Thursday, May 27, 2021

Late...




“Don’t allow your wounds to transform you into someone you are not.”
Paulo Coelho
-----
muộn ùi, em bây giờ.... :)

Lại lý sự!



torrent-1802:

Đừng bao giờ tự cho mình là quan trọng nhất đối với người ta. Vì ai mà biết được, con người sinh ra vốn dĩ không có tính biết ơn, những mất mát dạy cho ta điều đó, biết quý trọng mọi thứ.Đừng bao giờ tự nghĩ rằng mình hiểu hết ai đó. Vì chính bạn cũng có lúc chẳng hiểu nổi mình. Hãy cứ để sự tò mò hấp dẫn bạn

Đừng bao giờ tự cho mình là quan trọng nhất đối với một ai đó. Phải hiểu rằng, con người sinh ra vốn dĩ không tự biết việc tri ân; những mất mát dạy cho ta điều đó, rồi từ đó, người ta mới biết quý trọng mọi thứ mình có.
Cũng đừng bao giờ tự nghĩ rằng mình hiểu hết ai đó. Vì mình cũng có lúc chẳng hiểu nổi mình. Hãy cứ để tìm hiểu, thâm nhập, khám phá đưa ta đi xa hơn trên đường đời, và gần nhau hơn, trong lòng người.

LẤY CỦA NGƯỜI KHÁCLẤY CỦA NGƯỜI KHÁC ĐEM ĐI CÚNG CHÙA, THÌ PHƯỚC ĐỨC GÌ ?





(Một trường học xây thêm sẽ có nhiều tâm hồn được soi sáng

Một bệnh viện xây thêm sẽ có nhiều linh hồn được giữ lại

Một ngôi chùa xây thêm sẽ có nhiều phần hồn làm tha hóa.)
...
 Ngày xưa có một cô bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Không ai nuôi nấng, cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Khi màn đêm buông xuống, cô lấy chiếu quấn vào người nằm ngủ đơn côi giữa những túp lều ngoài chợ.
 Mùa Phật Đản năm ấy, nghe những người đi chợ nói với nhau: "cúng dường Tam Bảo để tạo phước", cô tìm cách để mua lễ vật để đến chùa.
 Một hôm, để dành được hai xu, cô muốn cúng lễ vật nào mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy, cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ các vị tăng nấu cơm:
- Con có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho.
 Vị cao Tăng liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to. Trưa hôm đó, chư Tăng trong chùa đều được hưởng đầy đủ.
 Thời gian trôi đi, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa.
 Càng lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường.
 Khi đó, trong triều đình, nhà vua đang kén chọn người làm vợ thái tử. Tuy nhiên, thấy mỹ nhân nào, thái tử cũng từ chối. Vua bằng ra lệnh cho các quan tìm người nào vừa ý thái tử sẽ được trọng thưởng.
 Trước lúc bấy giờ, một ông quan ngang qua ngôi làng của cô bé. Thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ rằng, nơi đây chắc có dị nhân phước lớn.
 Đến giờ Ngọ (12 giờ trưa), trên đường trở về, ông gặp cô bé khoảng 16 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Đến gần, cô bé thức giấc, thấy binh lính, sợ hãi chạy trốn.
 Thấy người con gái xinh đẹp, lại sống đầu đường xó chợ, ông thương xót, đem về nuôi dưỡng.
 Cô được ăn mặc tử tế, dạy dỗ đàng hoàng.
 Đến năm 18 tuổi, ông dẫn cô đến yết kiến. Nhà vua gọi thái tử lại, vừa thấy cô bé, chàng có cảm tình ngay.
 Triều đình tổ chức lễ cưới cho thái tử.
 Năm sau, nhà vua băng hà, thái tử lên ngôi, cô bé trở thành hoàng hậu.
 Nhớ chuyện mùa Phật Đản năm ấy, hoàng hậu sắm lễ vật cao sang quý giá, truyền quan quân chở đến ngôi chùa xưa kia.
 Nhà chùa đón tiếp nhưng không đánh chiêng trống trong lúc hoàng hậu dâng lễ vật.
 Lấy làm lạ, hoàng hậu gặp thầy trụ trì hỏi:
- Thưa thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe nhà chùa đánh chuông trống vang vọng khắp nơi. Ngày nay, con là hoàng hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết ?.
 Thầy ngước mắt nhìn vào cõi mênh mông, mỉm cười đáp:
- Ngày xưa, hai đồng xu rất quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là hoàng hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của nhân dân chứ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu còn gì là phước đức.
.
 st

HÃY NHÌN TẤM HÌNH 17 GIÂY!

 


Đó là thí nghiệm của Neville, một bậc thầy của thế giới về Luật Hấp Dẫn, người sáng lập nên phương pháp Neville nổi tiếng. 


Tiến sĩ bắt đầu thí nghiệm, bắt đầu một ngày mới, ông đứng nhìn vào một tấm hình ai đó với nụ cười thật tươi ít nhất 17 giây. Và kết quả là, ngày đó, ông gặp được rất nhiều may mắn và mọi việc trôi chảy khác thường.


Ngày thứ 2 tiếp tục làm thí nghiệm ngược lại. Ông đổi tấm hình khác với gương mặt khó chịu, oán hận. Cũng tập trung vào đó 17s. Kết quả là, ông có một ngày tệ hại, những điều không may đã xảy đến.


Vào một buổi sáng, sau khi đứng chăm chú ngắm nhìn một tấm hình với gương mặt cau có. Ông thay đồ ra ngoài. Vừa lái xe ra khỏi cổng, ông bị một chiếc ô tô mất thắng lao tới đâm phải. Tai nạn này lấy đi của ông 3 cái xương sườn. Đó cũng là lúc thí nghiệm kết thúc sau 844 ngày nghiên cứu.


Quy Luật 17S của Neville ra đời từ sự việc đó và ông viết nó trong cuốn 17S Law.


Neville giải thích:


1. Cảm Xúc, là một loại Năng Lượng, là thứ dễ dàng lây lan. Dù muốn hay không.


 Vì vậy, hãy ở gần những người có năng lượng Tích Cực


2. Tại sao lại là 17s?


 Vì 17s là thời gian tối thiểu để não bộ sắp xếp lại hệ thần kinh. Và nó sẽ sao chép đúng những gì được nhìn thấy. Nếu tập trung vào một gương mặt vui tươi, ta sẽ sao chép được sự vui tươi.


Và theo Luật Hấp Dẫn: Khi ta vui lên, thì ta sẽ gặp nhiều may mắn, thành công 


Từ fb Phuong Tran

Hai người, trong đời...








"Mỗi một người trong cuộc đời đều sẽ hội ngộ hai người. 
Sau cùng…
… một người ở lại hiện tại trong tim/trong lòng, còn một người sẽ ở một nơi nào đó rất xa.”

(Trích "Hương mật tựa khói sương")
 -------
phải không?!
hình như còn có 1 người "đang ở trong lòng, và cũng đang ở rất xa"...

Tuesday, May 25, 2021

“Anh là ai?”

 



Tại sân bay, một phóng viên đã tiến hành cuộc phỏng vấn truyền hình. Anh đặt câu hỏi cho những người đi qua: “Theo bạn thứ gì đáng sợ nhất trên đời?”. Có người nói “chiến tranh”, người khác nói “sự phản bội” v.v… Khi thấy một tu sĩ Phật giáo, thiền sư Seung Sahn, phóng viên liền đưa câu hỏi này cho ông. Thay vì trả lời, thiền sư lại hỏi: “Anh là ai?”

“John Smith” - Phóng viên nói.

“Đây là tên của anh, nhưng anh là ai?”

“Tôi là một phóng viên truyền hình…”

“Đó là công việc của anh, nhưng anh là ai?”

“Nói cho cùng, tôi là một con người!”

“Đó là tên gọi của loài vật, nhưng anh là ai?”

Người phóng viên trở nên bối rối, và dường như không biết phải trả lời “mình là ai"…

Vị thiền sư liền nói: "Không biết mình là ai… - đây chính là một trong những điều đáng sợ nhất trên đời.”

- st

Sự đời... (truyện hài thôi)

 



Trước hôn lễ một tuần, cô cầm ảnh của hắn đến gặp thầy đoán mệnh,

“Tôi không biết cô yêu người ở trên ảnh này bao nhiêu, nhưng 7 ngày sau người thân yêu nhất của anh ta sẽ vì anh ta mà chết. Tôi khuyên cô nên rời xa anh ta.” Thầy đoán mệnh nói.

Không sao, dù là chết, mình cũng phải trở thành cô dâu của anh ấy, cô quyết định.

Bảy ngày sau hôn lễ vẫn cử hành đúng hạn, khi tiệc cưới tiến hành được một nửa, chùm đèn của khách sạn rơi xuống — phù rể dùng sức đẩy chú rể đang đứng bên cạnh sang chỗ khác.

:)

Friday, May 21, 2021

Trong tình cảm...

 


Kỷ niệm luôn thách thức khả năng chịu đựng của phụ nữ. Một khi cô ấy đã đau xót đến cực độ thì sẽ tự sa ngã và buông thả bản thân, trừng phạt người khác bằng sự sa đọa của chính mình.
Đàn ông muốn giữ chặt được trái tim người phụ nữ thì phải chiếm được tình cảm của cô ấy. Phụ nữ muốn giữ được trái tim của đàn ông thì phải duy trì sự mới mẻ và sắc đẹp của bản thân.
Đàn ông thích dùng sự im lặng để kết thúc một mối quan hệ. Phụ nữ lại thích dùng nước mắt để vẽ lên viễn cảnh chia tay. Phụ nữ muốn làm tổn thương người đàn ông bằng lời nói thì cũng vô dụng. Mà đàn ông muốn tổn thương phụ nữ chỉ cần một câu nói : “Anh không yêu em!

- st

VÀI NGUYÊN TẮC SỐNG NÊN TẠO THÀNH THÓI QUEN



Sưu tầm 


✅ Không cần nói mình là người có tâm. Cái tâm thể hiện trong mỗi việc ta làm cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp 


✅ Không cần nói mình là người tốt. Tốt hay xấu hãy để cho mọi người đánh giá. Quan trọng là sống sao không hổ thẹn với chính bản thân.


✅ Không cần nói mình đang làm đúng. Đúng hay sai thời gian sẽ trả lời. 


✅ Không cần tự cho mình giỏi, giỏi hay không thể hiện bằng kết quả. 


✅  Không cần nghĩ mình có 'tầm nhìn', tầm nhìn chỉ thật sự "có" khi ta đã vượt qua được nó, và biết cách giải quyết tốt những gì trong tầm nhìn.


✅ Không cần ngại theo đuổi vì những điều ta tin, nếu không sẽ chẳng ai dám tin vào ta cả.


✅  Không cần sống vì người khác nghĩ gì về mình. Hãy sống vì ta làm được gì cho những người yêu thương ta.


✅ Không nên quá chú tâm giải thích đúng sai.

Núi dẫu không nói rõ độ cao của mình, thì độ cao của nó cũng không hề bị ảnh hưởng; biển không nói rõ độ sâu của mình, thì việc dung nạp trăm sông đổ dồn về nó cũng không có gì là trở ngại; mặt đất dẫu không nói rõ độ dày của mình, thì cũng không có ai có thể thay thế nó làm chỗ dựa cho vạn vật được…


✅ Không nên phàn nàn cuộc sống bất công, bởi không ai là “con nợ” ta.  


✅  Không nên nói rằng ai rèn luyện tốt hay không tốt. Tu dưỡng rèn luyện là việc mỗi người, người khác chính là một cái gương phản chiếu chính cái thiếu sót trong tu dưỡng rèn luyện của bản thân ta.

Để có tâm linh tốt cần lưu ý những điều sau



1. Người cam tâm tình nguyện có hại chịu thiệt cuối cùng cũng sẽ không bị thiệt. Người chịu thiệt nhân duyên tất sẽ tốt, người nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Con người khi sống có thể nắm bắt một, hai cơ hội đã là đủ!
2. Người yêu thích chiếm lợi, muốn được hưởng lợi hơn người khác cuối cùng cũng chiếm không được lợi đâu! Chỉ là nhặt được một bụi cỏ mà mất đi một mảnh rừng rậm.
3. Người ích kỷ, luôn nghĩ đến bản thân hay người thân gia đình mình thì những chuyện tốt đẹp khác cũng tự nhiên không có qua hệ đến họ.
4. Chỉ có tiếc duyên mới tục duyên (luyến tiếc duyên mới nối tiếp duyên). Trên đường đời chúng ta sẽ gặp được rất nhiều người. Kỳ thực, có duyên mới có thể gặp nhau, người thân ở kiếp này hầu hết là bạn thân ở kiếp trước, bạn thân ở kiếp này phần lớn là người thân ở kiếp trước. Người mang đến cho bạn phiền não hầu như đều là người mà kiếp trước bạn đã làm tổn thương họ. Vì vậy, hãy nhớ lấy! Hãy đối xử tốt với người thân, quan tâm đến bạn bè bên cạnh mình, khoan dung với người làm tổn thương mình. Đó là nhân quả!
5. Trong lòng không thiếu sót gọi là phú, được người khác cần đến gọi là quý. Vui vẻ không phải là một loại tính nết mà là một loại năng lượng.
6. Giải pháp để loại bỏ phiền não chính là hãy quên phiền não đi!
7. Không tranh giành chính là từ bi, không tranh cãi chính là trí tuệ, không nghe thấy chính là thanh tịnh, không nhìn thấy chính là tự tại, tha thứ chính là giải thoát, thấy đủ chính là buông bỏ.
8. Không hỗn loạn với tâm, không khốn đốn với tình, không lo sợ tương lai, không nhớ nhung ủy khuất quá khứ.
9. Sống trên đời cuối cùng vật chất cũng không mang được đi vì thế hãy sống cho hiện tại, cười cho hiện tại và tỉnh ngộ!
Theo Soundofhope
Mai Trà biên dịch
.
Cho nên mới nói, con người đến tuổi sau trung niên phải chịu trách nhiệm về diện mạo của mình.

Tuesday, May 18, 2021

Yêu thương mong manh

 




1. Yêu thương mong manh như gió, như khói trắng, như sợi chỉ… hay bất cứ thứ gì dễ vỡ khác trên đời

Và chính vì mỏng manh như vậy, nên người ta thường níu chặt yêu thương vì họ sợ sẽ mất nó vào một sáng ko tên nào đó, khi giật mình thức giấc, thấy mình chơi vơi, hụt hẫng. Họ quay trái, quay phải, nhìn trước rồi nhìn sau, mọi sự chẳng thay đổi. Duy chỉ có lồng ngưc toác ra một mảng lớn, và cái nơi có trái tim màu đỏ, giờ chỉ còn một khối lạnh băng, xám xịt. Xong !!!


Người ta cần yêu thương, và cần được yêu thương. Phải rồi, có là một khối sắt, hay là thứ máy móc vô tri, thì vẫn cần yêu thương. Mà ta là con người, nên ta lại cần yêu thương nhiều hơn nữa.

Càng yêu thương, càng được yêu thương, người ta lại phụ thuộc vào nó, càng trở nên yếu đuối, nhu nhược. Họ bấu víu vào nó trong vô thức, họ kêu gào hú hét khi nó lơi lỏng khỏi bàn tay, khi nó không còn được nhìn thấy trong tầm mắt. Và họ sụp đổ khi biết rằng nó đã rời xa họ, như bong bóng xà phòng vỡ tan. Bụp !!! Ngắn gọn vậy là xong rồi.


Vậy cách nào để không phụ thuộc vào yêu thương, không phụ thuộc vào tình cảm ???


Tốt nhất là đừng để ý đến nó.

. đừng cho là ta được yêu thương, vì khi ta biết rằng ta bị ghen ghét, ta sẽ đau khổ và hụt hẫng

. đừng cho là ta quan trọng đối với một người nào đó, vì khi nhận ra được sự thật rằng ta thua người này, kém người kia trong lòng họ, ta sẽ hoang mang và đau đớn

. đừng cho rằng ta thân thiết với người này người kia, “đây là nhóm bạn thân từ cấp 2, kia là nhóm bạn thân từ cấp 3, blah blah blah”, vì một ngày nào đó, ta sẽ thấy chữ “thân thiết” chỉ như một cây son môi với lưỡi dao bên trong. Đẹp thì có đẹp nhưng ai biết ta sẽ đau khi nào ???

. đừng cố níu giữ một ai đó, vì đến lúc họ cũng sẽ ra đi, đừng tranh giành tình cảm với bất kỳ ai, vì sẽ làm hạ thấy bản thân mình, sẽ làm người ta coi thường mình hơn.

Tốt nhất là cứ để họ ra đi, mở sẵn cửa cho họ ra đi, tạo điều kiện cho họ ra đi, và ĐẨY họ ra đi.

Nếu họ chẳng chút xê dịch, chúc mừng, ta đã có được người yêu thương ta thật.

Còn nếu ngược lại, chúc mừng ta gấp trăm nghìn lần. Cảm ơn vì ta đã chưa từng mở lòng, chưa từng tin tưởng, chưa từng yêu thương. Vậy đó. Ta buồn nhưng sẽ mau chóng lấy lại tinh thần. Vì họ không đáng, hoàn toàn không đáng.


2. Đừng phán xét người khác quá nhiều, vì nếu không, ta cũng sẽ xấu xa chẳng khác gì họ.

Hãy buồn, nhưng đừng ích kỷ. Cố lên !!!


Đọc để tham khảo thôi. Không dành cho những người yếu đuối, và cần yêu thương để sống qua ngày.

Àh, nhầm rồi. Note chỉ dành cho những người sợ hãi yêu thương, và không dám yêu thương.

(An Tư Wordpress)


CHƯNG CẤT HOA BƯỞI MỘT NGHỀ TAO NHÃ CỦA HÀ NỘI XƯA ĐÃ THẤT TRUYỀN

 




Bài: Nguyễn Thục Uyên
Vào đầu thế kỷ trước, cứ sau rằm Thượng Nguyên, nhà nhà trên Hàng Đường lại nô nức gẩy lò bắc chõ, bước vào mùa cất nước hoa bưởi.
Từ cổ đến kim, nghề làm bánh khảo, bánh dẻo đều phải dùng đến thứ nước ấy. Ngày cũ, cái kỹ nghệ cất nước hoa lối Tây chưa tỏ, nên nhà nào đều cất riêng để nhà nấy dùng. Hoa bưởi đến mùa mới đến, mà mùa cũng chỉ rộ độ dăm bữa nửa tháng, nên nhà nào có điều kiện thì phải cất thật nhiều nước hoa, trữ trong hũ, để dùng quanh năm.
Hoa bưởi xưa được bán theo thúng, mỗi độ xuân các bà các cô nối nhau gánh từ Diễn vào thành vui như trảy hội. Cụ tôi, người tôi chưa bao giờ biết mặt, thường được cụ Tường-Ký giữ hộ cho hai thúng, để sẵn trước cửa nhà 78 Hàng Đường, rồi nhắn cho người đến lấy.
Hoa để đem cất được chọn rất kỹ, phải được hái vào ngày khô - không nồm không mưa, phải là thứ đã nở hoàn toàn, không nụ xanh vì nước bị đắng, không chín rục vì nước bị chua. Trước khi cất phải ủ để hoa dậy hương và bền mùi. Thức để ủ hoa là hỗn hợp thuốc Bắc thuốc Nam gì đó, mà chỉ có người thợ già làng Xuân Đỉnh đến ủ giúp là biết bí quyết.
Hàng bánh phố Hàng Đường, khi cất nước hoa, nếu có nhiều nguyên liệu mà chưa kịp cất, thì họ muối. Hoa gì muối cũng được, cứ một phần muối với ba phần cánh hoa, để cả năm không thối không mất hương, khi đem cất đổ nước gấp đôi lượng hoa và muối là được. Vật liệu cất nước hoa không ai làm sẵn, các nhà muốn làm phải thửa ở các hiệu làm nồi trên phố Hàng Đồng. Thời Tây, nhà nào muốn cất nước hoa phải làm đơn, nếu chõ cất loại lớn thì phải khai cả ngày cất để nhà Đoan đến giám sát, vì họ e sợ người dân lợi dụng việc cất nước hoa để nấu rượu lậu.
Cụ tôi chỉ cất chõ nhỏ, năm nào cũng chỉ cất hai thúng để dùng riêng trong gia đình, nên không phải giấy tờ. Cụ cất bằng cát rang nóng sực, đặt bên dưới chõ, hoa cứ thế bốc hương đọng lại ở bát ngưng hình mu rùa úp ngược. Hơi nước và dầu thơm ở khoảng bốn lăm phút đầu tiên được cất riêng làm tinh dầu, chỉ dùng cho bánh khảo, bánh dẻo,.. thứ nước sau đấy mới chính là nước cất, dùng trong các món chè và bánh trôi, bánh gai, bánh gấc, bánh đậu xanh, bánh củ cải, bánh Tô châu...
Nước hoa bưởi hay được bán ở các hàng bánh kẹo chính là thứ nước cất này. Hoa đã cất xong không gọi là bã, mà gọi là hoa chín.
Mùa cất nước hoa, chỉ nhìn chỗ hoa chín đặt trước cửa chờ mọi người đến xin về tắm gội, cũng đoán được nhà bánh nào đông khách trong năm. Những nhà bánh lớn, mỗi mùa bắc một lúc bảy-tám chõ là bình thường. Bà Ngoại kể Hàng Đường những mùa xưa ấy, hoa chín chất đống làm người qua lại cứ ngây ngây, như đi trong gió nửa làn, như đi trong mưa nửa cơn, như đi trong miền thần thoại.
Người phố, chả mấy ai quên được hương hoa bưởi vẩy trong bát chè sắn dây, chè ngô, chè đỗ đãi…. Ngoài lối ăn chè ấy, Hà Nội xưa còn một lối ăn chè khác, gọi là lối ngỏ, thường dụng khi đãi đằng khách quý. Bát ăn chè được rải kín mâm đồng, thả cánh hoa bưởi vào độ non nửa, úp ngược bát lại, phơi dưới sương qua đêm. Ngày hôm sau, khi ăn thì chỉ việc nhấc bát lên múc chè vào. Thơm sững sờ, chỉ vài muỗng con mà như đang thưởng cả một mảnh vườn, với hoa, những lá, cùng cây. Lối ngỏ ấy, khi dùng chè nhãn thì ướp hoa sen, khi dùng chè cốm thì ướp hoa cau, khi dùng chè kê thì ướp hoa ngâu…mỗi mùa thưởng mỗi thức.
Chốn văn đàn hay gói hoa bưởi vào mu-xoa, nên lúc cần hắt xì lại phải chạy ra gốc cây bôi bôi, còn dân mỹ thuật thường giắt lên cả hai tai nguyên ngày - đặng ướp tóc để tối đi "băm" disco dạ hội sinh viên cho nó máu. Không xơi chè cũng không ủ tóc thì cứ mía chẻ khẩu (tức chẻ tư) cho dan díu với hoa bưởi tách lấy cánh (không ai ướp cả bông vì phấn hoa sẽ dính nhoe nhoét vào mía, bẩn nhắm). Nhốt đôi ý vào một thố gốm nhỏ có nắp, đặt thố vào một đĩa cồn, châm lửa. Thố nóng làm mía ra mật nên mềm ngọt hơn, làm tinh dầu tiết ra mạnh nên ngào ngạt hơn, mô phỏng cách ăn món mía hấp của người Hoa - phiên bản thành thị.
Bà Ngoại kể ngày đi tản cư, quen thói nhà cứ cúng giỗ là phải có mâm bánh...nên đi ra đi vào sáng tác bánh khảo từ đậu nành và lạc. Tất nhiên, sau đó phải viết kiểm điểm dưới ánh đèn dầu, bà bảo viết hơi bị dài nên tự nhiên thấy mất hết cả tư cách hị hị hị. Xưa ở nhà chỉ làm ba loại bánh khảo, bánh khảo trắng, bánh khảo Tầu, và bánh khảo hạt sen. Bánh khảo Tầu chính là thứ bánh khảo bây giờ vẫn bán, có một hàng nhân đậu chạy chính giữa. Bánh khảo hạt sen thì ngoài bột nếp, bột tẻ, còn có bột đậu xanh, bột hạt sen, bột củ mài, bột ý dĩ, bột đường phèn và tinh dầu hoa bưởi. Bánh khảo là thứ bánh khó làm nhất trong các thứ bánh, bởi phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Khi hạ thổ ủ bột, nếu trời lạnh quá thì bột bị ướt làm xỉu bánh, trời nóng quá thì bột bị ráo làm tan bánh, phải người không có kinh nghiệm thì không biết đường nào mà lần.
Bánh khảo bây giờ dùng bột chín nên an toàn, không như lúc xưa chỉ dùng bột sống, khi luyện bột xong lèn được bánh vào ván khuôn thì hì hụi bê cả ván đi hấp, hấp xong lại đổ ra đem đi nướng cho bánh xùi lên, nhọc không để đâu cho hết. Hồi tôi hoa mắt ù tai đến đoạn ấy, bà cười bỏm bẻm, thế có muốn làm không? Đời nào, bây giờ văn minh rồi, nhọc quá là phải biết bỏ qua, chứ lị!
Giờ thì chùa Cầu Đông hương khói vẫn còn, chỉ không biết ngói cau có lúc nào nhớ về gánh hoa bưởi năm cũ, nhớ hương hoa đã mang theo vào phố cả cánh sông, cánh bãi, cánh buồm nâu.
Giờ thì cầu Đông Tác vẫn trắng xóa xe hàng hoa bưởi, chỉ là chở nhau qua trong chiều nặng mây mà đã trĩu những yêu thương.
Giờ thì đầu ngõ Phan Chu Trinh có quán nước chè nho nhỏ, cách đấy chục bước có cây bưởi to to, mùa này đêm ngang ngõ phải vén hương mà đi, vì đậm đặc lắm. Chân càng ngắn càng phải duỗi hết cỡ, rồi cười nịnh chú chủ quán nhể guitar bài mình thích, rồi nhấm miếng bánh khảo nhỡ, rồi làm chén chè béo, rồi ngáp cái ngáp gầy..
Mặc kệ Hàng Đường không còn ai cất nước hoa bưởi, kinh thành đến mùa vẫn mủm mỉm thơm nghiêng đi, thơm từ hồi ức của những tóc tết...có tuổi thơ trên bác-ba-ga, có tuổi trẻ ngửa mặt với mây trôi, có tình yêu thầm lặng như hẹn từ kiếp trước..
Mặc kệ,
Hàng Đường...
Từ Fb AB Bùi

Có một thứ hành trang giúp con thanh thản đi qua những ngày giông bão của kiếp người

 


“Này con, có một thứ hành trang giúp con thanh thản đi qua những ngày giông bão của kiếp người, đó là TỪ TÂM. Không phải khi con không nghe, không thấy, không nhìn là có thể bình yên. Bình Yên chỉ thật sự có mặt khi con nhìn cuộc đời đầy biến động và vô thường với đôi mắt thương, biết nghe những câu chuyện thị phi với tấm lòng rộng mở, không thành kiến, không phán xét và biết nói với nhau những lời ái ngữ, nhẹ nhàng! “

-Sư Ông Làng Mai Thiền Sư Thích Nhất Hạnh-

Friday, May 14, 2021

 MỘT CỬ CHỈ ĐẸP LAN TỎA




Bà Foreman dừng chiếc xe hơi của mình ngay ở một trạm thu phí giao thông trên xa lộ cao tốc. Liếc mắt qua kính chiếu hậu, bà thấy cả một dãy dài xe hơi sau mình. Bà chợt nẩy ra một ý vui vui. 


Bà quay kính xe xuống, đưa ra cho người bán vé một tờ 5 đô-la và bảo: “Bác ơi, tôi mua một vé cho tôi, còn lại tôi mua thêm 5 vé nữa cho 5 chiếc xe sau tôi, chỗ tiền dư tôi xin biếu hết cho bác nhé !”


Không kịp để cho người bán vé thắc mắc vì quá sức ngạc nhiên, bà Foreman quay kính xe, đạp ga và lái xe đi ngay. Bà hình dung ra trong đầu cũng sự ngạc nhiên đầy thú vị ấy nơi 5 người lái xe theo sau mà bà không hề quen biết. Bà không cần những lời cám ơn, chỉ là một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ thôi mà, có đáng gì đâu! Về đến nhà, bà Foreman vừa làm bếp vừa tủm tỉm cười một mình vì nhớ lại chuyện sáng nay trên đường. Ông chồng già để ý thấy, lấy làm lạ, đến bữa ăn trưa ông lựa lời hỏi, bà mới kể lại đầu đuôi. Đến phiên ông cũng cảm thấy vui lây niềm vui nho nhỏ ấy...


Buổi chiều, đến trường dạy môn Giáo Dục Công Dân, ông Foreman quyết định làm một “cử chỉ đẹp” bằng cách dùng chính câu chuyện về “cử chỉ đẹp” của bà vợ để dẫn nhập vào bài học. Các học sinh trung học của ông lặng đi một thoáng rồi đồng loạt vỗ tay hoan hô sau lời kết thúc của thầy giáo: 


“Các em hãy nhớ niềm vui sống khởi đi từ những chuyện bình thường nho nhỏ như thế, mỗi ngày ước gì mỗi người trong chúng ta đều làm được ít nhất một “cử chỉ đẹp” tương tự, các em nhé !”


Ở lớp hôm ấy, có cô bé Mary, vốn là một học sinh cá biệt, luôn bướng bỉnh lì lợm, cũng như là một đứa bé lười biếng trong gia đình. Cô về nhà trong tâm trạng hết sức hân hoan phấn khởi và quyết định sẽ làm một “cử chỉ đẹp” với cha mẹ. Cô lặng lẽ thu dọn, lau chùi, quét tước nấu nướng và giặt giũ xong xuôi mọi việc trước khi mẹ cô ở xưởng thợ và cha cô ở tòa báo trở về. Tối, hai ông bà bước vào nhà và hiểu ra ngay đã có một sự đổi thay kỳ lạ nơi đứa cô con gái đang tuổi dậy thì! Hỏi mãi cô bé mới kể lại câu chuyện về “cử chỉ đẹp” cô đã nghe thầy giáo Foreman kể ở lớp. Cô hứa với bố mẹ tất cả mọi chuyện hôm nay cô đã làm ở nhà sẽ không phải là một “cử chỉ đẹp” duy nhất cô sẽ cố gắng thực hiện.


Sau bữa cơm chiều thật vui và đầm ấm, ông Alfonse, cha của Mary, vốn là một phóng viên của tờ báo địa phương, khoan khoái ngồi vào bàn làm việc. Ông quyết định phải viết ngay một bài báo về câu chuyện “cử chỉ đẹp”...


Chỉ đến chiều ngày hôm sau thôi, cả miền đều xôn xao rộn rã khi đọc được bài báo.


Người ta bảo nhau, ít nhất mỗi ngày, hãy nhớ làm một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ cho nhau, cho cuộc sống...


Cha xứ đưa câu chuyện vào bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật kế đó.


Một diễn giả chọn câu chuyện làm chủ đề chính cho một buổi mạn đàm ở hội trường lớn của thị trấn.


Một bà mẹ kể lại cho đứa con như một truyện cổ tích để ru nó vào giấc ngủ ngon.


Một đôi bạn trẻ đang yêu nhau cùng thỏa thuận từ nay sẽ dành cho nhau những “cử chỉ đẹp” thay vì những trò giận dỗi nhau vô bổ.


Ngoài đường phố, người ta thôi không vứt bã kẹo cao-su bừa bãi. Những người lái xe cố gắng tránh không làm tạt những vũng nước trên đường lên khách bộ hành.


Một cậu Sói Con bước ra khỏi nhà, thắt một chiếc nút nhỏ ở chéo đuôi khăn quàng trên ngực, tự nhủ sẽ làm một “cử chỉ đẹp” trên đường đến công viên họp bạn Hướng Đạo.


Trong nhà giam, viên cai ngục bẳn tính quyết định sẽ có những “cử chỉ đẹp” đối với các tù nhân.


Người đi mua hàng ở tiệm tạp hóa nói một lời cám ơn lịch sự, còn cô bán hàng thường hay cau có thì đã biết mỉm một nụ cười khả ái để đáp lại.


Một cầu thủ bóng đá vốn nổi tiếng là chơi xấu, giờ đây, trong trận đấu cuối tuần, đã chạy lại đỡ một cầu thủ đội bạn bị ngã với một lời xin lỗi...


Một “cử chỉ đẹp”, vâng, chỉ một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ mỗi ngày thôi, cũng đủ để làm cho cuộc sống thêm ý nhị đậm đà, và niềm vui bởi sự quan tâm đến nhau trong yêu thương được nhen nhúm, rồi bừng cháy, lan tỏa đến tất cả mọi người...

Wednesday, May 12, 2021

Chánh niệm từng hơi thở

 




Lạy, không phải cong lưng nằm sấp, mà là buông xả ngạo mạn.
Niệm, không phải tính toán số lần, mà là thanh tịnh thân tâm.
Xá, không chỉ chấp tay vái chào, mà là cung kính đối phương.
Định, không phải ngồi yên bất động, mà là ngoài tâm vô vật.
Hỷ, không chỉ nét mặt vui tươi, mà là thân tâm thư thái.
Tu, không chỉ buông bỏ dục vọng, mà là tâm không ích kỷ.
Thí, không phải từ bỏ tất cả, mà là chia sẻ từ bi.
Học Phật, không phải tích lũy tri thức, mà là thực hành vô ngã.
—–
St

Tuesday, May 11, 2021

Những tinh cầu cô đơn

 



“Chiếc laptop kết nối thế giới nhưng lại cô lập mỗi người thành một thế giới khó phá vỡ, họ ngồi chia sẻ cùng nhau những điều tưởng chừng cởi mở nhưng thật ra là không bao giờ chạm tới được…”


— Phiên Nghiên

7 điều sau đây, chúng ta cần học và nhớ suốt đời, có người cả đời cũng chưa học hết những điều này…

 




Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Giữ tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn.

Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ mừng vui cùng cho họ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bè bạn yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

.

/sưu tầm/

KHÔNG PHẢI...MÀ LÀ...

 



"Trưởng thành, không phải tính bằng thời gian, mà tính bằng TRẢI NGHIỆM.


Tình cảm không phải dựa vào duyên phận, mà dựa vào TRÂN TRỌNG.


Tiền bạc, không phải dựa vào tích góp, mà dựa vào ĐẦU TƯ.


Giỏi giang, không phải là bận trăm công nghìn việc, mà là SẮP XẾP đủ thời gian cho mọi thứ quanh mình.


 Thành công không phải là muốn gì mua được nấy, mà là tối về ngủ không trằn trọc, sáng dậy không thấy nuối tiếc."

Biết “cúi xuống” mới là trưởng thành, biết “hạ mình” mới là cao thủ

 Cách đây rất lâu, có một chàng thanh niên người Nauy đã vượt biển đến nước Pháp để ghi danh thi vào học viện âm nhạc Pari nổi tiếng.



Trong giờ thi, mặc dù anh ta đã cố gắng hết sức để thể hiện khả năng của mình với một trạng thái tốt nhất nhưng vẫn không được ban giám khảo tuyển chọn.


Chàng thanh niên không một đồng xu trong người, đi đến con phố phồn hoa cách học viện đó không xa, đứng dưới một thân cây, và tiếng vĩ cầm vang lên theo nhịp kéo của anh.


Anh ta chơi hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, thu hút rất đông người dừng chân lắng nghe.


Chàng thanh niên đói khát cuối cùng nâng hộp đàn của mình lên, những người xem xung quanh xúm lại lấy tiền ra và bỏ vào hộp đàn.


Có một tên ngạo mạn khinh thường anh ta và ném những đồng tiền xuống dưới chân của người thanh niên.


Người thanh niên nhìn kẻ ngạo mạn rồi cúi người xuống nhặt những đồng tiền trên mặt đất, đưa cho người đó và nói: “Thưa ngài, tiền của ông rơi xuống đất này”.


Người ngạo mạn cầm tiền rồi lại một lần nữa ném xuống dưới chân của người thanh niên và nói: “Tiền này đã là của ngươi rồi, ngươi phải nhận lấy”.


Người thanh niên lại một lần nữa nhìn người ngạo mạn rồi cúi người thật sâu xuống cám ơn người ngạo mạn và nói: “Thưa ngài, cảm ơn sự giúp đỡ của ngài, vừa rồi tiền của ngài rơi xuống mặt đất, tôi đã cúi người xuống nhặt lên, bây giờ tiền của tôi rơi xuống mặt đất, xin phiền ngài cũng nhặt lên giúp tôi”.


Người ngạo mạn kinh ngạc trước hành vi của người thanh niên, nhưng cuối cùng cũng nhặt những đồng tiền trên mặt đất bỏ vào hộp đàn của người thanh niên, rồi bước đi với bộ mặt xám xịt.


Những người vây xung quanh đều yên lặng dùng ánh mắt chăm chú mà theo dõi người thanh niên này, người ngạo mạn đó chính là vị giám khảo ban nãy.


Cuối cùng vị giám khảo đó lại đưa chàng thanh niên về học tại học viện. Chàng thanh niên này tên là Bill Sardinia.


Trong cuộc sống có thời điểm mà chúng ta lâm vào ngưỡng thấp nhất của cuộc đời, có thể sẽ gặp phải một số sự khinh thường vô duyên vô cớ. Khi chúng ta ở vào giây phút khó khăn cùng cực nhất của cuộc sống, có thể gặp phải sự chà đạp nhân phẩm của người đời. Phản kháng lại một cách gay gắt là bản năng của của chúng ta, nhưng thông thường sẽ khiến cho hành động của những người thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức đó càng thêm tệ hại hơn. Chúng ta không dùng lý trí để phản kháng, mà dùng một loại tâm thái khoan dung độ lượng để đối đãi cũng có thể bảo vệ được danh dự của mình.


Khi đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng, bất luận là người có dã tâm nào đi nữa, khi đứng trước chính nghĩa thì đều không cách nào trụ vững nổi. Đôi khi “cúi xuống nhặt lên” lại thể hiện phẩm chất vô giá của bạn! Biết “cúi xuống” mới là trưởng thành, biết “hạ mình” mới là cao thủ.

GIAO TẾ




1. Người chụp dựt nói chuyện bằng miệng lưỡi, người thông thái nói chuyện bằng đầu óc. Còn người trí tuệ giao tế bằng trái tim.


2. Tất cả những gì một ai đó làm cho bạn đều hàm chứa chi phí cơ hội, nghĩa là nếu anh ta đã dành thời gian trong ngày của mình để tiếp bạn thì phải có điều gì đó anh ta đã không làm cho chính mình. Hãy biết ơn vì điều đó.


3, Trong cuộc giao tiếp của hai con người, tình cảm chiếm 70%, 30% là nội dung. Nếu như giao tiếp tình cảm không ổn thì nội dung sẽ trở nên méo mó. Vậy nên trước khi giao tiếp nội dung, phải chăm chút thật kỹ phương diện tình cảm.


4. Nếu muốn nhận được sự thật, hãy học cách hỏi hợp lý, cách nghe chăm chú, cách trả lời trọng tâm, và ngừng nói khi không còn gì nói nữa.


5. Không biết mà nói là ngu; biết mà không nói là hiểm.

CHIẾC BÁNH THỜI THƠ ẤU



Lúc tôi bốn tuổi, má tôi mỗi khi đi chợ về thường mua cho tôi một cái bánh. Tôi liền ra đứng trước sân nhà và ăn cái bánh cả nửa tiếng hay bốn mươi lăm phút. 


Tôi vừa cắn từng miếng nhỏ vừa ngước nhìn trời hoặc dùng chân vuốt ve con chó. Tôi thấy thích thú vô cùng, tôi ăn cái bánh rất lâu, vừa ăn vừa ngắm trời đất, ngắm con chó, con mèo và mấy bụi tre. 


Tôi không có gì để lo nghĩ cả, dù quá khứ hay tương lai, tôi sống hoàn toàn cho hiện tại với cái bánh của tôi, với con chó, con mèo, với bụi tre, với mọi thứ.


Chúng ta cũng có thể ăn nhũng bữa cơm hàng ngày một cách chậm rãi và thích thú như vậy, như tôi ăn cái bánh thời thơ ấu. 


Bạn có thể nghĩ là bạn đã đánh mất cái bánh thời thơ ấu, nhưng tôi tin chắc là nó vẫn còn nằm trong một góc nào đó trong trái tim bạn. Mọi thứ vẫn còn đó, nếu bạn thật sự cần đến, bạn sẽ tìm thấy.


Ăn có chánh niệm là một phép thực tập rất quan trọng. Ăn như thế nào mà mình phục hồi lại cái bánh thời thơ ấu. 


Giây phút hiện tại là giây phút tràn đầy an lạc. Nếu bạn có chánh niệm, bạn sẽ thấy điều đó có thực.


(Sư Ông Làng Mai - Thiền sư Nhất Hạnh)

Chánh niệm mỗi ngày - Ít thôi, nhưng đều đặn


Sunday, May 9, 2021

TẠO “ÂM ĐỨC” CHO MẸ

 




Sưu tầm nhân ngày của mẹ (Tham khảo)


Thông thường, để làm tròn chữ hiếu, ta thường chăm sóc bố mẹ, mua quà, tạo các điều kiện vật chất tốt nhất trong khả năng của mình cho Cha Mẹ…


Đó được gọi là ”Dương Đức” - Những hành động hiếu nghĩa bên ngoài ai cũng có thể nhìn thấy. 


Tuy nhiên, ”Âm Đức” mới thực sự là cần thiết, là mạnh mẽ, giúp được Cha Mẹ nhiều nhất và là báo hiếu lớn nhất. 


 Dương Đức như phần nổi của tảng băng trôi, còn phần chìm là Âm Đức. Phần chìm bao giờ cũng sâu sắc và giá trị hơn nhiều.


”Âm Đức” là những việc làm, lời nói, suy nghĩ dành cho Cha Mẹ mà không ai biết, chỉ mình biết.


 Cách tạo ”Âm Đức” cho Mẹ


 1. Lòng biết ơn


Biết ơn không chỉ là chăm lo cho Cha Mẹ như ”Dương Đức” hoặc nói lời cảm ơn Mẹ. Mà biết ơn ”Âm Đức” là:


Hiểu rằng cơ thể này, sự sống này, từng tế bào trong cơ thể này, từng mạch máu này…đều được tách ra từ Mẹ. Cho nên, cần phải trân trọng sự sống này Mẹ ban cho bằng cách: không tự làm mình tổn thương cơ thể cũng như tâm hồn.


Nếu ta đã là một người mẹ, ta sẽ cảm đầy đủ khi  con mình vẫn quà cáp, lo vật chất cho mình đầy đủ nhưng con mấy lần định tự tử vì công việc bế tắc, vì yêu đương không thành? hoặc lao vào quá đà những thứ khiến sức khỏe ngày càng tồi tệ vì rượu, thuốc, sex, vắt kiệt sức cho công việc…?


Ta sẽ cảm nhận đầy đủ khi chứng kiến con mình thường buồn bã, mất ngủ, bất hạnh…?


Ta đau, đúng không? Thế thì Mẹ ta cũng thế nếu ta không giữ gìn tài sản vô giá của Mẹ - sự sống của chính ta!


Vậy, hãy thể hiện lòng biết ơn với người cho bạn mọi thứ trong cuộc đời này bằng cách giữ gìn sức khỏe, cơ thể & tâm hồn, để cuộc sống của ta luôn an nhiên an vui.


Có món quà nào lớn hơn cho người Mẹ bằng có một người con tràn đầy sức sống, an nhiên an lành!


2. Tha thứ cho Mẹ


Bạn có thể ngạc nhiên? Sao con lại tha thứ cho Mẹ?


Trong cuộc sống, có rất nhiều những người con không thể yêu Mẹ.


Với nhiều lí do, với những tổn thương sâu sắc Mẹ đã vô tình hay cố ý tạo nên trong tâm hồn những người con ấy. Nhưng, Mẹ vốn cũng chỉ là một con người, cũng có những nỗi đau, những tổn thương riêng mà Mẹ không thể tự chữa lành được, không biết san sẻ cùng ai. Vì vậy, Mẹ đã vô tình trút lên con tổn thương của chính mình, và người con lớn lên lại tiếp tục vô tình trút lện cháu...


Tha thứ cho mẹ chính là tha thứ cho mình. Là cách chấm dứt mô thức luẩn quẩn đau khổ tiếp diễn này.


 “Âm đức” lớn nhất ta dành cho Mẹ:


Nếu không trao đổi được trực tiếp với Mẹ, ta hãy nhắm mắt lại, cùng hình ảnh của Mẹ và tự nhủ với lòng rằng: 


"Mẹ có những tổn thương nhưng không ai giúp Mẹ chữa lành và tự chữa lành được, nên Mẹ vô tình cũng gây tổn thương cho con. Con đồng cảm với nỗi đau của Mẹ. Con tha thứ cho Mẹ hoàn toàn và mãi mãi. Con yêu Mẹ. Con biết ơn Mẹ cho con sự sống này được làm con người, được học tập và được hiểu biết hơn. Không có Mẹ, con không có được những điều tuyệt vời con đang có ngày hôm nay”


Nếu ta có thể trực tiếp trao đổi với mẹ thì cả âm đức và dương đức dành cho Mẹ thì quả tuyệt vời. Sẽ là giây phút thay đổi mô thức thế hệ kế tiếp trong gia đình ta


Dù mẹ còn hay đã khuất xa, hãy tạo thật nhiều Âm Đức cho Mẹ của mình nhé. Thật là hoàn hảo nếu Mẹ ta có đủ cả Âm Đức và Dương Đức từ con cháu


Tất nhiên, bài viết dành cho Mẹ này cũng chính là dành cho Cha.

 SỰ TÍCH VỀ MẸ

09.05.2021



Ngày xưa, khi tạo ra người Mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài suốt sáu ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc.Thấy vậy một vị thần bèn hỏi:

“Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?”

Ông Trời đáp: “Ngươi thấy đấy. Đây là một tạo vật cực kì phức tạp gồm hơn hai trăm bộ phận có thể thay thế nhau và cực kì bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra ta định ban cho vật này có sáu đôi tay”

Vị thần nọ ngạc nhiên: “Sáu đôi tay? Không thể tin được!”. 

Ông Trời đáp lại:

 “Thế còn ít đấy. Nếu nó có ba đôi mắt cũng chưa chắc đã đủ”.

 “Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây”, vị thần nói.

Ông Trời gật đầu thở dài: 

“Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng Mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra”.

Vị thần nọ chạm vào tạo vật mà ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên: “Tại sao nó lại mềm mại đến thế?”.

 Ông trời đáp: “Vậy là ngươi chưa biết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.”

Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người Mẹ đang được ông Trời tạo ra “Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây”.

“Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy”, ông Trời thở dài.

“Nước mắt để làm gì, thưa ngài?”, vị thần hỏi.

“Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào – những thứ mà người Mẹ nào cũng sẽ trải qua”....!

#Sưu tầm

Saturday, May 8, 2021

Hồi đó ... Bây giờ

 Khi còn trẻ tôi sợ mất người mình yêu thương. Khi trưởng thành tôi sợ mất người yêu thương mình.



Khi còn trẻ tôi sợ thất tình. Khi trưởng thành tôi sợ thất nghiệp.


Khi còn trẻ tôi ấp ủ hy vọng tìm được mẫu người mình muốn. Khi trưởng thành chỉ hy vọng tìm được người hiểu mình.


Khi còn trẻ cứ sợ người đến rồi đi để bản thân phải rơi vào bế tắc tuyệt vọng. Khi trưởng thành học được thêm mọi chuyện xảy đều có nguyên do, thương rồi rời đi hay ở lại đều do duyên nợ…


Khi còn trẻ mong có thật nhiều sự lựa chọn để phòng khi bản thân chán nản có thể đổi hướng. Khi trưởng thành chỉ sợ đứng giữa quá nhiều sự lựa chọn buộc phải dứt khoát, làm mình phải trằn trọc, đắn đo nghĩ suy, lo sợ mất mát.


Khi còn trẻ sợ gặp chuyện trở nên yếu đuối không biết làm gì chỉ biết núp vào một góc khóc oà. Khi trưởng thành chỉ sợ đến lúc yếu đuối có muốn được khóc một trận như đứa trẻ cũng không được nữa…


Thật ra thì nỗi sợ nào cũng vẫn tồn tại, chỉ là khi còn trẻ quẩn quanh với những điều nhỏ bé. Trường thành qua bao lớp bụi dọc đường đời phủ đầy cũng vì thế mà những điều nhỏ bé mờ nhạt đi để nỗi sợ lớn hơn lấp vào.


| IEphong |


 TRONG CUỘC SỐNG...



* Cái gì đã cũ là cũ. Có cố đánh bóng cũng không thể mới.


* Cái gì đã qua là qua. Có quay trở lại cũng chẳng như xưa.


* Cái gì đã vỡ là vỡ. Có hàn gắn lại cũng vẫn rạn nứt.


* Cái gì đã đứt là đứt. Có ráng nối lại cũng chẳng xóa được vết đứt.


* Cái gì đã đi là đi. Có níu kéo nó về cũng chẳng còn là của mình nữa.


* Cái gì phải quên là quên. Có nhớ nhung mãi cũng chỉ là hoài niệm.


* Sự tin tưởng giống như một tờ giấy, một lần bị vò nát nó sẽ không thể toàn hảo một lần nữa.


* Khi ai đó rời bỏ ta, hãy để họ ra đi. Số phận của ta không bao giờ kết chặt với những ai quyết tâm rời bỏ ta. Họ không phải là người xấu, chỉ là họ đã kết thúc vai trò trong câu chuyện của cuộc đời ta mà thôi.


Có ba thứ trong đời không nên tiếc nuối, đó là:


- Tình Yêu đã ra đi.

- Người Bạn không xứng đáng.

- Và Ngày Hôm Qua ... !


Từ FB Phuong Tran

Friday, May 7, 2021

 



Một ông vua bảo kỵ sĩ của mình rằng: nếu anh ta phi ngựa xa được chừng nào, nhà vua sẽ tặng cho anh ta phần đất đai đó. Vô cùng tự tin, kỵ sĩ nhảy lên lưng ngựa và phi nhanh như tên bắn. Anh ta muốn có phần đất đai rộng lớn. Anh ta phi, phi mãi, luôn tay thúc roi giục ngựa chạy nhanh. Đói khát, mệt mỏi, anh ta vẫn không dừng lại nghỉ ngơi.
Khi chinh phục được một vùng đất rộng bao la thì cũng là lúc kỵ sĩ kiệt sức, ngã gục xuống. Trong phút giây cuối cùng trước khi nhắm mắt, trong đầu anh ta cứ vang vang câu hỏi: “Hà cớ gì mà mình lại phải cố gắng đến kiệt sức như vậy để rồi khi xuôi tay nhắm mắt, mình cũng chỉ cần một rẻo đất nhỏ để nằm xuống?”
Hình ảnh người kỵ sĩ có thể cũng giống như hành trình của nhiều người chúng ta trong cuộc sống. Chúng ta tự khoác lên cho mình áp lực làm việc, cố gắng kiếm thật nhiều của cải, quyền lực và sự ngưỡng mộ.
Chúng ta thờ ơ với sức khỏe của chính mình, bỏ bê những khoảng thời gian hiếm hoi ở bên cạnh gia đình yêu quý, không biết đến vẻ đẹp của cuộc sống hàng ngày xung quanh ta, quên đi những sở thích mà ta hằng đam mê.
Để đến một ngày, khi nhìn lại, nhận ra rằng chúng ta thật sự đâu có cần nhiều đến thế. Nhưng chúng ta cũng không thể nào quay lại để nhặt lấy những điều quý giá đã bỏ lỡ trong hành trình cuộc đời.
Hãy cân bằng cuộc sống của bạn, quý trọng sức khoẻ và tận hưởng hạnh phúc từ những điều giản dị nhất!
(Sưu tầm)
Chào ngày mới!!!

Hóa đơn tình người

 




Có vị bác sĩ cả ngày trong phòng mổ.
Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn. Khi những món ăn đã sẵn sàng trên bàn, bất chợt ông nhìn thấy cậu bé đang nhìn trộm qua cửa kính, ánh mắt vô cùng thèm thuồng. Cảm giác nhói trong tim, ông vẫy cậu bé vào. Cậu dắt theo một đứa em gái nhỏ. Hai trẻ chăm chăm nhìn vào những đĩa thức ăn nóng hổi, chẳng cần biết người gọi chúng vào là ai.
Vị bác sĩ bảo chúng cứ ăn thỏa thích. Và, không nói, không cười, hai đứa trẻ ngấu nghiến hết các món ăn ngon lành trên bàn. Vị bác sĩ im lặng nhìn hai đứa trẻ ăn rồi rời đi, ông thấy cơn đói được xua tan một cách lạ kỳ, cảm giác khó tả lâng lâng trong lòng...
Vị bác sĩ gọi lại món ăn, nhẩn nha thưởng thức, sau đó gọi thanh toán. Ông xem tờ hóa đơn, giọt nước mắt khẽ rơi. Ông nhìn người đàn ông tại quầy thu ngân và mỉm cười, anh ta đáp lại bằng nụ cười rạng rỡ. Hoá đơn không hề ghi số tiền mà chỉ có một lời nhắn: “Thành thật xin lỗi, chúng tôi không in được hóa đơn thanh toán cho tình người. Chúc ngài luôn hạnh phúc!”.
Cuộc sống là vậy Anh Chị ạ, sống là cho đi, đâu chỉ nhận cho riêng mình...❤️
Nguồn: Một người bạn gửi cho 😊
Ảnh: Internet.

KHÔNG CÓ HẠT MẦM NÀO MỚI GIEO ĐÃ TRỞ THÀNH CÂY CỔ THỤ. OK?!

 


Để trở thành cây cổ thụ cần các điều kiện sau:


1. Điều kiện đầu tiên: Thời gian


Không có một chiếc cây nào mới gieo mầm đã trở thành một cây cổ thụ, mà nó phải trải qua rất nhiều năm tháng để sinh trưởng.

Con người chúng ta nếu muốn thành công nhất định phải cho chính mình thời gian. Thời gian để tích lũy và có thêm kinh nghiệm.


2. Điều kiện thứ 2: Bất động


Không có một cây nào năm thứ nhất trồng ở nơi này, năm thứ 2 lại trồng ở nơi khác mà lại có thể trở thành một cây đại thụ.

Nhất định là phải sừng sững bất động trải hàng ngàn năm trong phong sương, mưa tuyết. Chính những kinh nghiệm qua vô số lần trong phong sương, mưa tuyết đó mà cuối cùng trở thành đại thụ.

Vậy nên, nếu muốn thành công, nhất định phải: ”Mặc cho gió táp mưa sa, ta vẫn đứng sừng sững”. giữ vững niềm tin, chuyên chú trau dồi, sẽ có kết quả!


3. Điều kiện thứ 3: Nền móng


Một cái cây có hàng trăm nghìn chiếc rễ, rễ tốt, rễ xấu, rễ to, rễ nhỏ nằm sâu trong lòng đất, bận rn hấp thụ chất dinh dưỡng mà không ngừng phát triển.

Tuyệt đối chẳng có một chiếc cây nào không có rễ huống chi là một cây đại thụ.

Nếu muốn thành công, nhất định phải không ngừng học tập, tăng cường làm phong phú cho bản thân, chuẩn bị cho mình một nền móng tốt nhất, sự việc mới có thể bền vững.


4. Điều kiện thứ 4: Hướng lên trên


Không có một cây đại thụ nào chỉ hướng sang bên cạnh, trở lên to béo mà không cao, nhất định là phải thân cây trưởng thành trước rôì mới phát triển các cành nhỏ sau, luôn luôn hướng lên phía trước.

Muốn thành công, nhất định phải hướng về phía trước, không ngừng hướng lên trên, sẽ có thể to lớn hơn cả không gian.

5. Điều kiện thứ 5: Hướng về phía mặt trời

Chẳng có cây nào trưởng thành mà lại hướng về bóng tối, tránh né ánh sáng. Ánh mặt trời chính là niềm hy vọng để một chiếc cây sinh trưởng, Đại thụ biết rằng nhất định phải vì mình mà tranh thủ đón thật nhiều ánh sáng hơn, mới có hi vọng ngày càng cao lớn hơn…

Muốn thành công, nhất định phải tạo dựng một mục tiêu chính xác, nỗ lực phấn đầu, nguyện vọng mới có thể trở thành sự thật.


Nguồn Sưu tầm

HỌC BIẾT CÁCH THUA CUỘC!

 



Bài: Hoàng Anh Tú


Thực mà nói thì hầu hết chúng ta, trong cuộc đời, ai cũng luôn mong và muốn mình là người thắng cuộc. Cái mùi vị thua cuộc nó không vui chút nào.


Từ nhỏ, nhiều đứa trẻ khi vô tình, có lúc cố ý, người lớn vẫn “truyền” cho sự hơn thua. Đi học cũng thành cuộc hơn thua. Ai cũng muốn con mình hơn con người. Hơn thua triền miên. Thậm chí với nhiều người mỗi ngày đều là một cuộc chiến. Sách vở dạy làm người thắng cuộc đầy rẫy ra. 


Ai dạy ta làm một người thua cuộc?


Không! Chẳng ai dạy ta làm người thua cuộc cả!

Cứ như thể thua cuộc là một lập trình sẵn có dành cho những người rớt lại trong các cuộc hơn thua vậy. Và nó là thứ "Không Ai Chấp Nhận Nổi! "


Nhưng, thực tế:


Anh chị em trong một gia đình mà hơn thua thì tình thân còn lại gì?


Vợ chồng với nhau mà hơn thua thì đầu gối tay ấp ấy hương tàn lửa lạnh lắm!


Bạn bè với nhau mà hơn thua thì nghĩa bất dung tình, dằng dặc cô đơn!


Đến cả với chính bản thân ta mà còn hơn thua giữa ta hôm qua với mìnnh hôm nay cũng sẽ khiến ta ngày mai chỉ rặt những phiền não, tự ti!


Sao không ai dạy ta làm người thua cuộc với anh chị em trong nhà, với vợ, với chồng, với bạn bè và cả chính bản thân mình? Thua họ có đáng xấu hổ không?


Học làm người thua cuộc là cách để học sự an nhiên tự tại.

Phải cần rất nhiều lòng khoan dung. Rũ bỏ những ham muốn thắng cuộc. Dùng sự chân thành nhiều hơn nữa!


Hẳn có người bảo: Nếu cuộc đời mà không còn những đấu tranh thì sao có thể tốt lên được? Đấu tranh cũng là một cách để sinh tồn! Không đấu tranh sẽ mãi mãi nằm lại.


Cũng đúng! Thế nên đấu tranh mãi, đấu tranh mãi. Hơn thua thành lẽ sống trong đời. Bởi đấu tranh nào cũng phải có người trước kẻ sau, người thua kẻ thắng, số 1 số 2. Đến bao giờ??? Ai sẽ luôn chiến thắng mà không hề chiến bại???


Vậy nên mới nói phải học làm người thua cuộc trước khi học cách chiến thắng! Học làm người thua cuộc đầu tiên là với chính gia đình, vợ chồng, bạn bè và chính bản thân mình trước. Rồi học cách chấp nhận khi thua cuộc với những hơn thua ở đời. Chắc chắn, người chưa học cách thua và chấp nhận sự thua thì không bao giờ biết thắng, hiểu ý nghĩa của chiến thắng.


Học làm người thua cuộc là hiểu về lòng khoan dung, ý nghĩa của họ trong trái tim mình.


Nhận thua anh chị em trong nhà là cái thắng của ý nghĩa gia đình. 


Nhận thua vợ hoặc chồng là cái thắng của một cuộc hôn nhân. 


Nhận thua bạn bè là cái thắng của tình bạn.


Hơn thua nhiều khi chẳng phải tính trong một trận chiến. Mà có khi phải cần cả một cuộc chiến mới xác định được hơn thua. Nên cũng đừng quá đặt cái Tôi thành rào cản, đặt cái sĩ diện làm che mắt. 


Cứ thong dong cùng trái tim, có đích đến thì chẳng bao giờ lạc đường vậy!


Từ fb Nguyễn Xuân Thu

 “PHÂN CÓ THỐI HAY KHÔNG?”




Một người phụ nữ thao thao bất tuyệt kể về nỗi khổ của mình, không có ý định dừng lại.


Thiền sư ngắt lời cô ta và nói: Cô có nhiều nỗi khổ thật đấy!


Người phụ nữ: Người khác kể khổ nhiều nhất chỉ cần ba ngày ba đêm, tôi kể khổ phải cần 3 năm!


Thiền sư: Vậy đó là nỗi khổ của khoảng thời gian nào?


Người phụ nữ: Là của vài năm trước ạ.


Thiền sư: Đó không phải là quá khứ rồi sao? Tại sao cô lại cứ nắm mãi không buông vậy? Phân cô đi đại tiện có thối hay không?


Người phụ nữ: Đương nhiên là rất thối rồi ạ!


Thiền sư: Vậy hiện tại phân ở đâu rồi?


Người phụ nữ: Đại tiện xong thì xả trôi luôn rồi ạ.


Thiền sư: Vậy tại sao cô không gói nó lại rồi mang bên người? Khi gặp người khác thì mang ra nói với họ rằng thứ này rất thối?


Người phụ nữ: Thưa thầy vậy thì khiếp quá!


Thiền sư: Đúng vậy! Nỗi khổ mà cô đang nói đến cũng giống như thứ phân kia vậy, nó đã là quá khứ rồi. 

Nhớ lại nó và kể khổ cũng giống như việc mang phân ra khoe khoang với người khác, vừa ảnh hưởng đến mình vừa ảnh hưởng đến người xung quanh! Cô đã hiểu chưa?


Người phụ nữ: Thưa thầy con hiểu rồi ạ.


Thiền sư: Vậy sau này cô còn muốn kể khổ nữa không?


Người phụ nữ: Con sẽ không kể khổ nữa ạ.


Thiền sư: Cô hãy nhớ kỹ rằng, càng kể khổ cô sẽ càng khổ, càng than phiền cô sẽ càng u sầu.


Người phụ nữ: Vâng ạ!


🌺 Vấn đề của những người hay than vãn chính là không thể điều chỉnh tâm trạng và thái độ của bản thân. 


Việc bạn gặp phải khó khăn khổ sở đã qua từ lâu, nếu bạn vẫn là bạn của trước đây, bạn vẫn sẽ phải chịu đựng nỗi khổ như thế. Trạng thái của bạn sẽ quyết định bạn có khổ hay không.


🌹🌹🌹Sự rèn luyện của tâm hồn


Có một nghiên cứu sinh nọ đến thăm thiền sư, anh chàng cảm thấy vô cùng khó hiểu nên đã hỏi thiền sư rằng: "Tại sao có rất nhiều người muốn quỳ bái thầy khi họ nhìn thấy thầy vậy ạ? Có phải họ mê tín quá không? Con chưa từng quỳ lạy bất cứ ai, con chỉ quỳ lạy chính bản thân tôi mà thôi!


Thiền sư: Nhất định là cậu từng chơi bóng rổ, cầu lông hoặc bóng bàn rồi đúng không?


Nghiên cứu sinh: Vâng, con từng chơi rồi ạ!


Thiền sư: Vậy tôi muốn hỏi cậu 

đánh bóng rổ để làm gì? Nếu không đánh thì bóng rổ sẽ khó chịu à? Hơn nữa nhiều người như vậy đánh một quả bóng, có phải là vì muốn quả bóng rổ sớm bị đánh hỏng không?


Nghiên cứu sinh: Không phải ạ, đánh bóng rổ là để giải trí rèn luyện sức khỏe thôi ạ.


Thiền sư: Các cậu vẫn có thể tập thể dục giống như chơi bóng rổ nhưng không cần bóng rổ được mà!


Nghiên cứu sinh: Như vậy thì vô vị lắm. Hơn nữa người khác mà nhìn thấy như thế sẽ cho rằng chúng con bị điên ấy!


Thiền sư: Nói hay lắm! Bóng rổ chỉ là một công cụ, là công cụ để rèn luyện và tiêu khiển. Vậy thì, cơ thể cần phải rèn luyện còn tâm hồn không cần phải rèn luyện ư?


Nghiên cứu sinh: Theo lý mà nói thì cũng phải rèn luyện ạ. Nhưng tâm hồn thì nên rèn luyện như thế nào ạ?


Thiền sư: Khi con người đang tôn thờ thì đầu rạp xuống đất, biểu hiện của sự khiêm nhường, phục tùng, sám hối, cầu xin sự giúp đỡ, cảm ơn và chấp nhận. Đồng thời họ cũng hòa tâm hồn của chính mình và liên kết với người được tôn thờ. Đây chính là sự rèn luyện của tâm hồn.


Người khác bái lạy tôi, tôi cũng là một công cụ, cũng giống như quả bóng rổ vậy, để người khác đánh qua đánh lại. Chỉ có điều tôi không phải là một quả bóng rổ thật, mà là một quả bóng rổ trừu tượng.


Giống như vậy, cúng tổ tiên để thể hiện lòng hiếu thảo của bản thân mình, dùng tâm hồn để thừa hưởng nguồn năng lượng được tổ tiên tích lũy lại;


Cúng Thổ địa là để tỏ lòng cảm ơn và trân trọng đất đai, chúng ta sinh sống ở trên mặt đất, mặt đất mang lại cho chúng ta rất nhiều đồ vật và thức ăn, nhưng thứ chúng ta trả lại chỉ toàn là rác;


Cúng Long vương là để thể hiện lòng trân trọng và cảm ơn nước, bởi vì trong cơ thể con người nước chiếm 70-80%…


Người Á Đông có kiến thức rất sâu sắc về việc thờ cúng, trong đó chứa đựng sự thông thái vô cùng tuyệt vời.


Lúc thành kính cúng bái, người cúng bái và người được cúng bái là một chỉnh thể. Có một số người không hiểu nên đã phỉ báng nó, đó là bởi vì họ chưa thực hành và trải nghiệm nó bằng trái tim.


Nghiên cứu sinh: Lời thầy dạy thật sâu sắc, mong thầy bỏ quá cho! Xin thầy nhận của tôi ba lạy ạ!


Thiền sư hỏi rằng: Cậu đã cảm nhận được sự kỳ diệu của việc rèn luyện tâm hồn chưa?


Nghiên cứu sinh: Rồi ạ! Nó thật vĩ đại!


🌺Mọi người đều biết rằng cần phải rèn luyện sức khỏe, nhưng họ lại không biết rằng tâm hồn cũng cần được rèn luyện. Thật ra, sùng bái cũng là một cách để rèn luyện tâm hồn.


ST

Wednesday, May 5, 2021

CẢM ƠN THỜI GIAN

 



Cảm ơn thời gian, giúp tôi nhìn rõ mỗi người bên cạnh,


Thời gian, giúp tôi cảm nhận được những điều quan trọng. Cao sang giàu có rồi cũng trở về không, lợi danh quyền thế vốn là giấc mộng ngắn, chỉ có tình nghĩa và sức khỏe mới cần được trân trọng giữ gìn.


Thời gian, giúp tôi có những trải nghiệm quý giá. Kinh qua nhiều câu chuyện tình đời, xem nhẹ nhiều vết thương thống thiết, để hôm nay có thể dùng trái tim đơn giản thực tập nếp sống biết ơn và tinh thần biết đủ.


Thời gian, dạy tôi biết nhiều điều trong giao tiếp. Khi qua lại với người cần thận trọng lời nói, lỡ phát sinh hiểu lầm nên bình tĩnh giải quyết. Đối với người giả dối, dù nhìn thấu cũng không nên nói tận. Gặp phải kẻ toan tính, dù biết rõ cũng không cần rêu rao. Rồi thời gian sẽ đưa tất cả ra ánh sáng, những nhân duyên bạn đã gây tạo chắc chắn sẽ nhận được hồi đáp tương xứng.


Thời gian, dạy tôi biết nhiều thứ: Không để những người và việc không đáng khiến mình hao tâm tổn trí, lãng phí thời gian và sức lực. Những gì thuộc về bạn, có chạy cũng không thoát. Bằng như đã không phải, dù có dành cả đời cũng không thể có được.


Thời gian, giúp tôi gặp được nhiều người, học được nhiều thứ, thọ hưởng sự ấm áp và cảm động, để bản thân trưởng thành và tiến bộ.

Mạng sống ngắn ngủi, đời người vô thường, hãy xem mỗi ngày đều là ngày cuối cùng được sống, để trân quý những việc cần - nên làm, dành thời gian cho những người mình thương – quý nhất


 Từ fb Nguyễn Xuân Thu