Trưởng thành là một “khóa học” bắt buộc với tất cả nên có người hoàn thành sớm, có người hoàn thành muộn.
Hầu hết những người trưởng thành thực sự sống rất hồn nhiên. Họ luôn bình thản, trái tim không vướng bận hay lo lắng, hoảng loạn như nhiều người. Khi một người trưởng thành, cuộc đời họ đã bước sang một trang mới.
Dưới đây là đặc điểm không có ở người thực sự trưởng thành.
1. Sợ mất mặt
Thành công của một người bắt đầu từ việc chấp nhận “mất mặt”. Người có năng lực thực sự thì không cần quan tâm đến thể diện.
Cách đây không lâu, Phó chủ tịch tập đoàn Suning của Trung Quốc bán đồ lót cho bạn bè mình đã trở thành một tìm kiếm nóng trên trang mạng xã hội Weibo. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao một vị phó chủ tịch lại đi bán sản phẩm tế nhị như vậy.
Đầu năm 2020, Covid-19 bùng phát khiến ngành bán lẻ Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề và gã khổng lồ bán lẻ Suning cũng rơi vào vòng xoáy khủng hoảng đó. Tuy nhiên những nhà lãnh đạo của tập đoàn này không ngồi yên và đã tung ra mô hình bán hàng mới cho toàn bộ nhân viên. Nhiều người bị ép doanh số bán hàng cảm thấy khó chịu, thậm chí mất mặt.
“Thời điểm này sự sống của tập đoàn là ưu tiên hàng đầu. Để công ty tồn tại được thì việc kiếm tiền cần được coi quan trọng nhất”, vị phó chủ tịch nói.
Cũng theo vị này “Không biết xấu hổ để tồn tại và tiến bộ”. Khi dùng tiền kiếm được để tìm lại thể diện là lúc đó đã thành công. Khi dùng thể diện để kiếm tiền thì lúc đó là một người có tiếng nói. “Nhướn mày là một loại khả năng, nhưng hạ lông mày là một loại dũng khí”, ông nói.
Nhưng trong cuộc sống nhiều người không làm được điều này. Vì cái gọi là thể diện, họ vay tiền mua iPhone không phù hợp với khả năng của mình. Vì cái gọi là thể diện, họ hết lần này đến lần khác xin tiền bố mẹ để mời bạn bè ăn uống, cốt mong nhận được lời khen ngợi. Vì tính sĩ diện, họ sẵn sàng vay tiền mua xe sang, chỉ vì cái logo BMW trên đó…
Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành từng nói, những người bất tài quan tâm đến thể diện nhất, giấu đi cảm xúc thật của bản thân để có được sự hài lòng của người mạnh hơn mình. Chỉ có những người có đủ thực lực mới có thể nói chuyện thẳng thắn, chỉ rõ đúng sai và dám làm theo ý mình mặc dư luận chỉ trích.
Nhiều người cho rằng thể diện là do người khác ban tặng, nhưng thực tế thể diện là do chính họ tạo nên. Khi biết cách đặt thể diện sang một bên, cuộc sống tử tế sẽ bắt đầu. Sĩ diện chỉ là một vấn đề nhỏ, trưởng thành là một vấn đề lớn. Khi biết từ bỏ sĩ diện để kiếm tiền là lúc đó bạn đã hiểu chuyện.
2. Không kiểm soát được cảm xúc
Nóng nảy, mất bình tĩnh là bản năng của mỗi người nhưng kiểm soát tính nóng nảy là khả năng lớn nhất của mỗi người. Một người có thể kiểm soát tính khí của bản thân mới có khả năng kiểm soát cuộc sống của mình.
Trong bộ phim truyền hình “Vòng quay hạnh phúc”, mọi người có ấn tượng sâu sắc với nhân vật Tô Minh Ngọc. Số phận đã cho cô “một quân bài” xấu nhất nhưng cô lại chơi tốt hơn bất cứ ai khác. Tô sinh ra trong một gia đình gia trưởng, trọng nam khinh nữ. Anh trai được nuông chiều mọi thứ nhưng cô phải chịu những ấm ức mà theo người bố “Là con gái phải chịu”. Khi người anh du học ở Mỹ, cha mẹ Tô sẵn sàng bán nhà đóng tiền học phí. Trong khi cô được nhận vào đại học Thanh Hoa, vì không muốn tốn tiền nên mẹ chỉ cho cô học một trường đại học bình thường nhưng được miễn học phí. Trong gia đình mình, Tô như người ngoài, đến mức do không chịu đựng được nên cô bỏ nhà đi, dựa vào sự cố gắng của bản thân. Không ngờ sau nhiều năm, Tô trở thành giám đốc điều hành của một công ty.
Không khó để nhìn ra “điều bí ẩn” trong tính cách của cô gái này. Mặc dù hầu hết những thứ cô ấy gặp phải trong cuộc đời là mớ hỗn độn phức tạp và lắt léo, nhưng Tô không bao giờ tỏ ra hoảng sợ hay kích động. Những gì cô ấy thể hiện là phẩm chất một người thành công phải có - khả năng chống lại sự can thiệp của những cảm xúc không liên quan và quyết tâm tập trung toàn bộ năng lượng để đạt được mục tiêu.
Khi gặp khó khăn, người cục cằn đầu tiên nghĩ đến việc chỉ trích người khác, trong khi người điềm đạm nghĩ đến việc giải quyết vấn đề. Nhà bình luận văn học người Anh John Milton từng nói: “Nếu một người có thể kiểm soát được những đam mê, lo lắng và sợ hãi của mình thì người đó còn tốt hơn cả vua”. Một người nếu kiểm soát được cảm xúc của mình thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác động nào từ bên ngoài và có thể theo đuổi được lý tưởng mà không bị phân tâm.
3. Dựa dẫm vào người khác
Văn hào Pháp Victor Hugo từng nói: “Tôi thà dựa vào sức mình để mở mang tương lai còn hơn tìm kiếm sự sủng ái của kẻ quyền thế”. Những thứ không phải của mình, dù cố giành được nhưng nó không mang giá trị bền vững. Khi làm bất kỳ việc gì khó khăn, phải cố gắng chinh phục, đừng bị những thứ dễ dàng cuốn hút, vì bao giờ những thứ giành được quá dễ dàng cũng là những thứ không bền vững và lâu dài.
Shakespeare sinh ra trong một gia đình giàu có ở Anh. Năm 13 tuổi, ông nghỉ học để giúp cha kinh doanh, năm 16 tuổi ra ngoài một mình để kiếm sống. Ông đã làm việc trong rạp hát, trông coi ngựa cho người xem rạp, học việc trong lò mổ, làm lính và làm luật sư … Để tồn tại, ông đã đi khắp các đại dương đến Hà Lan và Ý . Những kinh nghiệm có được đã đặt nền móng vững chắc để ông tạo ra số lượng lớn các vở kịch nổi tiếng như “Romeo và Juliet” hay “Hamlet”.
“Có lẽ, quá trình độc lập sẽ rất đau khổ, nhưng luôn dựa dẫm vào người khác, cuối cùng chỉ có thể kiệt quệ về thể xác lẫn tinh thần”, Shakespeare nói.
Cuộc đời của mỗi người ai rồi cũng phải tự đi một mình, không ai có thể đồng hành mãi mãi. Vậy nên, thay vì dựa vào người khác, hãy dựa vào chính bản thân. Dựa núi núi sẽ đổ, dựa người người sẽ chạy, sống trên đời phải luôn nhớ bản thân mình mới là chỗ dựa vững chắc nhất: Đừng vì ỷ lại mà mất tất cả!
Một đứa trẻ phải mất 3 năm để học đi và nói, và phải dành cả phần cuộc đời còn lại để học trưởng thành. Có thể hiện tại chúng ta chưa giỏi, chưa đủ sức mạnh, chưa trưởng thành, nhưng có thể học từ kẻ thù, bạn bè và tất cả mọi người xung quanh. Trong quá trình này, nhiều người sẽ tìm thấy sự hồn nhiên trong những thăng trầm.
Cho nên mới nói: NHƯỚN MÀY LÀ MỘT KHẢ NĂNG, NHƯNG HẠ LÔNG MÀY LÀ MỘT LOẠI DŨNG KHÍ
#Truong_doanh_nhan_HBR