📖
Bác Ba xe ôm hỏi ông bạn hàng xóm là một giáo sư đại học và cũng là một cư sĩ đạo Phật:
- Thưa giáo sư, ông là một nhà khoa học, thuần túy khoa học; thế nhưng tại sao ông cứ nhắc đi nhắc lại với mọi người: “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”? Không lẽ ông vẫn còn duy tâm, mê tín?
Vị giáo sư cười lành:
- Thưa bác Ba, câu “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành” là hoàn toàn duy vật, là hoàn toàn khoa học đấy ạ!
- Hoàn toàn duy vật, hoàn toàn khoa học là sao? Giáo sư có nói đùa không vậy?
- Tôi nói nghiêm chỉnh, thưa bác.
- Nghiêm chỉnh thế nào, ông làm ơn giải thích rõ hơn.
- Vâng thưa bác, nhà tôi có thờ Phật, và tôi nói với các con tôi rằng gia đình ta thờ một bậc Đạo Sư cả đời nêu gương sống thiện, làm thiện; trước sau chỉ răn dạy con người ăn hiền ở lành, đối xử tốt với nhau. Gia đình ta thờ Ngài là để nhắc nhở chúng ta sống theo những lời dạy chân chánh, hiền thiện của ngài, cố gắng giữ gìn năm giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không dùng rượu và các chất gây nghiện. Thưa bác, mình “có thờ” như vậy “có lành” không ạ?
- Lành quá đi chứ! Thiện quá đi chứ! Nhưng “có thiêng” như thế nào?
- Thưa bác, muốn biết “có thiêng” thật không, phải hiểu rõ “có kiêng” trước đã. “Có kiêng” ở đây không phải là kiêng bóng, kiêng gió, kiêng tà, kiêng vạy, kiêng bừa theo kiểu: “chớ đi mồng bảy, chớ về mười ba”; “không quét nhà mồng một Tết”… Mà “có kiêng” ở đây phải hiểu là kiêng thân không làm điều ác, kiêng miệng không nói lời ác, kiêng ý không nghĩ ác. Thưa bác, chúng ta “kiêng” như vậy “có lành” không ạ?
- Lành thật chứ còn gì nữa. Mình kiêng không sát sanh thì có quả lành không sát sanh. Mình kiêng không trộm cắp tất có quả lành từ không trộm cắp. Mình kiêng không tà hạnh trong các dục, tất có quả lành từ không tà dục. Mình kiêng không nói dối hại người hại mình, sẽ có quả lành không nói dối. Mình kiêng không uống rượu và nghiện ngập, phải có quả lành từ không nghiện ngập.
- Thưa bác, có nhiều quả lành như vậy, thời “có thiêng” không ạ?
- Thiêng quá là thiêng! Nhân quả thiêng thật!
- Đúng vậy. Thưa bác, tin vào “Nhân Quả” như vậy là duy tâm hay duy vật?
- Duy tâm cũng tốt, duy vật cũng tốt luôn!
- Có phản khoa học không?
- Tôi không phải là nhà khoa học, nhưng tôi nghĩ nhà khoa học nào tin như vậy, là nhà khoa học thiện lành, đáng kính trọng.
- Thưa bác, đó là lý do vì sao tôi hay nói “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”.
- Lành thay, từ nay tôi cũng sẽ nhắc nhở mọi người “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”!
- Còn tôi sẽ gọi bác là “Giáo sư xe ôm”, bác chịu không?
- dạ Chịu !
- Thưa giáo sư, ông là một nhà khoa học, thuần túy khoa học; thế nhưng tại sao ông cứ nhắc đi nhắc lại với mọi người: “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”? Không lẽ ông vẫn còn duy tâm, mê tín?
Vị giáo sư cười lành:
- Thưa bác Ba, câu “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành” là hoàn toàn duy vật, là hoàn toàn khoa học đấy ạ!
- Hoàn toàn duy vật, hoàn toàn khoa học là sao? Giáo sư có nói đùa không vậy?
- Tôi nói nghiêm chỉnh, thưa bác.
- Nghiêm chỉnh thế nào, ông làm ơn giải thích rõ hơn.
- Vâng thưa bác, nhà tôi có thờ Phật, và tôi nói với các con tôi rằng gia đình ta thờ một bậc Đạo Sư cả đời nêu gương sống thiện, làm thiện; trước sau chỉ răn dạy con người ăn hiền ở lành, đối xử tốt với nhau. Gia đình ta thờ Ngài là để nhắc nhở chúng ta sống theo những lời dạy chân chánh, hiền thiện của ngài, cố gắng giữ gìn năm giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không dùng rượu và các chất gây nghiện. Thưa bác, mình “có thờ” như vậy “có lành” không ạ?
- Lành quá đi chứ! Thiện quá đi chứ! Nhưng “có thiêng” như thế nào?
- Thưa bác, muốn biết “có thiêng” thật không, phải hiểu rõ “có kiêng” trước đã. “Có kiêng” ở đây không phải là kiêng bóng, kiêng gió, kiêng tà, kiêng vạy, kiêng bừa theo kiểu: “chớ đi mồng bảy, chớ về mười ba”; “không quét nhà mồng một Tết”… Mà “có kiêng” ở đây phải hiểu là kiêng thân không làm điều ác, kiêng miệng không nói lời ác, kiêng ý không nghĩ ác. Thưa bác, chúng ta “kiêng” như vậy “có lành” không ạ?
- Lành thật chứ còn gì nữa. Mình kiêng không sát sanh thì có quả lành không sát sanh. Mình kiêng không trộm cắp tất có quả lành từ không trộm cắp. Mình kiêng không tà hạnh trong các dục, tất có quả lành từ không tà dục. Mình kiêng không nói dối hại người hại mình, sẽ có quả lành không nói dối. Mình kiêng không uống rượu và nghiện ngập, phải có quả lành từ không nghiện ngập.
- Thưa bác, có nhiều quả lành như vậy, thời “có thiêng” không ạ?
- Thiêng quá là thiêng! Nhân quả thiêng thật!
- Đúng vậy. Thưa bác, tin vào “Nhân Quả” như vậy là duy tâm hay duy vật?
- Duy tâm cũng tốt, duy vật cũng tốt luôn!
- Có phản khoa học không?
- Tôi không phải là nhà khoa học, nhưng tôi nghĩ nhà khoa học nào tin như vậy, là nhà khoa học thiện lành, đáng kính trọng.
- Thưa bác, đó là lý do vì sao tôi hay nói “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”.
- Lành thay, từ nay tôi cũng sẽ nhắc nhở mọi người “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”!
- Còn tôi sẽ gọi bác là “Giáo sư xe ôm”, bác chịu không?
- dạ Chịu !
(st)