Monday, October 1, 2018

Đừng cố gắng chứng tỏ mình bình thường...




Tại một bệnh viện tâm thần của nước Ý có 3 người bình thường bị bắt nhầm đưa vào điều trị. Họ bị nhốt trong bệnh viện suốt 28 ngày trời ròng rã, cho đến khi có một người thoát ra được và giải cứu 2 người còn lại. Nguyên nhân ban đầu được xác định, một tài xế phụ trách vận chuyển những người mắc bệnh tâm thần, trên đường đã để cho ba người bệnh bỏ chạy mất. Người tài xế này sợ bị mất việc nên đã lái xe đến một trạm xe buýt, bảo với mọi người rằng ông lái xe miễn phí để “dụ” 3 người lên xe. Có đủ 3 ‘bệnh nhân’, gã tài xế chở họ vào bệnh viện để ‘điều trị’.
Dĩ nhiên đang bình thường mà bị đưa vào bệnh viện, cả ba người đều hoang mang và tìm cách thoát ra khỏi nơi này. Vậy họ đã thực hiện như thế nào để chứng minh mình không bị bệnh tâm thần?
Ký giả của tạp chí Toread của Mỹ - Grey Back - đã đến nước Ý để mà tiến hành phỏng vấn ba người vừa được cứu thoát hy hữu này.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn của ký giả với A:
Grey: Khi ông bị nhốt vào trong bệnh viện tâm thần, ông đã nghĩ ra cách gì để mà giải cứu mình vậy?
A: Tôi nghĩ rằng, nếu muốn đi ra, trước hết cần phải chứng minh rằng bản thân mình không có bị bệnh tâm thần.
Grey: Vậy ông đã chứng minh như thế nào?
A: Tôi nói: ‘Trái đất hình cầu’, câu nói này chính là chân lý. Tôi nghĩ, người nói ra chân lý sẽ không bị xem là bệnh tâm thần.
Grey: Cuối cùng ông có thành công không?
A: Không, khi tôi nói câu này đến lần thứ 14, nhân viên y tế đã chích một mũi kim vào mông tôi.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn với C
Grey: Ông đã ra khỏi bệnh viện tâm thần như thế nào?
C: Tôi và A được B cứu ra ngoài đấy. Anh ấy đã thành công mà ra khỏi bệnh viện tâm thần, sau đó liền đi báo cảnh sát.
Grey: Lúc đó, chẳng phải ông cũng tìm cách để ra khỏi đó?
C: Đúng vậy, tôi nói với họ rằng tôi là nhà xã hội học. Tôi nói rằng tôi biết tổng thống nhiệm kỳ trước của nước Mỹ là Clinton, thủ tướng nhiệm kỳ trước của nước Anh là Blair. Khi tôi nói đến tên các vị lãnh tụ của các đảo quốc thuộc Nam Thái Bình Dương, họ liền chích cho tôi một mũi. Tôi không còn dám nói tiếp nữa.
Grey: Vậy B đã giải cứu các ông ra ngoài như thế nào?
C: Sau khi anh ấy bị bắt vào trong đó, cái gì cũng không nói. Lúc cần ăn cơm thì ăn cơm, lúc nên ngủ thì đi ngủ, những lúc cần xem sách đọc báo thì xem sách đọc báo. Khi các nhân viên y tế cạo mặt cho anh, anh ấy sẽ nói cảm ơn. Khi đến ngày thứ 28, họ đã để anh xuất viện.
Người B sau khi thoát ra liền đi báo cảnh sát, nhờ vậy mà giải cứu được hai người bạn kia.
Với thông tin từ cuộc phỏng vấn trên, ta thấy A và C đã dùng đủ mọi cách để mà chứng minh với nhân viên y tế rằng mình không phải người điên. Tuy nhiên, họ nói càng nhiều nhân viên y tế càng tin chắc rằng họ chính là người điên. Ngược lại, C không cần chứng minh gì và thành công.
Từ tình huống hy hữu trên, Grey Back đã rút ra một kết luận: “Một người bình thường muốn chứng minh sự bình thường của chính bản thân mình, đó là điều vô cùng khó khăn. Có lẽ chỉ có những ai không cố gắng để chứng minh bản thân mình, mới được xem là người bình thường vậy.”
Điều này là một bài học trong thực tế cuộc sống: Càng là người bình thường thì càng không cần phải chứng minh với người khác rằng bạn là người bình thường. Bạn vốn không cần phải giải thích với người khác về bản thân mình, vì đối với những người yêu mến bạn thì việc đó vốn dĩ không cần thiết, còn đối với những người không yêu mến bạn thì cho dù bạn có nói thế nào thì họ cũng sẽ không tin.
Hy vọng câu chuyện về cách giải thoát của 3 người bình thường bỗng nhiên bị nhốt trong bệnh viện tâm thần trên sẽ giúp bạn thay đổi lối suy nghĩ của mình.

(source: FB Tran Cao)