Tuesday, August 6, 2024

Gia Huy




Nước có quốc huy, trường có hiệu huy, xưởng có xưởng huy… Vậy thì nhà cũng có gia huy, đâu có gì lạ. 

Gia huy nhà chúng tôi là con cá. Một con cá trên ván cửa. Con cá này vẽ thế nào mà trong rất lù khù, đường nét thì lộn xộn và cẩu thả, chỉ có thể giúp người ta nhận biết đc đây là cá mà thôi. Tóm lại, hình vẽ này rất không phù hợp với nhà chúng tôi, một lò thợ nổi tiếng về sơn ở vùng này. Sau khi vào học viện mỹ thuật tỉnh, tôi quả thật không chịu nổi sự tồn tại của gia huy nhà tôi.

Hôm ấy tôi mang thùng sơn màu Mã Thày về, quyết sơn mới lại ván cửa và sửa lại gia huy cho nhà mình. Khi đang cầm bàn chải, suy nghĩ để vẽ gia huy mới thì cha tôi đến .
“Con làm gì thế?”. Giọng cha trầm trầm.
“Làm mới lại gia huy nhà ta”. Đang mãi nghĩ, tôi lơ đểnh đáp.
“Đợi đấy, để cha kể con nghe về lai lịch con cá này”.
Cha tôi hít một hõi thật sâu, châm điếu thuốc. Tôi vốn rất muốn tìm hiểu về bí mật của gia huy, nay bất ngờ được nghe thì còn gì bằng.
Khi ông nội còn sống, bốn anh em bố tôi đều là những người đàn ông cao lớn. Năm thứ nhất Dân Quốc chiến trang liên miên, gia đình dựa vào mấy người đàn ông này liều mình xông xáo để duy trì sự no ấm cho cả nhà. Một hôm, nửa đêm cha tôi dậy đi tiểu phát hiện ra một bóng người lẻn vào bếp bèn hô lên và chắn người lại. Lập tức các chú bác tôi vác gậy xách rìu chạy tới, cùng sục sạo kỹ từng góc bếp, nếu bắt đc trộm chỉ đánh cho tàn phế chứ ko đánh chết. Lúc đó lương thực là sinh mệnh. Thế nhưng, chẳng một bóng người. Mấy anh em bảo chắc cha tôi nửa đêm hoa mắt. Cha tôi thì thề sống thề chết là chuyện có thật. Chỉ khi ông nội tới can thiệp thì họ mới ai về giường nấy ngủ tiếp. Đợi họ về hết, ông tôi mới đến bên ang nước gõ gõ vào nắp, nói :”Anh khỏi cần trốn nữa, ra đi!”. Một người ướt sũng đứng lên, toàn thân run rẩy, mặt không còn thần sắc, tay vẫn còn cầm túi đại mễ.
Ông tôi nhìn kẻ trộm thở dài :”Thôi, anh đi đi! Nếu các con tôi nhìn thấy thì hôm nay anh không khỏi tàn phế đâu!”. Hắn nhìn ông tôi, nghi hoặc, không nghĩ dễ dàng như thế. Ông xua xua tay. Người này trèo khỏi ang, ông tôi chỉ cái túi đại mễ sũng nước, bảo :”Cầm về đi, cũng giúp được nhà anh vài ngày”. 
Hắn định nói gì đó nhưng không nổi, mắt đỏ hoe lên, cuối đầu đi ra. Ông tôi nói:” Chậm đã”, rồi nhét vào tay hắn 1 xâu tiền đồng.”Cầm chỗ tiền này lấy chút vốn liếng, đừng làm những việc trái lẽ trời trái đạo lý như thế nữa”. Hắn quỳ sụp xuống lạy ông tôi rồi đi.

Không biết bao lâu nữa thì trời sáng. Ông tôi vừa mở cửa đã thấy ở trên vòng cửa một con cá tươi nặng hơn 2 cân. Đầu tiên ông thấy lạ nhưng lập tức hiểu ra là của tay trộm đem đến biếu, người này có lẽ làm nghề buôn cá. Cũng từ đó về sau, ở cái vòng cửa nhà tôi thường xuất hiện cá tươi. Trừ ông nội, ai cũng thấy lạ. Ông nội liền chậm rãi kể các con nghe về lai lịch của những con cá đó.

Sau khi nhận mấy chục con cá, ông nội tôi thấy không yên lòng. Ông nói cho cả nhà tôi biết đó cũng là một số vốn nhỏ để làm ăn, và khuyên là đừng ăn vào của người ta nữa. Thế là liền mấy ngày, cứ nửa đêm ông trở dậy và thức luôn đến sáng. Cho đến ngày thứ 3, ông gặp người biếu cá, ai ngờ đó khôg phải là tay trộm trước kia mà là một thanh niên, là con của người đó. Ông ta trước lúc lâm chung đã dặn con phải giữ nếp biếu cá cho gia đình tôi. Ông tôi và các bác, chú đều gật đầu. Để không phạm đến nguyện vọng người đã mất, ông tôi cầm dao đưa cho anh thanh niên khắc con cá lên cánh cửa nhà tôi và bảo từ bây giờ không cần phải mang cá đến biếu nữa vì nó đã được thay bằng con cá vẽ này rồi.

Thế là gia đình tôi theo ý ông nội, mỗi khi làm nhà, đổi cửa đều giữ lại hình vẽ con cá này. Nó tự nhiên là gia huy của nhà tôi.

Tôi quăng bàn chải và sơn đi, đứng ngắm mãi con cá khắc bằng dao ấy.

— Tôi là đường phân cách ngồi đánh lại truyện ngắn bằng đt hết cả tiếng đồng hồ———

(st)


Posted :06/13/2013 04:19 pm