Saturday, July 8, 2017

CHIM SỢ CÀNH CONG

CHIM SỢ CÀNH CONG
Thành ngữ “Chim sợ cành cong” có từ “Chiến Quốc sách – Sở sách tứ”.
Canh Luy thời Chiến Quốc là thần tiễn thủ nổi tiếng ở nước Ngụy. Một lần, Ngụy Vương dẫn anh ta đến vùng ngoại ô đi săn, họ vừa thưởng thức cảnh thu, vừa tìm con...

 Thành ngữ “Chim sợ cành cong” có từ “Chiến Quốc sách – Sở sách tứ”.
Canh Luy thời Chiến Quốc là thần tiễn thủ nổi tiếng ở nước Ngụy. Một lần, Ngụy Vương dẫn anh ta đến vùng ngoại ô đi săn, họ vừa thưởng thức cảnh thu, vừa tìm con mồi.
Lúc ấy ở trên bầu trời có một đàn chim ưng bay qua, Sở Vương hỏi Canh Luy: “Chim ưng đang bay trên trời ngươi có thể bắn trúng không?
Canh Luy không do dự trả lời: “không thành vấn đề”. Nói xong liền cầm lấy cung tên, chuẩn bị bắn một con chim ưng lớn cho Sở Vương. KHi anh ta đưa tên lên. thì từ đằng xa nhìn thất một con chim ưng khác cũng bay tới, bay rất chậm, hơn nữa không ngừng kêu lên rất thê thảm.
Canh Luy dừng lại nói: “Đại vương, tôi còn có thể không dùng tên, chỉ kéo cung thôi thì có thể bắn được con chim ứng lớn ở trên trời xuống cho đại vương”.
Sở VƯơng nhìn Canh Luy với vẻ hoài nghi, còn cho rằng anh ta đang nói khoác.
Canh Luy rất tự tin kéo cung lên, chỉ nghe thấy “phựt” một tiếng, con chim ưng đó vẫy vùng rồi kêu lên một tiếng, thì từ trên không rời xuống.
Mọi người đều cảm thấy rất kỳ lạ, Sở Vương ca ngợi nói: “Tiễn pháp của ngươi thật là danh bất hư truyền, chỉ cần tiếng cung của ngươi thôi cũng đã có thể dọa chết con chim ưng rồi”.
Canh Luy nói một cách khiêm tốn: “Thật ra không chỉ có tôi có thể dọa chết con chim ưng đó, mà đại vương ngài cũng có thể làm được, vì đó là một con chim ưng đã bị thương”.
“Sao ngươi biết?” Sở Vương càng ngạc nhiên hơn.
“Khi nãy tôi thất con chim ưng đó bay rất chậm, tiếng kêu thê thảm. Vì nó từng bị tên bắn và vết thương vẫn chưa lành, cho nên nó bay rất chậm, hơn nữa vì nó đuổi không kịp đàn nên mới kêu lên như vậy. Vết thương cũ chưa lành hơn nữa nó vẫn còn kinh sợ, bây giờ nghe thấy âm thanh của dây cung nó đương nhiên phải cố gắng bay lên cao, nhưng làm vậy thì nó lại động vào vết thương cũ, cho nên mới bị rơi xuống đất”.
Sở Vương cho người nhặt con chim đó lên xem, quả nhiên trên người con chim đó có một vết thương cũ.
Thành ngữ “Chim sợ cành cong” vốn chỉ con chim sợ hãi khi nhìn thấy cung tên, nó còn dùng để chỉ về người từng bị hù dọa, giờ chỉ cần nghe thấy tiếng động nhỏ là cũng cảm thấy kinh sợ rồi.