Monday, August 15, 2022

Những dữ liệu tài chính đáng chú ý trong tuần tới: Từ bán lẻ ở Mỹ đến khủng hoảng điện ở Châu Âu

 

Tuần tới, dữ liệu về doanh thu của các nhà bán lẻ Mỹ sẽ phác họa bức tranh sơ lược về cách thức người tiêu dùng ở nền kinh tế số 1 thế giới ứng phó với lạm phát cao ngất trời và một loạt dữ liệu sẽ cho thấy “sức khỏe” của nền kinh tế Vương quốc Anh. Các vấn đề về điện ở châu Âu và động thái của ngân hàng trung ương New Zealand cũng sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường.

1 / Dữ liệu bán lẻ sẽ toát lên "bức tranh" về hành vi mua sắm của người Mỹ trong "bão" giá

Tuần tới, các nhà đầu tư sẽ theo dõi thông tin từ các nhà bán lẻ Mỹ để biết rằng lạm phát quá cao đã tác động như thế nào đến lĩnh vực này, sau một số hiếm hoi những thông tin tích cực về lạm phát được công bố trong tuần qua. Bên cạnh dữ liệu lạm phát, bán lẻ cũng là dữ liệu mà Ngân hàng Trung ương Mỹ quan tâm khi xem xét quyết định chính sách tiền tệ.

Walmart và Target sẽ lần lượt báo cáo kết quả thu nhập quý II vào thứ Ba và thứ Tư tuần tới (16 và 17/8). Hai "gã khổng lồ" trong ngành bán lẻ này gần đây đã cắt giảm mức ước tính về lợi nhuận, đồng thời cảnh báo lạm phát đang siết chặt biên lợi nhuận và buộc người tiêu dùng phải kiềm chế mua hàng.

Nắm được hành vi của người tiêu dùng thông qua kết quả kinh doanh của các nhà bán lẻ sẽ là "chìa khóa" cho các nhà đầu tư, những ngời đang muốn đánh giá tốc độ lạm phát. Giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 7 đã không thay đổi so với tháng liền trước.

Cũng trong thứ Ba và Tư tuần tới, các nhà bán lẻ lớn khác, bao gồm Home Depot và Lowe cũng sẽ công bố kết quả doanh thu, trong khi dữ liệu về bán lẻ của Mỹ trong tháng 7 sẽ được công bố vào 17/8 – sẽ cung cấp một "bức tranh" toàn cảnh về những gì người tiêu dùng Mỹ đang quan tâm.

2 / Dữ liệu lạm phát và doanh số bán lẻ của Anh không được kỳ vọng sẽ tươi đẹp

Sau những cảnh báo nghiêm trọng của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), các nhà giao dịch không kỳ vọng nhiều vào những dữ liệu kinh tế mà Vương quốc Anh sắp công bố.

Dữ liệu lạm phát giá tiêu dùng tháng 7 của Anh sẽ được công bố vào thứ Tư (17/8), với dự kiến sẽ đạt mức 9,4% như trong tháng 6, trên đà hướng tới mức 13,3% dự kiến trong tháng 10 tới.

BoE dự đoán nền kinh tế Anh sẽ phải chịu đựng một cuộc suy thoái sâu và kéo dài, bằng chứng có thể đến từ dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 7 sẽ được công bố vào ngày 19/8. Doanh số bán lẻ trong tháng 6 đã giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi niềm tin của người tiêu dùng đang giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974.

Thị trường lao động của Vương quốc Anh cho đến nay vẫn tăng trưởng mạnh mẽ; với gần 300.000 việc làm đã được bổ sung trong tháng 4 và 5, khiến tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 3,8%.

Tuy nhiên, nếu điều chỉnh theo lạm phát, tiền lương - không bao gồm tiền thưởng - đã giảm nhiều nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu, năm 2001. Thông tin cập nhật về tiền lương, sẽ được công bố vào thứ Ba (16/8), dự kiến cũng sẽ "tệ" như vậy, trong bối cảnh công nhân ngành đường sắt chuẩn bị cho nhiều cuộc đình công - đã làm tê liệt giao thông công cộng vào mùa hè này.

Những dữ liệu tài chính đáng chú ý trong tuần tới: Từ bán lẻ ở Mỹ đến khủng hoảng điện ở Châu Âu - Ảnh 2.

Kinh tế Anh tiếp tục suy yếu.

3 / New Zealand và Australia khó khăn trong việc đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ

Thị trường lao động thắt chặt ở New Zealand và Australia đang gây khó khăn cho cả Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) và Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) trong việc đưa ra quyết định về thắt chặt lãi suất.

Các nhà đầu tư tin rằng Thống đốc RBNZ, Adrian Orr, vẫn chưa sẵn sàng thỏa hiệp với lạm phát và sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào thứ Tư (17/8), bất chấp kỳ vọng lạm phát giảm nhẹ và giá bất động sản hạ nhiệt.

Tuy nhiên, những thông tin mà RBNZ công bố liên quan đến tiền lương có thể là ảnh hưởng niềm tin vào thông điệp của RBNZ rằng tỷ lệ lãi suất tham chiếu sẽ lên tới mức cao 4% vào đầu năm tới.

Trong khi đó, dữ liệu tiền lương quý II ở Australia sẽ được công bố cùng ngày và các dấu hiệu cho thấy thị trường lao động của xứ sở Chuột túi đang bị thắt chặt nhất trong 5 thập kỷ cũng sẽ khiến RBA tăng 50 bps vào tháng tới, đưa tổng mức tăng lãi suất trong 4 tháng lên 225 điểm phần trăm.

trung ương New Zealand cũng sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường.

1 / Dữ liệu bán lẻ sẽ toát lên "bức tranh" về hành vi mua sắm của người Mỹ trong "bão" giá

Tuần tới, các nhà đầu tư sẽ theo dõi thông tin từ các nhà bán lẻ Mỹ để biết rằng lạm phát quá cao đã tác động như thế nào đến lĩnh vực này, sau một số hiếm hoi những thông tin tích cực về lạm phát được công bố trong tuần qua. Bên cạnh dữ liệu lạm phát, bán lẻ cũng là dữ liệu mà Ngân hàng Trung ương Mỹ quan tâm khi xem xét quyết định chính sách tiền tệ.

Walmart và Target sẽ lần lượt báo cáo kết quả thu nhập quý II vào thứ Ba và thứ Tư tuần tới (16 và 17/8). Hai "gã khổng lồ" trong ngành bán lẻ này gần đây đã cắt giảm mức ước tính về lợi nhuận, đồng thời cảnh báo lạm phát đang siết chặt biên lợi nhuận và buộc người tiêu dùng phải kiềm chế mua hàng.

Nắm được hành vi của người tiêu dùng thông qua kết quả kinh doanh của các nhà bán lẻ sẽ là "chìa khóa" cho các nhà đầu tư, những ngời đang muốn đánh giá tốc độ lạm phát. Giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 7 đã không thay đổi so với tháng liền trước.

Cũng trong thứ Ba và Tư tuần tới, các nhà bán lẻ lớn khác, bao gồm Home Depot và Lowe cũng sẽ công bố kết quả doanh thu, trong khi dữ liệu về bán lẻ của Mỹ trong tháng 7 sẽ được công bố vào 17/8 – sẽ cung cấp một "bức tranh" toàn cảnh về những gì người tiêu dùng Mỹ đang quan tâm.

Những dữ liệu tài chính đáng chú ý trong tuần tới: Từ bán lẻ ở Mỹ đến khủng hoảng điện ở Châu Âu - Ảnh 1.

Dữ liệu bán lẻ của Mỹ.


2 / Dữ liệu lạm phát và doanh số bán lẻ của Anh không được kỳ vọng sẽ tươi đẹp

Sau những cảnh báo nghiêm trọng của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), các nhà giao dịch không kỳ vọng nhiều vào những dữ liệu kinh tế mà Vương quốc Anh sắp công bố.

Dữ liệu lạm phát giá tiêu dùng tháng 7 của Anh sẽ được công bố vào thứ Tư (17/8), với dự kiến sẽ đạt mức 9,4% như trong tháng 6, trên đà hướng tới mức 13,3% dự kiến trong tháng 10 tới.

BoE dự đoán nền kinh tế Anh sẽ phải chịu đựng một cuộc suy thoái sâu và kéo dài, bằng chứng có thể đến từ dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 7 sẽ được công bố vào ngày 19/8. Doanh số bán lẻ trong tháng 6 đã giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi niềm tin của người tiêu dùng đang giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974.

Thị trường lao động của Vương quốc Anh cho đến nay vẫn tăng trưởng mạnh mẽ; với gần 300.000 việc làm đã được bổ sung trong tháng 4 và 5, khiến tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 3,8%.

Tuy nhiên, nếu điều chỉnh theo lạm phát, tiền lương - không bao gồm tiền thưởng - đã giảm nhiều nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu, năm 2001. Thông tin cập nhật về tiền lương, sẽ được công bố vào thứ Ba (16/8), dự kiến cũng sẽ "tệ" như vậy, trong bối cảnh công nhân ngành đường sắt chuẩn bị cho nhiều cuộc đình công - đã làm tê liệt giao thông công cộng vào mùa hè này.

Những dữ liệu tài chính đáng chú ý trong tuần tới: Từ bán lẻ ở Mỹ đến khủng hoảng điện ở Châu Âu - Ảnh 2.

Kinh tế Anh tiếp tục suy yếu.

3 / New Zealand và Australia khó khăn trong việc đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ

Thị trường lao động thắt chặt ở New Zealand và Australia đang gây khó khăn cho cả Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) và Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) trong việc đưa ra quyết định về thắt chặt lãi suất.

Các nhà đầu tư tin rằng Thống đốc RBNZ, Adrian Orr, vẫn chưa sẵn sàng thỏa hiệp với lạm phát và sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào thứ Tư (17/8), bất chấp kỳ vọng lạm phát giảm nhẹ và giá bất động sản hạ nhiệt.

Tuy nhiên, những thông tin mà RBNZ công bố liên quan đến tiền lương có thể là ảnh hưởng niềm tin vào thông điệp của RBNZ rằng tỷ lệ lãi suất tham chiếu sẽ lên tới mức cao 4% vào đầu năm tới.

Trong khi đó, dữ liệu tiền lương quý II ở Australia sẽ được công bố cùng ngày và các dấu hiệu cho thấy thị trường lao động của xứ sở Chuột túi đang bị thắt chặt nhất trong 5 thập kỷ cũng sẽ khiến RBA tăng 50 bps vào tháng tới, đưa tổng mức tăng lãi suất trong 4 tháng lên 225 điểm phần trăm.

Trong khi đó, ngân hàng trung ương của Na Uy dự kiến sẽ tăng lãi suất khi kết thúc kỳ họp vào thứ Năm (18/8). Ngân hàng này đã tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 6, và một số nhà kinh tế dự kiến Na Uy sẽ sẽ tăng mạnh lãi suất vào tháng 8 và tháng 9.

Những dữ liệu tài chính đáng chú ý trong tuần tới: Từ bán lẻ ở Mỹ đến khủng hoảng điện ở Châu Âu - Ảnh 3.

Cơn "ác mộng" lạm phát ở New Zealand.


4 / Châu Âu "khát" mưa

Đã quay cuồng với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt, châu Âu hiện lại phải đối mặt với giá điện tăng cao và khả năng cắt điện vì thời tiết mùa hè nắng chói chang khiến mực nước ở các sông, hồ và hồ chứa xuống mức cực thấp.

Trong khi đó, dọc theo dải sông Rhine của Đức, các sà lan di chuyển với khối lượng than chỉ chiếm một phần sức cgiwr cyar tayfm đe dọa sản lượng của các nhà máy nhiệt điện.

Na Uy, đất nước trải qua lượng mưa thấp sau mùa đông với lượng tuyết tương đối thấp, có thể sẽ hạn chế xuất khẩu thủy điện để đảm bảo mức nước trong các hồ chứa của ình.

Kết quả là, hợp đồng baseload 2023 của Đức, được dùng làm hợp đồng tham chiếu của Châu Âu, đã đạt mức cao kỷ lục và tăng gần gấp đôi kể từ giữa tháng Sáu.

Những dữ liệu tài chính đáng chú ý trong tuần tới: Từ bán lẻ ở Mỹ đến khủng hoảng điện ở Châu Âu - Ảnh 4.

Giá điện ở Châu Âu tăng vọt.


5 / Thị trường nhà đất hạ nhiệt.

Thị trường nhà ở của Mỹ đang hạ nhiệt như thế nào? Sẽ có một số dữ liệu liên quan được công bố trong tuần tới. Dữ liệu về nhà ở trong tháng Bảy sẽ được công bố vào thứ 3 (16/8), sau khi dữ liệu tho thấy hoạt động xây nhà mới của Mỹ trong tháng 6 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 9 tháng.

Dữ liệu về doanh số bán nhà hiện có của Mỹ trong tháng 7 sẽ được công bố vào thứ 5 (18/8),, sau khi doanh số bán nhà của Mỹ giảm 5 tháng liên tiếp tính tới tháng 6, xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm.

Tuy nhiên, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh lãi suất thế chấp có thể giúp củng cố thị trường nhà ở, với mức lãi suất 30 năm có xu hướng giảm kể từ giữa tháng 6 sau khi tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm nay.

Quỹ ETF của các công ty xây dựng nhà của Mỹ đã phục hồi 25% kể từ giữa tháng 6 sau khi bị giảm sút trong 6 tháng đầu năm nay.

Những dữ liệu tài chính đáng chú ý trong tuần tới: Từ bán lẻ ở Mỹ đến khủng hoảng điện ở Châu Âu - Ảnh 5.

Thị trường nhà đất hạ nhiệt.

Tham khảo: Reuters


Theo Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế