Tôi nhớ mãi câu chuyện về Bohr khi làm bài thi môn vật lý, câu hỏi thi như sau: “Anh (chị) hãy giải thích, bằng cách nào có thể đo được chiều cao của ngôi nhà khi sử dụng khí áp kế?”
Câu trả lời của chàng sinh viên là: “Cần đem khí áp kế lên mái nhà, buộc khí áp kế vào một sợi dây dài thả xuống đất, sau đó kéo lên đo độ dài sợi dây thì sẽ biết chính xác độ cao của ngôi nhà”.
Giữa giảng viên và cậu sinh viên này đã diễn ra 1 tranh luận dai giẳng tới mức người ta phải mời Ernest Rutherford ((1871 - 1937 – Giám đốc Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia, giải Nobel Hóa học năm 1908) đứng ra làm trọng tài. Cuối cùng chàng sinh viên nói thẳng rằng vì “chán đến tận cổ cái cảnh ở trường nào thầy giáo cũng gán cho sinh viên cách tư duy của mình”. Cậu sinh viên trên là Niels Henrik David Bohr (1885 – 1962) – nhà vật lý Đan Mạch, giải Nobel Vật lý năm 1922.
.
Tôi lại nhớ, ngay trong phật giáo, chính ông Phật cũng nói:
“Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền.
Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân.
Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng.
.
Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta.
.
Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người.
Chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác.
.
Con người chỉ khỏe mạnh về lương tri khi khỏe mạnh về trí tuệ. Mà trí tuệ chỉ khỏe mạnh khi không có sự giả dối, hình thức, không có sự áp đặt quan điểm, lối sống. Đừng lấy sự “tự nguyện” để biện minh, vì con trâu cũng luôn tự nguyện chui đầu vào ách khi được chủ dắt ra xe.
“Con người công cụ” là một tước đoạt tàn bạo nhất về giá trị Người mà một xã hội có thể thi hành.
.
St.