Wednesday, February 9, 2022

Biến các thay đổi của thị trường thành lợi thế cạnh tranh_Sổ tay CFO

 describe the image

"Điều duy nhất ta có thể tiên đoán về cuộc sống là sự bất khả đoán của nó" - Khuyết danh

Trong thập kỷ qua, có rất nhiều sự kiện đã xảy ra, đem đến những thay đổi và biến động khôn lường cho nền kinh tế thế giới. Các nhà kinh doanh trên toàn thế giới vẫn đang đối mặt với những biến động sụt giảm và phục hồi của nền kinh tế. Tài liệu "Dự đoán tăng trưởng thị trường" của Ernst & Young 2013  đã cho thấy tỷ lệ nợ xấu đã tăng đến 178% trong thời kỷ khủng hoảng kinh tế từ 2008-2009 tại Mỹ, so với 57% tại Anh. Tuy nhiên, trong suốt những năm qua, nợ xấu đã giảm nhanh và tỷ lệ tại Mỹ đang giảm đến 20% nhanh hơn so với Anh. Bên cạnh những thay đổi này, sự điều chỉnh luật lệ quá đà, và các hoạt động sửa đổi từ các nhà lập pháp và tiêu chuẩn từ các hiệp hội kinh tế thế giới đã đen đến sự  phức tạp đến hệ thống  và thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến nhu cầu tiếp thu và tổng hợp thông tin để quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp phải làm thế nào để kịp thời ứng phó với sự biến động thị trường và tăng cường năng lực cạnh tranh, hiệu suất tài chính, năng suất lao động trong tình hình này?

Có 3 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần tâm niệm để ứng phó kịp thời với sự biến đổi thị trường hiện nay, đó là:

  • Đánh giá đúng vấn đề
  • Dự báo thường xuyên và chính xác hơn
  • Quản lý rủi ro để nâng cao lợi thế cạnh tranh

Bên dưới là chi tiết để có thể thực hiện những yếu tố quan trọng trên một cách hiệu quả:

Đánh giá đúng vấn đề

Chất lượng quản lý dữ liệu và chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs) của một doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng trong việc ứng phó với biến động thị trường. Chúng giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại quy trình kinh doanh của mình cho phù hợp với chiến lược. Tuy nhiên, rất khó để có thể nhìn thấu được toàn bộ chiến lược chung và kiểm tra tính khả thi của nó trong thời gian ngắn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp lớn và phức tạp. Những doanh nghiệp này có rất nhiều chỉ số KPI và các chỉ số cũ thường đi ngược lại tiêu chí phát triển trong khi chỉ số mới cần được đưa ra cùng lúc đó. Nhiều nơi có khuynh hướng dựa quá nhiều vào chỉ số hiệu suất tài chính hơn là các chỉ số phi tài chính thông thường. Vấn đề là, các chỉ số không quen thuộc với người dùng lắm thường liên hệ chặt chẽ với hiệu suất tài chính trong tương lai hơn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đo lường cả chỉ số hiệu suất tài chính lẫn phi tài chính để quản lý dữ liệu tốt hơn.

Các dự đoán cần phải chính xác và thường xuyên hơn

Khi đối diện với một nền kinh tế thế giới yếu đuối và dễ thay đổi, việc dự báo tài chính thường xuyên hơn, liên tục kiểm tra các tình huống giả định "nếu-thì", và phân tích rủi ro là những thứ quan trọng cần phải làm. Trên thực tế, sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ chính xác trong dự đoán tài chính của doanh nghiệp đó. Hầu hết doanh nghiệp hiện nay vẫn đang sử dụng phương thức dự toán tài chính và lập ngân sách truyền thống để xác định hiệu suất, điều này rất dễ dẫn đến chuyện dự đoán thiếu chính xác. Để có thể đạt được sự chính xác trong dự toán tài chính cần có, phương pháp dự đoán "cuốn chiếu" (rolling forecast) là một giải pháp tiêu biểu. Theo bản báo cáo "Dự đoán với tự tin" từ tổ chức EIU/FPMG năm 2007, 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát tin rằng họ sẽ gia tăng mức độ tự tin trong dự đoán tài chính của mình bằng các sử dụng phương pháp cuốn chiếu.  Lý do chính là, theo FSN (2013), "bang822 cách cung cấp cái nhìn đa chiều đối với kết quả dự toán, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc triển khai dự án, mức độ tự tin vào các dự báo biến động trong tương lai sẽ được cải thiện".

Quản lý rủi ro để nâng cao lợi thế cạnh tranh

Trước thị trường biến động hiện nay, cơ hội là thứ luôn bất ổn và thay đổi. Khả năng  lựa chọn cơ hội nào để hành động trước đối thủ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, còn có rủi ro. Loại bỏ rủi ro có thể được thực hiện thông qua việc áp dụng những phương pháp, công cụ tốt nhất cũng như kết hợp nhịp nhàng giữa cấu trúc doanh nghiệp, quy trình kinh doanh và công nghệ lại với nhau. Hơn nữa, doanh nghiệp cần hiểu và thống kê được số lượng nguyên nhân rủi ro khi phát triển hệ thống chỉ số đo lường rủi ro (KRIs) và đo lường mức độ biến hóa của rủi ro để quản lý và báo cáo nhanh chóng nhất. Quan trọng hơn, chỉ số KRI cần được gắn chặt với các dự báo và được báo cáo cùng với kết quả tài chính có liên quan.

Trong  thị trường đầy biến động hiện nay, doanh nghiệp nên nhìn xuyên qua các phân tích hạn hẹp về mức độ nhạy cảm kinh doanh trong quy trình lập kế hoạch và dự toán tài chính để cải thiện quản lý dữ liệu. Khi được thực hiện đúng cách, quy trình quản lý rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp bạn bắt được nhiều cơ hội để ra mắt sản phẩm mới, mua lại công ty nhỏ và xâm nhập vào thị trường ngoài nước với tự tin.

Tốm lại, quy trình quản lý trong doanh nghiệp thông thường ít khi có khả năng biến thay đổi thị trường thành lợi thế. Điều này đồng nghĩa với việc có rất ít doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng một cách dài hạn trong tương lai lâu dài. Hơn nữa, đội ngũ quản lý sẽ càng yếu thế hơn trong nền kinh tế bất ổn này. Tuy nhiên, giữ vững lợi thế cạnh tranh là việc có thể làm được. Doanh nghiệp có thể tập trung vào việc đánh giá đúng vấn đề cần thiết, dự báo chính xác và quản lý rủi ro để có được lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu.

Đón đọc tài liệu đầy đủ của chúng tôi: "Điều hành kinh doanh trong môi trường bất ổn:  Cẩm nang giúp CFOs biến bất ổn thị trường thành lợi thế cạnh tranh" để tìm hiểu thêm cách thức các doanh nghiệp ứng phó với nền kinh tế biến động như thế nào.

 Dịch bởi Uyên Vũ