Kiểu ngôn ngữ thời @ này thì hơi khó nghe, nhưng ý nghĩa câu chuyện thì khả kinh điển cho dân trong nghề :)
---------
Chuyện kể rằng! Ở ngôi làng nọ gần Sài Thành có thanh niên tên Tũn. Tũn mới ra mở quán bánh mì và cafe được 10 ngày thì có 1 ông khách tên Te đến cửa hàng Tũn ăn bánh mì
(mỗi lần ăn là ít nhất 5 ổ). Nhiều lần như vậy.
Nhận thấy có gì đó bất thường. Tũn bắt đầu theo dõi vị khách đặc biệt này và phát hiện ra Te là một ông trùm trong làng ẩm thực và là 1 đầu bếp lão làng . Hiện Te đang có 2 quán nhậu lớn trên đất Sài Thành.
Tình hình kinh tế của Te đang rất mạnh, và tầm quan hệ rộng.
Đặc biệt hơn.
Tới chi tiết đặc biệt rồi các bạn đọc chậm thôi nhé. Vô khúc gây cấn rồi đây…
Te mở cửa hàng bánh mì y chang Tũn.
Oái ăm hơn nữa là chả hiểu vì lý do gì mà khách hàng cứ kéo đến cửa hàng bánh mì của Te nườm nượp như vậy.
Đau lòng thêm là khách hàng cũ, khách hàng mới của Tũn cũng kéo hết qua quán Te.
Thấy vậy Tũn liền tăng xông máu. Tũn nhất quyết làm chuyến khảo sát qua quán Te. Sau vài ngày ăn dầm nằm dề bên quán Te.
Tũn đã phát hiện ra vấn đề. Nhưng Tũn không giải thích được tại sao Chất lượng của quán mình không thua kém gì quán Te .
Giá cả vẫn ngang nhau.
Mà hắn lại bán được hàng nhiều hơn mình.
Bực bội vài ngày. Vẫn không có gì thay đổi
Trong khi bánh mì không bán được, còn bù lỗ sấp mặt .
Tũn đang đứng trước tình thế đóng cửa
Gọi trời… trời không đáp
Hỏi đất… đất không ơi
Qúa bất công nên Tũn tìm đến chụy Nở. Để hỏi cho ra lẽ.
Tũn tìm đến Nở.
Nở là người am hiểu về bán hàng và có chút kinh nghiệm đủ lâu về kinh doanh. Tũn theo dõi Nở cũng khá lâu. Nhận thấy có chút hi vọng gì đó . Tũn tin tưởng Nở và hỏi Nở thử xem có giúp được gì mình không .
Đầu tiên Tũn cũng trình bày mọi chuyện rõ ràng.
Chụy Nở nghe xong có chút nhíu mày.
Nở hỏi: Bạn cần mình giúp gì ?
Tũn: Em muốn hỏi chị. Trong lĩnh vực ăn uống, khi mình kinh doanh có chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ, nhưng họ quy mô đều hơn mình, thì mình nên làm gì để vực lại trong khi khách hàng bị họ hút hết, cửa hàng của mình vẫn đang lỗ, ngân sách rất hạn chế, nếu thời gian dài thì e là dẹp tiệp ạ.
Nở: Hơi ngớ người liền trả lời
Nếu em đã nói sản phẩm và dịch vụ của em tốt hơn về mọi mặt thì tại sao em không giữ được khách hàng chứ, thậm chí là khách hàng cũ. Việc quan trọng của em bây giờ là tập trung vào dịch vụ của mình.
Trước tiên chưa cần làm gì hết. Giữ chân khách hàng cũ cho chụy.
Thứ 2: Trong bán hàng chưa biết thằng nào ngon hơn thằng nào. Sao em dám khẳng định là sản phẩm họ kém hơn em. Kém hay không thì không biết nhưng căn bản họ đang bán được hàng. Còn em vẫn đang đói. Hiểu vấn đề chưa.
Tũn: Nhưng mà họ ăn của em, ăn lần 5 ổ. Lấy công thức của em. Em khẳng định họ ăn cắp công thức của em. Em không chịu đâu.
Nở: Ồ! Vậy giờ em qua ăn lại cho chụy nha. Họ ăn mình 5 ổ . Giờ qua ăn gấp đôi luôn cho đỡ tức, nha.
Mà nhớ nè. Đừng cắm mặt ăn không mà phải nhai cho nát , ráng cảm nhận xem bên đó có bỏ tiên liệu gì không.
(tiên liệu – tức nguyên liệu của thần tiên). Coi thử nó có gì khác mình. Rau nó tươi hơn không. Thịt thơm hơn không. Màu sắc , mùi vị bánh ra sao . Rồi nghiên cứu tiếp.
Đừng trách ai hết. Tập trung vào xem sản phẩm mình còn thiếu sót gì không. Đừng đi so đo với ai hết. Được không em.
Tũn: Bắt đầu thấm thấm.
Nở: Tũn! em nhìn thế giới di động đi lúc đầu cũng mở cửa hàng điện thoại trong hẻm thôi. Anh Nguyễn Đức Tài trước khi có cơ ngơi như hiện nay cũng dẹp mấy tiệm điện thoại rồi. Thế chấp sổ đỏ ngân hàng ra vào biết bao nhiêu lần. Họ đang đua với ông lớn. Mà vẫn phát triển mạnh mẽ đó thôi em. Giờ em có đồng ý với chụy là cứ nhắc tới điện thoại người ta nhớ ngay tới thế giới di động không? Họ có so đo ai đâu. Họ cũng chỉ tập trung vào quá trình chăm sóc khách hàng thôi. Hiểu chửa.
Tũn: Vậy chị còn cách nào giúp em bán được hàng không . Chứ đà này em dẹp tiệm mất.
Nở: Nãy giờ mới thấy hỏi câu sáng suốt đấy. Tưởng muốn đóng cửa nghĩ ngơi chứ.
Thế này nhé. Giờ em thử đẩy xe bánh mì tới gần các trường nè, bệnh viện nè , công viên buổi sáng… Tới đó đi xem bán được không. Rồi nói chuyện tiếp.
Cứ đâm đầu vô khu cá mập chi. Rồi la làng. Hazz
Tũn: Hay chị à. Thế mà em không nghĩ ra.
Ok chị. Cảm ơn chị nhiều nhé
Nở: Ừ! Mà nãy em nói tuổi đời quán em bao lâu rồi
Tũn: Dạ 10 ngày
Nở: Hiểu luôn, Thôi về làm tiếp đi ba. Trời ơi 10 ngày mà đã nói được gì đâu mà than với thở. Làm 10 tháng đi rồi hãy gặp chụy nka.
Vài tháng sau Tũn báo tin cho nở.
Tũn: Chị em mới mở thêm 2 xe bánh mì nữa. Em rủ thêm người bán phụ em luôn chị.
Nở: Ừ. Chúc mừng em. Thế ăn bao nhiêu bánh bên đó rồi.
Câu chuyện vừa hiện đại kết hợp hư cấu xin kết thúc tại đây.
Bài học rút ra:
BH1: Đừng quá quan tâm đối thủ. Chỉ tập trung vào sản phẩm và dịch vụ của mình thôi. Nếu một sản phẩm không bị cạnh tranh thì dẹp đi đừng bán nữa. Vì nhu cầu quá thấp nên có ai them dành với mình đi .
- Giống như chạy grap mà về đâu trung du miền núi phía Bắc chạy đi . Đảm bảo không kẹt xe và tắt đường. Tha hồ phiêu du
- Bán hàng mà sợ cạnh tranh thì khổ sở lắm đấy
BH2: Tỷ lệ khách hàng cũ quay lại . Sẽ phản ánh được sản phẩm và dịch vụ của bạn . Không cần suy nghĩ nhiều đâu . Sản phẩm bạn tốt . Bạn chăm sóc khách hàng tận tâm nhất. Thì không sợ họ không quay lại nhé. Không những thế nếu họ không mua . Họ còn giới thiệu thêm khách hàng cho bạn nữa. Tin Hoài đi hoàn toàn thực tế đấy. hjhj
Còn nhiều bài học nữa bạn muốn rút gì thì rút nhé . Ngẫm sẽ ra nhiều điều mới lắm đấy
Ai hóng bài tiếp theo nào?
Tác giả: Hiền Hoài