chỉ là phạm vi cuộc sống khác nhau. Trình độ học vấn cao hay thấp không thể hiện được sự thú vị của 1 người. Cô ấy sẽ kể cho tôi nghe một số chi tiết nhỏ trong cuộc sống, chẳng hạn như vợ tôi đã đến công viên nhỏ nào, hoa rất đẹp, cô ấy đã gặp những điều vui gì, đã nấu món gì ngon, bé con của 2 chúng tôi có chuyện gì vui, mua quần áo mới cho con, làm sao để phối đồ, rồi nào là ngày mai sẽ dắt con đi đâu chơi, lập kế hoạch thời gian dành cho cha mẹ – con cái vào cuối tuần. Dù sao, cô ấy rất sẵn sàng chia sẻ với tôi.


Tôi nghĩ công việc của tôi rất nhàm chán đối với cô ấy.


Có lần tôi nói với cô ấy là có thể sau này tiền lương của tôi vẫn sẽ ít như vậy thôi. Cô ấy có vẻ không hiểu, cô ấy cảm thấy tiền tôi kiếm được rất nhiều rồi, cuộc sống bây giờ trôi qua rất tốt. Phô trương quá thì không tốt, mỗi người có 1 cách sống riêng.


Một lần khác, tôi muốn nuôi một con chó. Cuối cùng cô ấy đã từ chối tôi, lý do từ chối không phải vì gì to tát cả, không phải vì cô ấy dọn dẹp phiền phức hay chó khó nuôi. Lý do từ chối là cô ấy sợ cô ấy tốn nhiều tâm tư chăm sóc cho chó và vợ tôi lo lắng rằng con chó sẽ chia bớt tình yêu của cô ấy dành cho tôi. Tôi không có cách nào để phản đối lại lý do này, vì vậy tôi đã hỏi là ai đã dạy cô ấy những lời này.


Nói chung là mỗi người có cách sống riêng, bố mẹ tôi tuy có trình độ học vấn như nhau nhưng đã sống mà đề phòng nhau cả đời. Hiện tại, cả 2 ông bà cũng không biết tiền tiết kiệm của nhau là bao nhiêu, mẹ tôi thì cá tính mạnh, bà luôn nghi ngờ bố tôi ngoại tình bên ngoài. Bố tôi cảm thấy rằng trong nhiều năm nay mẹ tôi không quan tâm tới nhà cửa, suốt ngày chỉ đầy cảnh giác và ác ý với ông. Tôi luôn không thích cuộc hôn nhân của hai người họ, và họ đã ảnh hưởng rất xấu đến tính cách của tôi.


Vợ tôi từng kể: Tuổi thơ của cô ấy trôi qua rất hạnh phúc. Điều tôi ấn tượng nhất là bên ngoài trời đang mưa, bố và mẹ đang làm bánh bao, cô và em trai đang chơi bên cạnh. Cô ấy cũng kể với tôi về những lần bị bố trêu lúc còn nhỏ. Ngoài ra, vợ tôi và em trai của cô ấy đã cùng nhau nuôi những chú nhím nhỏ và những chú gà con, còn rất nhiều điều thú vị mà tôi chưa từng trải qua.


Nếu cha mẹ là những người giáo viên, thì cô ấy đã được giáo dục tốt hơn tôi rất nhiều, tôi như 1 người mù chữ trước mặt cô ấy vậy.


Tôi cảm thấy bất kể là kết hôn với ai, cô ấy chắc chắn đều sẽ trôi qua 1 cuộc sống rất hạnh phúc. Nhưng nếu tôi kết hôn với người khác, chắc là đã sớm ly hôn rồi.


Nguồn FB: Nỗi nhớ đầy vơi.