CẢ MỘT THẾ GIỚI BÍ ẨN TRÊN NÓC NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SÀI GÒN❤
Các chuyên gia về xây dựng khi tham gia sửa chữa nhà thờ Đức Bà đã bất ngờ phát hiện cả một kho báu chứng tích nghề làm gạch ngói thủ công của nước nhà trên nóc nhà thờ Đức Bà.
Điều bất ngờ là họ phát hiện ra trên nóc nhà thờ tồn tại 24 loại ngói khác nhau. Trong đó đa số là các loại ngói sản xuất ở Việt Nam như ngói Biên Hoà, Trị An, Nam Kỳ, Đông Dương, Phú Hữu (Cần Thơ), Đáp Cầu (Bắc Ninh)... Đặc biệt ngói cổ nhất là ngói Wang-Tai Sài Sòn.
Khi khảo cổ tại nền nhà thờ người ta phát hiện nhiều mảnh vỡ của ngói WT gắn với thời kỳ bắt đầu xây nhà thờ 140 năm trước. Tìm hiểu về WT thì được biết, loại ngói WT được sản xuất tại chính các lò gốm Sài Gòn từ năm 1860 đến 1900 bởi doanh nhân Trương Bá Lâm (1827-1900). Trong cuộc triển lãm công nghiệp 1880 gạch ngói của ông Lâm được huy chương bạc. Sản phẩm này cũng từng dự Triển lãm 1878 tại Paris được đánh giá cao.
Qua các khảo sát và khảo cổ, có thể kết luận rằng ngói Wang-Tai Sài Gòn chính là loại ngói đầu tiên được lợp nóc nhà thờ Đức Bà. Theo thời gian sửa chữa, loại ngói đầu tiên này phần nhiều được thay thế bởi các loại ngói sản xuất ở VN khác cùng một số ngói nước ngoài.
Nhà thờ Đức Bà gắn với lịch sử tôn giáo, văn hoá kiến trúc Sài Gòn, việc xác định chân thực giá trị các vật liệu xây dựng của người Việt làm nên nhà thờ có ý nghĩa không nhỏ liên quan đến lịch sử ngành nghề vật liệu xây dựng ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng.
(Sưu tầm trên mạng)