Thursday, July 1, 2021

Nói khi nào?!

 



1/ Im lặng, thảnh thơi hoàn toàn rồi hãy nói.


2/ Nói ít. Nhưng các động tác tĩnh giác, chậm, nhàn hạ trước và trong khi nói, làm chất lượng câu nói lớn hơn chứ không phải lời lẽ cường điệu hoa mỹ.


3/Đừng nói cái mình muốn nói, mà gợi ý tế nhị để người đối diện nói về vấn đề họ muốn nói.


4/Nụ cười yên lặng và vẻ chăm chú của mình, khiến đối phương có cảm tình hơn những lời lấy lòng họ.


5/ Hồn nhiên, giản dị, bình dân, hóm hỉnh và hòa đồng. Đừng bao giờ tỏ ra sắc bén và hùng biện.


6/ Không dùng đồ quá sang trọng vượt quá nhu cầu của mình. Giản dị tự nhiên làm tăng thiền vị, minh họa cho đạo đức và sự từng trải của mình.


7/ Đừng khoe, đừng thể hiện, đừng cường điệu, đừng lý sự, đừng nói về mình và người thân của mình.


8/ Hãy nói về vấn đề mà đối phương quan tâm. Làm được gì cho họ thì cứ làm, nhưng đừng hứa.


9/ Hãy thay đổi mình liên tục, dù một chút xíu cũng được. Bắt đầu bằng việc từ bỏ những thói quen xấu. Xa lánh bạn xấu. Cải thiện thể lực. Quân bình tâm lý. Cải thiện các mối quan hệ theo chiều hướng thật hơn, tình nghĩa hơn.


10/ Làm đi chứ đừng nói. Kết quả rồi cũng đừng chứng minh mình đúng. Mà nghệ thuật hóa, chất lượng hóa, để thành quả ngày càng lớn hơn. Làm như vậy sẽ tránh được đố kỵ ghen tị, bảo vệ được thành quả.


st