Saturday, April 6, 2019

Mẹ và hôm qua!


Truyện ngắn.
khôi hạo nguyễn.
..............
(Tôi muốn gửi đến những người con còn mẹ.. Tôi muốn gửi đến em và hãy trân trọng khi còn có thể. Và xin cúi xuống tạ ân mẹ. Đừng để nước mắt chảy muộn.
Xin tạ lỗi người đàn ông khốn khó... Tạ lỗi cuộc đời... Xin tạ lỗi cậu em... Tạ lỗi, một tương lai đen tối. Tôi xin tạ lỗi những chúng sanh đã chết vì ta, bằng máu và nước mắt. Và xin tạ lỗi cùng vạn vật. Thành kính! Ơn đời!)
*****

Chiều về trên con đường vắng. Thỉ thoảng có chiếc xe khách chạy qua, cuốn bụi đỏ hất vào mặt mịt mù.
Tôi lững thững bước về hướng Sài Gòn với một cảm giác lạ... Tự do của một thằng tù vừa được thả, cái sợ của một thằng người lạc lõng và mất mát, không biết phải bắt đầu từ đâu. Một thằng tù biệt xứ..?
.
Con đường xa tích tấp và bụi đỏ... Nhưng dòng suy nghĩ cứ tràn về miên man. Giữa vui buồn đó trong tâm tưởng, chẳng biết cái nào đúng... cái nào sai và, cái nào nên vui, cái nào nên buồn. Vì chừng như, chúng là một thứ gì đó vừa xa xỉ và vừa vụt mất.
Tôi không biết bắt đầu từ đâu... Suy nghĩ về ký ức chập chờn. Dường như, tù đày làm cho con người ta chậm dần lại... Mòn mỏi thêm... Và cảm xúc dần dần bị liệt trong mọi sự, để những nỗi niềm và sự thất bại lên ngôi. Chợt tôi nhớ đến em. Thật ra cuộc tình giữa tôi và em cũng giống như bao cuộc tình khác... thoáng qua đời tôi, nhưng sao trong lúc này, em lại về? Có chăng chỉ là cái gì đó thiết tha đến tàn nhẫn, và đến giờ này anh vẫn chưa kịp nhận ra. Tôi nhũ thầm là vậy, và thì thầm độc thoại:
     - Anh xin lỗi... Anh xin lỗi.
Nhớ những ngày thơ ấu ấy... Mẹ dẫn tôi đi ra trung tâm Sài Gòn... Phố phường đông đúc nhộn nhịp. Thấy gì tôi cũng nhìn, không rời và, thấy gì cũng hỏi... Nhưng đâu biết những gì tôi hỏi và đòi làm mẹ chạnh lòng... Tôi chỉ còn nhớ mờ nhạt trong ký ức, mẹ nói:
       - Giá như giờ có ba bên cạnh, thì tất cả những gì con thích, sẽ được ba mua cho. Nhưng giờ ba...
Mẹ tôi bỏ lững câu nói ấy. Trong tâm trí trẻ thơ, tôi không hình dung nỗi những gì đang xẩy ra giữa đời này, cho đến mãi về sau.
Bố tôi một người tù chính trị... Ông ôm ấp lý tưởng và chiến đấu cho lý tưởng, cho nhục vinh đến phút cuối cùng... Ông thất bại nhưng đoan chắc rằng: trong trái tim ông đầy kiêu hãnh. Ông đã không còn đứng vững trên chính sự kiêu hãnh ấy vào một ngày đen  lịch sử... Chiếc áo tù và thân một gả tù biệt xứ cho đến ngày hung tin đưa đến. Gia đình tôi đón nhận bàng hoàng... Ông ra đi và chẳng bao giờ trở  về nhà lần nữa.
.
Thời gian rồi cũng qua, cũng sẽ quên... Quên cho có còn cái nhớ... Mẹ già trông thấy mỗi ngày.. Bằng mọi cách mưu sinh.. Dậm trường. Những niềm đau, những giọt nước mắt và ngay cảnh những sự dầy vò thân xác từ những tác nhân bên ngoài đưa đến cho bà, chỉ cốt sao cho có được miếng ăn cho tôi.
.
Và... Một đứa trẻ cũng dần lớn lên theo năm tháng, nó cũng đã nhận biết sự tráo trở và tàn nhẫn của cuộc đời ban cho.
Tôi bước vào đời, với những suy nghĩ và nỗi niềm trắc ẩn trong lòng...nói thật, tôi tập làm quen với những nỗi đau và sự tàn nhẫn. Tôi vui khi làm người khác đau và hận thù khi người khác làm ta đau... Trong cái vòng lẫn quẩn ấy... Sự đời càng lúc càng lớn hơn, và khốc liệt hơn.
Cũng đôi lần ngồi lại nghĩ:-Con à sống phải yêu thương, và phải tạo phước. Mẹ ê a những bài học nhân bản ấy... Tôi chán và cáu gắt... Nước mắt của người phụ nữ vĩ đại ấy, lăn dài xuống đôi má gầy gò tùy tụy năm tháng...
Tôi giữa cuộc đời đầy bão giống... Người ta gáng cho tôi một mỹ từ nghe ê chề và đau đớn, nhưng sự thật vẫn luôn tồn tại, cho dù bạn có muốn hay không... Thằng du đãng!
Và nước mắt mẹ tôi cứ trôi dài, mỗi khi nghe "Mỹ từ" đó từ ai gửi gắm đến tôi.
.....................
Một ngày, tôi lội xuống miền sông nước đòi nợ thuê cho một chủ ghe.. Họ nợ nần gì nhau đó tôi không quan tâm, nhưng cứ theo luật người thuê thì ta làm... Vấn đề chỉ là tiền, cho dù kết quả có ra sao. Và thậm chí đem nhân tính của ta ra đánh đổi lấy những đồng tiền lẽ giữa cuộc chơi điên đảo ấy. Tôi cùng đàn em đến nơi cần đến. Nhà ông Sáu K...bên trong mái tranh xiêu vẹo ấy, một người đàn ông đen đúa, nghèo khó, gầy còm bước ra. Ông hỏi:
        - Các chú tìm ai?
Tôi lạnh lùng: - Ông là ông Sáu K? Nói gọn... Tôi đến đây lấy nợ cho chủ ghe và tôi biết ông vừa bán trâu có tiền... Ông trả cho chúng tôi. Nếu không ông đừng trách.
        - Mấy chú thương. Tiền này tui để dành đưa thằng con lên thành phố học đại học. Còn chuyện nợ với chủ ghe, các chú để từ từ tui thu xếp.
Tôi lạnh lùng bước vào trong và cướp số tiền trên tay ông Sáu K. Tiếng khóc của thằng con trai mười tám tuổi con ông bất lực trước sự hung hãn của tôi, và tiếng vang xin lạy lục từ người đàn ông lam lũ và đau khổ ấy. Tôi không quan tâm đến điều đó. Điều tôi cần ở đây là tiền. Tôi bất chấp. Tiếng kêu ai oán đã đọng đến tai hàng xóm của một vùng quê... Những con người chân chất đến mỗi lúc mỗi đông và những người thanh niên nông dân ấy, đã đẩy tôi vào lối cụt. Và họ đã đánh thức sự bất nhân của một con quỷ trong lòng tôi thức dậy. Với bản tính lỳ lợm và tàn nhẫn cộng thêm những ngón nghề mà tôi đã được các anh chị giang hồ dạy trong những cuộc thư hùng, tôi đã đổ hết tất cả lên trên đầu của những người thanh niên ấy. Tôi làm họ bị thương rất nhiều, và cũng chính ngày định mệnh ấy.. Án tù tôi dài lê thê.
.
Nhớ ngày tòa tuyên án tôi 22 năm không ân xá, mẹ tôi đã lặng lẽ gụt xuống sàn tòa án. Bà ngất đi. Tôi vẫn dững dưng lạnh lùng. Từ đó tôi rơi vào trạng thái câm lặng... Câm lặng đến đáng sợ!
Thời gian đi, mãi đến hơn hai năm sau tôi mới được thăm nuôi. Tôi nhớ ngày đầu gặp mẹ... Vẫn khuôn mặt ấy, giờ tiều tụy hơn, khắc khổ hơn, già hơn, và buồn hơn... Những giọt nước mắt vẫn cứ trôi. Tôi nhìn mẹ... Tóc bà đã bạc gần hết đầu. Chừng như, tôi đã chất chồng những tội lỗi của chính tôi, lên trên từng sợi tóc phai của mẹ. Và tôi lặng lẽ, ân hận!
.
Nhưng năm tháng êm đềm trôi của một thằng tù... Cũng như thường lệ, mẹ tôi cụ bị vào thăm. Lưng mẹ hôm nay còng xuống, đôi mắt đẹp ngày xưa, có thời đã làm bao nhiêu kẻ điêu đúng, giờ mờ đục đọng lệ. Nó làm cho tôi rây rức lớn thêm trong lòng... Tôi một thằng vô luân giữa đời này, một thằng con đại bất hiếu...
Khi mẹ tôi chuẩn bị về...cũng buổi chiều, trời tắt nắng...
     Tôi nói:- Mẹ! Về sau không cần thăm con đều nữa làm chi. Giờ con cũng ổn rồi, và trong này anh em cũng thương, nên không đến nỗi đói khác gì. Bà giờ già rồi nuôi con nữa làm chi, để sức nghĩ ngơi cho đến khi con về héng, bà già.
Mẹ tôi vẫn lặng lẽ nghe từng lời của tôi: - Mày mà nên người là tao yên tâm rồi. Sau này có nhắm mắt cũng mong mày thành nhân... Sống tử tế hơn nghen con... Nhìn mày, tao ngán!
Và những suy nghĩ cứ miên man tìm về đang xen...
Câu chuyện ông Sáu K bán trâu... Sau này tôi có về lại hỏi thăm và mong gặp ông cùng cậu con trai nhỏ của ông ngày nào để tạ lỗi, nhưng hỏi thăm người ta bảo ông chết sau vụ bị đòi nợ đó vài năm, vì uất nghẹn.
Câu chuyện của ông Sáu K buồn không tưởng... Nó càng buồn bao nhiêu, tội lỗi của tôi càng lớn bấy nhiêu... Tôi không thể tha thứ cho mình dù đã nguôi ngoai.
.
Ngày hay tin con trai đậu đại học và đây cũng là lần đầu tiên trong dòng họ nhà ông có một người đổ đạt. Nói thật với hoàn cảnh kinh tế của gia đình ông, thì cho một đứa con học đại học ở một thành phố lớn và đắt đỏ như Sài Gòn là chuyện khó, nhưng ông đã quyết định và sẽ bán những gì quý nhất ông có được để thằng con có tương lai tươi sáng và làm nở mặt, nở mày dòng họ. Ông quyết định bán hai con trâu đã cùng ông sớm hôm cày cấy... Chúng không phải là hai con vật như những con vật khác được nuôi trong nhà hay một loại tài sản nào đó. Có thể nói chúng như những thành viên buồn vui cơ khổ trong một gia đình khốn khó, và chúng giống như những người ân.
.
Khi người lái trâu đến mang trâu đi, đưa tiền mua bán. Ông Sáu K đã quỳ trước hai vật và lạy chúng... Nước mắt ông dàng dụa... Những cái lạy của lòng biết ơn và mong được hai con trâu thứ tội, nhưng những điều ấy đã bị tôi cướp đi đến lạnh  lùng. Khi nghe kể đến đó, tôi đau đớn không thể diễn tả được. Giá như tội ấy tôi đền được, thì cách gì tôi cũng sẽ... Rồi tương lai của cậu học trò kia ra sao... Đen tối hay sẽ tệ hại giống tôi.. Không biết nữa!? Tôi không còn đủ sức nghe thêm câu chuyện của mình:- Tôi thì thầm... Cậu bé ơi! anh xin lỗi... Bác Sáu K ơi! Con xin lỗi!
.
Trở lại chuyện mẹ tôi: những thỏi nước mắm mặn được làm từ bánh mì sấy khô kho chung với nước mấm và ớt thiệt cay cho đến đặc quánh, xong đóng gói vuông vuông mang đi thăm chồng... rồi đến thăm con. Nước mấm mặn đắng, để được lâu. Bánh mì sấy thì béo và có tinh bột. Đường thì ngọt, và ớt thì cay chống được bệnh vặt nơi rừng thiên nước độc.
Tôi hay nói... Trong thỏi nước mấm kho của mẹ tôi, có đủ cay đắng ngọt bùi của cuộc đời. Và đó là sự thật.
.
Sau cái hôm mẹ tôi lên thăm tôi lần đó... vào những tháng cho thăm nuôi kế tiếp, dù tôi đã nói mẹ đừng thăm con nữa, con ổn rồi, nhưng tôi vẫn trông mẹ và hình bóng bà vẫn biệt tâm hơi, cho đến ngày tôi được mãn hạn tù.
...................
       - Hôm nay giỗ má mày ơi! Người hàng xóm tốt bụng của gia đình nhắc tôi. Bà sợ tôi quên mẹ lần nữa
        - Dạ chị. Em nhớ. Chút chạy chợ mua bông trái cúng mẹ.
Tôi tự tay xuống bếp làm cái món nước mấm thỏi dâng lên bàn thờ cúng mẹ... Khói hương nhạt nhòa.. Vị nước mấm mặn - cay - ngọt... Trôi trên môi tôi nghe mặn đắng trên mi của một người từng trải, và tôi nghe cay xé lòng.
Mẹ!