Rồng xuất hiện dưới nhiều hình dạng trên khắp thế giới. Đôi khi chúng là những quái vật khủng khiếp, có lúc lại là bạn của loài người.Ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan hay Việt Nam… rồng được xem là linh vật tối cao. Về cơ bản một con rồng ở phương Đông đều phải có mình rắn, vẩy cá, bờm sử tử và sừng hươu. Ngoài ra tùy từng quốc gia mà rồng còn có đầu cá sấu hay ngựa, mắt thỏ hay mắt quỷ, bụng ếch, móng chim ưng, chân hổ. Tuy vậy rồng phương Đông lại không có cánh cho dù chúng có thể bay lượn trên trời, đi mây về gió.
Trong văn hóa của các nước Châu Á, rồng được xem là biểu tượng cao quý của sự sống, của quyền năng tối cao, vị thần hô mưa gọi gió, quyết định sự ấm no của con người.
Sức mạnh của vị thần này vô cùng tối cao. Khả năng phun ra một lượng nước gần như là vô hạn đủ để gây ra cả một trận đại hồng thủy. Lớp vảy đóng vai trò như một bộ giáp cùng với hàm răng và móc vuốt sắc nhọn như những món vũ khí lợi hại. Đặc biệt hơn cả, rồng phương đông còn có những phép thuật mạnh mẽ như hô mưa gọi gió, điều khiển thời tiết, triệu hồi sấm sét.
Rồng Trung Quốc
Những con rồng của Trung Quốc mang tính biểu tượng quốc gia. Trong khi rồng châu Âu thường là những sinh vật độc ác, tham lam thì rồng của Trung Quốc luôn tốt bụng, hào phóng và gắn liền với nước.
Những cơn mưa do chúng mang lại giúp mùa màng phát triển, duy trì dân số loài người. Do đó, chúng được coi là biểu tượng của quyền lực và sự thịnh vượng ở Trung Quốc trong hàng ngàn năm.
Rồng Trung Quốc được mô tả là một con thú tổng hợp, có đầu lạc đà, sừng hươu, tai bò, mình rắn, vảy cá, chân đại bàng và móng vuốt của một con hổ.
Các mô tả khác có thể liệt kê các loài động vật khác nhau, nhưng rồng được miêu tả với sự nhất quán chung trong suốt lịch sử nghệ thuật Trung Quốc. Chúng là những sinh vật có sức mạnh to lớn, bao gồm khả năng thay đổi kích thước, mang lại mưa và gây ra lũ lụt lớn.
Những con rồng tương tự đóng một vai trò quan trọng trong thần thoại của các quốc gia Đông và Đông Nam Á khác, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Bhutan, Philippines, v.v. Rồng của các quốc gia này tương đối giống rồng Trung Quốc, bao gồm cả bản chất của nó là loài mang lại nước và sự sống.
Rồng trên một chiếc đĩa của Trung Quốc năm 1430
Rồng Hy – La
Từ “dragon” (rồng) trong tiếng Anh hiện đại bắt nguồn từ “draco” trong tiếng Latinh và “drakon” trong tiếng Hy Lạp cổ đại. “Draco” có thể có nghĩa là rắn hoặc rồng. Đúng như tên gọi của chúng, những con rồng của thế giới Hy Lạp-La Mã thường là những con rắn biển hoặc những con rắn lớn có hơi thở độc.
Ví dụ, Rồng Colchian không bao giờ ngủ, có nhiệm vụ canh giữ những con cừu vàng của thần Chiến tranh Ares ở xứ Colchis. Có hai người là Jason và Argonaut đến lấy cắp bộ lông vàng, đã giết chết nó bằng cách dụ nó vào giấc ngủ.
Rồng ở Lưỡng Hà cổ
Một huyền thoại khác về rồng bắt nguồn từ nền văn minh cổ đại của Lưỡng Hà. Chúng dựa trên hình rắn và sư tử trong thần thoại, tín ngưỡng. Ví dụ như Tiamat là nữ thần đại diện cho sự hỗn loạn của biển cả và sự sáng tạo. Bà ta đôi khi được miêu tả là một con rắn biển.
Phối ngẫu của bà, Abzu, là một con rắn nước ngọt nhân từ. Cùng nhau, họ đã sinh ra một thế hệ các vị thần trẻ hơn. Sau đó là Mushhushshu, một sinh vật kết hợp các đặc điểm của rắn, sư tử, đại bàng, bọ cạp và là người hầu của thần Marduk. Rồng Mushushshu có thể được nhìn thấy trên Cổng Ishtar nổi tiếng.
Rồng ở Australia
Loài rồng đặc trưng nổi bật trong tín ngưỡng và thần thoại của nhiều nền văn hóa thuộc thổ dân Australia được cho là Rắn cầu vồng. Có rất nhiều câu chuyện nằm mơ thấy rắn cầu vồng và không phải tất cả đều thống nhất về bản chất cũng như đặc điểm của chúng.
Nhưng những mô tả thông thường cho thấy những thực thể này là những vị thần sáng tạo gắn liền với nước và không khí. Chúng di chuyển giữa các hố tưới nước và đường đi được đánh dấu bằng cầu vồng.
Những câu chuyện trong mơ về rắn cầu vồng diễn ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai cùng một lúc, khiến những thực thể này trở thành sự hiện diện vĩnh cửu trong cuộc sống của thổ dân thực hành tín ngưỡng truyền thống.
Rồng châu Mỹ
Các thực thể rắn cũng xuất hiện trong thần thoại và tín ngưỡng của hàng ngàn nền văn hóa Bắc và Nam Mỹ. Ví dụ, những câu chuyện về rắn có sừng đã được kể ở hầu hết khu vực ngày nay là miền Đông Hoa Kỳ với nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng chúng thường được mô tả là rắn biển lớn với gạc, vảy rực rỡ và một viên đá quý hoặc pha lê lớn gắn trên trán.
Rắn có sừng được cho là không gây hại trực tiếp cho con người, nhưng những ai nhìn thấy nó có nguy cơ phát điên hoặc xui xẻo. Mặc dù có thể không được xem là rồng đúng nghĩa kỹ thuật, nhưng những con rắn có lông của Trung Mỹ cũng có nét tương đồng đáng kinh ngạc với những sinh vật thần thoại này.
Rồng châu Âu
Có lẽ loài rồng quen thuộc nhất với người phương Tây ngày nay là loài có vảy, thở ra lửa trong truyền thuyết châu Âu thời Trung cổ. Những sinh vật này thường được miêu tả là loài bò sát lớn có bốn chân, cánh giống dơi, cổ và đuôi dài.
Chúng có thể là hậu duệ của rồng Lưỡng Hà, rồng Hy Lạp-La Mã, được xem là những sinh vật ma quỷ, ngồi trên kho vàng và khủng bố các vương quốc xung quanh.
Rồng Phương Tây( Internet)
Phải có một chiến binh dũng cảm và đức độ mới có thể đánh bại và giành lấy kho báu của chúng. Những con rồng nổi tiếng ở châu Âu bao gồm rồng Beowulf và Fafnir của Sagas Bắc Âu. Vua Arthur và Merlin thường xuyên đối phó với rồng, loài rồng đã trở thành biểu tượng phổ biến khắp châu Âu.
Nguồn gốc của rồng có lẽ được chấp nhận rộng rãi nhất là dựa vào sự hiện diện của xương khủng long. Người xưa không cách nào biết được những bộ xương này thuộc về loài bò sát cổ đại cách đây hơn 65 triệu năm. Do đó, chúng có thể đã truyền cảm hứng cho hầu hết các câu chuyện về rồng.