Tôi tin cuộc đời này rất đẹp. Tôi cũng tin cuộc đời đầy những mảnh vỡ... Tôi chỉ muốn, mỗi buổi sáng có thể ngồi đối diện cùng một người, uống trà. Ko cần nói chuyện, ko cần âm thanh ồn ả, chỉ cần ánh mắt, bàn tay ấm áp trong nhau là đủ. Là đủ bình an...
1. Ba nhu cầu chính của người chồng: - Được kính trọng. - Thích dịu dàng. - Được ủng hộ, được thừa nhận, được thấu hiểu.
2. Ba nhu cầu chính của người vợ: - Cảm giác an toàn. - Lãng mạn. - Được cưng chiều và dỗ dành.
3. Ba vấn đề lớn trong cuộc sống: - Vấn đề kinh tế. - Vấn đề giới tính. - Vấn đề giao tiếp.
4. Ba NHIỀU: - Quan tâm đến nhau nhiều hơn. - Tìm ưu điểm của đối tác. - Nói nhiều chuyện tích cực.
Ba ÍT: - Ít phàn nàn. - Ít chỉ trích. - Ít hiểu lầm.
5. Bốn điều vợ chồng NÊN làm: - Nghĩ về điều tốt của đối tác. - Tán thưởng sở trường của đối tác. - Thông cảm điều khó xử của đối tác. - Bao dung khuyết điểm của đối tác.
6. Bốn câu nói khi vợ chồng ở bên nhau: - Thật xin lỗi, anh/em sai rồi. - Em tin tưởng anh(Anh tin tưởng em). - Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em . - I love you.
7. Bốn điểm chung của vợ chồng: - Cùng mục tiêu phấn đấu. - Cùng một môi trường sống. - Cùng mối quan tâm về cuộc sống. - Có cùng những người bạn.
8. Ba điều phải luôn ghi nhớ - Chuyện nhà không có đúng hay sai, mà chỉ có hòa thuận hay bất hòa. - Nhà là nền móng và linh hồn, cả hai đều nằm trong tay người phụ nữ cùng với đối tác của mình. - Sức mạnh vĩ đại nhất trên thế giới là tình yêu, vũ khí mạnh nhất là cảm động .
Đạo vợ chồng là môn học cao sâu và là cả một nghệ thuật, mà vợ và chồng - những người chủ gia đình - học cả đời cũng không xong.
Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng trong phạm vi giới hạn của đôi mắt mình, nhưng sự thật là còn có rất nhiều điều ta không nhìn thấy nhưng vẫn đang hiện hữu đồng thời với sự vật, hiện tượng mà ta nhìn thấy. Ngắm nhìn một bông hoa, ta chỉ thấy được vẻ đẹp qua màu sắc, đường nét của những cánh hoa, nhưng cái ta không nhìn thấy là sự sống của bông hoa ấy với vô số những điều kiện tương quan cần thiết, chẳng hạn như nước được hút lên từ lòng đất với dưỡng chất để tạo thành nhựa cây, ánh nắng từ không trung tỏa chiếu, vừa sưởi ấm để tạo nhiệt độ cần thiết, vừa giúp vào quá trình quang hợp của lá cây, cho đến thành phần không khí mà cây hoa phải dùng đến trong “hơi thở” của nó... Nhưng tất cả những gì ta không nhìn thấy đó lại là những điều kiện tất yếu cho sự tồn tại vẻ đẹp của bông hoa. Không có nước, cây sẽ héo úa. Không có dưỡng chất, cây sẽ không thể sinh trưởng. Cho đến không có không khí, không có ánh nắng... đều sẽ dẫn đến sự không tồn tại của bông hoa xinh đẹp kia... Vì thế, cho dù không nhìn thấy được những yếu tố vừa mô tả, nhưng ta hoàn toàn có thể nhận biết được chúng qua sự tồn tại sống động của bông hoa. Bông hoa tươi đẹp còn đó, có nghĩa là vẫn còn có sự hiện hữu của đất, của nước, của ánh nắng, của không khí... và vô số những yếu tố khác nữa cần thiết cho sự sống của nó. Tương tự như vậy, chúng ta có thể và cần phải nhận biết mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống này một cách sâu xa và toàn diện, nghĩa là trong mối tương quan với sự hiện hữu của chúng. Chúng ta sẽ không thường xuyên giữ được những bông hoa đẹp nếu chúng ta không nhận biết được gì về điều kiện tồn tại của nó. Vì không nhận biết, ta sẽ có thể vô tình làm hại đến bông hoa, và vì thế nó sẽ không còn tồn tại để cho ta nhìn ngắm. Nếu bạn mang một chậu hoa vào nhà, nó sẽ không thể sống khỏe được vì thiếu ánh nắng. Nếu bạn cắt rời một bông hoa ra khỏi thân cây, nó sẽ héo rũ vài ba ngày sau đó.... Và nếu bạn không nhớ tưới nước cho cây hoa, nó sẽ không thể cho bạn những bông hoa xinh đẹp. Mọi hiện tượng quanh ta đều không tồn tại độc lập. Chúng luôn có mối tương quan tồn tại và chi phối lẫn nhau. Ngay cả sự tồn tại của mỗi cá nhân chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta không thể nhìn thấy nhưng cần phải nhận biết điều đó. Sự sống của chúng ta là một chuỗi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với tất cả mọi người quanh ta, với những người khác trên thế giới này, và cả với vô số những yếu tố, điều kiện, nhân duyên khác. Chính vì không nhận biết được những điều này mà con người đã gây ra biết bao tổn hại cho chính mình qua việc tàn phá môi trường, hủy hoại hệ sinh thái, và thậm chí là gây tổn hại trực tiếp cho nhau về cả vật chất lẫn tinh thần. Khi chúng ta nhận biết mọi hiện tượng, sự vật trong mối tương quan tồn tại với vô số hiện tượng khác, chúng ta sẽ không còn cảm thấy ưa thích hay ghét bỏ một hiện tượng nào đó, bởi vì ta nhận ra rằng sự ưa thích hay ghét bỏ như vậy là hoàn toàn không hợp lý. Làm sao bạn có thể yêu thích bông hoa và ghét bỏ khối phân dùng để bón cho cây hoa ấy? Khi bạn hiểu rằng sự có mặt của khối phân là điều kiện tất yếu giúp cho bông hoa kia tồn tại, bạn sẽ thấy rằng thái độ bình đẳng đối với cả hai mới là hợp lý. Điều này cũng xảy ra đối với sự tồn tại của mỗi người chúng ta. Khi bạn cảm thấy không ưa thích một sự việc nào đó, hãy dành thời gian để thử suy nghĩ lại. Liệu sự việc mà bạn ghét bỏ đó có phải là hoàn toàn không liên quan đến sự tồn tại của bạn hay chăng? Tôi tin rằng câu trả lời là không. Bởi vì khi bạn nhận biết vấn đề theo cách như trên, bạn sẽ thấy là không một yếu tố nào trong cuộc sống này lại không liên quan – trực tiếp hay gián tiếp – đến sự sống còn của mỗi một cá nhân. Có những mối quan hệ trực tiếp mà bạn có thể dễ dàng nhận biết, nhưng cũng có những mối quan hệ tưởng như rất mơ hồ vì sự xa xôi, cách biệt, nhưng xét cho cùng vẫn luôn có sự chi phối, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Ta cần có sự quán xét sâu xa và sáng suốt hơn mới có thể nhận ra được những mối quan hệ tinh vi như thế. Này nhé, ngày hôm qua giá xăng dầu vừa tăng cao, và bạn biết ngay là ngân sách chi tiêu của gia đình sẽ phải có sự thay đổi, điều chỉnh thích hợp. Nhưng bạn có biết vì sao giá xăng dầu tăng cao hay chăng? Có lẽ để nhận biết điều này bạn cần phải quan tâm đến thời cuộc thế giới, đến sự phân tích của các chuyên gia.v.v... Nhưng tôi thật không có ý muốn bạn đi sâu vào những vấn đề rối rắm như thế. Tôi chỉ muốn nhắc bạn một điều là, những gì ta không nhìn thấy không có nghĩa là không hiện hữu. Và vì thế, chúng ta không thể phủ nhận vô số những điều kiện đã và đang chi phối cuộc sống của chúng ta. Đạo Phật trình bày những mối tương quan chằng chịt trong cuộc sống như thế trong một nguyên lý gọi là “duyên sinh”, và được kinh Hoa nghiêm mô tả như là “trùng trùng duyên khởi”. Theo nguyên lý duyên sinh, tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều không thể tự nó sinh khởi. Sự sinh khởi của mỗi một sự vật, hiện tượng đều là do kết hợp bởi một số nhân duyên nhất định nào đó, nhưng mỗi một nhân duyên trong số này lại cũng là sự kết hợp của một số nhân duyên khác nữa. Và vì mối tương quan này được nối dài không giới hạn nên khi xét đến cùng thì tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ pháp giới đều có liên quan với nhau, đều nương theo nhau mà sinh khởi và tồn tại. Kinh Hoa nghiêm mô tả mối tương quan này bằng hình ảnh một tấm lưới được giăng ra vô tận trong không gian. Ở mỗi một mắt lưới có đính một viên ngọc sáng. Một cách khéo léo, người giăng lưới đã tính toán sao cho tất cả các viên ngọc đều được phản chiếu trong mỗi một viên ngọc. Và vì thế, khi chúng ta nhìn kỹ vào bất cứ một viên ngọc nào, chúng ta cũng đều thấy được vô số những viên ngọc khác trong toàn tấm lưới. Toàn thể vũ trụ được mô tả là tương tự như thế. Mỗi một sự vật, hiện tượng đều có thể được nhận biết nơi những sự vật, hiện tượng khác, vì sự tương quan tồn tại của chúng. Và nguyên lý này có thể vận dụng ngay vào những gì đang hiện hữu quanh ta để xóa đi mọi nhận thức phiến diện, hẹp hòi. Khi nhận biết được mối tương quan thật có giữa mọi sự vật, hiện tượng, chúng ta sẽ không còn cảm thấy khó chịu hay bực mình vì một sự việc nhỏ nhặt nào đó đã không diễn ra theo đúng ý mình. Bởi vì khi nhìn sâu vào sự việc bất như ý đó, chúng ta cũng thấy được vô số những sự việc quan trọng và cần yếu khác sở dĩ có được là nhờ nó. Vì không có một sự vật hay hiện tượng nào có thể tự nó sinh khởi, nên chúng ta cũng có thể hiểu được rằng sự sinh khởi của mỗi một sự vật hay hiện tượng chẳng qua chỉ là sự kết hợp của những nhân duyên nhất định. Khi những nhân duyên không còn nữa, sự vật hay hiện tượng đó cũng sẽ mất đi. Do ý nghĩa này nên thực sự không hề có sự sinh ra hay diệt mất của sự vật, hiện tượng như cách nhìn thông thường chia cắt thực tại của chúng ta. Một bông hoa hiện hữu là do có sự hiện hữu của những điều kiện như mặt trời, không khí, nước tưới, phân bón... Bông hoa chưa từng thực sự sinh ra mà chỉ là kết quả sự hội tụ của những điều kiện nhân duyên khác. Tương tự như vậy, khi những điều kiện nhân duyên không còn đầy đủ, bông hoa sẽ không còn hiện hữu và ta gọi là mất đi. Nhưng thực ra cũng không có sự mất đi của bông hoa – vì nó chưa từng sinh ra – mà chỉ có sự tan rã của những điều kiện nhân duyên tương ứng. Trong cách nhìn nhận thông thường của chúng ta về vũ trụ, cách hiểu như trên có vẻ như thật xa lạ. Nhưng nếu bạn càng suy xét kỹ, bạn sẽ càng thấy được tính hợp lý, xác thật của nó. Chính cách hiểu sai lệch về sự “sinh ra” và “chết đi” đã là nguyên nhân mang đến cho chúng ta vô vàn đau khổ. Chúng ta bám lấy những người thân yêu của mình và mong muốn họ sống mãi với chúng ta. Điều mong muốn vô lý ấy – và vì thế chẳng bao giờ có được – lại được xem là phù hợp với nhận thức của mọi người, với “thế thái nhân tình”. Khi nhân duyên tan rã, người thân ấy không còn nữa và ta gọi đó là “mất đi”. Vì không hiểu được đó chỉ là sự tan rã tất nhiên của những điều kiện nhân duyên, nên ta đau khổ, quằn quại và mong muốn cho sự thật thay đổi. Nhưng rõ ràng đó chỉ là một nhận thức và mong muốn hoàn toàn vô lý nên chẳng bao giờ đạt được. Chúng ta từ chối nhận biết sự thật theo đúng như nó đang diễn ra, và vì thế mà ta đau khổ! Đối với vô số những vật sở hữu, tài sản của cải trong đời sống, chúng ta cũng luôn nhìn nhận, ôm giữ theo cách tương tự như thế. Trong rất nhiều điều kiện nhân duyên để một sự vật tồn tại thì sự đóng góp của ta chỉ là một phần nhỏ, nhưng ta luôn muốn quyết định sự việc, muốn ôm giữ mãi mãi những vật mình yêu thích. Và khi những điều kiện nhân duyên khác tan rã, sự vật không còn nữa thì chúng ta đau khổ, tiếc nuối... Sự nhận biết và truyền dạy giáo pháp nhân duyên sinh của đức Phật là một cuộc cách mạng tư tưởng vĩ đại vào thời bấy giờ, và điều đó được nhận biết bởi tất cả những bậc trí thức đương đại. Khi ngài Xá-lợi-phất (Śāriputra) còn chưa gặp đức Phật, ngài là một đệ tử xuất sắc của ngoại đạo. Mặc dù vậy, ngài chưa bao giờ hài lòng với những giáo pháp đã học được từ vị thầy ngoại đạo. Ngài đã từng có giao ước với một người bạn chí thân là ngài Mục-kiền-liên (Maudgalyāyana), rằng nếu ai tìm được bậc minh sư thì sẽ lập tức giới thiệu với người kia biết để cùng theo học. ( Trích: hoangphap.info TimHieuDaoPhat.Com - Sống đời thanh thản theo PTVN)
Thầy phong thủy chỉ ra phong thủy tốt nhất đời người, ai cũng nên biết để tận dụng! Câu chuyện thú vị và thâm thúy này đã được rất nhiều người Trung Quốc chuyền tay nhau, chia sẻ cho nhau như cách để truyền cảm hứng, chỉ bảo nhau khai thác thật triệt để cái gọi là "phong thủy tốt" ở mỗi người. Nội dung câu chuyện như sau:
Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự ba tầng, bên trong có vườn hoa cây cảnh ao cá, kết hợp rất đẹp mắt. Đằng sau vườn còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vải mà Triệu mới mua mảnh đất này, nguyên nhân là bởi vợ anh thích ăn vải. Trong thời gian sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ. Triệu Tử Hào tự lái xe đến Hồng Kông mời một đại sư. Vị đại sư này họ Tào, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy. Sau khi trình bày mọi chuyện, Triệu Tử Hào lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình. Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường. Vị đại sư cười nói: "Ông chủ Triệu lái xe thật chậm rãi." Triệu Tử Hào cười lớn, đáp: "Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ." Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường. Triệu Tử Hào vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua rồi, anh vẫn chưa nhấn ga đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa. Tào đại sư ngạc nhiên hỏi: "Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?" Triệu nhún vai: "Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được." Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: "Có tâm". Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Triệu Tử Hào liền dừng xe trước cổng và nói với thầy phong thủy: "Phiền đại sự đợi ở đây một lát." "Có chuyện gì vậy?" – vị đại sư lại một lần nữa ngạc nhiên. "Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm vải, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm", Triệu Tử Hào cười đáp. Thầy phong thủy họ Tào trầm ngâm trong giây lát và nói: "Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa." Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên: "Đại sư, sao ông lại nói như vậy?" "Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi", Tào đại sư đáp. Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ. Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào tấm lòng, vào tâm đức, phúc phận của con người. Và để có được những thứ đó, chúng ta cần không ngừng tu dưỡng mỗi ngày. Tu dưỡng để sống thiện lương, tu dưỡng để sống hiếu thuận, đặt mình ở vị trí thấp hơn người khác để thấu hiểu, bao dung và cảm thông, tu dưỡng để biết đủ, hài lòng với những gì mình có, không tham sân si, không oán trách, thuận theo lẽ tự nhiên... Bất cứ ai, một khi trong lòng đã tiếp nhận niềm vui, an lạc của người khác, biết nghĩ cho người khác thì người có lợi, không chỉ là người khác mà còn bao gồm cả bản thân chúng ta!
Thời gian tiêu hóa thức ăn phụ thuộc vào sức khỏe thể chất, quá trình trao đổi chất, tuổi tác và cả giới tính, nhưng nói chung, một số thực phẩm sẽ không mất quá thời gian trong khi số còn lại sẽ lang thang trong hệ tiêu hóa của bạn khá là lâu.
thời gian tiêu hóa thức ăn được định nghĩa là một quy trình mà thức ăn khi bạn ăn phân hủy thành các particle size siêu nhỏ được thẩm thấu qua hệ thống đường ruột đi vào vào máu
Nếu trong chế độ ăn có nhiều thức ăn nhanh tiêu hóa , bạn sẽ thấy bạn đang ăn nhiều hơn bạn cần, bởi vì rất nhanh sau khi ăn, tất cả biến mất và bạn lại cảm thấy mau đói. Loại thức ăn này giúp cơ thể bạn giải phóng năng lượng nhanh chóng - nói cách khác, chỉ số glucose nhảy vọt. nếu cơ thể bạn tràn ngập glucose và không sử dụng hết, phần còn lại nó sẽ biến thành chất béo.
Thức ăn chậm tiêu hóa sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn chậm , cho năng lượng ổn định và cân bằng hơn. Nhưng nếu bạn chỉ ăn thức ăn tiêu hóa chậm, hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động tối đa mọi lúc và nó làm cơ thể bạn khó chịu.
Các chuyên gia đề nghị không nên ăn lẫn lộn các loại thực phẩm nhanh và chậm trong cùng một bữa ăn và tránh ăn fastfood quá nhanh sau thức ăn chậm tiêu hóa, vì quá trình tiêu hóa vẫn chưa kết thúc và dạ dày sẽ quá tải
Thời gian tốt nhất để tiêu hóa thức ăn có nhiều thành phần với nhiều thời gian tiêu hóa khác nhau là vào bữa trưa khi hệ tiêu hóa hoạt động tích cực nhất. bữa sáng và bữa tối nên đơn giản và tốt hơn với thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng, vì vậy bạn sẽ được nạp năng lượng ngay sau bữa sáng và để cho dạ dày của bạn nghỉ ngơi vào ban đêm
Tại một bệnh viện tâm thần của nước Ý có 3 người bình thường bị bắt nhầm đưa vào điều trị. Họ bị nhốt trong bệnh viện suốt 28 ngày trời ròng rã, cho đến khi có một người thoát ra được và giải cứu 2 người còn lại. Nguyên nhân ban đầu được xác định, một tài xế phụ trách vận chuyển những người mắc bệnh tâm thần, trên đường đã để cho ba người bệnh bỏ chạy mất. Người tài xế này sợ bị mất việc nên đã lái xe đến một trạm xe buýt, bảo với mọi người rằng ông lái xe miễn phí để “dụ” 3 người lên xe. Có đủ 3 ‘bệnh nhân’, gã tài xế chở họ vào bệnh viện để ‘điều trị’.
Dĩ nhiên đang bình thường mà bị đưa vào bệnh viện, cả ba người đều hoang mang và tìm cách thoát ra khỏi nơi này. Vậy họ đã thực hiện như thế nào để chứng minh mình không bị bệnh tâm thần?
Ký giả của tạp chí Toread của Mỹ - Grey Back - đã đến nước Ý để mà tiến hành phỏng vấn ba người vừa được cứu thoát hy hữu này.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn của ký giả với A:
Grey: Khi ông bị nhốt vào trong bệnh viện tâm thần, ông đã nghĩ ra cách gì để mà giải cứu mình vậy?
A: Tôi nghĩ rằng, nếu muốn đi ra, trước hết cần phải chứng minh rằng bản thân mình không có bị bệnh tâm thần.
Grey: Vậy ông đã chứng minh như thế nào?
A: Tôi nói: ‘Trái đất hình cầu’, câu nói này chính là chân lý. Tôi nghĩ, người nói ra chân lý sẽ không bị xem là bệnh tâm thần.
Grey: Cuối cùng ông có thành công không?
A: Không, khi tôi nói câu này đến lần thứ 14, nhân viên y tế đã chích một mũi kim vào mông tôi.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn với C
Grey: Ông đã ra khỏi bệnh viện tâm thần như thế nào?
C: Tôi và A được B cứu ra ngoài đấy. Anh ấy đã thành công mà ra khỏi bệnh viện tâm thần, sau đó liền đi báo cảnh sát.
Grey: Lúc đó, chẳng phải ông cũng tìm cách để ra khỏi đó?
C: Đúng vậy, tôi nói với họ rằng tôi là nhà xã hội học. Tôi nói rằng tôi biết tổng thống nhiệm kỳ trước của nước Mỹ là Clinton, thủ tướng nhiệm kỳ trước của nước Anh là Blair. Khi tôi nói đến tên các vị lãnh tụ của các đảo quốc thuộc Nam Thái Bình Dương, họ liền chích cho tôi một mũi. Tôi không còn dám nói tiếp nữa.
Grey: Vậy B đã giải cứu các ông ra ngoài như thế nào?
C: Sau khi anh ấy bị bắt vào trong đó, cái gì cũng không nói. Lúc cần ăn cơm thì ăn cơm, lúc nên ngủ thì đi ngủ, những lúc cần xem sách đọc báo thì xem sách đọc báo. Khi các nhân viên y tế cạo mặt cho anh, anh ấy sẽ nói cảm ơn. Khi đến ngày thứ 28, họ đã để anh xuất viện.
Người B sau khi thoát ra liền đi báo cảnh sát, nhờ vậy mà giải cứu được hai người bạn kia.
Với thông tin từ cuộc phỏng vấn trên, ta thấy A và C đã dùng đủ mọi cách để mà chứng minh với nhân viên y tế rằng mình không phải người điên. Tuy nhiên, họ nói càng nhiều nhân viên y tế càng tin chắc rằng họ chính là người điên. Ngược lại, C không cần chứng minh gì và thành công.
Từ tình huống hy hữu trên, Grey Back đã rút ra một kết luận: “Một người bình thường muốn chứng minh sự bình thường của chính bản thân mình, đó là điều vô cùng khó khăn. Có lẽ chỉ có những ai không cố gắng để chứng minh bản thân mình, mới được xem là người bình thường vậy.”
Điều này là một bài học trong thực tế cuộc sống: Càng là người bình thường thì càng không cần phải chứng minh với người khác rằng bạn là người bình thường. Bạn vốn không cần phải giải thích với người khác về bản thân mình, vì đối với những người yêu mến bạn thì việc đó vốn dĩ không cần thiết, còn đối với những người không yêu mến bạn thì cho dù bạn có nói thế nào thì họ cũng sẽ không tin.
Hy vọng câu chuyện về cách giải thoát của 3 người bình thường bỗng nhiên bị nhốt trong bệnh viện tâm thần trên sẽ giúp bạn thay đổi lối suy nghĩ của mình.
Hãy tin rằng nếu đột nhiên bạn biến mất đi thì thế giới nầy vẫn tồn tại, vẫn sinh hoạt bình thường và vẫn có thể hạnh phúc. Cho nên việc đầu tiên là hãy làm tròn chức năng của mình trước khi tự gán cho mình những trách nhiệm nặng nề to lớn để tự quảng cáo bản thân.
Trách nhiệm bao giờ cũng đi đôi với thẩm quyền và đó là điều tồi tệ. Trong khi chỉ cần có chức năng là đủ. Cho nên khi một người cường điệu về trách nhiệm của mình đối với hạnh phúc hay khổ đau của người khác, thì đó là một dạng biểu thị của lòng ham muốn quyền lực.
Hệ thống quản lý khách sạn đơn giản đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1970, cho phép các chủ khách sạn xác nhận đặt phòng tại chỗ. Vào đầu những năm 1990, hệ thống quản lý dữ liệu kỹ thuật số đầu tiên xuất hiện trên thị trường cho phép việc truy cập thông tin dễ dàng hơn nhiều so với các bảng tính Excel.
Ngày nay, ngành khách sạn đang trải nghiệm "làn sóng" Điện toán Đám mây với các ứng dụng và tiện ích đem lại những lợi ích chưa từng có cho doanh nghiệp, cách mạng hóa cách các nhà quản lý điều hành khách sạn/ nhà hàng của họ và tương tác với khách hàng.
Hệ thống quản lý khách sạn trên nền tảng Đám mây (server của doanh nghiệp sẽ được quản lý trực tiếp bởi nhà cung cấp) có tính linh hoạt cao, tạo thuận tiện trong việc quản lý mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu làm sao mà công nghệ đám mây thay đổi hoàn toàn cách chủ sở hữu điều hành khách sạn/ nhà hàng của họ.
Công nghệ Đám mây là tương lai của ngành Nhà hàng-Khách sạn
Không tốn chi phí đầu tư trả trước
Khả năng “dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu” khiến Đám mây trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với các CFO do dễ dự báo và tính linh hoạt. Các giải pháp Đám mây cho phép doanh nghiệp khách sạn tạo dựng nền tảng CNTT tốt hơn với ngân sách thấp và ít rủi ro.
Giảm chi phí vận hành
Môi trường Đám mây cho phép tích hợp ngay lập tức, theo chiều dọc dù vai trò của bạn là nhà phát triển, quản trị viên hay là người dùng thông thường, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí cho dự án. Dịch vụ Đám mây còn bao gồm cả điều chỉnh hiệu suất và nâng cấp hệ thống. Tất cả những tiện ích trên giúp tổ chức giảm tối đa chi phí cho tài nguyên kỹ thuật, tùy chọn triển khai cũng được đơn giản hóa, từ đó giảm rủi ro và chi phí.
Thời gian nhận được giá trị ngắn hơn
Điện toán Đám mây có thể mang lại lợi nhuận cho các tổ chức chỉ trong vài tuần. Lý do là vì Cloud hoạch định sẵn tất cả các giai đoạn phát triển ứng dụng, cộng với công đoạn tích hợp hoàn chỉnh ứng dụng và dịch vụ quản lý dự án, nhờ đó các nhà phát triển chỉ cần chú trọng vào việc tùy chỉnh các tính năng khác.
Tính linh hoạt để làm việc với nhiều nhà cung cấp
Phần mềm quản lý khách sạn lỗi thời sẽ ngăn cản doanh nghiệp thống nhất dữ liệu từ nhiều hệ thống, nhiều nhà cung cấp khác nhau. Một trong những mặt mạnh nhất của hệ thống quản lý khách sạn dựa trên Đám mây là khả năng kết nối với các ứng dụng phần mềm khác dễ dàng, ngay cả khi các ứng dụng không thuộc cùng một nhà cung cấp.
Đối với các doanh nghiệp Nhà hàng-Khách sạn, các giải pháp đám mây là một bước ngoặt lớn. Các doanh nghiệp giờ đây sở hữu khả năng tích hợp linh hoạt cùng lúc nhiều nhà cung cấp, từ đó tạo ra một hệ thống tùy chỉnh tự do để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
Ứng dụng Điện toán Đám mây cải thiện trải nghiệm khách hàng
Điện toán đám mây còn cho phép khách sạn và nhà hàng cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Một số ứng dụng đám mây thực tế bao gồm hệ thống đặt phòng và chương trình khách hàng thân thiết đem đến cho khách hàng một trải nghiệm suôn sẻ từ A đến Z.
Những lợi ích này mở rộng sang đặt dịch vụ phòng, đặt phòng, xem ưu đãi hoặc giao dịch đặc biệt, tùy chọn đăng nhập cho các lần truy cập trong tương lai, v.v. Thêm vào đó, điện toán Đám mây còn tăng cường quyền truy cập cho khách hàng, kết nối doanh nghiệp đến khách hàng dù có dùng bất kỳ thiết bị nào, hoặc đang ở bất kỳ đâu.
Khi dịch vụ cho khách hàng được cải thiện thông qua Đám mây, nhà hàng/ khách sạn sẽ thu thập được thông tin chi tiết trong thời gian thực. Thu thập dữ liệu trên Đám mây giúp các doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của công nghệ và hành vi của khách hàng. Với những cập nhật liên tục, một tổ chức có thể dễ dàng nâng cao tương tác với khách hàng và cung cấp các dịch vụ được cá nhân hóa cho khách.
Ứng dụng Đám mây cải thiện quản trị tổ chức
Điện toán Đám mây có thể giảm chi phí tổng thể và nhu cầu tài nguyên, cũng như tăng cường khả năng của các hệ thống quản lý. Khi được dáp dụng vào back-end, Đám mây tập trung mọi thông tin về đặt phòng, quản lý kiểm kê, tài khoản và hóa đơn về một nơi. Ngoài ra, Đám mây còn giúp rút ngắn thời gian ra mắt thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Điện toán Đám mây cũng có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Trong những tháng cao điểm, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng các giải pháp để đáng ứng nhu cầu của khách trong khoảng thời gian đó và trả lại mọi thứ như cũ khi hết như cầu.
Bộ phận CNTT của bạn không phải xử lý lỗi, chịu trách nhiệm nâng cấp, điều chỉnh hiệu suất hay các nhiệm vụ bảo trì khác. Thay vào đó, họ có thể tập trung vào việc cung cấp giá trị kinh doanh. Ngoài ra, các dịch vụ Đám mây được mua theo kiểu “dùng bao nhiều trả bấy nhiêu” nên việc kiểm soát chi phí khá dễ dàng. Những khoản tiết kiệm này có thể dùng để giảm giá cho khách hàng hoặc để cải thiện chất lượng, chủng loại dịch vụ.
Với ngân sách hạn chế trong một môi trường năng động, điều quan trọng là phải bắt kịp với xu hướng công nghệ thông tin trong ngành. Với điện toán Đám mây, khách sạn và nhà hàng có thể kéo dài tuổi thọ của các hệ thống hiện tại bằng những cải tiến mới, giảm thời gian sản phẩm tiếp cận thị trường với mức giá phải chăng.
Bánh Trung thu xưa kia là món quà của con người dâng lên Trời Phật nên người xưa cũng làm ra nó với tất cả sự cẩn trọng và cầu kỳ. Chiếc bánh tưởng giản dị ấy chứa đựng biết mấy công phu và tâm huyết của những người phụ nữ xưa vừa khéo tay, khẩu vị tinh tế và hết mực cẩn thận. Từ những nguyên liệu chính là những sản vật gần gũi tự nhiên xung quanh như mứt sen, mứt bí, hạt dưa, mỡ, lá chanh, đậu xanh, sen, cốm, người xưa khéo léo kết hợp để làm ra một chiếc bánh thơm ngọt, dậy mùi đặc trưng, hòa quyện hương vị như biểu tượng về sự no đủ, tròn đầy, viên mãn.
Bánh Trung thu không hẳn là loại bánh khó làm, cái khó là bánh trải qua rất nhiều công đoạn. Nước đường làm vỏ bánh phải được nấu trước vài tháng thậm chỉ cả năm, mới lên được màu bánh đẹp và thơm. Mỡ lợn được phơi vài nắng đến khi trong veo, ăn béo mà không ngấy, bánh dẻo được làm từ thứ gạo nếp mới trắng ngần, cốm phải là loại cốm tươi; sen, đậu xanh, đậu đỏ, vừng mè đều là những sản vật của mùa.
Ngày này, người ta không xem trọng hương vị mà quan tâm đến giá tiền, độ cao cấp sang trọng. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà sản xuất đua nhau ra đời những dòng bánh cao cấp, thay thế nguyên liệu truyền thống vốn đã trở nến lỗi thời bằng những nguyên liệu đắt đỏ thể hiện đăng cấp như vi cá mập, yến sào, rượu hoặc là những nguyên liệu hoàn toàn mới lạ nhưng là thứ nguyên liệu làm bánh như phô-mai, socola, trà xanh, café.….
Trung thu trong phong tục truyền thống cổ xưa vốn là lễ thưởng trăng. Từ cảm hứng về vầng trăng tròn đầy, viên mãn, người xưa đã gửi gắm tử tưởng tình cảm của mình trong biểu tượng chiếc bánh tròn trịa được gọi là bánh Nguyệt Bính hay bánh Vầng Trăng. Hình ảnh “tròn” (viên) của trăng với cảnh quây quần “đoàn viên” của con người. Nên bánh Trung thu còn được gọi là bánh đoàn, bánh đoàn viên.
Đối với người hiện đại, thưởng thức một Tết Trung thu theo lối truyền thống đã trở thành điều gì đó xa xỉi. Tự tay làm một chiếc bánh ngon, sạch và cẩn thận dường như là một điều gì quá tầm tay với.
Trung thu Nguyệt bính với ý nghĩa nguyên sơ là dịp gia đình sum vầy, đoàn tụ trong một đêm trăng đẹp, cùng nhau ăn bánh, uống trà và các thứ hoa quả thơm ngọt ngào của mùa, thưởng ngoạn vẻ đẹp huyền ảo, nồng hậu của vầng trăng để thấy ấm nồng hơn bao giờ tình cảm gia đình và tình yêu với quê hương đất nước. Vẻ đẹp trong trẻo và thuần khiết của một giá trị văn hóa có lẽ nào đã dễ dàng mất đi trong dòng xoáy bất tận của sự bán mua đổi chác danh, lợi, tình…
Ngày lễ Rằm tháng 7 đã có nguồn gốc từ xa xưa, là sự kết hợp hài hòa của Tam giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và tín ngưỡng dân gian.
Lịch âm và cội nguồn văn hóa Á Đông
Nói về nguồn gốc ngày lễ Rằm tháng bảy, phải nói đến nguồn gốc của lịch âm dương, mà chúng ta ngày nay gọi là lịch âm. Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại thì lịch âm dương được cho là do Hoàng Đế sáng chế ra. Hoàng Đế là ông vua đầu tiên thời Ngũ Đế cách hiện nay khoảng 4700 năm.
Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu, lịch âm dương căn cứ vào chu kỳ mặt trăng định ra tháng ngày, và căn cứ vào chu kỳ mặt trời định ra 24 tiết khí, có các tháng nhuận để hiệu chỉnh lệch chu kỳ mặt trời, mặt trăng. Cách tính lịch pháp này hoàn toàn hợp với nền văn minh lúa nước, với thời vụ gieo trồng, thu hoạch nông nghiệp. Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng, thuyết âm dương ngũ hành, lịch âm dương là do người Việt cổ sáng tạo, cũng rất có lý.
Hoàng Đế là người đứng đầu các bộ lạc người Hán, sống ở lưu vực sông Hoàng Hà, sống chủ yếu vào săn bắn, chăn nuôi, du mục. Cùng thời kỳ đó, từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam, tức miền Nam Trung Quốc hiện nay và miền Bắc Việt Nam hiện nay, là vùng đất thuộc về các dân tộc Bách Việt, do Kinh Dương Vương cai quản, quốc hiệu là Xích Quỷ, còn phía bắc núi Ngũ Lĩnh đến lưu vực Hoàng Hà do Đế Nghi, anh trai Kinh Dương Vương cai quản.
Lịch sử cũng ghi chép Hoàng Đế đánh Xi Vưu, vua nước Cửu Lê, chính là Đế Lai, con của Đế Nghi. Như vậy, cùng với việc người Hán lấn chiếm dần xuống phía nam, họ học văn hóa các dân tộc Bách Việt, bị đồng hóa, rồi coi là của họ, và phát triển lên. Không chỉ người Hán, sau này các nước, dân tộc phía bắc xâm chiếm Trung Quốc, cũng bị văn hóa đó đồng hóa, như người Mông Cổ nhà Nguyên, người Mãn nhà Thanh.
Do đó lịch âm dương mà chúng ta ngày nay gọi là lịch âm, có thể có nguồn gốc từ các dân tộc Bách Việt, mà dân tộc Lạc Việt của các vua Hùng là một trong số đó, sau đó được người Hán tiếp thu và phát triển.
Ngày lễ Rằm tháng bảy là ngày lễ lớn của nhiều nước Á Đông, có nguồn gốc văn hóa truyền thống Á Đông lâu đời, và gắn liền với Tam giáo Phật – Đạo – Nho.
Lễ Vu Lan của Phật giáo
Theo thuyết của Phật giáo, thế giới có 10 cảnh giới gồm: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Thiên, Nhân, A Tu La, Súc sinh, Ác quỷ và Địa ngục. 4 cảnh giới đầu tiên là những bậc Giác giả đã siêu phàm nhập Thánh, thoát khỏi sinh tử luân hồi. Còn 6 cảnh giới còn lại cũng được gọi là “lục đạo luân hồi” hay 6 nẻo luân hồi, còn gọi là “lục phàm”, trong đó 3 cảnh giới cuối cùng gọi là tam ác đạo, mà chịu khổ cực nhất là cảnh giới cuối cùng, tức Địa ngục.
Rằm tháng bảy gắn liền với Lễ hội Vu Lan, còn gọi là Vu Lan Bồn. Trong Kinh Đại Tạng có kể về câu chuyện của tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ. Khi Mục Kiền Liên còn là tăng nhân đang theo Phật Thích Ca tu hành, ngài đã tu xuất ra được nhiều thần thông, pháp lực quảng đại. Ngài dùng thần thông, thấy được mẹ ngài, do khi còn sống làm nhiều việc ác như thích sát sinh, thích ăn uống lu bù, thích xa hoa, do đó đang bị đọa ở đạo ngạ quỷ, đói khát khổ sở vô cùng. Đọa vào đạo ngạ quỷ, cổ họng bị biến thành cái ống rất nhỏ, nhưng bụng thì lại to như cái thùng nước, lúc nào cũng đói mà không thể ăn được, nên gọi là ngạ quỷ (tức quỷ đói). Ngài đem thức ăn đến cho mẹ, thức ăn vừa vào miệng đã biến thành ngọn lửa thiêu đốt, khổ cực không tả xiết.
Mục Kiền Liên dù thần thông quảng đại cũng không có cách gì cứu mẹ được, ngài đành tìm đến Phật cầu cứu. Phật Thích Ca thuyết pháp cho ngài cách cứu mẹ, sau mọi người gọi là Kinh Vu Lan Bồn. Theo lời Phật dạy, vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, tôn giả Mục Kiền Liên và các tăng nhân dùng trăm loại thức ăn gồm ngũ quả, đồ cúng chay để cúng chúng sinh ở địa ngục, rồi cùng tăng đoàn đọc kinh, niệm chú. Nhờ vậy những ngạ quỷ đói khát lâu ngày kia mới được ăn. Từ đó các tín đồ Phật giáo học theo, làm lễ Vu Lan để báo hiếu với ông bà, cha mẹ người thân đã mất.
Lễ Trung Nguyên của Đạo giáo
Theo Đạo giáo, Ngọc Đế phái 3 vị quan xuống cai quản thế gian, trông coi các việc thiện ác chốn nhân gian, gồm có Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan, gọi chung là Tam Quan. Ngày sinh của 3 vị quan đó lần lượt là 15 tháng giêng, 15 tháng 7 và 15 tháng 10, do đó, 3 ngày này còn gọi là Tam Nguyên.
Tam Quan cai quản việc ban phúc, xá tội, giải hạn cho con người chốn nhân gian. Các ngài pháp lực vô cùng lớn, thường tuần tra chốn nhân gian, xem con người đạo đức tốt hay xấu. Người đạo đức tốt được các ngài ban phúc, người đạo đức xấu sẽ bị giáng tội. Tuy nhiên các ngài rất nhân từ, nên hàng năm vẫn xem xét xá tội, giảm tội cho những người biết ăn năn hối cải.
Ngày 15 tháng 7 được gọi là Trung Nguyên, chính vào ngày Địa Quan xá tội. Tương truyền vào ngày này, Địa Quan cầm cuốn sổ dày, căn cứ vào biểu hiện của chúng sinh mà xá tội, miễn hình phạt cho từng người. Vào ngày này, các tín đồ Đạo giáo thường tập trung lại cùng nhau đọc Đạo Đức Kinh, tác phẩm của Lão Tử, người được coi là ông tổ của Đạo giáo. Chính vì tập quán này nên xưa những tín đồ Đạo giáo làm quan, thường có kỳ tích là “Quanh năm chỉ vui chơi gảy đàn mà bách tính an vui, thịnh trị”.
Nho giáo và tín ngưỡng dân gian
Theo Nho giáo, con người sau khi chết thành ma, còn gọi là quỷ. Trong “Lễ ký – Tế nghĩa” có viết: “Chúng sinh thì ắt phải chết, sau khi chết thì trở về với đất, đó gọi là quỷ”.
Nho giáo coi trọng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng người chết, sách “Luận ngữ” viết: “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu hĩ”, nghĩa là: “Cần cẩn thận làm tang lễ với người chết, với người chết đã lâu (ông bà tổ tiên) thì nên luôn ghi nhớ và tế lễ, như vậy người dân sẽ quy thuận theo, đạo đức xã hội tăng lên, thuần hậu, trung thực”.
Khổng Tử cũng nói: “Tế như tại, tế Thần như Thần tại”, nghĩa là: “Khi tế lễ, thờ cúng người đã mất, thì cung kính như họ đang ở trước mặt; khi tế lễ Thần, thì thành kính như Thần đang ở trước mặt”.
Tháng 7 còn gọi là tháng cô hồn. Theo tín ngưỡng dân gian, từ ngày 1 tháng 7, Diêm Vương hạ lệnh mở cửa địa ngục, để các oan hồn các cô hồn dã quỷ ra khỏi địa ngục, được chút tự do thoải mái, hưởng đồ ăn ở chốn nhân gian. Người dân cũng vì thế mà làm các lễ cúng cô hồn dã quỷ, giúp họ được ăn uống, được siêu độ. Đồng thời, người dân cũng coi tháng cô hồn là tháng không may mắn, nên không thực hiện các việc hỷ như cưới xin, xây nhà, dọn nhà, khai trương, mở cửa hàng… Trong tháng cô hồn thì ngày rằm là ngày lễ chính, dân gian có câu: “Tháng 7 đêm rằm, xá tội vong nhân”.
Vì vậy ngày Rằm tháng 7, mỗi gia đình người Việt thường làm 2 lễ: lễ cúng gia tiên và lễ cúng thí thực chúng sinh”. Ngoài ra, những người theo Phật giáo còn làm lễ cúng trong chùa trước 2 lễ cúng ở nhà.
Có thể thấy, ngày lễ Rằm tháng 7 đã có nguồn gốc từ xa xưa, là sự kết hợp hài hòa của Tam giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và tín ngưỡng dân gian.
Cúng Rằm tháng 7 và đốt vàng mã
Ngoài ra, do ảnh hưởng của Vu giáo, tức những người đồng bóng, thầy mo, thầy phù thủy, họ thường dùng bùa chú, hình nhân thế mạng cúng lễ rồi đốt, nên có hiện tượng đốt vàng mã. Đây là hiện tượng dị đoan của tà đạo, tiểu đạo thế gian, trong tín ngưỡng chính giáo chân chính không hề xuất hiện những việc như thế này.
Những năm gần đây, hiện tượng đốt vàng mã đang phát triển trở lại với mức độ báo động đáng lo ngại. Không chỉ còn là vàng tiền, hình nhân thế mạng như xưa, mà giờ đây họ đốt cả nhà lầu, xe hơi, quần áo giày dép, lại còn xuất hiện đốt Iphone, Ipad và mấy “cô chân dài” vàng mã nữa, đã phát triển đến mức nực cười.
Đốt vàng mã đã xảy ra các tai nạn cháy nhà, cháy chợ, cháy kho xưởng, cháy xe bồn chở xăng, cháy rừng… rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra nhiều năm nhưng tình hình đốt vàng mã vẫn chưa giảm. Ngày 22 tháng 2 vừa qua, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPHVN) vừa ra công văn số 31, đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo nhằm loại bỏ dị đoan.
Tuy nhiên, vấn đề là ở nhân tâm. Khi con người vẫn còn niềm tin rằng trần sao âm vậy, đốt vàng mã cúng ông bà tổ tiên, quỷ Thần thì được ông bà tổ tiên quỷ Thần phù hộ. Một niềm tin thiếu cơ sở, xuất phát từ Vu giáo, đồng bóng, các thầy mo, phù thủy, thầy pháp tiểu đạo thế gian, đa phần là để trục lợi, kiếm tiền, nhưng vẫn rất nhiều người tin theo.
Tín ngưỡng Thần Phật là chánh tín, là chính Đạo, giúp con người giữ được đạo đức, tránh ác hành thiện, giúp con người nâng cao cảnh giới tinh thần. Còn những niềm tin thiếu cơ sở, dựa vào những tưởng tượng của con người, thì đó là mê muội, là công cụ bị kẻ xấu lợi dụng kiếm tiền mà thôi.