Tuesday, April 25, 2023

Và đừng bao giờ dại dột nói câu "nếu có kiếp sau...".

 Có thể người ta "mập mờ" với tình cảm của chính họ dành cho bạn, họ đem lại cho bạn cảm giác thiếu an toàn, thiếu quan tâm. Ồ ! Đó là vì họ không biết cách quan tâm bản thân họ đấy chứ. Đó là CHUYỆN CỦA ANH TA !

Ô kê, xách cái váy lên mà chạy đi ngay và luôn cái đã. Đứng đó làm cái giề, chạy bay chạy biến ngay, bởi vì nhân vật đó đang được xếp là NGUY HIỂM cho tiêu chuẩn an toàn của bạn.
Còn chuyện của bạn không phải chửi họ.
Chuyện của bạn là CỰC KỲ RÕ RÀNG với tất cả những gì bạn muốn. Nếu lúc đó rõ ràng bạn phải chạy, nó như là bạn gặp con cọp xổng từ cái chuồng thú ất ơ nào đó đang ở ngay gần bạn lắm rồi mà bạn vẫn cứ đứng trơ ra đó chưa chịu chạy ngay tìm một góc an toàn để chui vào trốn thì....thấy pà bạn dồi.... !
Rất nhiều cô gái nói với mình trong rất nhiều ca tư vấn rằng họ không thể thoát khỏi người đó vì họ quá yêu mất rồi !!! (Ai cũng đang trong tình cảnh đó, giơ tay lên 🙋)
Ok ! Tui ko dùng thuật ngữ chuyên ngành chữa lành gì ở đây nha, giờ nói cái gì gần gũi nhất, thú zị nhất cho tỉnh nè. Các bạn có xem phim Zoombie hem (chưa thì xem đi, hay lứm). Ở trong đó, khi người mà bạn yêu thương bị lây nhiễm và trở thành zoombie, một là bạn sẽ phải chính tay "nả đ.ạ.n", hai là bạn chính tay tr.ói họ lại, ba là bỏ chạy, nếu bạn ko thể làm ba điều ấy, bạn sẽ được nhắc rằng:
"Đấy không phải người mà bạn đã từng rất thương yêu nữa" - đó, thế đó.
Phim hay có đoạn những người thân của những người chưa nhiễm bị biến thành zoombie đấy, như anh người yêu biến thành zoombie vì bị zoombie nào đó cắn và lây cho anh đấy (nó giống như là một người mang hành xử độc hại tới cho bạn bởi vì trước đó chính anh ta cũng đã ở trong môi trường gặp qua những người có tương tác độc hại và anh ta mặc định đó là chuyện anh ta nên làm, nên đối xử như vậy với bạn là bình thường), những con zoombie đi cắn người khác trong vô thức, trong thế giới của zoombie, nó chẳng biết nó là cái gì, nó làm theo cách mà các con khác hay làm....cắn, và thậm chí nó cũng không biết là cái này hại người khác, không hề, đó là hành động nó giao lưu kiểu "Ô ÔNG BẠN, LÂU RỒI KHÔNG GẶP, KHỎE KHÔNG ? TAO KHỎE LẮM, CHO HUN CÁI....CẠP CẠP...NGOÀM NGOÀM....rồi, thấy pà thằng đó lun. Con zoombie thì "Welcome tập đoàn zoombie nha bạn hiền, có sợ lạc đường thì đi theo đi"... Và thế là người ta gia nhập những điều đ.ộ.c hạ.i (toxic) theo cách như thế đó.



Một người đàn ông dễ dàng "cài đặt" vào anh ta những niềm tin giới hạn trong ứng xử hơn, bởi vì anh ta từ trong bản năng hay được dạy hướng vào phần vật chất và phần nổi hơn, tức là anh ta phải thấy, cầm, nắm...anh ta thậm chí ko đc tiếp cận với những thứ bay bổng như may vá thời trang, âm nhạc hay nhảy múa...khi còn là một cậu nhóc vắt mũi chưa sạch, thì những hành xử nào anh ta thấy cơ lợi cho sự phát triển của mình, họ sẽ cài ngay vào hệ giá trị cá nhân và ko có "màng lọc".
Anh ta có thể ban đầu là một con người trong sáng, thuần khiết, nhạy cảm...nhưng tất cả sẽ được họ lấp đi theo thời gian, họ đem những cái họ lượm lặt ko chọn lọc để đối xử với bạn theo cách của anh ta, và nếu bạn cũng chưa có "màng lọc riêng" có thể là anh ta có lượm lặt được cái tốt đó, nhưng nó bị trộn lẫn, lúc thấy lúc không, nên lâu lâu mới thấy anh ta tốt với bạn 1 lần và nó ko thường xuyên, bởi vì moi ra đc cái gì người ta xài cái đó, thế giới người ta lộn xộn, thì bao giờ bạn mới kịp bỏ qua người chưa sắn sàng yêu bạn đúng và đủ để chí ít là trả lại thế giới bình yên cho mình trước khi người phù hợp bước đến và sẵn sàng làm một người bạn đồng hành thấu hiểu mà ko tùy tiện cư xử với mình đây !
Như mình có chia sẻ trong tập "Friend with Benefits" và "Badboy": Các bạn sẽ không ngừng gặp và kết nối với phiên bản Badboy của người bạn khác giới nếu bạn chấp nhận phiên bản đó và mô hình mqh dưới giá trị tiêu chuẩn của mình đặt ra.
Ngoài kia có vô vàn cô gái đẹp, hãy van nài họ tìm đến bất kỳ ai họ cảm thấy đủ tốt cho nhu cầu thỏa mãn của anh ta, trừ bạn ra.
Và đừng bao giờ dại dột nói câu "nếu có kiếp sau...". Bởi vì người lì lợm chưa tỉnh thức nổi ở kiếp này, thì kiếp sau đừng có dại gì đòi dính vào lần nữa, vì đàn bà đẹp nhiều dành cho họ chọn, thì bên cạnh đó đàn ông hợp với bạn hoàn toàn không thiếu, hãy đi với tâm thế chẳng việc gì phải đòi một người dưng phải yêu mình, họ còn bận học yêu chính họ, bạn cũng thế. Chẳng có lý do gì để đòi hỏi người khác, chi bằng đòi hỏi ở chính mình những bước đi mới mẻ, những bước nhảy tuyệt vời. 👍
Đã cho nhau đủ cơ hội, không tiếc ! Đi tiếp đi, chân mỏi rồi đi bộ tiếp ko nổi nữa thì lếch, lếch ko nổi thì ngồi xe lăn, kiểu gì cũng phải đi cho nhanh, trốn cho lẹ. Rồi thì bạn sẽ nhận ra khóc cười là chuyện nhất thời, yêu bản thân đủ tốt mới là chuyện cần phải làm mãi mãi. Còn rất nhiều người yêu thương bạn vô cùng từ khi bạn mới sinh ra cơ, dăm ba chàng trai sau này mới được bạn để mắt lại còn ko đủ chứng minh họ yêu bạn đủ để bạn cảm thấy được bảo bọc trong tình yêu của anh ấy làm sao bạn dám chắc có thể ở lại lâu dài ?! Thôi nào !!! Đó không phải là phiên bản mà bạn đang tìm nữa. 😉
(Kim Anh's FB)

Sẽ chẳng thể có chuyện chia tay nếu như ...

 Sẽ chẳng thể có chuyện chia tay nếu như mối quan hệ ấy, cả hai đều đối xử với nhau bằng tất cả sự nỗ lực một cách đồng đều từ hai phía. có thể hai người vẫn ở bên nhau chưa chắc đó là mối quan hệ chất lượng, nhưng ngược lại thì chẳng có mối quan hệ chất lượng nào mà lại chia tay cả.

Cùng lắm là đi với nhau đến hết đời trên tinh thần mãi mãi đặt người kia trong tim cả khi ko còn thời gian ở cạnh nữa.



Khi chia tay là một phước lành, mấy ai còn sợ đặt xuống một mối quan hệ mà người kia chẳng đủ nguyện ý.

PHẬT DẠY MỘT ĐÀNG, SƯ LÀM MỘT NẺO



Bài: Trần Xuân 


Đạo Phật có mặt ở Việt Nam từ đầu Công nguyên và cực thịnh vào đời nhà Lý (1010-1225). Đạo Phật là một tôn giáo tiến bộ và khoa học, lấy “chính tâm, diệt dục” làm tôn chỉ. Đức Phật Tổ có tên là Cồ Đàm, còn gọi là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidharta) và Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni). Theo những tài liệu đáng tin cậy thì Ngài sinh khoảng năm 624 TCN và mất năm 544 TCN.


Đạo Phật cho đời là khổ, chính Đức Phật nói: “Nước mắt chúng sinh trong ba nghìn thế giới đem chứa tích lại còn nhiều hơn nước bốn biển (…) Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, không ưa mà hợp là khổ, ưa mà chia lìa là khổ, muốn mà không được là khổ, lưu luyến trong ngũ trọc là khổ (…) Muốn thoát khổ cần thấm nhuần “chính tâm, diệt dục”; chính tâm là từ suy nghĩ đến lời nói, việc làm phải ngay thẳng, lương thiện; diệt dục là trừ bỏ thói gian tham, ích kỷ, hãm hại đồng loại, rộng lòng yêu thương giúp đỡ mọi người…”.


Ngài lại dạy rằng: “Ta chỉ là người hướng đạo tức chỉ đường cho mọi người ra khỏi nơi khổ nạn chứ bản thân ta không đem họ ra khỏi nơi ấy được. Ví như ta nói “kia là mặt trăng” cứ theo ngón tay ta chỉ thì thấy, nhưng nên nhớ ngón tay ta không phải là trăng. Những lời ta giảng về Đạo cũng vậy, cứ theo lời ta giảng mà tìm Đạo, nhưng nên nhớ lời giảng của ta không phải là Đạo”. Ở một chương khác Đức Phật nói rõ hơn: “Khổ là kết quả, sinh là nguyên nhân, muốn diệt kết quả tất phải diệt nguyên nhân, đó là điều chẳng ai muốn làm. Không chỉ một mà có tới mười hai nguyên nhân, cái nọ sinh ra cái kia, gọi là “Thập nhị nhân duyên”. Một lần Đức Phật nói với ông Trưởng giả Cấp Cô Độc: “Ta không dạy sự sống lâu, sắc đẹp, chức quyền, an vui và thiên đàng là do khấn vái cầu khẩn mà có. Này ông Trưởng giả, ngươi muốn đạt được những điều đó thì hãy thực hành đúng theo chính đạo khắc nó sẽ đến”. Bàn về đoạn Kinh này, học giả Medivongs nói: “Trong “tự giác giác tha” của Đức Phật có đoạn: Đức Phật dạy đệ tử phải tu luyện, cố gắng tự giải thoát mình đừng mong Phật có pháp thuật uy lực nào giúp mình, cũng như kẻ muốn no phải tự ăn lấy, người khác không ăn thay mình được; tương tự thế, là muốn không mắc tội, trước hết đừng gây tội”. Ở đoạn khác: “Mặc dầu có người nói Đây là Phật ngôn, tức lời của Phật, nhưng xét thấy thiếu căn cứ thì có quyền không tin để tránh những ngụy thuyết giả danh Đức Phật lừa gạt nhảm nhí”.


Bình sinh Đức Phật không chủ trương xây chùa, tạc tượng nên chữ TỰ (寺) là CHÙA (gồm chữ THỔ = ĐẤT và chữ THỐN = TẤC) mang ý nghĩa chỉ cần một miếng đất hẹp là tu sĩ có thể hành đạo, không xây cất tô vẽ rườm rà .


Chùa là nơi thờ Phật, đúng hơn thì chùa là nơi tu sĩ nương thân tu hành đắc đạo, đồng thời là nơi người mộ đạo đến cầu Kinh, niệm Phật, giải tỏa tâm lý, hoàn thiện bản thân. Ngoài ra, chùa còn là công trình kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được coi như thắng cảnh thu hút khách thập phương và nước ngoài đến tham quan vãng cảnh, tìm hiểu nghiên cứu.


Thế nhưng khoảng nửa đầu thế kỷ 20 đạo Phật ở nước ta phải hứng chịu những đợt khủng bố ác liệt. Sau cách mạng 1945 hầu hết chùa chiền từ Thanh Hóa hắt vào đều biến thành nơi đóng quân, kho lương, kho đạn, trường học; nhiều nơi còn tổ chức phá chùa; tượng và đồ thờ bằng gỗ mang dấu ấn lịch sử, giá trị nghệ thuật đều biến thành củi… Ấy thế mà dăm chục năm trở lại đây, thể chế chính trị vẫn như xưa nhưng chính sách tôn giáo lại đổi hướng, không chỉ chùa cũ được tôn tạo mà còn xây nhiều chùa mới quy mô to tát nhất nhì châu Á, thế giới. Chùa phát triển kéo theo sự tăng nhanh đội ngũ sư sãi, nhưng một phần trong số họ không phải “xuất gia” mà là “xuất ngũ”; nhiều Thượng tọa, Đại đức mang hàm tướng tá công an, ba bốn chục tuổi đảng…


Nếu như trước đây chỉ có các bà già đi lễ chùa, đến dâng hương nghe kinh, thanh thản đầu óc thì hôm nay toàn đảng toàn dân nô nức đến chùa. Khách lễ rất đông quan chức cấp tỉnh, cấp trung ương ngồi xe công; ngoài quan ông là đám quan bà xúng xính xiêm y và các mẹ sồn sồn chủ doanh nghiệp son phấn lòe loẹt, và rất đông thanh niên nam nữ đang tuổi ăn học. Họ đến chùa mang theo nhiều triệu tiền công đức cầu Phật ban đủ thứ ân huệ: thăng chức, lên lương, gia sự yên ổn giàu sang, thi đỗ, tìm được việc làm, v.v…


Đánh vào tâm lý đám con nhang tham lam mê muội, các chùa lớn Bái Đính, Tam Chúc, Ba Vàng, Phúc Khánh… tung nhiều chiêu trò lừa bịp gọi hồn, cúng sao giải hạn, thỉnh vong, giải oan gia trái chủ… thu về tiền tỷ mỗi ngày. Qua việc vung tiền lễ bái cầu tài lộc của các đệ tử u mê bấy nay, ta thấy con người đang dần đánh mất thứ quý giá thiêng liêng tín ngưỡng truyền thống, mù quáng sa đà vào những cạm bẫy mê tín dị đoan của lũ sư sãi bất lương có quan thầy che chở.


Đức Phật Thích Ca là giáo tổ đạo Phật nhưng theo đánh giá của những nhà nghiên cứu phương tây thì Ngài còn là triết gia vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại. Học thuyết của Ngài luôn lấy cảm hứng từ cuộc đời thực tiến bộ và khoa học; Pháp ngôn của Ngài luôn nêu cao quan điểm chân lý thực tiễn, phủ nhận mọi tham vọng tài lộc danh lợi qua con đường cúng bái.


Mọi người hãy tìm hiểu kỹ những nét cơ bản tinh túy của đạo Phật để trân trọng nâng niu và tỉnh táo tránh xa những luận điệu xảo trá lường gạt của lũ ma tăng, tà giáo mượn cửa Phật kiếm ăn bất chính.

7 ĐIỂM QUAN TRỌNG TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG


📖
 1. Ba nhu cầu chủ yếu của người chồng:
  • Được kính trọng;
  • Thích dịu dàng;
  • Được ủng hộ, được thừa nhận, được thấu hiểu.
2. Ba nhu cầu chủ yếu của người vợ:
  • Cảm giác an toàn;
  • Lãng mạn;
  • Được cưng chiều và dỗ dành.
3. Ba vấn đề lớn trong cuộc sống vợ chồng:
  • Vấn đề kinh tế (kiếm tiền, xài tiền)
  • Vấn đề giới tính (lệch pha)
  • Vấn đề tôn trọng các mối quan hệ.
4. Ba NHIỀU và BA ÍT giữa vợ chồng:
  • Quan tâm đối phương nhiều hơn;
  • Tìm ưu điểm của đối phương;
  • Nói nhiều chuyện tích cực;
  • Ít phàn nàn;
  • Ít chỉ trích;
  • Ít hiểu lầm.
5. Bốn điều vợ chồng nên làm
  • Nghĩ về điều tốt của đối phương;
  • Tán thưởng sở trường của đối phương;
  • Thông cảm điều khó xử của đối phương;
  • Bao dung khuyết điểm của đối phương.
6. Bốn câu nói khi hai vợ chồng ở bên nhau
  • Thật xin lỗi, anh/em sai rồi!
  • Em tin tưởng anh! (Anh tin tưởng em)
  • Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em!
  • I love you!
7. Bốn điểm chung của vợ chồng:
  • Cùng mục tiêu phấn đấu;
  • Cùng một môi trường sống;
  • Cùng mối quan tâm về cuộc sống;
  • Có cùng những người bạn.
📖
Chuyện nhà không có đúng hay sai, mà chỉ có hòa thuận hay bất hòa.
Nhà là nền móng và linh hồn, cả hai đều nằm trong tay người phụ nữ.
Sức mạnh vĩ đại nhất trên thế giới là tình yêu, vũ khí mạnh nhất là cảm động!
Đạo vợ chồng là môn học cao thâm và là cả một nghệ thuật, mà những người chủ gia đình học cả đời cũng không xong!
📖
Iris dịch từ SecretChina

Châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình?

 Những tháng gần đây, châu Âu đang trải qua một trong những mùa hè tồi tệ nhất trong lịch sử khi nắng nóng, sóng nhiệt và thảm họa cháy rừng, hạn hán diễn ra liên tiếp. Tháng 7 vừa qua là lần đầu tiên trong lịch sử nhiều vùng ở nước Anh chứng kiến mức nhiệt trên 40 độ C.

Chỉ trong 3 đợt nắng nóng trong 2 tháng vừa qua, cả châu lục đã bị hạn hán càn quét. Những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến miền Nam nước Pháp và các nước Địa Trung Hải. Thậm chí, những nơi ở xa hơn về phía Bắc như Anh cũng chịu chung số phận và bắt đầu phải tiến hành các chính sách hạn chế sử dụng nước.

Hạn hán tại châu Âu được ghi nhận là tồi tệ nhất trong 500 năm qua, khiến nhiều dòng sông cạn khô, đe dọa sản xuất công nghiệp, giao thông và hệ sinh thái.

Trong khi đó, Tây Ban Nha vẫn tiếp tục ghi nhận những đám cháy rừng nghiêm trọng trong vài tuần qua. Hôm 17/8, đám cháy ở Alicante đã được một cơn dông làm bùng lên, thiêu rụi ít nhất 3.500ha và khiến 1.000 người dân địa phương phải sơ tán.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 1.
Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 2.
Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 3.
Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 4.

Theo Simon Clark, tiến sĩ vật lý lý thuyết về khí quyển từ Đại học Exeter, Anh Quốc, nguyên nhân cơ bản cho sóng nhiệt của châu Âu là do một khối áp cao "trấn giữ" khí quyển châu lục này.

Vùng áp cao này được tạo ra bởi "dòng tia" - những luồng gió thổi nhanh trong các dòng hẹp nằm ỏ độ cao đỉnh tầng đối lưu (hơn 8km phía trên bề mặt Trái Đất) tại khu vực vĩ độ trung bình như châu Âu. Dòng tia vốn được tạo ra bởi chênh lệch nhiệt độ giữa vùng xích đạo và vùng cực cũng như việc tự quay quanh trục của Trái Đất.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 5.

Khối khí nóng đẩy lên từ Bắc Phi bị giữ lại bởi dòng tia.

Những "dòng tia" khí này thường "lang thang" quanh vùng vĩ độ trung và trở thành những bức tường điều hướng các khối khí trong khu vực này. Tuy nhiên, vào đợt sóng nhiệt hồi tháng 7 vừa qua, những dòng tia này bị "kẹt" lại trong một mô hình cố định phía trên bầu trời châu Âu. Nó cho phép khối khí nóng từ Bắc Phi thổi ngược lên châu lục này và ngăn những khối khí mát từ những vùng khác thổi đến.

"Hệ quả là một vùng áp cao được tạo ra và 'bẫy' không khí một chỗ, khiến nó càng lúc càng nóng thêm dưới điều kiện trời quang, không thể phân tán và di chuyển, tạo ra nhiệt độ cao kỷ lục đến mức chết người", Clark giải thích.

Nhưng tất nhiên, vấn đề "nóng" nhất mà giới khoa học cũng như những người quan tâm đến môi trường quan tâm là: Tất cả những yếu tố trên có phải được tạo ra bởi biến đổi khí hậu hay không?

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 6.

Đầu tiên, cần phải hiểu rằng có sự khác nhau cơ bản giữa thời tiết và khí hậu. Thời tiết là diễn biến các hiện tượng khí hậu trong thời gian ngắn ở một khu vực giới hạn như ngày, giờ... Còn khí hậu là đặc trưng, quy luật của một khu vực rộng lớn diễn ra trên chu kỳ dài, có tính lặp đi lặp lại hàng năm.

Trong điều kiện "bình thường", khí hậu sẽ không thay đổi quá nhiều qua các năm và nền nhiệt trung bình sẽ ổn định ở một mức nào đó, với những ngày lạnh sâu và những ngày nóng đạt đỉnh (sóng nhiệt). Do vậy, thực tế mà nói thì sóng nhiệt là một hiện tượng bình thường của tự nhiên.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 7.

Vấn đề là ở chỗ trong những thập kỷ gần đây, biểu đồ dữ liệu nhiệt của Trái Đất không còn là một hình đi ngang, mà có xu hướng tăng dần qua các năm. Những ngày được coi là sóng nhiệt trong quá khứ đã trở nên thường xuyên hơn, với mức nhiệt thậm chí cao hơn ở thời điểm hiện tại.

Một nghiên cứu tại Anh được công bố năm 2020 đã có kết luận về xu hướng này và nhận định khả năng xảy ra một ngày nóng hơn 40 độ C tại nước này sẽ là gần như bằng 0 nếu không có bàn tay tác động của con người.

Hơn nữa, kiểu thời tiết trên 40 độ C này vốn có tần suất 100-1000 năm mới có một lần trong điều kiện tự nhiên, đã giảm xuống 100-300 năm/lần ở thời điểm hiện tại và có thể xuống 3,5 năm/lần vào năm 2100 trong viễn cảnh khí thải duy trì ở mức cao.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 8.

Tóm lại, sóng nhiệt và các hiện tượng cực đoan hiện tại ở châu Âu được tạo điều kiện bởi biến đổi khí hậu. Chưa hết, tin xấu với cư dân lục địa già là xu hướng xuất hiện sóng nhiệt tại đây đang tăng nhanh gấp 3-4 lần so với những địa điểm khác cùng vĩ độ.

Sóng nhiệt còn được tìm thấy liên hệ với một hiện tượng khác đó là các dòng tia bị chia 2 do hiện tượng mặt đất tại Bắc Cực đang trở nên ấm hơn biển rất nhiều vào mùa hè - dĩ nhiên, điều này cũng được thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu do con người.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 9.

Là một châu lục với nhiều quốc gia phát triển, trên thực tế một, hai đợt sóng nhiệt không phải vấn đề quá lớn tại châu Âu (trừ một số khu vực như tại Anh - khi đường sắt vốn được thiết kế để vận hành trong điều kiện dưới 35 độ C).

Điều đáng lo không phải một đợt sóng nhiệt như vừa qua, hay nói chung là một sự kiện thời tiết cực đoan, mà là nguy cơ xảy ra một chuỗi những thảm họa như vậy.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 10.

Lính cứu hỏa trong ngọn lửa điên cuồng phía Đông Athens, Hy Lạp, hôm 20/7 vừa qua.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 11.

Những khu vực bị cháy trên núi Saint-Michel tại Pháp hôm 22/7.

Kể cả một đợt sóng nhiệt duy nhất có nóng hơn bình thường, hệ thống cơ sở hạ tầng, cứu hỏa và lượng nước dự trữ của châu lục hay hệ thống y tế tất nhiên có thể miễn cưỡng đáp ứng được. Điều chúng ta không thể biết được là lục địa già có thể trụ được qua một đợt sóng nhiệt này và lại một đợt khác đến ngay sau đó chỉ 2 tuần hay không.

Clark nhấn mạnh rằng tần suất của những hiện tượng cực đoan còn đáng lo ngại hơn nhiều so với sự gia tăng mức độ tiêu cực của chúng. Dù phát triển, châu Âu chưa từng được thiết kế một hệ thống chống chọi với hàng chuỗi những sự kiện cực đoan liên tiếp gối đầu nhau, dù là sóng nhiệt, bão cấp 5...

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 12.

Dù rằng xu hướng không thể tránh khỏi lúc này là tần suất xuất hiện của sóng nhiệt hay các hiện tượng cực đoan sẽ tăng lên, ít nhất con người có thể phần nào giới hạn tốc độ gia tăng của nó, cũng như khả năng xảy ra các thảm họa liên tiếp gối đầu nhau.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 13.

Mùa hè lịch sử này tại châu Âu sẽ trở thành "bình thường mới" nếu lượng khí nhà kính tiếp tục gia tăng nhanh.

Chìa khóa cho hy vọng đó là giảm khí thải nhà kính ngay lúc này. Như Clark giải thích, khí quyển là một hệ thống có tính tích lũy, nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất chúng ta có thể làm để làm giảm nồng độ CO2 trong khí quyển đều có ích. Do đó, lập luận "một mình tôi bảo vệ môi trường để làm gì khi mọi người đều đang tàn phá nó?" là vô nghĩa.

Giải mã: Vì sao châu Âu hóa "hỏa ngục", phải chăng con người đang trả giá cho hành động của chính mình? - Ảnh 14.

Nếu không can thiệp kịp thời, thế hệ tương lai có lẽ sẽ coi mùa hè thảm họa vừa rồi của châu Âu là "bình thường mới".

Thạch Anh_ Nguồn: Euronews, tổng hợp

Dạ khách



Nhớ lại, có một lần tôi bị hỏng xe trên xa lộ gần một bộ lạc da đỏ ở bang Oklahoma. Tôi nhìn quanh. Đường dài hun hút mà lại vắng hoe. Xa ngút tầm mắt cũng chỉ có sỏi với đá. Đây đó, những bụi cây thấp lè tè. Cỏ vàng khô như muốn cháy. Đứng giữa sự hoang vu, trong lòng tôi hơi sờ sợ, không biết phải đi bộ bao xa mới đến cây xăng. Có khi đi đến chết khát cũng không chừng.


Chả hiểu từ đâu, tự nhiên xuất hiện một chiếc xe pickup cũ kỹ, y như phim cowboy. Trong xe có hai anh da đỏ, một già một trẻ. Ông già hỏi mình có cần giúp không. Rồi ông nhìn chăm chăm, "Anh ở bộ lạc nào đến vậy?" Tôi phá cười, "Cháu ở bộ lạc Việt Nam lại". Ông già nhăn mặt, lẫn lộn, "Thật thế? Tôi chưa từng nghe qua..."


Nói về thổ dân, những người da đỏ mới là Mỹ chính cống. Họ đã sinh sống trên lục địa này từ hơn 10,000 năm trước. Tổ tiên của họ di cư từ châu Á, khi mà Á và Mỹ vẫn chưa bị tách rời bởi biển cả.


Bây giờ, ở Mỹ, Oklahoma là tiểu bang có đông thổ dân nhất. Cũng không lạ, bởi vì chữ Oklahoma được ghép từ hai chữ okla (da đỏ) và humma (người) của thổ ngữ Choctaw. Mấy năm gần đây, chữ "native American" được dùng nhiều hơn chữ "American Indian".


Sau mấy tiếng đồng hồ thì cuối cùng chiếc xe của tôi cũng được sửa lại. Lúc vào Tulsa thì trời đã chạng vạng, xem ra phải ở lại qua đêm. Ngày ấy, không có smart phone mà cũng chẳng có GPS, muốn tìm một nơi ngủ thật không dễ. May, tôi thấy có một biển hiệu nhà hàng Việt Nam ở đàng xa.


Sau khi ngồi vào bàn, cô bé phục vụ bẽn lẽn đến hỏi, "Chú muốn dùng gì ạ?" Tôi nhìn em, tưởng mình nghe nhầm. Tôi còn chưa được 21 tuổi mà đã có người phong lên chú. Mà nói, em cũng đã 16 tuổi, ít nhất, chứ đâu phải còn bé tý tẹo.



Tôi đang lúi húi ăn thì ông chủ đến hỏi chuyện, gọi nhau bằng anh em. Anh ấy trạc trung niên, tính tình cởi mở, chuyện trò huyên thuyên như pháo nổ. Hoá ra, cô bé vừa rồi là con gái của anh. Khi nghe tôi hỏi tìm khách sạn, anh không ngần ngại mời tôi về nhà. Anh bảo vừa tiết kiệm, vừa làm vui cho anh vì chỗ anh không có người Việt. Chủ yếu, tiệm anh bán cho những người bản xứ mà thôi.


Mãi đến bốn giờ sáng tôi mới được đi ngủ. Chắc từ ngày sang đây vào năm 1975 đến bây giờ anh không có ai để hàn huyên. Anh kể từ chuyện chiến tranh, đến chuyện bại trận, rồi sang qua chuyện bôn ba nơi xứ người. Tôi chỉ có mỗi một việc là vài phút thì "dạ" một lần, chứ chẳng có cơ hội nói cái gì cả. Trước khi đi ngủ, anh bảo sáng mai ăn điểm tâm với gia đình anh rồi hẳn chia tay.


Chiếc bàn nhà anh hình vuông. Tôi ngồi đối diện với em. Trong bữa ăn, em cứ cúi gầm mặt vì mắc cỡ. Tôi thì tiếp tục ngoan ngoãn làm "dạ" khách. Sau vài phút, tự nhiên tôi nổi máu đa tình, đá nhẹ vào chân em. Hai lần đầu em tránh chân tôi. Lần thứ ba thì em đá lại. Thế là hai chúng tôi vô tình trở thành cầu thủ. Một lát sau, tôi kẹp bàn chân em luôn. Trong lúc cơ thể đang rào rạt nóng, tôi nghĩ ra một mẹo vặt, đấy là làm rơi chiếc thìa xuống đất. Tôi vờ luồn xuống và nắm chân em. Thật là hết biết, từ khi khai thiên lập địa, lần đầu có người nắm chân tán gái dưới gầm bàn!


Trong bụng tôi rất ấm ức, nhưng mà miệng thì vẫn phải "dạ" liên hồi. Tôi không dám nói gì với em cả. Anh chủ này là lính Lôi Hổ ngày xưa. Không biết anh ấy có dám lôi con hổ thật không, chứ lôi tôi ra nện cho một trận thì anh ấy thừa gan. Mê gái thì mê, nhưng dầu sao tôi vẫn còn rất yêu đời, chưa cần phải cực kỳ mạo hiểm.


Lúc anh đi ra nhà xe, tôi và em lẹt đẹt theo sau. Lợi dụng cơ hội ngàn vàng, tôi hỏi nhỏ, "Em tên gì vậy?" Em đỏ dừ mặt, lí nhí trả lời, "Lâm Tố Huệ". Chưa kịp hỏi số điện thoại thì anh ấy đã mở cửa xe, và quay đầu nhìn lại chỗ hai đứa, ra hiệu cho em đi nhanh lên.

--

(đầu năm, kiếm 1 đoạn trích hay hay cho mọi người cùng đọc...)

Tuesday, April 11, 2023

Về già, dù có yêu thương con cái đến đâu cũng đừng làm 4 điều này

 Khi lớn tuổi, cha mẹ cần học cách 'khoanh tay đứng nhìn' và để con cái dần trưởng thành.

Khi lớn tuổi, cha mẹ cần học cách "khoanh tay đứng nhìn" và để con cái dần trưởng thành.

Nhà văn Pháp Victor Hugo từng nói: "Vòng tay của người mẹ được tạo nên từ sự dịu dàng, và giấc ngủ ngọt ngào sẽ ban phước cho đứa trẻ nằm trong đó". Cha mẹ là những người thương yêu, luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái mà không mong nhận lại điều tương tự. Thế nhưng khi con cái trưởng thành, cha mẹ cần học cách "bận rộn", để con cái tự lo liệu cuộc sống của chúng.

Phụ giúp con cái việc nhà

Khi con cái thành gia lập nghiệp, họ bận rộn đi làm và chăm sóc gia đình riêng. Do vậy, họ thường nhờ đến cha mẹ quán xuyến thêm việc nhà hay trông nom các cháu, thay vì thuê dịch vụ. Lúc này, bậc phụ huynh ở tuổi ngũ tuần, lục tuần… một lần nữa trở thành "cha mẹ bỉm sữa".

Ông bà kiêm luôn vai cha mẹ, bận rộn với những công việc như nấu cơm cho gia đình, giáo dục và đưa đón cháu đi học… Việc để ông bà kiêm vai cha mẹ có thể tạo sự thuận tiện cho người lớn, nhưng lại là sự thiệt thòi của trẻ em. Bởi cha mẹ không trực tiếp giáo dục sẽ ít có mối liên kết với con cái, họ cũng không thấu được nỗi vất vả khi chăm con mà ông bà đã trải qua.

Về già, dù có yêu thương con cái đến đâu cũng đừng làm 4 điều đại kỵ này - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: The Irish Times.

Khi con cái lớn lập gia đình, đó là một gia đình mới. Cha mẹ đến nhà con cái cũng như đi thăm họ hàng, không nên "tham công tiếc việc" mà giúp con cái đủ điều. Con cái hiếu thảo, thực sự quan tâm sẽ để cha mẹ được nghỉ ngơi, thay vì làm việc quần quật.

Giúp con đưa ra quyết định lớn

Khi bước qua tuổi 50, cha mẹ không nên bận tâm đến việc xây nhà của con cái. Các vấn đề quan trọng như hôn nhân, lập nghiệp, an cư lạc nghiệp, việc học hành hay chọn nghề của con cháu, người già chỉ có thể hỏi chứ không thể quyết định. Việc giao quyền quyết định cho con cái sẽ giúp chúng trưởng thành, dễ dàng hơn và con cái sẽ không bực bội vì "khuôn mẫu quá khổ" của cha mẹ.

Bằng cách này, con cái có thể học cách tự lo liệu cuộc sống, trở nên độc lập và có cái nhìn về tương lai xa hơn. Đừng nắm giữ nửa đời sau của con cái, biết cách buông tay mới là tình yêu đích thực.

Về già, dù có yêu thương con cái đến đâu cũng đừng làm 4 điều đại kỵ này - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ: Freepik.

Che đậy lỗi lầm của con

Trong cuộc sống, ai cũng từng có ít nhất một lần phạm phải lỗi lầm. Nhưng cách ứng xử của cha mẹ khi con cái làm sai là điều quan trọng, phần nào ảnh hưởng đến tính cách của con cái.

Cha mẹ là những người đi trước, đã va chạm với không ít vấn đề trong cuộc sống và xã hội. Họ hiểu rằng sau khi vấp ngã, điều quan trọng là con cái cần biết đứng lên bằng chính đôi chân của mình và vượt qua trở ngại. Sự bao che của cha mẹ sẽ khiến con mù quáng, không nhận thức được lời lẽ đúng sai mà có thể tiếp tục ngã vào chỗ cũ.

Tuổi trẻ sẽ trở nên thiếu sót nếu không có trải nghiệm, vấp ngã, dấn thân rồi rút ra bài học. Nhưng nếu cha mẹ - những người đã trải qua nửa cuộc đời - tước đi "đặc quyền" đó của con cái bằng cách bao bọc, sự bản lĩnh, tự tin và tầm nhìn của con cũng sẽ bị hao mòn.

Về già, dù có yêu thương con cái đến đâu cũng đừng làm 4 điều đại kỵ này - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ: iStock.

Giúp con cái gánh hết nợ

Các chuyên gia cho rằng cha mẹ cần phân biệt rạch ròi giữa sự giúp đỡ và gánh vác cho con cái. Khi con cái phát triển sự nghiệp, cha mẹ nên thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ. Nhưng khi con làm ăn thua lỗ hay gặp vấn đề tài chính, cha mẹ không nên đứng ra gánh vác vấn đề này.

Muốn giúp con vượt qua bế tắc lâu dài, điều cha mẹ nên làm là đưa cho con "cần câu" và hướng dẫn cách sử dụng chiếc cần câu, làm sao để thu về nhiều cá, thay vì tặng cá cho con. Cha mẹ nên động viên để con vượt qua khó khăn, thay vì đứng ra nhận mọi nợ nần về mình. Một số bậc phụ huynh lớn tuổi vì quá thương con mà dùng hết tài sản, tiền tích luỹ được từ thời đi làm mà trả nợ cho con. Con cái nên hiểu rằng những tài sản đó là chỗ dựa tinh thần tuổi xế chiều của cha mẹ, mất đi rồi cha mẹ về già sẽ không xoay xở được.

Việc gánh vác nợ nần có thể khiến con mặc nhiên đó là trách nhiệm của cha mẹ. Từ đó, hình thành thái độ ỷ lại, trông chờ vào cha mẹ mỗi khi con cái nợ nần.

Theo Aboluowang

6 ngành học độc lạ nhất thế giới, nghe tên siêu thú vị!

 Bên cạnh những ngành học hot, ngành học xu hướng ở hiện tại và dự báo trong tương lai thì còn vô vàn ngành học có cái tên cực lạ trên thế giới. Đây đều là những chuyên ngành khiến người nghe "mắt chữ A, mồm chữ O" vì bất ngờ. Bạn sẽ không nghĩ chúng thực sự tồn tại và đang có nhiều sinh viên chọn lựa để phát triển sự nghiệp.

Hãy cùng khám phá ngay 6 ngành học độc đáo, có 1-0-2 dưới đây nhé!

1. Hacker chân chính

Hacker không có nghĩa là tin tặc mà còn là những người có khả năng tìm tòi, phát hiện ra những kẽ hở len lỏi trong các đoạn mã lập trình phức tạp của những ứng dụng, mã nguồn tưởng chừng như hoàn hoàn.

Theo đó, Đại học Abertay ở Schotland với chương trình 4 năm, sinh viên được dạy tất cả những kiến thức và kỹ năng cần thiết kỹ thuật hack máy tính, từ việc xâm nhập vào máy tính như thế nào cho đến giải quyết các vấn đề bảo mật.

2. Nghiên cứu Harry Potter

Sinh viên Potter tại Ohio State University, Durham University phải tìm hiểu những thủ pháp văn học, các khía cạnh văn hóa được sử dụng trong tác phẩm Harry Potter của nhà văn J.K.Rowling. Sinh viên khi tham gia ngành học Nghiên cứu Harry Potter buộc phải đọc hết toàn bộ 7 cuốn truyền, tham khảo những bài báo viết về tác phẩm và những tư liệu liên quan khác. Thông qua đó làm sáng tỏ mối liên hệ giữa Harry Potter và nền giáo dục ở thế kỷ 21.

Không chỉ Ohio State University, Durham University, còn có nhiều trường Đại học khác trên thế giới dạy chuyên ngành này và tổ chức những hoạt động lấy cảm hứng từ thế giới phù thủy diệu kỳ. Vì vậy, nếu bạn thực sự yêu mến Harry Potter sẽ có rất nhiều lựa chọn về địa điểm du học.

6 ngành học độc lạ nhất thế giới, nghe tên siêu thú vị! - Ảnh 2.

Trên thế giới có ngành học liên quan đến tác phẩm Harry Potter mà bạn không thể ngờ tới. (Ảnh minh họa)

3. Khoa học lướt sóng

Trong vòng 2 năm, sinh viên sẽ được đào tạo ngành Khoa học lướt sóng tại Đại học Cornwall. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về lịch sử và sự phát triển của bộ môn lướt sóng, nghiên cứu tâm lý khi lướt sóng, các kiến thức thực tế như nắm bắt nhịp sóng biển sao cho đạt đến trình độ hoàn hảo.

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá. Đây là điều quan trọng mở ra cho họ cơ hội nghề nghiệp nếu có nguyện vọng ứng tuyển vào các công ty hoạt động liên quan đến lướt sóng.

4. Nghiên cứu rác thải

Ngành học này tại Santa Clara University yêu cầu học viên nghiên cứu về rác thải với cương vị là một nhà khảo cổ học đang phân tích kho báu ngàn năm. Mặc dù tên của ngành học thoạt nghe không mấy nghiêm túc nhưng thực chất, kiến thức về việc xử lý rác thải mang tính khoa học và rất hữu ích.

Ngành học Nghiên cứu rác thải còn phân tích việc mọi người xử lý chất thải của mình dưới lăng kính xã hội học. Nghe cũng rất thú vị phải không nào?

6 ngành học độc lạ nhất thế giới, nghe tên siêu thú vị! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

5. Xác sống trên truyền thông đại chúng

Những bộ phim về xác sống (zombie) cực kỳ thu hút khán giả, đặc biệt là giới trẻ. Nếu bạn yêu thích đề tài này thì có thể cân nhắc nộp hồ sơ vào các trường Đại học như: Columbia College Chicago, Uniersity of Baltimore. Chương trình học bao gồm việc phân tích các bộ phim và show truyền hình nổi tiếng như The Waliking Dead, 28 Days Later, Zombieland; viết kịch bản phim về xác sống và các hoạt động khác.

Đến với ngành học này, sinh viên sẽ được phân tích và tìm hiểu về sự hiện diện của xác sống trong văn hóa đại chúng và truyền thông giải trí. Văn hóa xác sống thậm chí còn lan tỏa sang châu Á với bộ phim Hàn Quốc "Chuyến tàu đến Busan" vào năm 2016.

6. Tốn thời gian trên mạng

Tốn thời gian trên mạng là một khóa học thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại University of Pennsylvania. Việc hầu hết mọi người thường làm hàng ngày trong thời đại mạng xã hội ai ngờ một ngày lại xuất hiện trong chương trình Đại học. Mỗi buổi học thường kéo dài 3 tiếng và nhiệm vụ chính của sinh viên là ngồi lướt mạng một cách vô định để tìm kiếm những ý tưởng độc đáo cho việc sáng tạo nội dung.

Việc tiêu tốn thời gian trên mạng mỗi khi chán nản tưởng chừng như vô nghĩa nhưng thực chất lại là chất xúc tác hữu hiệu cho khả năng sáng tạo. Lớp học này dành riêng cho các bạn thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, vốn thường có môn viết lách đòi hỏi tra cứu nhiều và luôn yêu cầu dành ít nhất 3 tiếng/tuần để "thả hồn" trên mạng.

Theo Ứng Hà Chi

Phụ nữ Việt Nam