.📖Bữa viết bài về CV, có cháu hỏi “vậy cháu rớt phỏng vấn hoài, làm sao?”Đâu có làm sao, rớt thì thi tiếp thôi. Mà mỗi lần rớt là phải tự biết tại sao mình rớt chứ. Xin giới thiệu 10 tips quan trọng nhất khi đi phỏng vấn nà. Trước khi tung 10 chiêu đó ra, céc bẹn vui lòng nhớ cho “mình đang không đi xin việc, là mình đang ứng tuyển, người ta phỏng vấn mình là muốn mình đậu, chứ không ai điên dìm mình cho mình rớt, người ta có khó cũng chỉ là người ta muốn kiếm người tốt phù hợp”. Nhớ nha, ứng tuyển chứ không phải “xin việc”nên phải ngẩng cao đầu mà đi phỏng vấn.Chiêu 1: First Impression.Nói hoài, nói hoài mà không phải ai cũng hiểu.
- Đi đứng thẳng thớm đừng khòm khòm cái lưng, nhìn trước, không đảo mắt như rang lạc như thằng trộm, đến văn phòng người ta đừng rờ rờ mó mó.
- Bắt tay thì bắt đúng 1 tay, thật vững chải, bóp lắc kết hợp nhịp nhàng. Bắt lỏng quá người ta kêu mình yếu, bắt chặt quá người ta đau, người ta kêu “mình mà tuyển nó, nó về nó bóp tay mình ngạt thở chết sao”.
- Tương tự như vậy cho “last impression”, đi về là đi thẳng, bỏ ghế vào vị trí cũ, cầm chai nước uống dở theo, gom rác mình thải ra mang theo ra thùng rác, bắt tay như đã nói.
Chiêu 2: Ăn bận sao cho đúng.Đúng quan trọng hơn đẹp.
- Ví như vào Coca-Cola phỏng vấn mà quất màu xanh blue là hơi bị dũng cảm.
- Và vào công ty Personal Care thì cũng nên điệu đà 1 chút.
- Kiểu vậy. Công ty người ta, nếu biết trước là ăn bận xuề xòa thì cũng đừng nên formal quá, không hợp.
- Còn công ty người ta dress code là suit này nọ thì bận đơn giản cũng mất hay.
Chiêu 3: Lắng nghe.Đừng tưởng đi phỏng vấn thì cố gắng nói hay nói nhiều càng tốt. Bắt đầu 1 cuộc phỏng vấn (thường thường) nhà tuyển dụng hay đưa thông tin 1 cách gián hay trực tiếp. Tất cả câu chuyện về sau từ hướng này mà ra. Ba chớp ba nháng vô thao thao bất tuyệt thế nào cũng lạc quẻ. Cố gắng lắng nghe, và thể hiện sự muốn nghe.Chiêu 4: Nói ngắn thôi.Nói càng dài càng dở đi, nhức đầu lắm. Tập thói quen nói ngắn gọn xúc tích. Và đừng bao giờ lặp lại 1 ý 2 lần nói. Nhà tuyển dụng người ta thông minh lắm. Với lại, người ta để mình nói dài vì người ta lịch sự thôi, chứ chưa chắc mình đang nói hay đâu. Nói cái gì cần phải nói, và có ví dụ thích hợp đi kèm. Ví như người hỏi “Em đánh giá khả năng Communication của em thế nào?” Thì trả lời “Em tự thấy tốt / trung bình / tệ. Em nói vậy là vì abcxyz”Chiêu 5: Đừng quá thân thiện.Nên nhớ, mình đang họp chuyên nghiệp, chứ không phải cuộc kết bạn để trò chuyện rất thân mật, đó là cái bẫy đó. Vẫn thể hiện được năng lượng, vẫn bưng nhiệt huyết vào câu chuyện nhưng nhớ, đừng bước qua ranh giới của 1 cuộc phỏng vấn.Chiêu 6: Dùng ngôn ngữ phù hợpHạn chế dùng tiếng lóng, mà thôi tốt nhất là không nên dùng. Những chủ đề mãi gây tranh cãi như sex, chính trị, tôn giáo thì đặc biệt không nên bưng vào, không khéo bạn sẽ bị đẩy ra khỏi phòng trong 2 nốt nhạc nếu phạm lỗi này, chứ đừng nói việc rớt hay đậu phỏng vấn.Chiêu 7: Đừng chảnh với chị.Luôn luôn có cách để chứng tỏ tự tin, chuyên nghiệp mà vẫn khiêm tốn. Bạn không thích / đánh giá thấp công ty đó thì cũng ráng hoàn thành cuộc phỏng vấn đó với thái độ đúng mực. Có rất nhiều bạn vướng vào bẫy “cha nội / bà nội đó hỏi gì mà vô duyên kỳ cục stupid hết sức”. Người ta khôn lắm, không có stupid đâu bạn kia ơi.Chiêu 8: Coi kỹ câu trả lời. Đừng trả lời nông cạn, phải hiểu người ta hỏi vậy ý gì.Ví dụ như người ta hỏi “Em làm phát tờ rơi 2 năm à?” Thì thay vì “dạ, 2 năm ạ, có gì không anh?” Thì hãy trả lời “Dạ, 2 năm, lúc đó em làm abc em học được xyz và thành tích của em là phát được 7 trăm triệu tờ rơi, bắt được 2 bạn xả tờ rơi dưới đất giao cho chú công an bên cạnh ạ”.Chiêu 9: Hỏi ngược nhà tuyển dụng.Cái này khó, nó liên quan đến nguyên phần trên. Lắng nghe kỹ, quan sát tốt thì tự bản thân cuộc phỏng vấn đó mình sẽ có vài câu hỏi có thể hỏi để khai thác thêm. Còn không thì chịu. Không có câu hỏi gì thì tệ quá, hỏi ngu còn tệ hơn, thế nên chịu khó làm giỏi mấy phần trên là được.Chiêu 10: Đừng desperate quá.Sorry không biết tiếng Việt dịch sao cho hay từ này. Giống như kiểu lạy anh chị tuyển em đi, em cần job này dữ lắm. Quy tắc 3C: Cool, Calm, và Confidence. Nếu rớt thì phải rớt thôi, có chết thằng Tây nào đâu mà.Nếu giỏi cả 10 chiêu này mà vẫn rớt? Bình thường, người ta tuyển người giỏi phù hợp mà. Có thể bạn giỏi nhưng chưa phù hợp thôi. Tiếp tục phỏng vấn, kiểu gì cơ hội cũng đến.📖TRAN HUNG THIENGeneral Manager at GCOMM Vietnam, One of the leading local research agencies in Vietnam, providing the full service research across components: Consumers, Shoppers, Retailers and Media environment.
(via 1gocthenhthang)