“Dù có sinh ra ở vạch đích hay không, khi một người thất bại, họ cũng không tránh khỏi cảm giác đau đớn.”
Tìm ra sự cân bằng giữa việc có quá ít và quá nhiều vốn không hề là một nhiệm vụ dễ dàng. Chúng ta vẫn nghe nhiều về câu nói “sinh ra ở vạch đích”, nhưng câu hỏi mà bạn thường bỏ qua là: Liệu những người mà thường được nhận xét như thế có thực sự hạnh phúc hơn phần còn lại?
Không ai muốn thua khi ở vạch xuất phát, nhưng thực tế là chúng ta phải đối diện với câu chuyện có những người vốn “đi nhanh” hơn ta ngay từ khi mới sinh ra. Thế giới này công bằng, nhưng đôi khi cũng bất công. Có người sinh ra đã ngậm thìa vàng, một số người lại phải làm việc chăm chỉ để chạy thật nhanh đến vạch đích của mình. Nhưng tất cả mọi người đều có một bộ não, hai bàn tay và thời gian 24 tiếng một ngày để trải nghiệm mọi đắng cay ngọt bùi. Một cuộc đời, là sự công bằng duy nhất với tất cả chúng ta.
Vấn đề không phải là bạn có nhiều tiền hơn, mà vấn đề là bạn có đang làm tốt hơn hay không. Mục tiêu luôn thay đổi khi chúng ta tích góp được nhiều thành quả hơn về sự giàu có để chạm đến ngưỡng hài lòng do chính mình đặt ra. Có những gia đình giàu có xu hướng nuông chiều con cái và những đứa trẻ thuộc các gia đình trung bình hay nghèo hơn phải vật lộn cả đời để tiến lên, đều có thể hạnh phúc cho dù thuộc hoàn cảnh nào. Hạnh phúc vốn không nên được đánh đồng với việc bạn có tiền hoặc có cha mẹ giàu có. Nếu có đủ tình yêu thương, một lối giáo dục xứng đáng, đứa trẻ ấy vẫn có thể có một môi trường đủ tốt để trưởng thành và tìm thấy vạch đích của mình.
Sự khác biệt giữa một người có vạch xuất phát từ gia đình bình thường và giới tinh hoa vốn không nằm ở việc ai có xe xịn, nhà to hay nhiều tài sản hơn, mà nằm ở cách giáo dục thế hệ tương lai. Cốt lõi của việc giáo dục thành công có thể không nằm ở việc bạn trở thành người thành đạt, mà là bạn có thể tìm thấy đam mê của mình như thế nào và sống đúng với niềm đam mê ấy. Bạn có biết, có bao nhiêu người trẻ đang sinh ra trong gia đình giàu có đang cảm thấy bất lực hơn bao giờ hết vì không thể tìm thấy sở thích của mình. Họ mông lung trong chính cơ ngơi ấy, nơi họ dường như có tất cả, nhưng cũng vốn chẳng có gì.
Người sinh ra ở vạch đích, cũng có những nỗi khổ. Vì vậy, người giàu có thể sẽ xuất phát từ một gia đình giàu có hơn người khác, nhưng người hạnh phúc, vốn là người biết mình muốn gì và sẽ đấu tranh để đạt được dù điều kiện có như thế nào. May mắn, đôi khi cũng là một cảm giác mà người ta đổ lỗi cho ai đó. Bạn may mắn xinh đẹp hơn tôi, bạn may mắn có công việc tốt hơn tôi, bạn may mắn khi sinh ra trong gia đình giàu có hơn tôi, bạn may mắn khi không phải cố gắng quá nhiều. Nhưng ở phía ngược lại, bạn có biết họ đôi khi cũng cảm thấy những người khác may mắn hơn họ. Bạn may mắn khi được dành nhiều thời gian với ba mẹ hơn tôi, bạn may mắn được làm mọi điều mình muốn trong khi tôi phải giữ gìn thanh thế gia tộc, bạn may mắn khi được quyết định con đường phát triển cá nhân trong khi tôi phải nắm trọng tránh lèo lái sự nghiệp gia đình, bạn may mắn khi mọi người đối xử với bạn không vụ lợi thay vì tôi phải cảnh giác và đề phòng khi có bất kỳ ai tiếp xúc với mình.
Dù bạn sinh ra ở vạch đích hay không, khi bạn thất bại, bạn cũng không tránh khỏi cảm giác đau đớn. Sẽ có những người đến, hỏi han bạn, lắng nghe trải nghiệm thất bại của bạn rồi thì có người đồng cảm, nhưng cũng có người hả hê rời đi. Rõ ràng đó là thất bại của bạn, nhưng điều bạn quan tâm hơn đôi khi là cách mà người khác quan tâm đến thất bại đó. Nhưng, người càng mạnh mẽ, thì càng có khả năng đứng vững trước khó khăn.
Đừng ghen tỵ với người khác, cũng đừng cười nhạo ai đó. Từng có một câu chuyện truyền cảm hứng, trong đó nói rằng:
“Có người làm CEO ở tuổi 25, rồi chết ở tuổi 50,
có người chỉ trở thành Giám đốc Điều hành khi ở tuổi 50, rồi họ sống đến 90 tuổi;
Ai đó đã kết hôn,
nhưng ai đó vẫn độc thân;
Obama nghỉ hưu ở tuổi 55,
nhưng Trump làm Tổng thống ở tuổi 70;
Trong thế giới này,
mỗi người đều có múi giờ của riêng mình;
Một số người dường như đang đi trước bạn,
nhưng một số đang dõi theo bước chân của bạn từ phía sau;
Không có bước nào là quá sớm, không có bước nào là quá muộn;
Điểm bắt đầu của mỗi người khác nhau, vì vậy ĐIỂM KẾT THÚC cũng nên khác.”
Đúng vậy, điểm bắt đầu thế nào, chưa chắc kết thúc sẽ như thế.
Bạn vốn không thể kiểm soát việc mình sinh ra trong gia đình thế nào và không thể lựa chọn cha mẹ cho mình, nhưng bạn có quyền quyết định cuộc đời của bạn sẽ kết thúc như thế nào. Xuất phát điểm thấp không có nghĩa là bạn sẽ thua kém người khác. Có tất cả ở vạch xuất phát, cũng không có nghĩa bạn là cá nhân ưu tú nhất. Ai cũng cần tiếp tục sống trong thời gian của riêng mình, không gian của riêng mình, chạy và chiến đấu ở nơi nào đó để trở thành người giỏi nhất. Dù bạn là ai, điểm đến của bạn vốn không bao giờ có giới hạn. Hãy tin trong thế giới này, những điều tốt đẹp vẫn hiện hữu dành cho những cá nhân không ngừng phấn đấu. Việc chúng ta cần làm, là cho phép bản thân chăm chỉ lao động, tận hưởng thành quả và trải nghiệm những niềm cảm hứng khác nhau trong thế giới của chính mình.
Mọi đứa trẻ bình thường khi sinh ra đời nếu để những điều kiện vật chất sang một bên, có thể xem như chúng cùng có một cách thức xuất phát giống nhau và đều cần phải nỗ lực rất nhiều trên đường chạy tương lai của chính mình. Có người sinh ra trong những ngôi nhà bình thường, trong khi người khác lại sinh trưởng trong những gia đình giàu có. Vạch xuất phát của mỗi người đều khác nhau. Thế nhưng, tất cả chúng ta đều sống dưới một bầu trời và tận hưởng không khí như nhau, và tất cả đều có quyền được tiếp nhận kiến thức và được hưởng một nền giáo dục. Nếu như tất cả mọi người cùng “chạy” từ những ngày đầu ấy, thứ trong tầm mắt, chính là vạch đích đang ở phía trước và chúng ta cần nhìn thấy hướng đi một cách vững chắc nhất mới có thể trở thành người thắng cuộc. Cố gắng hết sức để rút ngắn khoảng cách với người chạy trước, để sánh bằng rồi vượt lên. Chính trên hành trình trưởng thành này, tính cách của mỗi người sẽ định hình qua từng cột mốc đi đến vạch đích. Mục tiêu của cuộc đời có lẽ đâu chỉ là những khát khao đạt được, mà còn là thứ sức mạnh phục hồi chúng ta đã có khi trải qua vô vàn những thử thách và bài học. Vạch đích vốn là sự ước lượng, nhưng chính cuộc hành trình chúng ta trải qua mới là nơi tồn tại toàn bộ vinh quang của đời ta.
Bạn bắt buộc phải thực hiện bước đi đầu tiên, không phải để về đích mà là để tồn tại và vận động chính mình. Trong thực tế xã hội, khoảng cách về nền tảng vật chất của mỗi người luôn tồn tại, vì thế đôi khi ganh tỵ là không thể tránh khỏi, nhưng nếu lỡ không được “sinh ra ở vạch đích”, điều bạn cần làm là đừng phàn nàn, mà hãy nỗ lực nhiều hơn nữa để thu hẹp khoảng cách đó.
Bạn chắc chắn sẽ thua ở vạch đích cho dù chạy đua cùng với bất kỳ ai nếu bạn không nỗ lực chăm chỉ để chạy, bởi ngay cả khi bạn cho rằng mình đã thua ngay từ vạch xuất phát cuộc đời, bạn vẫn có rất nhiều cơ hội để bắt kịp mọi người trên nhiều chặng đua dài phía sau. Vạch đích, cho dù là vật chất, là tinh thần hay là thứ gì khác, mỗi người sẽ có những định nghĩa riêng cho mình. Mọi thứ đến với bạn, vốn là sự sắp xếp cho riêng cuộc đời bạn. Dù bạn sinh ra với một đích đến xa hay gần, bạn hãy giữ cho mình một nhịp tim thật ổn định, bình tĩnh đón nhận mục tiêu, rồi tôi luyện bản thân với tất cả sự nhiệt thành và tử tế của mình, bạn sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.
Ngay cả khi bạn được sinh ra tại vạch xuất phát thấp hay không phải là thiên tài và bạn không thể cải thiện đáng kể năng lực trong suốt cuộc hành trình, hãy đi bộ trên con đường đến đích đó. Mỗi người đều đang đi trên con đường hoàn thiện đích đến cuộc đời của riêng mình. Nhịp nhanh hay chậm, vội vã hay từ tốn phải do chính bạn có thể kiểm soát. Vạch đích của người này cũng có thể không phải đích đến của người kia. Điều bạn cần chỉ là mỗi bước bạn đã chạy phải là những bước thật chắc chắn, vững chãi, mạnh mẽ và tự tin nhất có thể. Chỉ có nỗ lực như thế mới giúp bạn chạy nhanh, chạy bền khỏi vạch xuất phát để chạm được đến đích đến cuối cùng của cuộc đời với nụ cười luôn nở trên môi.
st